Muốn đóng tiếp BHXH tự nguyện cho chồng được không?
Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện quy định tại Điều 2, Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn về bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến đủ 60 tuổi đối với nam và từ đủ 15 tuổi đến đủ 55 tuổi đối với nữ, không thuộc diện áp dụng của pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng;
- Cán bộ không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố;
- Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
- Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân;
- Người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã nhận bảo hiểm xã hội một lần;
- Người tham gia khác.
Như trình bày người lao động đã có thời gian đóng BHXH bắt buộc 16 năm, thời gian gián đoạn đóng BHXH 4 năm và đang hưởng thường xuyên trợ cấp tai nạn lao động do cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả. Theo quy định hiện hành vẫn được tiếp tục đóng BHXH tự nguyện để sau này hưởng lương hưu theo quy định, thời gian gián đoạn trên xem như thời gian không đóng BHXH, trợ cấp tai nạn lao động vẫn được hàng tháng như hiện nay./.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tổ chức doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển dao có tính sát thương cao phải thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn như thế nào?
- Danh mục bệnh truyền nhiễm phải báo cáo hiện nay theo Thông tư 54?
- Danh sách hội do đảng, nhà nước giao nhiệm vụ từ 26/11/2024?
- Mẫu tờ khai đăng ký giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử mới nhất 2024?