Giải đáp thắc mắc về hợp đồng thử việc, HĐLĐ với người nghỉ hưu và tính hợp lệ hóa đơn
1/ Về hợp đồng thử việc
- Nếu cty bạn ký HĐLĐ thử việc với NLĐ < 3 tháng thì khi chi trả cho NLĐ cty bạn phải khấu trừ lại 10% theo TT 62/2009/TT-BTC ngày 29/3/2009 của BTC (tính đến hết 18/9/2011) và 10% (cá nhân có MST) và 20% (cá nhân không có MST) theo TT 113/2011/TT-BTC ngày 4/8/2011 của BTC.
- Trường hợp cty bạn ký HĐLĐ với NLĐ có thời hạn < 3 tháng mà NLĐ chỉ có 1 nguồn thu nhập duy nhất tại cty bạn không đến mức nộp thuế TNCN thì NLĐ làm Bản cam kết theo mẫu 23 TT 62 và từ 19/9/2011 làm mẫu 23 TT 28 thì không khấu trừ thuế của NLĐ theo tỷ lệ khấu trừ ở trên nữa.
2/ Ký hợp đồng với NLĐ đã về hưu
- Trường hợp NLĐ cty bạn đã về hưu nay lại được cty ký lại HĐLĐ (dưới dạng khoán việc) cho cả 1 năm (> 3 tháng) thì lại trở thành NLĐ của cty em. Cty bạn không phải đóng BHXH cho NLĐ này nhưng phải kê khai và nộp thuế TNCN như những NLĐ có HĐLĐ > 3 tháng nhé.
TH này cả tiền trả lương, công khoán và tiền thưởng sẽ được cộng lại hàng tháng để tính thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần theo điều 22 luật thuế TNCN nhé. Cty bạn phải kê khai, khấu trừ và QT thuế TNCN cho cá nhân đó (nếu có sự ủy quyền cuối năm theo mẫu 04-2 TT 28/2011/TT-BTC ngày 28/2/2011 của BTC.
- Nếu cá nhân đã về hưu nhận khoán việc mà không ký HĐLĐ với cty (ký HĐ khoán việc cá nhân) thì cá nhân thực hiện xong công việc phải mang hợp đồng ra chi cục thuế nơi cá nhân đó có hộ khẩu để nộp thuế (môn bài, thuế GTGT, thuế TNCN) theo tỷ lệ ấn định do cơ quan thuế áp đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ.
TH này cty chi trả không phải kê khai và không phải quyết toán thuế TNCN cho cá nhân đó nữa mà cá nhân đó cũng không phải kê khai, quyết toán thuế TNCN.
3/ Về tính hợp lệ của hóa đơn
Theo luật kế toán 2003: Tính hợp lệ của hóa đơn, chứng từ kế toán là chứng từ kế toán đó phải có đầy đủ các yếu tố qui định cho 1 chứng từ như: Tên chứng từ, số hiệu, ngày tháng năm phát hành chứng từ, nội dung thể hiện trên chứng từ, chữ ký các bên có liên quan...
Hiện nay một số hóa đơn tự in không in Thủ trưởng đơn vị mà chỉ ghi Bên bán là không trái với qui định của TT 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của BTC hướng dẫn thi hành chế độ quản lý hóa đơn, chứng từ theo NĐ 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của CP.
Việc các DN hiện nay không in chỉ tiêu thủ trưởng đơn vị mà in chỉ tiêu Bên bán là phù hợp với tình hình thực tế tại các DN không phải cứ khuôn mẫu cứng nhắc như chế độ hóa đơn đỏ trước đây.
TGĐ (GĐ) có thể ủy quyền cho những người bán hàng ký vào Bên bán để khỏi phải ghi thêm chữ TUQ. Thủ trưởng đơn vị ...rất không tiện lợi cho người bán hàng khi DN có rất nhiều bộ phận, phòng ban, cửa hàng,...
4/ Các sai phạm hay mắc phải khi lập hóa đơn thì rất nhiều như:
- Sai phạm tính hợp lệ của chứng từ: Ghi ngày tháng năm sai, ghi (in) sai MST, địa chỉ người bán, người mua, ghi sai tên hàng, SL, ĐG, TT, TS, thuế,...
- Sai tính hợp pháp của chứng từ: Sử dụng các chứng từ kế toán là các hóa đơn tài chính không được cơ quan NN có thẩm quyền ban hành hoặc cho phép ban hành (tự in và phát hành hóa đơn tự in không đúng qui định).
- Sai tính hợp lý của chứng từ: Những nội dung phản ánh trên hóa đơn, chứng từ không đúng với thực tế phát sinh như hiện tượng gửi giá, gửi lượng, khống hóa đơn thật,...
Vậy cty bạn cần nắm chắc các qui định của PL để thực hiện công tác kế toán và thuế cho tốt nhé.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?