Tranh chấp giữa cổ đông và chủ doanh nghiệp
1. Theo như thông tin bạn cung cấp, tháng 3/2011 công ty được thành lập với số vốn điều lệ ban đầu là 9 tỷ, được phân bổ cho 3 cổ đông là A (99,98%), X (0,01%), Y (0,01%). Sau đó, công ty thực hiện thay đổi cổ đông và vốn điều lệ 9 tỷ ban đầu được phân bổ cho 3 cổ đông mới là A (60,18%), E (20%), B (15%), C (4,48%).
Để thực hiện được các nội dung trên, doanh nghiệp phải nộp Sở KHĐT bộ hồ sơ thay đổi gồm các hợp đồng chuyển nhượng và Sổ chứng nhận cổ đông có chữ ký của các cổ đông và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Các cổ đông và doanh nghiệp và tự chịu trách nhiệm về các tài liệu và nội dung hồ sơ đăng ký.
2. Bạn vui lòng xem lại câu trả lời 1, các cổ đông đã tự nguyện ký tên vào hồ sơ chuyển nhượng và phải chịu trách nhiệm về những gì mình đã ký. Việc ký kết các giấy tờ chuyển nhượng là dựa trên ý chí các bên, không thể thay đổi được khi hồ sơ đã được chấp nhận và doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới.
3. Ông A rút tiền công ty ra tiêu xài cho mục đích cá nhân là sai.
Việc sử dụng tiền vốn chủ sở hữu trong công ty phải tuân thủ những nguyên tắc tài chính, thực hiện theo các kế hoạch sản xuất kinh doanh được Đại hội đồng cổ đông công ty thông qua hàng năm. Việc rút vốn công ty ra chi tiêu cho các mục đích cá nhân gây thiệt hại cho công ty thì phải bồi thường.
4. Công ty hoặc các cổ đông công ty có quyền khởi kiện ông A ra Tòa án về hành vi chiếm dụng vốn doanh nghiệp để thu hồi tiền về. Nếu ông A không có tiền thì rất khó để thi hành án trong trường hợp này.
5. Bạn kiểm tra lại điều lệ công ty để xác định thẩm quyền bầu, bãi nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị. Trường hợp điều lệ không có quy định thì các thành viên HĐQT sẽ là chủ thể có quyền bầu và bãi nhiệm vị trí chủ tịch.
Bãi nhiệm tư cách thành viên HĐQT thuộc về thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông công ty.
Thành viên của HĐQT được đề cử và được đa số phiếu biểu quyết của HĐQT thông qua sẽ được làm Chủ tịch.
Giám đốc công ty thông thường sẽ do Hội đồng quản trị bầu, bổ nhiệm và bãi nhiệm theo tỷ lệ đa số trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định khác.
6. Các cổ đông công ty có quyền nộp đơn yêu cầu phá sản (điều 17 Luật phá sản doanh nghiệp).
7. Cổ đông sẽ được lấy tiền về theo tỷ lệ góp vốn thực tế của mình sau khi doanh nghiệp thanh toán: (a) Phí phá sản; (b) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết; (c) Các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ.
Nguồn tiền dựa trên danh sách tài sản của công ty tại thời điểm tuyên bố phá sản, bao gồm: tiền mặt, các tài sản khác: nhà xưởng, dây truyền công nghệ, vốn đầu tư vào các dự án, các khoản nợ…
8. Trong câu hỏi này bạn không hỏi rõ ai khởi kiện, khởi kiện ai, nội dung khởi kiện nên rất khó để tư vấn cho bạn.
9. Doanh nghiệp có nghĩa vụ báo cáo về tình hình góp vốn cho cơ quan đăng ký kinh doanh sau 90 ngày kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp. Người đại diện của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân về các thiệt hại đối với công ty và người khác do thông báo chậm trễ hoặc thông báo không trung thực, không chính xác, không đầy đủ.
Khi số cổ phần đăng ký góp của các cổ đông sáng lập chưa được góp đủ thì các cổ đông sáng lập cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị số cổ phần chưa góp đủ đó.
10. Ông E muốn lấy lại tiền đã đóng theo hình thức công ty phải mua lại (thực chất là trả lại tiền vốn góp cho cổ đông) thì doanh nghiệp chỉ được thực hiện nếu ngay sau khi thanh toán hết số cổ phần được mua lại, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và số cổ phần mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán.
11. Ông E nên làm gì:
Đầu tiên, ông E nên tập hợp toàn bộ các văn bản quản lý nội bộ trong công ty: Điều lệ tổ chức và hoạt động, các quy chế quản lý tài chính, các thỏa thuận nội bộ về chi tiêu, các quy định về việc sử dụng tài khoản ngân hàng, các hồ sơ thay đổi đăng ký doanh nghiệp, các hồ sơ cổ đông …. thông qua việc yêu cầu công ty cung cấp.
Đối chiếu các quy định (nếu có) này với các quy định của pháp luật để xác định hành vi của ông A: (1) không báo cáo Sở KHĐT về kết quả góp vốn của doanh nghiệp; (2) Rút tiền công ty chi tiêu mục đích cá nhân; (3) Điều hành, quản lý công ty trái nguyên tắc gây thiệt hại cho công ty.
Khi xác định những hành vi này và chứng minh được những thiệt hại của công ty, của cổ đông, ông E có quyền khởi kiện ông A ra tòa để yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Mặt khác, qua những thông tin bạn cung cấp cho thấy thủ tục, quy trình giám sát chi tiêu nội bộ bên công ty bạn rất lỏng lẻo và gần như không được quan tâm đúng mức, qua sự việc như trên bạn và các cổ đông khác tham gia trong HĐQT nên chú ý ban hành các văn bản quản lý nội bộ chặt chẽ, đặc biệt là giám sát thu/chi của Giám đốc và các chế tài cho hành vi vi phạm nhằm bảo đảm quyền lợi cho công ty và cổ đông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- 7 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Tháng 2 2025 có ngày lễ nào ở Việt Nam NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?
- Lương của người lao động tăng bao nhiêu khi hết thời gian thử việc?
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là gì? Báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất gồm những nội dung gì?