Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có được cấp sổ bảo hiểm không?

Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có được cấp sổ bảo hiểm không? Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện khi rút bảo hiểm xã hội một lần có cần sổ bảo hiểm hay không?

Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có được cấp sổ bảo hiểm không?

Tại Điều 10 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có quy định về quyền của người tham gia và người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội như sau:

Điều 10. Quyền của người tham gia và người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội
1. Người tham gia bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
a) Hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này;
b) Được cấp sổ bảo hiểm xã hội;
c) Được cơ quan bảo hiểm xã hội định kỳ hằng tháng cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội thông qua phương tiện điện tử; được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thông tin về đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu;
d) Yêu cầu người sử dụng lao động và các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện đầy đủ trách nhiệm về bảo hiểm xã hội đối với mình theo quy định của pháp luật;
đ) Được tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội;
[...]

Tại Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định:

Điều 18. Quyền của người lao động
1. Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
2. Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.
3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:
a) Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;
b) Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;
c) Thông qua người sử dụng lao động.
[...]

Theo đó, Luật Bảo hiểm xã hội 2014Luật Bảo hiểm xã hội 2024 đều quy định người tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được cấp sổ bảo hiểm xã hội dù tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Do đó, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện vẫn sẽ được cấp sổ bảo hiểm theo quy định.

Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có được cấp sổ bảo hiểm không?

Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có được cấp sổ bảo hiểm không? (Hình từ Internet)

Sổ bảo hiểm xã hội điện tử được cấp cho đối tượng nào?

Tại Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có quy định về sổ bảo hiểm xã hội như sau:

Điều 25. Sổ bảo hiểm xã hội
1. Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động, trong đó chứa đựng thông tin cơ bản về nhân thân, ghi nhận việc đóng, hưởng, giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội và các thông tin cần thiết khác có liên quan.
2. Sổ bảo hiểm xã hội được cấp bằng bản điện tử, bản giấy và có giá trị pháp lý như nhau.
Chậm nhất là ngày 01 tháng 01 năm 2026, thực hiện cấp sổ bảo hiểm xã hội bằng bản điện tử; sổ bảo hiểm xã hội bằng bản giấy được cấp khi người tham gia bảo hiểm xã hội yêu cầu.
3. Dữ liệu về sổ bảo hiểm xã hội được cập nhật chính xác, kịp thời, đối chiếu thông tin và quản lý theo quy định.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, sổ bảo hiểm xã hội được cấp bằng bản điện tử, bản giấy và có giá trị pháp lý như nhau.

Do đó, khi tham gia bảo hiểm xã hội thì người lao động (người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay bảo hiểm xã hội tự nguyện) đều được cấp sổ bảo hiểm xã hội điện tử.

Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện khi rút bảo hiểm xã hội một lần có cần sổ bảo hiểm hay không?

Tại Điều 106 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có quy định hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:

Điều 106. Hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần
1. Hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần bao gồm:
a) Sổ bảo hiểm xã hội;
b) Văn bản đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.
2. Trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 102 của Luật này, ngoài hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này thì có thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:
a) Hộ chiếu do nước ngoài cấp;
b) Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh để định cư ở nước ngoài;
c) Thẻ thường trú dài hạn ở nước ngoài của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp;
d) Giấy tờ hợp pháp khác thể hiện việc định cư ở nước ngoài theo quy định của Chính phủ.
3. Trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 102 của Luật này, ngoài hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này thì có thêm bản tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc bản chính hoặc bản sao giấy ra viện.
4. Trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 102 của Luật này, ngoài hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này thì có thêm biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa hoặc bản sao giấy xác nhận mức độ khuyết tật đặc biệt nặng.

Theo đó, khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mà người lao động muốn rút bảo hiểm xã hội một lần thì phải mang theo sổ bảo hiểm xã hội khi làm thủ tục.

Bên cạnh đó, tùy vào từng trường hợp cụ thể. Người lao động cần bổ sung thêm các loại giấy tờ khác theo quy định.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Huỳnh Minh Hân
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào