Tội phạm cờ bạc?

Bạn trai tôi là công chức nhà nước. Tuần trước anh ấy có chơi bài để lấy tiền ăn sáng với 3 anh em khác trong cơ quan trong giờ làm việc. Sếp anh ấy đi kiểm tra và bắt được. khi đó bạn trai tôi đã rời khỏi vị trí chơi bài và ngồi ké bên để xem. Chỉ thu được bài tại chỗ. không thu được tiền tại chiếu. và trong người bạn trai tôi không có tiền. Nhưng 1 người trong số còn lại đã khai ra người yêu tôi cũng tham gia chơi và khai là họ chơi tiền. Người đó được coi là người làm chứng. Sếp của họ đã bắt 4 người lập biên bản ngay tại chỗ, trong đó có cả bạn trai tôi và bắt ghi nhận là đánh ăn tiền. Bạn trai tôi không kí nhận vì anh ấy không đồng ý với biên bản ghi là đánh ăn tiền. vì lúc đó không bắt được tiền trên chiếu và trong người bạn trai tôi không có tiền. 3 người còn lại bị ép kí nhận. Sếp của họ đã nhốt 3 người (trừ người làm chứng) trong 1 phòng của cơ quan (khóa cửa ngoài) 01 đêm, đến sáng mới thả ra. Ông ta bắt viết bản kiểm điểm và nói rằng sẽ trình sang công an để khởi tố và đuổi việc 3 người họ. Tôi xin hỏi quý luật sư những nội dung sau: 1. Bạn trai tôi có bị xét là tội danh đánh bạc hay không? và sẽ bị xử lý ra sao? 2. Hành vi của ông sếp có vi phạm pháp luật về giam giữ người trái phép hay không? Và có thể khởi kiện được không? 3. Có thể xử lý kỷ luật buộc thôi việc với người yêu tôi không (anh ấy là viên chức, đã vào biên chế)? Xin quý luật sư giải đáp thắc mắc cho tôi và sớm hồi đáp. Xin chân thành cảm ơn!

1. Hành vi giam giữ người của ông thủ trưởng trên là trái pháp luật và có thể bị xử lý hành chính hoặc bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 123 BLHS tùy thuộc vào tính chất, mức độ và hành vi cụ thể.

2. Nếu số tiền đánh bạc từ 2 triệu đồng trở lên thì những người đánh bạc đó sẽ bị xử lý hình sự về tội đánh bạc theo quy định tại Điều 248 Bộ luật hình sự;

3. Nếu người yêu bạn bị xử lý hình sự với hình phạt tù giam thì sẽ bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc theo quy định tại Điều 13, Nghị định 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính Phủ về kỷ luật Viên chức.

Bạn tham khảo các quy định của Bộ luật hình sự sau đây:

"Điều 123. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật

1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người thi hành công vụ;

d) Phạm tội nhiều lần;

đ) Đối với nhiều người.

3. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 248 Tội đánh bạc

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 249 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên;

c) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng".

Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định:

Điều 13. Buộc thôi việc

Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:

1. Bị phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng;

2. Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;

3. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập;

4. Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;

5. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà không có lý do chính đáng được tính trong tháng dương lịch; năm dương lịch;

6. Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức."

Tội phạm
Hỏi đáp mới nhất về Tội phạm
Hỏi đáp Pháp luật
Người không quốc tịch có bị trục xuất khi phạm tội không​? Hồ sơ thi hành án phạt trục xuất gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Người phạm tội bị bắt buộc chữa bệnh chết thì phải giải quyết như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người chấp hành xong hình phạt tù được phép vay vốn tối đa bao nhiêu để đào tạo nghề?
Hỏi đáp Pháp luật
Phạm nhân đi tù có được làm căn cước công dân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nên làm gì khi gặp kẻ tình nghi bị truy nã? Bắt người bị truy nã có phải là biện pháp ngăn chặn?
Hỏi đáp Pháp luật
Người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù có được xuất cảnh không?
Hỏi đáp pháp luật
Phân biệt tội phạm có tổ chức và phạm tội có tổ chức?
Hỏi đáp pháp luật
Các giai đoạn thực hiện tội phạm là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Truy nã tội phạm là gì? Ai có thẩm quyền truy nã tội phạm?
Hỏi đáp Pháp luật
Người phạm tội có thể được khoan hồng trong trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội phạm
Thư Viện Pháp Luật
160 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội phạm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào