Bỏ (giết) con bị dị tật đến chết, có phạm tội không?

Nếu người mẹ sinh con ra nhưng đứa con bị quái thai, dị tật nặng, do áp lực của gia đình và sợ dị nghị của xã hội nên đã bỏ mặc đứa bé cho tới chết thì có bị xử lý hình sự không? Pháp luật quy định vấn đề này như thế nào?

Hiện nay, khoa học kỹ thuật đã tiến bộ, có thể siêu âm để phát hiện dị tật, dị dạng của thai nhi. Tuy nhiên, trường hợp sinh con quái thai vẫn có thể xảy ra. Và đã có trường hợp người mẹ từ bỏ đứa con của mình bởi nhiều lý do khác nhau nhưng pháp luật không có bất cứ quy định cụ thể nào cho phép việc từ bỏ con bị quái thai. Pháp luật hình sự quy định tính mạng sức khỏe, nhân phẩm của con người đều được bảo vệ và đứa trẻ dù sinh ra bị quái thai thì vẫn là một con người. Vì vậy, việc từ bỏ (giết) con bị quái thai là một hành vi trái pháp luật và bị nghiêm cấm. Việc từ bỏ hầu hết sẽ dẫn đến cái chết của đứa trẻ và có thể quy về tội giết con mới đẻ hoặc tội giết người tùy theo mức độ, tính chất cũng như điều kiện, dấu hiệu cụ thể của hành vi phạm tội.

Điều 94 Bộ luật Hình sự quy định “người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”. Còn theo hướng dẫn của hội đồng thẩm phán TAND Tối cao thì người mẹ do chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu (như: khiếp sợ trước dư luận chê bai về việc mang thai và đẻ con ngoài giá thú, hoặc trước dư luận khắc nghiệt của nhà chồng cho đẻ con gái là tai họa…) hoặc bị hoàn cảnh khách quan đặc biệt chi phối (như: đứa trẻ sinh ra có dị dạng…) mà giết hại con mới sinh ra trong 7 ngày trở lại thì sẽ bị xử lý về tội Giết con mới đẻ theo quy định tại Điều 93 Bộ luật Hình sự. Nếu đứa trẻ sinh ra đã được nuôi dưỡng sau 7 ngày mà bị người mẹ giết chết thì người mẹ bị xử lý về tội giết người với tình tiết tăng nặng định khung là phạm tội đối với trẻ em.

Do đó, mọi trường hợp bỏ (giết) con dẫn tới chết đều vi phạm pháp luật hình sự.

Tội xâm phạm tính mạng sức khỏe
Hỏi đáp mới nhất về Tội xâm phạm tính mạng sức khỏe
Hỏi đáp pháp luật
Cố ý lây truyền HIV cho người khác bị phạt tù bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều khiển ô tô gây tai nạn giao thông hàng loạt truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tài xế xe khách gây tai nạn chết người bị phát hiện dương tính với ma túy thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Con giết mẹ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt cao nhất là tử hình? Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp con giết mẹ là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Chung sống như vợ chồng với người dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp pháp luật
Đánh nhau bị thương
Hỏi đáp pháp luật
Hỏi về việc tới nhà người khác đánh nhau bị thương
Hỏi đáp pháp luật
Phòng vệ gây chết người
Hỏi đáp pháp luật
Mức án cao nhất đối với người 16 tuổi tham gia đánh nhau gây chết người.
Hỏi đáp pháp luật
Đánh chết người trộm chó có bị ở tù không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội xâm phạm tính mạng sức khỏe
Thư Viện Pháp Luật
393 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội xâm phạm tính mạng sức khỏe

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội xâm phạm tính mạng sức khỏe

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào