Mượn sổ hộ khẩu, CMND để lừa mua xe máy trả góp bị xử lý như thế nào?

Mượn sổ hộ khẩu, CMND để lừa mua xe máy trả góp bị xử lý như thế nào?

Thủ tục mua xe máy trả góp hiện nay khá đơn giản, khách hàng thường chỉ cần cung cấp bản sao CMND, bản sao sổ hộ khẩu và ký tên vào hợp đồng trả góp với ngân hàng (hoặc công ty tài chính).

Chính vì thế, có nhiều đối tượng đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người khác, mượn giấy tờ, nhờ họ đứng tên trong hợp đồng rồi lấy xe và biến mất không tung tích. Trong khi đó, người này vẫn nghĩ người nào lấy xe người đó chịu trách nhiệm trả khoản vay, còn họ chỉ là người cho mượn giấy tờ, không liên quan gì với phía ngân hàng. Quan niệm sai lầm này đã khiến nhiều người phải lãnh khoản nợ hàng chục triệu đồng với ngân hàng. 

Đứng trên phương diện pháp luật sẽ có hai hướng để hiểu rõ hơn như sau:

Thứ nhất là về mối quan hệ giữa người cho mượn và các đối tượng đi mượn giấy tờ.

Hầu hết các đối tượng đều dựa vào sự quen biết để mượn sổ hộ khẩu, CMND và nhờ người dân đứng tên ký trong hợp đồng. Đây hoàn toàn là thỏa thuận dân sự giữa hai bên. 

Việc xác định trách nhiệm của các đối tượng đi mượn này phụ thuộc vào thỏa thuận, cam kết giữa hai bên và tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể. Chiếc xe máy được mua từ hợp đồng trả góp, về mặt pháp lý thuộc quyền sở hữu của người dân đã ký tên trong hợp đồng trả góp. Nếu trường hợp người đi mượn giấy tờ sau khi mua được xe và lấy xe đó để đi nhưng không thực hiện nghĩa vụ trả tiền ngân hàng thay cho người cho mượn giấy tờ thì người cho mượn giấy tờ hoàn toàn có quyền đòi lại chiếc xe từ các đối tượng này theo Điều 255, Điều 256 BLDS 2005.

Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng quy định khách hàng chỉ được cho vay khi đã đáp ứng đủ các điều kiện vay và không thuộc các trường hợp không được cho vay. Trường hợp có sai phạm trong khâu thủ tục cho vay khi bên vay không đủ điều kiện (như không có khả năng trả nợ…) hay thuộc trường hợp không được vay vốn thì trách nhiệm mới hoàn toàn thuộc về phía ngân hàng.

Thứ hai là đối với mối quan hệ giữa ngân hàng và người cho mượn giấy tờ tùy thân. 

Một cá nhân cung cấp giấy tờ tùy thân và ký vào một bên trong hợp đồng trả góp đã được xác lập giao dịch giữa cá nhân đứng tên trong CMND, sổ hộ khẩu với phía ngân hàng.  

Theo điều 122 Bộ Luật dân sự 2005, giao dịch này thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực bao gồm tự nguyện, không vi phạm điều cấm và không trái đạo đức xã hội.

Do đó, khi xác lập sẽ ràng buộc người đứng ra ký kết với các quyền và nghĩa vụ mà hợp đồng ghi nhận, bao gồm nghĩa vụ thanh toán khoản vay gốc và lãi khi đến hạn. Thậm chí trong trường hợp người đứng ra ký tên bị lừa dối dẫn đến nhầm lẫn về tính chất của giao dịch thì cũng rất khó chứng minh để yêu cầu tuyên bố giao dịch với ngân hàng là vô hiệu theo Điều 132 BLDS 2005.

Trong khi đó, các đối tượng đi mượn giấy tờ không hề xác lập bất cứ mối liên hệ nào với ngân hàng do đó, không có sự ràng buộc trách nhiệm nào với khoản vay kể trên.Vì vậy, nghĩa vụ thanh toán đối với khoản vay của ngân hàng sẽ thuộc về người đứng ra ký tên hợp trong đồng trả góp. 

Trách nhiệm pháp lý của đối tượng lừa đảo sẽ phải đối mặt với quy định pháp luật

Về trách nhiệm pháp lý mà các đối tượng lừa đảo sẽ phải đối mặt thì còn phải tùy thuộc vào từng tình tiết của vụ án. 

- Trong trường hợp, có dấu hiệu lừa dối có thể xử lý theo Điều 139 BLHS 1999 với tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". 

- Trong trường hợp, đối tượng lợi dụng sự thân quen, tin tưởng của người dân rồi lấy xe chạy mất có thể xử lý theo Điều 140 BLHS 1999 với tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".

- Trong trường hợp, các đối tượng mượn CMND, sổ hộ khẩu rồi tẩy, xóa nhằm sửa chữa thông tin để làm thủ tục vay với ngân hàng thì đã có dấu hiệu của tội "Tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức" quy định tại Điều 266 Bộ luật hình sự 1999. 

 

Căn cước công dân
Hỏi đáp mới nhất về Căn cước công dân
Hỏi đáp Pháp luật
Lệ phí cấp căn cước cho trẻ dưới 14 tuổi là bao nhiêu? Làm căn cước cho trẻ dưới 14 tuổi ở nơi tạm trú được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn rút tiền bằng thẻ Căn cước công dân gắn chip nhanh chóng năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Số thẻ Căn cước mới có giống số thẻ Căn cước công dân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án tuần 1 Cuộc thi Tìm hiểu Luật Căn cước năm 2023 và Dịch vụ Công trực tuyến năm 2024 huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An?
Hỏi đáp Pháp luật
Làm căn cước cho trẻ dưới 6 tuổi ở đâu? Chưa đăng ký khai sinh có làm được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Làm căn cước cho trẻ dưới 6 tuổi có bắt buộc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tư 16/2024/TT-BCA về mẫu thẻ căn cước, mẫu giấy chứng nhận căn cước mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 17/2024/TT-BCA quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật căn cước mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng minh nhân dân, căn cước công dân được sử dụng đến khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ba số đầu thẻ Căn cước công dân là nơi sinh hay nơi đăng ký khai sinh?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Căn cước công dân
Thư Viện Pháp Luật
425 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Căn cước công dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Căn cước công dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào