Giải đáp về mức thu Quỹ quốc phòng, an ninh tại địa phương
Về cơ sở xây dựng mức thu Quỹ quốc phòng, an ninh
Việc thành lập Quỹ quốc phòng, an ninh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tại Quyết định số 13/2012/QĐ-UBND ngày 26/3/2012 của UBND thành phố được căn cứ trên cơ sở Luật Dân quân tự vệ số43/2009/QH12 ngày 23/11/2009 và Điều 48 của Nghị định số58/2010/NĐ-CP ngày 1/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hưởng dẫn thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ.
Theo đó, mức vận động đóng góp Quỹ quốc phòng, an ninh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tại Quyết định số 13/2012/QĐ-UBND được căn cứ vào nhiều tiêu chí như: Tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, tỷ lệ hộ nghèo, diện tích, dân số... của phường, xã.
Trên cơ sở đó, các quận, huyện đã xây dựng mức thu cho từng vùng đảm bảo phù hợp với thu nhập của người dân trên địa bàn gửi Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố.
Căn cứ vào mức thu từng vùng, Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố đã phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, tổng hợp và lấy ý kiến của các quận, huyện lần cuối trước khi hoàn chỉnh báo cáo UBND thành phố trình HĐND thành phố quyết định để ban hành thực hiện góp phần tạo thêm nguồn kinh phí hỗ trợ cho xây dựng, huấn luyện, hoạt động của dân quân tự vệ và các hoạt động giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở phường, xã.
Mặt khác, nếu so sánh với mức thu Quỹ quốc phòng, an ninh đối với các hộ gia đình trên địa bàn một số tỉnh, thành phố, cụ thể như thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ: 120.000 đồng/năm (tương đương 10.000 đồng/hộ/tháng)... Trong khi đó mức vận động đóng góp của thành phố Đà Nẵng chỉ từ 40.000 đồng đến 100.000 đồng/hộ/năm tuỳ theo từng vùng so với mặt bằng chung của một số địa phương thì không cao.
Về phạm vi và đối tượng áp dụng
Tại Điều 1 và Điều 3, Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 13/2012/QĐ- UBND thì đối tượng vận động đóng góp Quỹ quốc phòng, an ninh là hộ gia đình, cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động, cư trú trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Theo Quy chế thì chỉ miễn vận động đóng góp đối với hộ gia đình mà chủ hộ là Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh 1/4, hộ nghèo, hộ cứu tế thường xuyên và đồng bào dân tộc xã Hòa Phú và xã Hoà Bắc thuộc huyện Hòa Vang.
Với phản ánh của ông Nguyễn Đạt nêu trên thì các tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp thuộc nhóm đối tượng cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, được vận động đóng góp không vượt quá mức quy định tại Điều 4, Quyết định 13/2012/QĐ-UBND.
Cụ thể là đối với cấp Trung ương, thành phố là 1.000.000 đồng/năm và đối với cấp quận, huyện, phường, xã là 600.000 đồng/năm. Riêng đối với Văn phòng dịch vụ, ý kiến phản ánh của ông Đạt không nêu rõ tính chất, loại hình của văn phòng, do đó UBND thành phố không đủ cơ sở để trả lời Văn phòng của ông Nguyễn Đạt được áp mức thu theo trường hợp nào tại quy định của Quyết định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?