Các dấu hiệu cơ bản của tội phạm chứa mại dâm
1. Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ cần đến một độ tuổi nhất định và không mất năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội phạm này.
Theo quy định tại Điều 12 BLHS thì người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 của điều luật, người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này không phân biệt thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của điều luật.
2. Các dấu hiệu thuộc mặt khách thể của tội phạm
Tội chứa mại dâm là tội xâm phạm đến đạo đức , thuần phong, mỹ tục, đến đời sống văn hóa, trật tự trị an xã hội.
3. Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm
a) Hành vi khách quan Người phạm tội thực hiện duy nhất một hành vi, đó là hành vi chứa chấp mại dâm với nhiều thủ đoạn khác nhau như: thuê, cho thuê hoặc mượn, cho mượn địa điểm, phương tiện để thực hiện việc mua dâm, bán dâm.
Khi xác định hành vi phạm tội chứa mại dâm trọng một số trường hợp cần chú ý:
- Chứa mại dâm là chứa việc mua dâm, bán dâm, tức là phải có cả người mua lẫn người bán và hai người phải thực hiện việc giao cấu, bởi lẽ bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác, còn mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu. Nếu chỉ chứa người bán dâm ( gái mại dâm) còn việc mua, bán dâm được thực hiện ở địa điểm khác không phải là địa điểm người bán dâm ở thì người có hành vi chứa người bán dâm không phạm tội chứa mại dâm; nếu người có địa điểm cho gái mại dâm ở thì người có hành vi chứa người bán dâm không phạm tội chứa mại dâm; nếu người có địa điểm cho gái mại dâm thuê mà giới thiệu cho người mua dâm thì hành vi “ giới thiệu đó là hành vi môi giới mại dâm, nếu người có địa điểm cho gái mại dâm thuê mà giới thiệu cho người mua dâm thì hành vi ‘ giới thiệu” đó là hành vi môi giới mại dâm. Ví dụ: A là chủ nhà nghỉ cho H, T và Q là gái mại dâm thuê một phòng để ở, mỗi lần có người mua dâm có nhu cầu thì A báo cho một gái mại dâm biết để bán dâm.
- Địa điểm mà người phạm tội sử dụng, thuê, cho thuê hoặc mượn, cho mượn để thực hiện việc mua dâm, bán dâm tương đối đa dạng; có thể chỉ là một chiếc thuyền (ghe), một lều, một phòng nhỏ trong quán cà phê, nhà tắm, nhà vệ sinh, cabin xe,…
- Phương tiện mà người phạm tội sử dụng, thuê, cho thuê, hoặc mượn để thực hiện việc mua dâm, bán dâm tuy không phải là địa điểm nhưng có phục vụ cho việc thực hiện mại dâm như: Giường, chiều, chăn màn, khăn lau, thuốc kích dục… Trường hợp cung cấp các phương tiện tránh thai như: bao cao su, thuốc tránh thai cho người bán dâm thì cần phải phân biệt: nếu biết có việc mại dâm mà cung cấp thì mới bị coi là chứa mại dâm, nếu biết là gái mại dâm mà cung cấp thuốc tránh thai hoặc bao cao su còn việc thực hiện hành vi mại dâm ở đâu, vào lúc nào, người cung cấp bao cao su không biết thì không bị coi là chứa mại dâm.
- Trường hợp dùng tiền thuê địa điểm, trả tiền cho người bán dâm, nhưng để người khác giao cấu với người bán dâm thì cũng coi là hành vi chứa mại dâm
- Trường hợp chứa hai người đồng giới để họ làm tình với nhau thì không coi là hành vi chứa mại dâm vì không có việc giao cấu.
- Trong trường hợp chủ hoặc người quản lý khách sạn, nhà trọ,… gọi gái mại dâm đến cho khách mua dâm ngay tại khách sạn, nhà trọ,… thuộc quyền sở hữu, chiếm hữu hoặc quản lý của người gọi gái mại dâm vừa còn gọi gái mại dâm khác cho khách mua dâm khác để họ thực hiện việc mua bán dâm tại nơi khác thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về “ tội chứa mại dâm” và “ tội môi giới mại dâm”.
b) Hậu quả
Đối với tội chứa mại dâm, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì tùy từng trường hợp người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2, khoản 3 của điều luật.
c) Các dấu hiệu khách quan khác
Đối với tội chứa mại dâm tuy nhà làm luật không quy định các dấu hiệu khách quan khác là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, nhưng không vì thể mà cho rằng không cần phải nghiên cứu các quy định của Nhà nước có liên quan đến mại dâm mà đặc biệt là Pháp lệnh phòng, chống mại dâm ngày 17-3-2003 của UBTVQH. Đây được coi là văn bản giải thích chính thức về tội chứa mại dâm và tội môi giới mại dâm. Ngoài ra, còn các văn bản của Chính phủ và của các cơ quan, tổ chức liên quan đến phòng chống mại dâm.
4. Các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tội phạm.
Người phạm tội chứa mại dâm thực hiện hành vi của mình do cố ý, tức là người phạm tội biết rõ việc sử dụng, thuê, cho thuê, hoặc mượn, cho mượn địa điểm, phương tiện để thực hiên việc mua dâm, bán dâm. Nếu vì một lý dó mà người có hành vi sử dụng, thuê, cho thuê hoặc mượn, cho mượn địa điểm, phương tiện nhưng không biết là người cho thuê, người mượn thực hiện việc mua dâm, bán dâm thì cũng không phạm tội chứa mại dâm.Ví dụ: Vũ Thị H là chủ khách sạn “ Phượng đỏ”. Ngày 12-3-2005, cơ quan cảnh sát điều tra bắt quả tang tại các phòng 304, 306 có hai đối tượng nam nữ đang hoạt động mại dâm. Cơ quan cảnh sát điều tra đã lập biên bản và yêu cầu Vũ Thị H ký vì đã có hành vi chứa mại dâm, vì là chủ khách sạn nên VKSND TP H đã truy tố H về tội chứa mại dâm, nhưng tại phiên tòa sơ thẩm, Vũ Thị H về tội chứa mại dâm, nhưng tại phiên tòa sơ thẩm Vũ Thị H khai rằng vào ngày 12-3-2005, Vũ Thị H cũng gia đình đi nghỉ mát ở Đà Lạt, mọi việc quản lý khách sạn được giao cho Đỗ Tuấn A là em rể của H, từ trước tới nay tại khách sạn “ Phượng đỏ” chưa để xảy ra hoạt động mại dâm. Do đó tình mới mà Tòa án cấp sơ thẩm không thể làm rõ tại phiên tòa nên được HĐXX đã hoãn phiên tòa trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Kết quả điều tra bổ sungđã các định lời khai của Vũ Thi H tại phiên tòa là đúng nên Cơ quan điều tra đã ra quyết định đình chỉ vụ án đới với Vũ Thi H vì hành vi của H không cấu thành tội phạm.
Động cơ của người phạm tội chứa mại dâm chủ yếu là do tự lợi hoặc vì động cơ cá nhân khác, động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc. Tuy nhiên, việc xác định động cơ của người phạm tội cũng rất quan trọng có ý nghĩa đến việc quyết định hình phạt đối với người phạm tội, động cơ càng xấu, mức hình phạt sẽ càng nặng và ngược lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tội phạm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?