Phí bảo vệ môi trường khác nhau tùy theo lĩnh vực sử dụng

Bà Đặng Thị Minh, công tác tại Công ty TNHH một thành viên Khoáng sản Lào Cai đề nghị giải đáp về sự khác nhau trong việc phân loại khoáng sản Fenspat theo quy định tại Nghị định số 74/2011/NĐ-CP và Nghị định số 15/2012/NĐ-CP. Bà Minh phản ánh: Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25/8/2011 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản xếp Fenspat vào nhóm quặng đá quý. Tuy nhiên phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 9/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản lại xếp Fenspat vào nhóm khoáng chất công nghiệp. Bà Minh hỏi: Khoáng sản Fenspat quy định trong hai Nghị định nêu trên có khác nhau không?

Theo khái niệm địa chất, Fenspat là thuật ngữ dùng để chỉ các khoáng vật tạo đá thuộc nhóm Alumosilicat chứa Kali, Natri hoặc Calci, hoặc là hỗn hợp của những nguyên tố này. Các khoáng vật Fenspat tương đối phổ biến là Orthoclas, Microclin (Kali), Albit (Natri) và Anorthit (Calci).

Trong tự nhiên, Fenspat có thể kết tinh thành các tinh thể độc lập có độ cứng cao, màu sắc đa dạng, có đặc tính để sử dụng làm đồ trang sức. Vì vậy, Fenspat tinh thể có thể xếp vào nhóm khoáng sản đá quý, bán quý.

Trong trường hợp khác, Fenspat kết tinh dưới dạng tập hợp tha hình, ẩn tinh tạo thành các thân Fenspat hoặc đá chứa Fenspat có chất lượng đáp ứng yêu cầu làm nguyên liệu sứ gốm, thủy tinh (K2O + Na2O > 7%, Fe2O3 < 1,0%). Trường hợp này Fenspat được xếp vào khoáng sản nhóm khoáng chất công nghiệp.

Như vậy, Fenspat có thể xếp vào nhóm đá quý, bán quý (ở dạng tinh thể, sử dụng làm vật liệu trang sức) hoặc khoáng sản nhóm khoáng chất công nghiệp (sử dụng làm nguyên liệu gốm sứ, thủy tinh).

Căn cứ nội dung trên, mức thu phí bảo vệ môi trường đối với Fenspat là khác nhau tùy theo lĩnh vực sử dụng làm đá quý, bán quý và theo lĩnh vực sử dụng làm nguyên liệu gốm sứ khoáng chất công nghiệp.

Phí bảo vệ môi trường
Hỏi đáp mới nhất về Phí bảo vệ môi trường
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu kết quả thẩm định Tờ khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải áp dụng từ 05/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn kê khai phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 05/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Tờ khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải (Mẫu số 01) áp dụng từ 5/1/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thông báo nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải áp dụng từ 5/1/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Công thức tính phí bảo vệ môi trường đối với khí thải phải nộp trong kỳ nộp phí từ 5/1/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản tại TPHCM hiện nay là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 02/PBVMT tờ khai quyết toán phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Khoản thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt có chịu thuế giá trị gia tăng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự kiến mức phí bảo vệ môi trường cố định đối với các cơ sở xả khí thải là 3.000.000 đồng/năm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phí bảo vệ môi trường
Thư Viện Pháp Luật
372 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Phí bảo vệ môi trường

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phí bảo vệ môi trường

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào