Thu hồi Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y?
Căn cứ theo Điều 83 Luật Thú y được Quốc hội ban hành ngày 19/6/2015, quy định như sau: 1. Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y bị thu hồi trong các trường hợp sau đây: a) Bị tẩy xóa, sửa chữa nội dung. b) Phát hiện tài liệu, giấy tờ giả, thông tin không trung thực trong hồ sơ đăng ký lưu hành đã được xét duyệt. c) Thuốc thú y bị cấm lưu hành tại Việt Nam. d) Có bằng chứng khoa học về thuốc thú y gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, động vật và môi trường. đ) Thuốc thú y có hai lô sản xuất liên tiếp không đạt tiêu chuẩn chất lượng hoặc vi phạm tiêu chuẩn chất lượng một lần nhưng nghiêm trọng theo kết luận của cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng thuốc thú y. e) Tổ chức, cá nhân có Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y tại Việt Nam đề nghị rút đăng ký. g) Thuốc thú y bị rút Giấy chứng nhận lưu hành ở nước sản xuất, xuất khẩu. h) Thuốc thú y bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kết luận là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. i) Tổ chức, cá nhân có Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y tại Việt Nam có hành vi vi phạm khác mà pháp luật quy định phải thu hồi. 2. Cục Thú y thu hồi Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y. Hỏi: Quyền và nghĩa vụ của cơ sở sản xuất thuốc thú y? Trả lời: Căn cứ theo điều 91 Luật Thú y được Quốc hội ban hành ngày 19/6/2015, quy định như sau: 1. Cơ sở sản xuất thuốc thú y có quyền sau đây: a) Sản xuất thuốc thú y đã có Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y tại Việt Nam. b) Nhập khẩu thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y để sản xuất, tái xuất theo hợp đồng với tổ chức, cá nhân nước ngoài; nhượng quyền theo hợp đồng. c) Thông tin, quảng cáo thuốc thú y theo quy định của pháp luật về quảng cáo. d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan. 2. Cơ sở sản xuất thuốc thú y có nghĩa vụ sau đây: a) Sản xuất thuốc thú y đúng tiêu chuẩn cơ sở do cơ sở sản xuất thuốc thú y công bố. b) Tuân thủ quy định về kiểm nghiệm, bảo quản, phân phối thuốc thú y và thực hành tốt sản xuất. c) Chịu trách nhiệm về chất lượng thuốc thú y do cơ sở mình gây ra và chỉ được phép lưu hành thuốc thú y đạt chất lượng trên thị trường. d) Lưu giữ mẫu thuốc thú y theo từng lô sản xuất trong thời hạn ít nhất 6 tháng, kể từ ngày thuốc thú y hết hạn sử dụng. đ) Theo dõi thuốc thú y do cơ sở mình sản xuất, khi phát hiện thuốc không bảo đảm yêu cầu theo quy định thì thông báo và thu hồi ngay toàn bộ thuốc thú y đó đang lưu hành trên thị trường. e) Phải bồi thường thiệt hại do lỗi của cơ sở mình gây ra theo quy định của pháp luật. g) Cung cấp tài liệu cần thiết cho việc thanh tra, kiểm tra và đánh giá toàn bộ hoạt động sản xuất thuốc thú y theo quy định của pháp luật. h) Chủ cơ sở sản xuất thuốc thú y phải tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng, phòng ngừa tác dụng không mong muốn do thuốc thú y gây ra khi sử dụng; bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn cho người trực tiếp sản xuất thuốc thú y. i) Chấp hành, thực hiện quy định của pháp luật khác về phòng, chống cháy nổ, hóa chất, an toàn lao động, môi trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?