Các dấu hiệu cơ bản của tội mua dâm người chưa thành niên

Các dấu hiệu cơ bản của Tội mua dâm người chưa thành niên được pháp luật quy định như thế nào?

 Tội mua dâm người chưa thành niên bao gồm các dấu hiệu cơ bản sau đây: 

1. Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm

            Cũng tương tự như đối với tội chứa mại dâm và tội môi giới mại dâm, chủ thể của tội phạm này cũng không phải là chủ thể đặc biệt, người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 của điều luật; người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này không phân biệt thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật.

             Nói chung chủ thể của tội phạm này là nam giới, nhưng trong một số trường họp có cả phụ nữ.

            2. Các dấu hiệu thuộc mặt khách thể của tội phạm.

            Tội mua dâm người chưa thành niên là sự xâm phạm đến sự phát triển bình thường của người chưa thành niên về thể chất, tâm sinh lý, đồng thời câm phạm đến trật tự trị an xã hội.

            Đối tượng tác động của tội phạm này là người chưa thành niên nhưng phải là từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi và những người này là người bán dâm, nếu họ không phải là người bán dâm thì cũng không gọi là mua dâm mà tùy trường hợp người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giao cấu với trẻ em quy định tại Điều 115 BLHS

            3. Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm

            a) Hành vi khách quan

            Hành vi khách quan của người phạm tội được thực hiện với thủ đoạn khác nhau như: Dùng tiền hoặc lợi ích khác trả cho người bán dâm để được giao cấu.

            Khi xác định hành vi mua dâm người chưa thành niên cần chú ý: Việc mua dâm diễn ra không giống như việc mau bán hàng hóa bình thường  khác nhất là đỗi với trẻ em từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Người bán dâm có thể bị cưỡng bức, bị mua chuộc, dụ dỗ nên mới bán dâm, vì vậy, nếu  trong quá trình giao cấu người được coi là “bán dâm” có biểu hiện của sự không đồng ý như chống cự, van xin hoặc miễn cưỡng để người mua dâm giao cấu thì tùy trường hợp, người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về  tội hiếp dâm, cưỡng dâm, chứ không phải là mua dâm.

            Ví dụ Lương Quốc Dũng ở  Hà Nội là một ví dụ. Mặc dù Dũng cho rằng mình chỉ bỏ tiền ra mua dâm nhưng người bị hại là người bị người khác mua chuộc dụ dỗ đến khách sạn để Dũng thực hiện hành vi giao cấu, người bị hại đã phản ứng đòi về, dọa mách mẹ và không đồng ý nhưng Dũng đã đe dọa buộc người bị hại phải miễn cưỡng. Mặc khác trong hoàn cảnh chỉ có một mình trong phòng nên không thể chống cự ohair miễn cưỡng để Dũng giao cấu. Trong quá trình giải quyết vụ án cũng có nhiều ý kiến cho rằng Dũng chỉ phạm tội mua dâm người chưa thành niên hoặc tội giao cấu với trẻ em, nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn truy cứu trách nhiệm hình sự Dũng về tội hiếp dâm.

            b) Hậu quả

            Đối với tội mua dâm, có thể gây ra những hậu quả nhưng nó không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, nếu gây thiệt hại đến sức khỏe cho người bán dâm có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 hoặc khoản 3 của điều luật.

            c) Các dấu hiệu khách quan

            Cũng như đối với các tội liên quan đến mại dâm, tội mua dâm người chưa thành niên khi xác định hành vi phạm tội cần phải nghiên cứu các quy định của Nhà nước có liên quan đến mại dâm mà đặc biệt là Pháp lệnh phòng chống mại dâm ngày 17-3-2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

            4. Các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tội phạm

            Người phạm tội mua dâm người chưa thành niên thực hiện hành vi của mình là do cố ý, tức là người phạm tội biết rõ việc mình bỏ tiền hoặc lợi ích vật chất ra là để trả cho người bán dâm và được giao cấu với người bán dâm.

            Động cơ của người phạm tội là thỏa mãn dục vọng là chủ yếu. Tuy nhiên, cũng có trường hợp người phạm tội vì những động cơ cá nhân khác như trả thù, truyền bệnh cho người bán dâm,…

Tội xâm phạm an toàn công cộng
Hỏi đáp mới nhất về Tội xâm phạm an toàn công cộng
Hỏi đáp pháp luật
Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự theo quy định của Bộ luật Hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Người phạm tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông thì bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Chống đối lực lượng phòng chống dịch Covid-19 cẩn thận bị xử phạt tù
Hỏi đáp pháp luật
Xử phạt vi phạm an toàn giao thông đường bộ gây chết người
Hỏi đáp pháp luật
Gây tai nạn giao thông chết người nhưng nguyên nhân này thì sao ạ?
Hỏi đáp pháp luật
Va chạm giao thông làm người khác ngã chết người có bị kết tội không?
Hỏi đáp pháp luật
Gây tai nạn giao thông chết người ở tù bao nhiêu năm?
Hỏi đáp pháp luật
Xin hỏi về việc tai nạn giao thông dẫn đến chết người
Hỏi đáp pháp luật
Mở cửa xe gây chết người phải chịu trách nhiệm gì?
Hỏi đáp pháp luật
Mở cửa xe ô tô gây tai nạn chết người bị xử lý như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội xâm phạm an toàn công cộng
Thư Viện Pháp Luật
367 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội xâm phạm an toàn công cộng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội xâm phạm an toàn công cộng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào