Tiếp tục làm việc sau khi hết thời hạn thử việc
1. Theo quy định tại Khoản 2, Điều 22, Bộ luật Lao động, khi hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Theo đó, căn cứ quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên. Bảo hiểm xã hội mà người lao động phải tham gia gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy, hợp đồng của bạn là hợp đồng lao động không xác định thời hạn nên thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Việc trừ tiền lương hằng tháng để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
2. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Trên cơ sở đó, bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm: Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; cán bộ, công chức, viên chức…
Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.
Theo đó, người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội và hằng tháng trích từ tiền lương, tiền công của người lao động để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 16 và Khoản 1, Điều 18 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Vì vậy, đối với bất kỳ người lao động nào là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên thì người lao động đó và công ty của bạn đều phải có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội và hằng tháng trích từ tiền lương, tiền công của người lao động để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội. Việc trả khoản tiền BHXH vào lương chỉ được áp dụng đối với những người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng mà thôi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?