Chế độ công tác phí đối với công chức, viên chức
Kể từ ngày 20/8/2010, chế độ công tác phí đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập sẽ được áp dụng theo Thông tư số 97/2010/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 6/7/2010.
Theo đó, người đi công tác được thanh toán tiền phương tiện đi lại bao gồm: tiền thuê phương tiện chiều đi và về từ nhà đến sân bay, ga tàu, bến xe; vé máy bay, vé tàu, xe vận tải công cộng từ cơ quan để di chuyển đến nơi công tác và theo chiều ngược lại; tiền phương tiện đi lại tại địa phương nơi đến công tác: từ chỗ nghỉ đến chỗ làm việc, từ sân bay, ga tàu, bến xe về nơi nghỉ (lượt đi và lượt về); cước qua phà, qua đò cho bản thân và phương tiện của người đi công tác; phí sử dụng đường bộ và cước chuyên chở tài liệu phục vụ cho chuyến đi công tác (nếu có) mà người đi công tác đã trực tiếp chi trả.
Mức phụ cấp lưu trú đối với người được cử đi công tác được tính như sau: Mức phụ cấp lưu trú để trả cho người đi công tác tối đa không quá 150.000 đồng/ngày. Cán bộ, công chức ở đất liền được cử đi công tác làm nhiệm vụ trên biển, đảo thì được hưởng mức phụ cấp lưu trú tối đa là 200.000 đồng/người/ngày thực tế đi biển, đảo (áp dụng cho cả những ngày làm việc trên đảo, những ngày đi, về trên biển).
Các đối tượng cán bộ, công chức được đơn vị cử đi công tác được thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ theo 1 trong 2 hình thức: khoán hoặc thanh toán theo hoá đơn thực tế. Nếu thanh toán theo hình thức khoán: Đi công tác ở quận thuộc các thành phố: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng và thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh, mức khoán tối đa không quá 350.000 đồng/ngày/người; Đi công tác tại huyện thuộc các thành phố trực thuộc trung ương, tại thị xã, thành phố còn lại thuộc tỉnh, mức khoán tối đa không quá 250.000 đồng/ngày/người; Đi công tác tại các vùng còn lại, mức khoán tối đa không quá 200.000 đồng/ngày/người...
Đối với cán bộ cấp xã thường xuyên phải đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng; cán bộ thuộc các cơ quan, đơn vị còn lại phải thường xuyên đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng (Văn thư; kế toán giao dịch; cán bộ kiểm lâm đi kiểm tra rừng...) thì tùy theo đối tượng, đặc điểm công tác và khả năng kinh phí, thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định mức khoán tiền công tác phí theo tháng cho cán bộ đi công tác lưu động để hỗ trợ cán bộ tiền gửi xe, xăng xe, nhưng tối đa không quá 300.000 đồng/người/tháng và được quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Trong những ngày được cử đi công tác nếu do yêu cầu công việc phải làm thêm giờ thì ngoài chế độ phụ cấp lưu trú còn được thanh toán chế độ trả lương làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức theo quy định hiện hành. Không thanh toán cho các trường hợp đi công tác kết hợp giải quyết việc riêng trong những ngày nghỉ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch thi IOE cấp trường năm 2024? Học sinh cấp 2 thực hiện quyền và nhiệm vụ gì?
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?