Những đối tượng nào thì được Nhà nước ta công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam?

Tôi có người con đang ở nước ngoài, nay cháu có nhu cầu muốn mua nhà tại Việt Nam. Xin hỏi những đối tượng nào thì được Nhà nước ta công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam?

Theo quy định tại Điều 7 và khoản 1 Điều 159 Luật Nhà ở năm 2014, các đối tượng sau đây được sở hữu nhà ở tại Việt Nam:
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước;
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định;
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam;
- Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
Để được sở hữu nhà tại Việt Nam, theo quy định tại Điều 8, Điều 160 Luật Nhà ở năm 2014 các cá nhân, tổ chức cần đảm bảo các điều kiện sau:
- Phải là đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam (đã nêu ở trên), cụ thể như sau:
+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước;
+ Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định của pháp luật;
+ Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài) thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp;
+ Đối với cá nhân nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.
- Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:
+ Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
+ Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản; mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định Luật này và pháp luật có liên quan;
+ Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thông qua các hình thức: Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của của Luật này và pháp luật có liên quan; Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
Trên đây là quy định của Luật Nhà ở năm 2014 về đối tượng cũng như điều kiện để các đối tượng được công nhận sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Trung tâm tư vấn để bà tham khảo.

Nhà ở
Hỏi đáp mới nhất về Nhà ở
Hỏi đáp Pháp luật
Thống nhất mức hỗ trợ xoá nhà tạm, nhà dột nát là 60 triệu đồng/hộ khi xây dựng mới?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà tạm, nhà dột nát là gì? Nhà ở nông thôn đạt chuẩn Bộ Xây dựng phải đáp ứng các tiêu chí nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đề nghị chuyển đổi công năng nhà ở bao gồm những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Luật Nhà ở 2023, nhà ở cũ là nhà ở được đầu tư xây dựng từ thời gian nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào chủ nhà phá dỡ nhà ở đang cho thuê không cần báo trước?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam có phải thông báo về việc cho thuê nhà ở không?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu về phát triển nhà ở của cá nhân là gì? Trách nhiệm của cá nhân trong phát triển nhà ở như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự án nhà ở đang được thế chấp thì chủ đầu tư có được hợp tác kinh doanh với nhà đầu tư khác không?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi phá dỡ nhà ở phải lưu ý những yêu cầu gì? Ai là người có trách nhiệm phải phá dỡ nhà ở?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đề cương xây dựng chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh như thế nào? Quy định về điều chỉnh chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nhà ở
Thư Viện Pháp Luật
267 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Nhà ở

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nhà ở

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào