Hồ sơ yêu cầu và từ chối giám định quyền tác giả, quyền liên quan
Luật sư Lương Thị Trâm (Công ty Luật số 5 - quốc gia, ĐT: 04.37622619- 37622620; website: www.luatsuvietnam.vn) trả lời:
- Căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 12, Thông tư 15/2012/TT-BVHTTDL ngày 13-12-2012 hướng dẫn hoạt động giám định quyền tác giả, quyền liên quan (sau đây gọi tắt là "Thông tư 15/2012/ TT-BVHTTDL") thì hồ sơ yêu cầu giám định quyền tác giả, quyền liên quan được gửi đến giám định viên hoạt động độc lập hoặc tổ chức giám định, bao gồm: a) Văn bản yêu cầu giám định trong đó có những nội dung chủ yếu sau đây: Tên và địa chỉ của cá nhân hoặc tổ chức yêu cầu giám định; số CMND hoặc số quyết định thành lập hoặc số giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, ngày cấp, nơi cấp của cá nhân hoặc tổ chức yêu cầu giám định; số điện thoại, Fax, E-mail của cá nhân hoặc tổ chức yêu cầu giám định; tư cách yêu cầu giám định (tác giả; chủ sở hữu quyền tác giả; chủ sở hữu quyền liên quan; người có quyền, lợi ích liên quan; tư cách khác); căn cứ yêu cầu giám định; nội dung yêu cầu giám định; các nội dung liên quan khác; b) Các tài liệu kèm theo: Các mẫu cần giám định; các tài liệu chứng minh về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan, tác phẩm, các đối tượng quyền liên quan; các tài liệu liên quan khác.
Theo Khoản 3, Điều 12, Thông tư 15/2012/TT-BVHTTDL thì giám định viên hoạt động độc lập hoặc tổ chức giám định từ chối thực hiện giám định đối với các trường hợp sau: a) Không thuộc chuyên ngành giám định quy định tại Khoản 2, Điều 3, của thông tư này (cụ thể là các chuyên ngành: Giám định quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học quy định tại Điều 14, Luật Sở hữu trí tuệ; giám định quyền liên quan đối với các đối tượng quyền liên quan quy định tại Điều 17, Luật Sở hữu trí tuệ; b) Các quy định tại điểm b, khoản 3 (từ chối giám định trong trường hợp tài liệu liên quan không đủ hoặc không có giá trị để đưa ra kết luận giám định) và điểm d (từ chối giám định trong trường hợp giám định viên có quyền, lợi ích liên quan đến đối tượng giám định, vụ việc cần giám định hoặc có lý do khác ảnh hưởng đến tính khách quan của kết quả giám định) Khoản 4, Điều 44, Nghị định số 105/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 119/2010/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?