Hậu quả pháp lý khi hợp đồng dân sự vô hiệu

Thưa luật sư! Năm 2013, ông A kinh doanh bất động sản thua lỗ, có đến gặp gia đình nhà mình vay tiền, và để đảm bảo, hai bên đã lập một hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Hợp đồng này đã được công chứng nhưng chưa sang tên. Vậy cho hỏi: Hợp đông chuyển nhượng quyền sử dụng đất này có bị vô hiệu hay không? Nếu vô hiệu thì có cách nào để bảo vệ quyền lợi của bên cho vay. Biết rằng khi xác lập hợp đồng, gia đình mình không biết là nó có thể bị vô hiệu! Thân!

 Nguyên tắc cơ bản của Bộ Luật Dân sự là thiện chí, trung thực và tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Điều kiện để các giao dịch dân sự có hiệu lực là người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

Giao dịch của bạn với ông A thực chất là quan hệ vay nợ nhưng hai bên thiết lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của ông A, do vậy giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở đây bị coi là giao dịch giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác và sẽ bị vô hiệu theo điều 129 Bộ Luật Dân sự:

"Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo

Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này.

Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu".

Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trong trường hợp ông A vi phạm nghĩa vụ trả tiền, bạn có quyền khởi kiện ra tòa án (nơi ông A cư trú). Với tài sản bảo đảm là giấy tờ đất bạn đang giữ, bạn có thể yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời "phong toả tài sản của người có nghĩa vụ" theo điều 99 Bộ luật tố tụng Dân sự để đảm bảo thi hành án.

Thủ tục yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cần tuân thủ theo điều 117 Luật Tố tụng Dân sự: bạn phải làm đơn và  nêu lý do yêu cầu, biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể; đồng thời bạn phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Toà án ấn định nhưng phải tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện (tương đương khoản nợ) để bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (bên nợ bạn) và ngăn ngừa sự lạm dụng quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía người có quyền yêu cầu.

Hợp đồng dân sự
Hỏi đáp mới nhất về Hợp đồng dân sự
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Hợp đồng thế chấp nhà ở mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Hiện nay, có mấy loại hợp đồng dân sự chủ yếu nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Khái niệm hợp đồng dân sự và những hình thức của hợp đồng dân sự là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Cho vay tiền có bắt buộc phải có giấy tờ không? Không có giấy tờ cho vay tiền thì có đòi lại được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được hủy hợp đồng vay tiền khi chưa nhận tiền không? Hợp đồng vay tiền có hiệu lực khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chấm dứt hợp đồng dân sự trong các trường hợp nào? Các trường hợp nào được hủy bỏ hợp đồng dân sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Hợp đồng góp vốn mua đất chuẩn pháp lý mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu hợp đồng thuê xe vận chuyển mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách kiểm tra hợp đồng trả góp còn bao nhiêu tháng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hợp đồng dân sự
Thư Viện Pháp Luật
256 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hợp đồng dân sự

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hợp đồng dân sự

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào