Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT hướng dẫn hoạt động lâm nghiệp phát triển lâm nghiệp bền vững

Số hiệu: 12/2022/TT-BNNPTNT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Lê Quốc Doanh
Ngày ban hành: 20/09/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Nội dung kế hoạch Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững

Ngày 20/9/2022, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT hướng dẫn một số hoạt động về lâm nghiệp thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

Theo đó nội dung kế hoạch hằng năm được chi tiết như sau:

- Đánh giá tình hình thực hiện Chương trình, Tiểu dự án 1 năm trước đối với kế hoạch năm (bao gồm kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ; tình hình huy động, phân bổ và quản lý sử dụng nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn lực khác);

- Bối cảnh, dự báo những thuận lợi, khó khăn, thách thức đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng tại Bộ, ngành, địa phương trong kỳ kế hoạch;

- Mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể thực hiện Chương trình, Tiểu dự án 1 của kỳ kế hoạch;

- Nội dung, hoạt động, dự kiến mức vốn bố trí, cơ cấu nguồn vốn theo hoạt động thực hiện Chương trình, Tiểu dự án 1;

- Các giải pháp và tổ chức thực hiện kế hoạch;

- Giám sát và đánh giá việc thực hiện kế hoạch.

Kế hoạch thực hiện Chương trình và Tiểu dự án 1 được xây dựng theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT .

Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/2022/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2022

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG VỀ LÂM NGHIỆP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021-2030, GIAI ĐOẠN I: TỪ NĂM 2021 ĐẾN NĂM 2025

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật số 16/2017/QH14, ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội về Luật Lâm nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;

Thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;

Thực hiện Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư hướng dẫn một số hoạt động về lâm nghiệp thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn về:

1. Lập, triển khai kế hoạch hằng năm thực hiện Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 (sau đây viết tắt là Chương trình) và Tiểu dự án 1 - Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân, thuộc Dự án 3 - Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 (sau đây viết tắt là Tiểu dự án 1).

2. Các hoạt động về lâm nghiệp được sử dụng vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình, Tiểu dự án 1.

3. Kiểm tra, giám sát, đánh giá, chế độ báo cáo và tổ chức thực hiện Chương trình, Tiểu dự án 1.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với:

1. Các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến thực hiện Chương trình.

2. Hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, Hộ gia đình người Kinh nghèo; cộng đồng dân cư thôn thuộc các xã khu vực II, khu vực III thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực hiện Tiểu dự án 1.

Điều 3. Nguyên tắc trong quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình, Tiểu dự án 1

1. Việc quản lý, điều hành thực hiện Chương trình phải phù hợp quy định của pháp luật về quản lý đầu tư công, ngân sách nhà nước và quy định của pháp luật có liên quan. Việc thực hiện Tiểu dự án 1 theo đúng quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (sau đây viết tắt là Nghị định số 27/2022/NĐ-CP) và quy định của pháp luật có liên quan.

Việc lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình, Tiểu dự án 1 theo quy định pháp luật hiện hành và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Việc quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư công thực hiện theo quy định tại Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công, Thông tư số 96/2021/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về hệ thống mẫu biểu sử dụng trong công tác quyết toán.

2. Thực hiện hoạt động về lâm nghiệp theo đúng phạm vi của Chương trình và Tiểu dự án 1, đảm bảo không trùng lặp với hoạt động, kinh phí đã được bố trí thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, dự án khác.

a) Đối với diện tích rừng đặc dụng do Ban Quản lý rừng đặc dụng quản lý, hỗ trợ cộng đồng dân cư vùng đệm khu rừng đặc dụng; diện tích rừng tự nhiên là rừng sản xuất do công ty lâm nghiệp được sắp xếp, đổi mới theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp (sau đây viết tắt là công ty lâm nghiệp) quản lý được thực hiện theo phạm vi quản lý, không phân biệt khu vực, được sử dụng kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng trong Chương trình, đồng thời chủ rừng sử dụng kinh phí này để thực hiện khoán bảo vệ rừng theo định mức, cơ chế, chính sách đối với các khu vực tương ứng;

b) Đối với các hoạt động khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, phòng cháy chữa cháy rừng, bảo tồn đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng, theo dõi diễn biến rừng, giám sát, đánh giá, quản lý tài nguyên rừng, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, trồng cây xanh phân tán; thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt; các hoạt động, nhiệm vụ đặc thù được thực hiện không phân biệt theo khu vực, kinh phí được xác định trong Chương trình.

3. Phối hợp đồng bộ các biện pháp quản lý và tăng cường lồng ghép, đảm bảo phù hợp, hiệu quả giữa Chương trình với các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, các Chương trình, đề án, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

4. Các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị quản lý, điều hành chịu trách nhiệm toàn diện về kết quả thực hiện Chương trình và Tiểu dự án 1 thuộc phạm vi quản lý.

5. Đảm bảo công khai, minh bạch trong quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình, Tiểu dự án 1.

Chương II

LẬP, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HẰNG NĂM

Điều 4. Căn cứ lập kế hoạch

1. Nghị định số 27/2022/NĐ-CP của Chính phủ.

2. Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

3. Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (sau đây viết tắt là Quyết định số 1719/QĐ-TTg).

4. Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025.

5. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 5 năm, hàng năm.

6. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước hằng năm; hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính; hướng dẫn xây dựng kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; hướng dẫn xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, hoạt động thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia của Ủy ban dân tộc (Chủ Chương trình).

7. Kết quả thực hiện Chương trình và Tiểu dự án 1 năm trước.

8. Quy định cơ chế, chính sách hiện hành của nhà nước; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi tiêu theo quy định hiện hành.

Điều 5. Nội dung kế hoạch

1. Nội dung kế hoạch hằng năm, gồm:

a) Đánh giá tình hình thực hiện Chương trình, Tiểu dự án 1 năm trước đối với kế hoạch năm (bao gồm kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ; tình hình huy động, phân bổ và quản lý sử dụng nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn lực khác);

b) Bối cảnh, dự báo những thuận lợi, khó khăn, thách thức đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng tại Bộ, ngành, địa phương trong kỳ kế hoạch;

c) Mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể thực hiện Chương trình, Tiểu dự án 1 của kỳ kế hoạch;

d) Nội dung, hoạt động, dự kiến mức vốn bố trí, cơ cấu nguồn vốn theo hoạt động thực hiện Chương trình, Tiểu dự án 1;

đ) Các giải pháp và tổ chức thực hiện kế hoạch;

e) Giám sát và đánh giá việc thực hiện kế hoạch.

2. Kế hoạch thực hiện Chương trình và Tiểu dự án 1 được xây dựng theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 6. Trình tự lập, triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình, Tiểu dự án 1

1. Việc lập kế hoạch thực hiện Chương trình và Tiểu dự án 1 hằng năm của các Bộ, ngành, địa phương thực hiện cùng thời điểm lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, kế hoạch đầu tư công và dự toán ngân sách nhà nước hằng năm.

2. Trước ngày 30 tháng 6 hằng năm, tổ chức, chủ đầu tư dự án xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình và Tiểu dự án 1 năm sau, gửi cơ quan thường trực Chương trình, Tiểu dự án 1 của Bộ, ngành, địa phương tổng hợp, cụ thể:

a) Đối với Chương trình: Cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ của Bộ, ngành tổng hợp, xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình thuộc phạm vi quản lý của các Bộ, ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình của các tổ chức, chủ đầu tư dự án trực thuộc, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện; các tổ chức, chủ đầu tư dự án trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc các Sở, ngành tổng hợp, xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình của đơn vị;

b) Đối với Tiểu dự án 1: Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, xây dựng kế hoạch thực hiện Tiểu dự án 1 của các tổ chức, chủ đầu tư dự án trực thuộc, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện; các tổ chức, chủ đầu tư dự án trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc các Sở, ngành tổng hợp, xây dựng kế hoạch thực hiện Tiểu dự án 1 của đơn vị.

3. Trước ngày 15 tháng 7 hằng năm, cơ quan chuyên môn, đơn vị được giao, tổng hợp kế hoạch thực hiện Chương trình, Tiểu dự án 1 năm sau của Bộ, ngành, địa phương, cụ thể:

a) Đối với Chương trình: Cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ (đối với Bộ, ngành), Văn phòng thường trực Chương trình cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn được giao cấp tỉnh, tổng hợp kế hoạch thực hiện Chương trình năm sau của Bộ, ngành, địa phương mình, gửi xin ý kiến các đơn vị liên quan (đối với Bộ, ngành); trình Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về Chương trình xem xét thông qua trước khi gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chủ Chương trình), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính;

b) Đối với Tiểu dự án 1: Cơ quan, đơn vị được giao, tổng hợp kế hoạch thực hiện Tiểu dự án 1 năm sau của địa phương mình, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Cơ quan chủ quản chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương), đồng thời gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chủ dự án thành phần).

4. Trước ngày 31 tháng 7 hằng năm, các Bộ, ngành, địa phương tổng hợp kế hoạch thực hiện Chương trình và Tiểu dự án 1 năm sau, cụ thể:

a) Đối với Chương trình: Gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp;

b) Đối với Tiểu dự án 1: Gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp kế hoạch, nhu cầu kinh phí thực hiện Tiểu dự án 1, gửi Ủy ban Dân tộc tổng hợp.

5. Trước ngày 15 tháng 8 hằng năm, Văn phòng Ban Chỉ đạo trung ương thực hiện Chương trình, cơ quan chuyên môn được giao tổng hợp, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự kiến kế hoạch thực hiện Chương trình năm sau trên phạm vi toàn quốc, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.

6. Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, các Bộ, ngành, địa phương thực hiện Chương trình giao các cơ quan, đơn vị trực thuộc mục tiêu, nhiệm vụ, dự toán ngân sách nhà nước hằng năm chi tiết theo nội dung, hạng mục thực hiện Chương trình.

Đối với Tiểu dự án 1, việc giao kế hoạch, triển khai thực hiện kế hoạch theo quy định tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg có liên quan khác.

Chương III

CÁC HOẠT ĐỘNG VỀ LÂM NGHIỆP SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG

Mục 1. CÁC HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG NGUỒN VỐN SỰ NGHIỆP

Điều 7. Khoán bảo vệ rừng

1. Đối tượng rừng

Diện tích rừng được Nhà nước giao cho Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ; diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được Nhà nước giao cho Tổ chức kinh tế, các đơn vị vũ trang quản lý; diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) quản lý.

2. Bên khoán bảo vệ rừng:

a) Ban quản lý rừng đặc dụng; Ban quản lý rừng phòng hộ; Công ty nông, lâm nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước (sau đây viết tắt là Nghị định số 168/2016/NĐ-CP);

b) Tổ chức, đơn vị được giao rừng theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 8 Luật Lâm nghiệp;

c) Ủy ban nhân dân cấp xã.

3. Bên nhận khoán bảo vệ rừng:

a) Hộ gia đình, cá nhân đang cư trú hợp pháp tại địa phương (xã, phường, thị trấn) theo quy định của Luật cư trú năm 2020; cộng đồng dân cư theo quy định của Luật Lâm nghiệp năm 2017 nơi có đối tượng khoán;

b) Các đơn vị vũ trang đóng quân trên địa bàn, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương.

4. Tiêu chí xác định bên khoán và bên nhận khoán: Thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 168/2016/NĐ-CP. Đối với diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý, diện tích rừng giao cho tổ chức, đơn vị quản lý, bên giao khoán là Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức, đơn vị quản lý và bên nhận khoán là đối tượng quy định tại khoản 3 Điều này.

5. Mức hỗ trợ và hạn mức khoán bảo vệ rừng:

a) Mức hỗ trợ: Theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp (sau đây viết tắt là Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg);

b) Hạn mức diện tích rừng nhận khoán: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 168/2016/NĐ-CP.

6. Đối với diện tích rừng giao cho Ban quản lý rừng đặc dụng, Công ty lâm nghiệp sử dụng kinh phí được hỗ trợ bảo vệ rừng theo quy định tại Điều 8, Điều 9 Thông tư này để thực hiện khoán bảo vệ rừng; mức khoán thực hiện theo khoản 5 Điều này.

7. Phương thức khoán bảo vệ rừng:

a) Thực hiện thông qua hợp đồng khoán bảo vệ rừng hằng năm theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 168/2016/NĐ-CP;

b) Hằng năm, bên giao khoán có trách nhiệm nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện hợp đồng đối với bên nhận khoán theo quy định tại Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung quản lý công trình lâm sinh (sau đây viết tắt là Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT).

Điều 8. Quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng, hỗ trợ cộng đồng dân cư vùng đệm các khu rừng đặc dụng

1. Đối tượng hỗ trợ: Ban quản lý rừng đặc dụng, cộng đồng dân cư vùng đệm các khu rừng đặc dụng.

2. Nội dung hỗ trợ:

a) Kinh phí để Ban quản lý rừng đặc dụng tổ chức thuê, khoán bảo vệ rừng; mua sắm trang thiết bị để quản lý, bảo vệ rừng; các hoạt động khác được cấp thẩm quyền phê duyệt;

b) Hỗ trợ đầu tư cho cộng đồng dân cư vùng đệm, gồm: Nâng cao năng lực phát triển sản xuất (khuyến nông, khuyến lâm, giống cây, giống con, thiết bị chế biến nông lâm sản quy mô nhỏ); hỗ trợ vật liệu xây dựng cho thôn bản (đối với các công trình công cộng của cộng đồng như nước sạch, điện chiếu sáng, thông tin liên lạc, đường giao thông thôn bản, nhà văn hoá…).

3. Mức hỗ trợ:

a) Kinh phí hỗ trợ quản lý bảo vệ rừng đặc dụng: Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020 (sau đây viết tắt là Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg);

b) Kinh phí hỗ trợ cộng đồng dân cư vùng đệm các khu rừng đặc dụng: Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg.

4. Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ hằng năm theo dự toán được cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Điều 9. Hỗ trợ bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng

1. Đối tượng rừng:

a) Rừng sản xuất là rừng tự nhiên do công ty lâm nghiệp quản lý;

b) Rừng sản xuất là rừng tự nhiên do các Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý tại khu vực nằm ngoài các xã khu vực II, khu vực III theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.

2. Đối tượng được hỗ trợ:

a) Công ty lâm nghiệp;

b) Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, Ủy ban nhân dân cấp xã, thời gian hỗ trợ thực hiện từ năm 2023.

3. Tiêu chí được hỗ trợ:

a) Thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất, quyết định giao rừng của cấp có thẩm quyền. Đối với diện tích rừng do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý phải có Quyết định công bố hiện trạng rừng cấp huyện;

c) Được nghiệm thu kết quả bảo vệ rừng.

4. Mức hỗ trợ:

a) Công ty lâm nghiệp: Áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 6 Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg;

b) Ban quản lý rừng, Ủy ban nhân dân cấp xã, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, tổ chức được Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên theo quy định của Bộ Tài chính về quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình.

5. Phương thức hỗ trợ thực hiện dựa trên kết quả bảo vệ rừng hàng năm:

a) Công ty lâm nghiệp: Được cấp có thẩm quyền nghiệm thu kết quả theo quy định tại Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT;

b) Ban quản lý rừng, tổ chức được Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên, Ủy ban nhân dân cấp xã: Hỗ trợ hằng năm theo dự toán được cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;

c) Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư: Hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì, phối hợp cơ quan kiểm lâm sở tại nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện bảo vệ rừng đối với từng đối tượng nhận hỗ trợ theo quy định tại Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT. Kết quả nghiệm thu hàng năm là căn cứ để thanh toán, quyết toán kinh phí.

Điều 10. Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng

1. Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên:

a) Đối tượng khoanh nuôi: Diện tích đất quy hoạch cho phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất thuộc đối tượng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên đáp ứng các tiêu chí tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 29/2018/TT-BNNPNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về các biện pháp lâm sinh (sau đây viết tắt là Thông tư số 29/2018/TT-BNNPNT);

b) Đối tượng được hỗ trợ: Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên trên diện tích đất quy hoạch cho phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất là rừng tự nhiên được giao;

c) Tiêu chí được hỗ trợ: Thuộc đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản này; có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cấp có thẩm quyền hoặc đã sử dụng đất ổn định trong vòng 3 năm trở lên không có tranh chấp; thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên và được nghiệm thu kết quả;

d) Mức hỗ trợ: Áp dụng quy định tại điểm a khoản 4 Điều 6 Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg;

đ) Phương thức hỗ trợ: Thực hiện dựa trên kết quả khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên của đối tượng quy định tại điểm b khoản này, được nghiệm thu theo quy định tại Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT.

2. Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung:

a) Đối tượng khoanh nuôi: Diện tích đất quy hoạch cho phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất, thuộc đối tượng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung đáp ứng các tiêu chí theo khoản 1 Điều 5 Thông tư số 29/2018/TT-BNNPNT;

b) Đối tượng được hỗ trợ: Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung cây lâm nghiệp.

Đối với hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo tại các xã khu vực II, khu vực III thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.

c) Tiêu chí được hỗ trợ: Thuộc các đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản này; có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền hoặc đã sử dụng đất ổn định trong vòng 3 năm trở lên không có tranh chấp; thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung theo đúng thiết kế, dự toán được duyệt và được nghiệm thu kết quả;

d) Mức hỗ trợ: Áp dụng quy định tại điểm b khoản 4 Điều 6 Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg;

đ) Phương thức hỗ trợ: Thực hiện dựa trên kết quả khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung cây lâm nghiệp của đối tượng quy định tại điểm b khoản này, được nghiệm thu theo quy định tại Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT.

Điều 11. Cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững

1. Đối tượng được hỗ trợ: Cộng đồng dân cư, nhóm hộ, hộ gia đình, cá nhân có diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững của tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững đáp ứng được các điều kiện quy định tại điểm a khoản 2 Điều 17 Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững.

2. Mức hỗ trợ, hình thức hỗ trợ, điều kiện nhận hỗ trợ được thực hiện theo quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều 5 Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg.

Điều 12. Hỗ trợ thực hiện trồng cây phân tán

1. Đối tượng được hỗ trợ: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thực hiện các hoạt động trồng cây phân tán.

2. Nội dung hỗ trợ:

a) Hỗ trợ tổ chức các hoạt động phong trào tết trồng cây, các hoạt động trồng cây phân tán;

b) Hỗ trợ các hoạt động kiểm tra, giám sát, đôn đốc theo dõi việc triển khai trồng cây phân tán; thực hiện Đề án trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ;

c) Hỗ trợ một phần kinh phí mua cây giống trồng cây phân tán.

3. Mức hỗ trợ, hình thức hỗ trợ, điều kiện nhận hỗ trợ được thực hiện theo quy định tại Điều 5 Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg.

4. Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ hằng năm theo dự toán được cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Điều 13. Bảo vệ rừng tại cơ sở (cấp xã)

1. Đối tượng được hỗ trợ: Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 tháng 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.

2. Nội dung hỗ trợ:

a) Tổ chức quản lý bảo vệ đối với diện tích rừng do Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý, gồm: duy trì hoạt động của các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng; hợp đồng lao động bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng và các hoạt động khác trong công tác quản lý, bảo vệ rừng;

b) Tổ chức các hoạt động chống chặt phá rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, gồm: xây dựng phương án phòng cháy và chữa cháy rừng; diễn tập chữa cháy rừng; bồi dưỡng cho người tham gia chữa cháy rừng; hỗ trợ người tham gia bảo vệ rừng, chữa cháy rừng bị tai nạn; hoạt động của Ban chỉ huy về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng của cấp xã.

3. Mức hỗ trợ: Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 tháng 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng.

Đối với diện tích rừng sản xuất là rừng tự nhiên do Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý thực hiện theo Điều 9 Thông tư này.

4. Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ hằng năm theo dự toán được cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Điều 14. Hoạt động thường xuyên của Ban Chỉ đạo, Văn phòng Ban Chỉ đạo Chương trình

1. Hoạt động của Ban Chỉ đạo, gồm: Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện Chương trình; kiểm tra đột xuất các trọng điểm chặt phá rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, buôn bán lâm sản trái pháp luật; các nhiệm vụ khác theo Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo.

2. Hoạt động của Văn phòng Ban Chỉ đạo, Văn phòng thường trực Chương trình cấp tỉnh: Thực hiện theo kế hoạch được Ban Chỉ đạo phê duyệt.

3. Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo, Văn phòng Ban Chỉ đạo, Văn phòng thường trực Chương trình cấp tỉnh:

a) Cấp Trung ương: Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo, Văn phòng Ban Chỉ đạo được bố trí trong kinh phí hằng năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đối với các hoạt động cụ thể của Chương trình thì thực hiện theo dự toán được phê duyệt của Chương trình;

b) Cấp tỉnh: Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo, Văn phòng thường trực Chương trình cấp tỉnh được bố trí trong kinh phí hằng năm của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đối với các hoạt động cụ thể của Chương trình, thực hiện theo dự toán được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Điều 15. Các hoạt động, dự án mang tính chất đặc thù

1. Hoạt động, dự án mang tính chất đặc thù thực hiện Chương trình, gồm:

a) Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; xây dựng, hoàn thiện, vận hành hệ thống giám sát rừng tự động phát hiện cháy rừng, mất rừng; tập huấn nâng cao năng lực cho kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng; tuần tra truy quét ngăn chặn hành vi phá rừng và xử lý vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp; kiểm kê rừng, thống kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng;

b) Sưu tập mẫu tiêu bản sinh vật rừng; bảo vệ và phát triển các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý, hiếm; bảo tồn, giám sát đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng; cứu hộ các loài động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp; giáo dục môi trường; bảo tàng; phòng trừ sinh vật hại rừng; đo đạc, cắm mốc ranh giới diện tích rừng;

c) Nâng cao năng lực về quản lý rừng bền vững;

d) Điều tra, đánh giá và giám sát tài nguyên rừng quốc gia; ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại trong quản lý, điều tra, giám sát tài nguyên rừng; phát triển hệ thống thông tin quản lý ngành và chuyển đổi số trong lĩnh vực lâm nghiệp;

đ) Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Chiến lược, Chương trình, đề án, dự án đã được cấp thẩm quyền phê duyệt;

e) Kiểm tra, giám sát, đánh giá Chương trình; nâng cao năng lực thực hiện giám sát, đánh giá thực hiện ngành lâm nghiệp; các hoạt động khác được cấp thẩm quyền phê duyệt.

2. Phương thức thực hiện: Các đơn vị, địa phương xây dựng, phê duyệt, triển khai các hoạt động, dự án do các đơn vị trực tiếp quản lý đảm bảo đúng nội dung, theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định khác của pháp luật liên quan khác.

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, phê duyệt, triển khai các hoạt động, dự án do các đơn vị thuộc Bộ quản lý;

b) Bộ, ngành, địa phương xây dựng, phê duyệt, triển khai các hoạt động, dự án do các đơn vị thuộc Bộ, ngành, địa phương trực tiếp quản lý.

Mục 2. CÁC HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

Điều 16. Các hoạt động lâm nghiệp sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển

1. Các hoạt động được ưu tiên đầu tư, hỗ trợ đầu tư từ Chương trình: Theo nội dung tại mục IV Điều 1 Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 12 tháng 07 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025.

2. Phương thức đầu tư: thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công, kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Chương IV

CÁC HOẠT ĐỘNG VỀ LÂM NGHIỆP ĐƯỢC SỬ DỤNG VỐN SỰ NGHIỆP CHO TIỂU DỰ ÁN 1

Điều 17. Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng

1. Đối tượng rừng: Diện tích rừng được Nhà nước giao cho Ban quản lý rừng phòng hộ; rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được Nhà nước giao cho tổ chức kinh tế quản lý; diện tích rừng tự nhiên do Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý.

2. Đối tượng được hỗ trợ:

a) Hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo đang sinh sống ổn định tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II và III) thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định (sau đây gọi tắt là hộ gia đình) được nhận khoán bảo vệ rừng;

b) Cộng đồng dân cư thôn tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II và III) thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định (sau đây gọi tắt là cộng đồng dân cư) được nhận khoán bảo vệ rừng.

3. Bên khoán và bên nhận khoán:

a) Bên giao khoán bao gồm: Ban quản lý rừng phòng hộ, tổ chức kinh tế, Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Bên nhận khoán bao gồm: Hộ gia đình, cộng đồng dân cư.

4. Mức hỗ trợ và hạn mức khoán bảo vệ rừng:

a) Mức hỗ trợ khoán bảo vệ rừng: Theo điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020 (sau đây viết tắt là Nghị định số 75/2015/NĐ-CP);

b) Hạn mức diện tích rừng nhận khoán được hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 168/2016/NĐ-CP.

5. Đối với diện tích rừng giao cho Ban quản lý rừng đặc dụng quản lý sử dụng kinh phí được hỗ trợ bảo vệ rừng theo quy định tại Điều 8 Thông tư này để thực hiện khoán bảo vệ rừng cho các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này; mức khoán bảo vệ rừng thực hiện theo điểm b khoản 4 Điều này.

6. Phương thức khoán bảo vệ rừng:

a) Thực hiện thông qua hợp đồng khoán bảo vệ rừng hằng năm theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 168/2016/NĐ-CP;

b) Hằng năm, bên giao khoán có trách nhiệm nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện hợp đồng đối với bên nhận khoán theo quy định tại Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT;

c) Kết quả nghiệm thu hàng năm là căn cứ để bên giao khoán thanh toán, quyết toán kinh phí.

Điều 18. Hỗ trợ bảo vệ rừng

1. Đối tượng rừng: Rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên.

2. Đối tượng được hỗ trợ: Hộ gia đình, cộng đồng dân cư tại các xã khu vực II, khu vực III thực hiện bảo vệ diện tích rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên được giao.

3. Tiêu chí được hỗ trợ:

a) Thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, giao rừng của cấp có thẩm quyền hoặc đã sử dụng đất ổn định trong vòng 3 năm trở lên không có tranh chấp;

c) Được Ủy ban nhân dân cấp xã nghiệm thu kết quả bảo vệ rừng.

4. Mức hỗ trợ: Theo điểm a khoản 3 Điều 4 Nghị định số 75/2015/NĐ-CP.

5. Phương thức hỗ trợ: Thực hiện dựa trên kết quả bảo vệ rừng của đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này, cụ thể:

a) Hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì, phối hợp cơ quan kiểm lâm sở tại nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện bảo vệ rừng đối với từng đối tượng nhận hỗ trợ theo quy định tại Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT;

b) Kết quả nghiệm thu hàng năm là căn cứ để thanh toán, quyết toán kinh phí.

Điều 19. Hỗ trợ khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung

1. Đối tượng khoanh nuôi: Diện tích đất quy hoạch cho phát triển rừng phòng hộ, rừng sản xuất thuộc đối tượng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung đáp ứng các tiêu chí theo Điều 5 Thông tư số 29/2018/TT-BNNPNT.

2. Đối tượng được hỗ trợ: Hộ gia đình thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung trên diện tích đất rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên được giao.

3. Tiêu chí được hỗ trợ:

a) Thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất của cấp có thẩm quyền;

c) Thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung theo đúng thiết kế, dự toán được phê duyệt theo quy định tại Thông tư số 15/2019/TT- BNNPTNT. Cơ quan phê duyệt thiết kế, dự toán ở địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định;

d) Được Ủy ban nhân dân cấp xã nghiệm thu khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung.

4. Mức hỗ trợ: Theo điểm b khoản 3 Điều 4 Nghị định số 75/2015/NĐ-CP.

5. Phương thức hỗ trợ: Thực hiện dựa trên kết quả khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung của đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này. Nội dung thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a và điểm b khoản 5 Điều 18 Thông tư này.

Điều 20. Hỗ trợ trồng rừng sản xuất bằng loài cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ

1. Đối tượng trồng rừng sản xuất: Diện tích đất lâm nghiệp được quy hoạch phát triển rừng sản xuất theo quy định tại Thông tư số 29/2018/TT-BNNPNT.

2. Đối tượng được hỗ trợ: Hộ gia đình thực hiện trồng rừng sản xuất bằng loài cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ trên diện tích đất lâm nghiệp được quy hoạch phát triển rừng sản xuất được giao.

3. Tiêu chí được hỗ trợ:

a) Thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cấp có thẩm quyền hoặc đã sử dụng đất ổn định trong vòng 3 năm trở lên không có tranh chấp;

c) Thực hiện trồng rừng sản xuất bằng loài cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ theo đúng thiết kế, dự toán được duyệt theo quy định tại Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT đối với hình thức hỗ trợ đầu tư. Cơ quan phê duyệt thiết kế, dự toán ở địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định;

d) Được Ủy ban nhân dân cấp xã nghiệm thu kết quả trồng rừng sản xuất.

4. Mức hỗ trợ: Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định số 75/2015/NĐ-CP.

5. Phương thức hỗ trợ: Thực hiện dựa trên kết quả trồng rừng sản xuất của đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này. Nội dung thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a và điểm b khoản 5 Điều 18 Thông tư này.

6. Hình thức hỗ trợ: Theo khoản 6 Điều 5 Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg.

Điều 21. Hỗ trợ trồng rừng phòng hộ

1. Đối tượng trồng rừng phòng hộ: Diện tích đất lâm nghiệp được quy hoạch trồng rừng phòng hộ theo quy định tại Thông tư số 29/2018/TT-BNNPNT.

2. Đối tượng được hỗ trợ: Hộ gia đình thực hiện trồng rừng phòng hộ trên diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch trồng rừng phòng hộ được giao.

3. Tiêu chí được hỗ trợ:

a) Thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cấp có thẩm quyền hoặc đã sử dụng đất ổn định trong vòng 3 năm trở lên không có tranh chấp;

c) Thực hiện trồng rừng phòng hộ theo đúng thiết kế, dự toán được duyệt theo quy định tại Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT đối với hình thức hỗ trợ đầu tư. Cơ quan phê duyệt thiết kế, dự toán ở địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định;

d) Được Ủy ban nhân dân cấp xã nghiệm thu kết quả trồng rừng phòng hộ.

4. Mức hỗ trợ: thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg.

5. Phương thức hỗ trợ: Thực hiện dựa trên kết quả trồng rừng phòng hộ của đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này. Nội dung thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a và điểm b khoản 5 Điều 18 Thông tư này.

6. Hình thức hỗ trợ: Theo khoản 6 Điều 5 Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg.

Điều 22. Trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng

1. Đối tượng được trợ cấp: Hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo có tham gia bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung, trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ trên diện tích đất lâm nghiệp được giao trong thời gian chưa tự túc được lương thực. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định cụ thể đối tượng hộ gia đình nghèo chưa tự túc được lương thực.

2. Mức trợ cấp: 15 kg gạo/khẩu/tháng hoặc bằng tiền tương ứng với giá trị 15 kg gạo/khẩu/tháng tại thời điểm trợ cấp (theo giá công bố của địa phương), trong thời gian chưa tự túc được lương thực. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối tượng được trợ cấp, mức trợ cấp cụ thể theo diện tích, số khẩu phù hợp với thực tế của địa phương và thời gian trợ cấp nhưng tối đa không quá 7 năm.

3. Tiêu chí được trợ cấp gạo:

a) Thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cấp có thẩm quyền hoặc đã sử dụng đất ổn định trong vòng 3 năm trở lên không có tranh chấp đối với đối tượng được hỗ trợ quy định tại Điều 18, Điều 20, Điều 21 Thông tư này; thực hiện bảo vệ rừng theo quy định tại Điều 18; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung theo quy định tại Điều 19; trồng rừng sản xuất bằng loài cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ theo quy định tại Điều 20 và trồng rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 21 Thông tư này, hằng năm được cấp có thẩm quyền nghiệm thu kết quả thực hiện;

c) Có hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng theo quy định tại khoản 6 Điều 17; thực hiện khoán bảo vệ rừng theo quy định tại Điều 17 Thông tư này, hằng năm được cấp có thẩm quyền nghiệm thu kết quả thực hiện.

4. Loại gạo trợ cấp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về gạo dự trữ quốc gia hiện hành. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét ưu tiên giải quyết loại gạo phù hợp với nhu cầu sử dụng hoặc được sản xuất ở địa phương.

5. Thực hiện trợ cấp gạo:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ cho chủ đầu tư dự án hoặc tổ chức, đơn vị trực thuộc xây dựng dự án về trợ cấp gạo thực hiện bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung, trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ; tổ chức cấp gạo cho từng hộ gia đình trong vùng dự án theo định kỳ tại mỗi cấp thôn, bản nơi hộ gia đình cư trú. Tùy tình hình thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định số lần trợ cấp, mức trợ cấp từng lần, nhưng tối đa không quá 03 (ba) tháng một lần;

b) Căn cứ vào dự án được duyệt và hướng dẫn tại Thông tư này, chủ đầu tư dự án hoặc tổ chức, đơn vị được giao trợ cấp gạo lập danh sách các hộ gia đình tham gia, số lượng gạo trợ cấp cho từng hộ gia đình theo Mẫu số 01, Mẫu số 02 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Trợ cấp gạo được thực hiện khi hộ gia đình bắt đầu thực hiện bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung, trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ, được lập hồ sơ theo Mẫu số 03, Mẫu số 04 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương V

KIỂM TRA, GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỰC HIỆN

Mục 1. KIỂM TRA, GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

Điều 23. Kiểm tra, giám sát Chương trình

1. Ban Chỉ đạo Chương trình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành, địa phương kiểm tra, giám sát toàn bộ quá trình thực hiện Chương trình theo chức năng, nhiệm vụ.

2. Nội dung kiểm tra, giám sát Chương trình:

a) Tình hình thực hiện các quy định về lập và giao kế hoạch thực hiện Chương trình; công tác giám sát, đánh giá Chương trình;

b) Tình hình thực hiện Chương trình: Kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ; công tác quản lý, sử dụng, giải ngân các nguồn vốn, nợ đọng vốn;

c) Công tác tổ chức, điều phối thực hiện Chương trình.

3. Thời gian kiểm tra, giám sát: Thực hiện định kỳ (hoặc đột xuất) theo kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo Chương trình, các Bộ, ngành, địa phương.

Điều 24. Đánh giá thực hiện Chương trình

1. Đánh giá Chương trình bao gồm: Đánh giá giữa kỳ, đánh giá kết thúc, đánh giá đột xuất tình hình thực hiện Chương trình và đánh giá tác động của Chương trình.

2. Nội dung đánh giá:

a) Đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện Chương trình, gồm: Sự phù hợp của kết quả thực hiện Chương trình so với mục tiêu của Chương trình; mức độ hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình đến thời điểm đánh giá so với kế hoạch; tình hình huy động, phân bổ và sử dụng nguồn vốn thực hiện Chương trình; đề xuất các giải pháp cần thiết để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình trong giai đoạn (bao gồm cả đề xuất điều chỉnh Chương trình khi cần thiết);

b) Đánh giá kết thúc Chương trình, bao gồm: Đánh giá hoạt động quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện Chương trình; đánh giá công tác điều phối, phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong quá trình quản lý, điều hành tổ chức thực hiện Chương trình; kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể của Chương trình; đánh giá kết quả huy động, phân bổ và sử dụng nguồn vốn thực hiện Chương trình;

c) Đánh giá đột xuất tình hình thực hiện Chương trình khi có phát sinh những vấn đề ngoài dự kiến hoặc khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Nội dung đánh giá bao gồm: nội dung quy định tại điểm a khoản này; xác định những phát sinh ngoài dự kiến (nếu có), nguyên nhân phát sinh ngoài dự kiến và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; ảnh hưởng của những phát sinh đến việc thực hiện Chương trình, khả năng hoàn thành mục tiêu của Chương trình;

d) Đánh giá tác động của Chương trình gồm: Tác động kinh tế - xã hội; tính bền vững của Chương trình; tác động tới các đối tượng thụ hưởng Chương trình.

3. Tổ chức đánh giá Chương trình:

a) Tổng cục Lâm nghiệp chịu trách nhiệm tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức đánh giá toàn bộ Chương trình theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm tổ chức đánh giá Chương trình trong phạm vi quản lý theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Cơ quan, tổ chức tiến hành đánh giá: Căn cứ vào điều kiện thực tế, theo yêu cầu của công việc, các Bộ, ngành, địa phương có thể tự đánh giá hoặc thuê tư vấn độc lập để đánh giá Chương trình.

Mục 2. KIỂM TRA, GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN TIỂU DỰ ÁN 1

Điều 25. Kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Tiểu dự án 1

1. Theo dõi, kiểm tra, giám sát thực hiện Tiểu dự án 1:

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương thực hiện theo dõi, kiểm tra, giám sát toàn bộ quá trình thực hiện Tiểu dự án 1;

b) Nội dung theo dõi, kiểm tra, giám sát Tiểu dự án 1 thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 30 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP.

2. Đánh giá Tiểu dự án 1:

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương chịu trách nhiệm tổ chức đánh giá toàn bộ Tiểu dự án 1;

b) Nội dung đánh giá Tiểu dự án 1 thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP; quy định hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Mục 3. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỰC HIỆN

Điều 26. Chế độ báo cáo

1. Đối với Chương trình:

a) Định kỳ hằng quý, 6 tháng, năm (vào ngày 20 tháng cuối của quý, 6 tháng, năm), các Bộ, ngành tham gia Chương trình và Văn phòng thường trực Chương trình cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn được giao cấp tỉnh tổng hợp, báo cáo về tiến độ thực hiện Chương trình trên địa bàn, gửi Văn phòng Ban Chỉ đạo trung ương thực hiện Chương trình để tổng hợp. Nội dung, biểu mẫu báo cáo thực hiện kế hoạch theo Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Ngày 25 tháng cuối của quý, 6 tháng, năm của năm báo cáo, Văn phòng Ban Chỉ đạo trung ương thực hiện Chương trình tổng hợp báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

c) Văn phòng Ban Chỉ đạo trung ương thực hiện Chương trình tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo nhà nước về Chương trình theo kỳ 6 tháng và cả năm.

2. Đối với Tiểu dự án 1:

a) Việc báo cáo thực hiện Tiểu dự án 1 được thực hiện đồng thời với báo cáo thực hiện Chương trình; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan được giao tổng hợp báo cáo thực hiện Tiểu dự án 1 trên địa bàn, gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

b) Nội dung, biểu mẫu báo cáo, chế độ báo cáo thực hiện theo hướng dẫn về quy trình giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia của Ủy ban Dân tộc và nội dung, biểu mẫu báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 27. Thiết lập chỉ số, biểu mẫu và hệ thống giám sát và đánh giá

1. Xây dựng thiết lập chỉ số, biểu mẫu giám sát, đánh giá Chương trình, Tiểu dự án 1:

a) Chỉ số, biểu mẫu giám sát đánh giá Chương trình bao gồm các chỉ tiêu, chỉ số đánh giá tình hình triển khai, kết quả thực hiện, đánh giá tác động, các biểu mẫu thu thập thông tin, gắn kết với thực hiện Chiến lược, các chỉ tiêu phát triển ngành lâm nghiệp;

b) Xây dựng chỉ số, biểu mẫu giám sát, đánh giá Tiểu dự án 1 đảm bảo phù hợp chỉ số chung giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định của Ủy ban Dân tộc.

2. Thiết lập, tích hợp chỉ số, biểu mẫu giám sát đánh giá Chương trình, Tiểu dự án 1 trong hệ thống giám sát đánh giá các chỉ tiêu phát triển ngành lâm nghiệp gắn với công tác thống kê ngành lâm nghiệp.

3. Tổ chức cập nhật, duy trì, quản lý sử dụng dữ liệu hệ thống thông tin thực hiện Chương trình, Tiểu dự án 1 đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về chia sẻ dữ liệu số, an toàn, an ninh thông tin mạng và các quy định pháp luật hiện hành.

Việc cập nhật thông tin Tiểu dự án 1 trên hệ thống quản lý chương trình mục tiêu quốc gia của chủ chương trình theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP.

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 28. Trách nhiệm của Tổng cục Lâm nghiệp

1. Tham mưu, giúp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ đạo trung ương thực hiện Chương trình:

a) Điều hành và tổ chức thực hiện Chương trình trên phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện Tiểu dự án 1 theo nhiệm vụ được giao;

b) Chỉ đạo điều hành, phối hợp thực hiện các biện pháp chủ động phòng ngừa, ứng phó với tình huống cấp bách trong bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng; phối hợp kiểm tra, đôn đốc các địa phương, đơn vị, chủ rừng về bảo vệ và phát triển rừng.

2. Tham mưu, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch, tổng hợp kế hoạch và tổ chức thực hiện Chương trình, Tiểu dự án 1.

3. Tổ chức thực hiện, theo dõi, cập nhật thông tin, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Chương trình, Tiểu dự án 1.

Điều 29. Trách nhiệm của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương

1. Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn:

a) Tham mưu, tổ chức triển khai các hoạt động, nhiệm vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao thực hiện tại Quyết định số 1719/QĐ- TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ;

b) Tham gia tổ chức thực hiện, theo dõi, kiểm tra, giám sát triển khai thực hiện Tiểu dự án 1.

2. Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương: Phối hợp triển khai các hoạt động có liên quan thực hiện Chương trình.

Điều 30. Trách nhiệm của Văn phòng Ban Chỉ đạo trung ương thực hiện Chương trình

1. Xây dựng kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo; chuẩn bị nội dung, chương trình họp, hội nghị, hội thảo và các báo cáo theo yêu cầu của Trưởng ban Ban Chỉ đạo.

2. Phối hợp tổng hợp, xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình hằng năm.

3. Đầu mối tiếp nhận, tham mưu, đề xuất xử lý văn bản của Ban Chỉ đạo, văn bản của các thành viên Ban Chỉ đạo trình Trưởng ban và Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo về các lĩnh vực liên quan đến Chương trình.

4. Tổ chức theo dõi, cập nhật thông tin, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Chương trình theo kế hoạch hằng năm của các cơ quan, đơn vị và địa phương; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý, tổng hợp Chương trình trên phạm vi cả nước.

5. Lập dự toán kinh phí phục vụ các hoạt động của Ban Chỉ đạo, Văn phòng Ban Chỉ đạo trung ương thực hiện Chương trình, trình cấp thẩm quyền phê duyệt; quản lý sử dụng nhân lực, kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị, tài sản và các nguồn lực khác được giao theo quy định của pháp luật.

6. Phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch, tổng hợp kế hoạch và tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát và đánh giá Tiểu dự án 1.

7. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Chỉ đạo trung ương giao.

Điều 31. Trách nhiệm của các Bộ, ngành tham gia thực hiện Chương trình

1. Xây dựng kế hoạch hằng năm; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện Chương trình; chủ trì tổ chức thực hiện Chương trình ở Bộ, ngành; quản lý, phân giao kế hoạch vốn cho các dự án cơ sở.

2. Rà soát, xây dựng, thẩm định, phê duyệt dự án; tổ chức thực hiện và quản lý, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các dự án thuộc phạm vi quản lý.

3. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư thực hiện kế hoạch được giao, tiếp nhận và sử dụng vốn theo quy định của pháp luật.

4. Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình; tổ chức sơ kết và tổng kết Chương trình theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 32. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình hằng năm; triển khai, giám sát, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện Chương trình, Tiểu dự án 1 trên địa bàn.

2. Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu rà soát, xây dựng, phê duyệt và triển khai các dự án của địa phương thực hiện Chương trình; lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, theo dõi, giám sát, đánh giá Chương trình, Tiểu dự án 1 trên địa bàn.

3. Chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định ranh giới, diện tích quy hoạch đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất đến năm 2030; triển khai giao đất gắn với giao rừng cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình theo quy hoạch được phê duyệt.

4. Chỉ đạo Ban Dân tộc phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, theo dõi, giám sát, đánh giá Tiểu dự án 1 trên địa bàn.

Điều 33. Trách nhiệm của Văn phòng thường trực Chương trình cấp tỉnh

1. Xây dựng kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo Chương trình cấp tỉnh; chuẩn bị nội dung, chương trình họp, hội nghị, hội thảo và các báo cáo theo yêu cầu của Trưởng ban Ban Chỉ đạo Chương trình cấp tỉnh.

2. Phối hợp tổng hợp, xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình hằng năm.

3. Đầu mối tiếp nhận, tham mưu, đề xuất xử lý văn bản của Ban Chỉ đạo, các thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình cấp tỉnh, trình Trưởng ban và Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo về các lĩnh vực liên quan đến Chương trình cấp tỉnh.

4. Phối hợp tổ chức theo dõi, cập nhật thông tin, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Chương trình theo kế hoạch hằng năm đã được giao đối với các cơ quan, đơn vị; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình trên địa bàn.

5. Lập dự toán kinh phí phục vụ các hoạt động của Ban Chỉ đạo, Văn phòng thường trực Chương trình, trình cấp thẩm quyền phê duyệt; quản lý sử dụng nhân lực, kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị, tài sản và các nguồn lực khác được giao theo quy định của pháp luật.

6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Chỉ đạo Chương trình cấp tỉnh giao.

Điều 34. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

2. Bãi bỏ Thông tư số 21/2017/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020.

3. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.

Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc, cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét sửa đổi, bổ sung./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở NN&PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Công báo Chính phủ; Cổng TTĐT Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);
- Bộ Nông nghiệp và PTNT: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các đơn vị thuộc Bộ, Cổng TTĐT Bộ;
- Lưu: VT, TCLN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Quốc Doanh

PHỤ LỤC I

MẪU THUYẾT MINH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG VÀ TIỂU DỰ ÁN 1, DỰ ÁN 3 HÀNG NĂM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 09 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Mẫu thuyết minh kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và Tiểu dự án 1, Dự án 3 hàng năm

Mẫu biểu kèm theo thuyết minh kế hoạch

Mẫu số 01

Hiện trạng rừng và đất quy hoạch cho phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất

Mẫu số 02

Hiện trạng rừng năm ...... theo khu vực quản lý

Mẫu số 03

Tổng hợp hiện trạng rừng các xã khu vực II, khu vực III thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Mẫu số 04

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ kế hoạch năm....

Mẫu số 05

Tổng hợp kết quả huy động, sử dụng các nguồn vốn thực hiện kế hoạch năm……..

Mẫu số 06

Tổng hợp chỉ tiêu, nhiệm vụ và nhu cầu vốn thực hiện kế hoạch năm ....

Mẫu số 07

Tổng hợp chỉ tiêu kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng khu vực II, III năm ...

Mẫu số 08

Tổng hợp nhu cầu trợ cấp gạo cho các hộ gia đình năm ...... tham gia bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung, trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ

Mẫu số 09

Tình hình thực hiện các dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN (vốn trong nước) năm ……. và dự kiến kế hoạch năm ……. của địa phương

Mẫu số 10

Tình hình thực hiện và nhu cầu vốn ngân sách trung ương năm .….

Mẫu số 11

Tổng hợp kế hoạch vốn sự nghiệp đề nghị hỗ trợ từ ngân sách trung ương năm …….

MẪU THUYẾT MINH

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG VÀ TIỂU DỰ ÁN 1, DỰ ÁN 3 HÀNG NĂM

ĐẶT VẤN ĐỀ

Phần 1. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

I. HIỆN TRẠNG RỪNG VÀ ĐẤT QUY HOẠCH CHO PHÁT TRIỂN RỪNG ĐẶC DỤNG, RỪNG PHÒNG HỘ, RỪNG SẢN XUẤT

1. Hiện trạng đất quy hoạch cho phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất

2. Hiện trạng rừng (Chia theo nguồn gốc, loại rừng; chia theo khu vực quản lý,...)

3. Các nguồn lực hiện có: vốn, lao động…

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

II.1. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, HƯỚNG DẪN, TRIỂN KHAI CÁC CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH

II.2. CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG

1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch

a) Về bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng

Công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng; công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại các khu rừng đặc dụng,...

b) Phát triển rừng và nâng cao năng suất, chất lượng rừng

- Đối với rừng trồng: Trồng rừng (phòng hộ, đặc dụng, sản xuất); trồng rừng gỗ lớn; năng suất rừng trồng; tỷ lệ giống được kiểm soát; trồng cây phân tán,...; sản lượng khai thác gỗ rừng trồng, lâm sản ngoài gỗ,...

- Đối với rừng tự nhiên: Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung.

- Phát triển lâm sản ngoài gỗ: diện tích trồng lâm sản ngoài gỗ.

c) Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng đối với rừng sản xuất là rừng trồng

- Xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững;

- Diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

d) Nhiệm vụ khác: Thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ triển khai Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia; Kế hoạch cơ cấu lại lĩnh vực lâm nghiệp; các đề án, dự án liên quan.

2. Tình hình huy động, phân bổ kinh phí

Kết quả huy động kinh phí thực hiện Chương trình, chia theo nguồn vốn: NSTW (đầu tư, sự nghiệp); NSĐP (đầu tư, sự nghiệp); nguồn khác (FDI; DVMTR; tổ chức, cá nhân tự đầu tư).

II.3. TIỂU DỰ ÁN 1, DỰ ÁN 3

1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ

a) Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng

b) Hỗ trợ bảo vệ rừng

c) Hỗ trợ khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung

d) Hỗ trợ trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ

đ) Hỗ trợ trồng rừng phòng hộ

e) Trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng

2. Kết quả huy động, phân bổ kinh phí thực hiện Tiểu dự án 1 (nguồn vốn NSTW cấp cho thực hiện Tiểu dự án).

III. ĐÁNH GIÁ

1. Kết quả đạt được

2. Tồn tại

3. Nguyên nhân

4. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết

Phần 2. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH, TIỂU DỰ ÁN 1 NĂM....

I. BỐI CẢNH, DỰ BÁO

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

2. Mục tiêu cụ thể (về kinh tế - xã hội; về môi trường; về an ninh, quốc phòng)

III. NHIỆM VỤ

III.1. CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG

a) Về bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng

b) Phát triển rừng và nâng cao năng suất, chất lượng rừng

c) Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng đối với rừng sản xuất là rừng trồng

d) Hoạt động khác

III.2. TIỂU DỰ ÁN 1, DỰ ÁN 3

1. Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng

2. Hỗ trợ bảo vệ rừng

3. Hỗ trợ khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung

4. Hỗ trợ trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ

5. Hỗ trợ trồng rừng phòng hộ

6. Trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng

IV. NHU CẦU VỐN

IV.1. CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG

1. Tổng dự toán nhu cầu vốn thực hiện Chương trình, chia theo nguồn vốn.

2. Cơ chế huy động vốn

IV.2. TIỂU DỰ ÁN 1, DỰ ÁN 3

Nhu cầu vốn cho các hoạt động thực hiện Tiểu dự án 1, nguồn NSTW.

V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách

2. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật

3. Quản lý quy hoạch rừng và đất lâm nghiệp

4. Kiện toàn, đổi mới tổ chức sản xuất

5. Khoa học, công nghệ và khuyến lâm

6. Phát triển nguồn nhân lực

7. Hợp tác quốc tế và xúc tiến thương mại

8. Huy động các nguồn vốn

9. Lồng ghép, phối hợp với các Chương trình khác

10. Quản lý, điều hành thực hiện Chương trình, Tiểu dự án 1.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

VII. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

1. Đề xuất

2. Kiến nghị

- Với Chính phủ

- Với các Bộ, ngành

Phần phụ lục: các mẫu biểu (từ mẫu số 01 đến mẫu số 11) kèm theo.

Mẫu số 01

Bộ, ngành, UBND tỉnh, Tp trực thuộc TW...
-------

HIỆN TRẠNG RỪNG VÀ ĐẤT QUY HOẠCH CHO PHÁT TRIỂN RỪNG ĐẶC DỤNG, RỪNG PHÒNG HỘ, RỪNG SẢN XUẤT

ĐVT: ha

TT

Loại đất, loại rừng

Tổng diện tích

Trong đó:

Ghi chú

Rừng đặc dụng

Rừng phòng hộ

Rừng sản xuất

1

2

3

4

5

6

7

1

Diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp (theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025)

2

Diện tích có rừng năm 20... (tính đến 31/12/20...)

a

Rừng tự nhiên

b

Rừng trồng

Mẫu số 02

Bộ, ngành, UBND tỉnh, Tp trực thuộc TW...
-------

HIỆN TRẠNG RỪNG NĂM ...... THEO KHU VỰC QUẢN LÝ

TT

Hạng mục

ĐVT

Tổng

Chia theo chủ quản lý

BQLR đặc dụng

BQLR Phòng hộ

TC kinh tế

Hộ gia đình

Cộng đồng dân cư

TC khác (LLVT, KH&CN, ..)

UBND xã

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

Tổng

1

Đặc dụng

a

Rừng tự nhiên

ha

Tại các xã khu vực ngoài khu vực II, III vùng DTTS

Tại các xã khu vực II, III vùng DTTS

b

Rừng trồng

ha

Tại các xã khu vực ngoài khu vực II, III vùng DTTS

Tại các xã khu vực II, III vùng DTTS

c

Số cộng đồng vùng đệm

2

Rừng phòng hộ

a

Rừng tự nhiên

ha

Tại các xã khu vực ngoài khu vực II, III vùng DTTS

Tại các xã khu vực II, III vùng DTTS

b

Rừng trồng

ha

Tại các xã khu vực ngoài khu vực II, III vùng DTTS

Tại các xã khu vực II, III vùng DTTS

3

Rừng sản xuất

a

Rừng tự nhiên

ha

+

Tại các xã khu vực ngoài khu vực II, III vùng DTTS

+

Tại các xã khu vực II, III vùng DTTS

b

Rừng trồng

ha

+

Tại các xã khu vực ngoài khu vực II, III vùng DTTS

+

Tại các xã khu vực II, III vùng DTTS

Mẫu số 03

Bộ, ngành, UBND tỉnh, Tp trực thuộc TW...
-------

TỔNG HỢP HIỆN TRẠNG RỪNG CÁC XÃ KHU VỰC II, KHU VỰC III THUỘC VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI

TT

Tên xã

Khu vực

Diện tích tự nhiên (ha)

Trong đó, đất có rừng (ha)

Tổng

Rừng tự nhiên

Rừng trồng

Tổng

Theo chức năng

Theo chủ quản lý

Tổng

Theo chức năng

Theo chủ quản lý

Đặc dụng

Phòng hộ

Sản xuất

BQLR đặc dụng

BQLR Phòng hộ

TC kinh tế

Hộ gia đình

Cộng đồng dân cư

TC khác (LLVT, KH&CN, ..)

UBND xã

Đặc dụng

Phòng hộ

Sản xuất

BQLR đặc dụng

BQLR Phòng hộ

TC kinh tế

Hộ gia đình

Cộng đồng dân cư

TC khác (LLVT, KH&CN, ..)

UBND xã

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

Tổng

I

Huyện …

Xã…

Xã…

II

Huyện …

Xã…

Xã…

Ghi chú:

Cột 3: ghi II hoặc III là khu vực của xã theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Mẫu số 04

Bộ, ngành, UBND tỉnh, Tp trực thuộc TW...
-------

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH NĂM....

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Nhiệm vụ Kế hoạch năm...

Thực hiện đến kỳ báo cáo (đến 30/6 năm hiện hành)

Ước thực hiện cả năm (đến 31/12 năm hiện hành)

Kết quả

So với KH (%)

So với cùng kỳ (%)

Kết quả

So với KH (%)

So với cùng kỳ (%)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

I

TỶ LỆ CHE PHỦ RỪNG

%

II

BẢO VỆ RỪNG, BẢO TỒN ĐDSH CÁC HỆ SINH THÁI RỪNG

1

Giảm diện tích rừng bị thiệt hại

ha

a

Do cháy rừng

b

Do nguyên nhân khác

2

Giảm số vụ vi phạm các quy định của pháp luật về BV&PTR.

vụ

3

Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng

3.1

Tại khu vực ngoài khu vực II, III (theo CTPTLNBV 21-25)

a

Rừng phòng hộ

ha

Trong đó: Rừng phòng hộ ven biển

ha

b

Rừng đặc dụng

ha

c

Rừng sản xuất là rừng tự nhiên

ha

3.2

Tại các xã khu vực II, III (theo Tiểu dự án 1, Dự án 3)

a

Rừng phòng hộ

ha

Trong đó: Rừng phòng hộ ven biển

ha

b

Rừng đặc dụng (trừ diện tích do BQL rừng đặc dụng quản lý)

ha

c

Rừng sản xuất là rừng tự nhiên

ha

4

Hỗ trợ bảo vệ rừng

4.1

Tại khu vực ngoài khu vực II, III (theo CTPTLNBV 21-25)

a

Hỗ trợ bảo vệ rừng đặc dụng (theo Quyết định 24/2012/QĐ-TTg)

-

Diện tích

ha

-

Hỗ trợ cộng đồng dân cư vùng đệm

cộng đồng

b

Hỗ trợ bảo vệ rừng tự nhiên là RSX

ha

-

Do Công ty Lâm nghiệp quản lý

ha

-

Do BQLR, UBND xã quản lý

ha

-

Do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư quản lý

ha

4.2

Tại các xã khu vực II, III (theo Tiểu dự án 1, Dự án 3)

a

Rừng phòng hộ

ha

b

Rừng sản xuất là rừng tự nhiên

ha

5

Hỗ trợ gạo bảo vệ và phát triển rừng

a

Số lượng gạo hỗ trợ

tấn

b

Số đơn vị, nhân khẩu được hỗ trợ

-

Số huyện được hỗ trợ

huyện

-

Số xã được hỗ trợ

-

Số hộ gia đình được hỗ trợ

hộ

-

Số khẩu được hỗ trợ

khẩu

c

Diện tích được hỗ trợ

-

Bảo vệ rừng

ha

-

Khoán bảo vệ rừng

ha

-

Trồng rừng phòng hộ

ha

-

Trồng rừng sản xuất, LSNG

ha

-

Khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung

ha

6

Các hoạt động bảo vệ rừng khác

6.1.

Xây dựng cơ sở hạ tầng PCCCR

a

Chòi canh lửa (XD mới; cải tạo bổ sung)

chòi

b

Trạm bảo vệ rừng (XD mới; cải tạo bổ sung)

Trạm

c

Đường ranh cản lửa (XD mới; cải tạo bổ sung)

km

d

Biển báo cấp độ nguy cơ cháy rừng (XD mới; cải tạo bổ sung)

biển

đ

Hạng mục khác

6.2.

Xây dựng, cải tạo đường lâm nghiệp

km

6.3.

Các hoạt động khác

III

PHÁT TRIỂN NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG RỪNG

1

Tại khu vực ngoài khu vực II, III (theo CTPTLNBV 21-25)

1.1

Trồng rừng tập trung

ha

a

Trồng rừng sản xuất

-

Trồng mới

ha

-

Trồng tái canh sau khai thác chính

ha

Trong đó: rừng thâm canh gỗ lớn

ha

b

Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng

-

Rừng đặc dụng

ha

-

Rừng phòng hộ

ha

Trong đó phòng hộ ven biển

ha

1.2

Khoanh nuôi tái sinh

ha

a

KN xúc tiến tái sinh tự nhiên TN

ha

KN mới

ha

KN chuyển tiếp

ha

b

KN xúc tiến tái sinh TN có trồng bổ sung

ha

KN mới

ha

KN chuyển tiếp

ha

1.3

Trồng cây phân tán

nghìn cây

1.4

Chăm sóc rừng

ha/năm

1.5

Năng suất bình quân của rừng trồng khi khai thác chính

m3/ha/năm

1.6

Diện tích rừng gỗ nhỏ chuyển hóa sang kinh doanh gỗ lớn

ha

1.7

Tỷ lệ diện tích rừng trồng được kiểm soát giống

%

1.8

Nhiệm vụ khác

2

Tại các xã khu vực II, III (theo Tiểu dự án 1, Dự án 3)

2.1

Trồng rừng tập trung

ha

a

Trồng rừng sản xuất

ha

b

Phát triển lâm sản ngoài gỗ

ha

c

Trồng rừng phòng hộ

ha

2.2

Khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung

ha

IV

KHAI THÁC GỖ VÀ LÂM SẢN

1

Khai thác gỗ

a

Rừng tự nhiên

Khai thác chính

1000 m3

Khai thác tận dụng

1000 m3

b

Từ rừng trồng tập trung

Diện tích

ha

Sản lượng

1000 m3

c

Từ cây gỗ trồng phân tán

1000 m3

d

Từ cao su thanh lý

1000 m3

2

Khai thác lâm sản ngoài gỗ

a

Sản lượng khai thác tre nứa

b

Sản lượng khai thác nhựa cây

c

Sản lượng khai thác hạt, quả

d

Sản lượng khai thác lấy sợi, lá

đ

Sản lượng khai thác lấy vỏ cây

e

Sản lượng khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ khác

g

Sản lượng các lâm sản ngoài gỗ thu nhặt từ rừng

V

QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CẤP CHỨNG CHỈ RỪNG

ha

1

Diện tích rừng có phương án quản lý rừng bền vững được phê duyệt

a

Rừng tự nhiên

b

Rừng trồng

2

Diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững

a

Rừng tự nhiên

b

Rừng trồng

VI

CHỈ TIÊU, NHIỆM VỤ KHÁC

1

Số việc làm được duy trì thông qua việc thực hiện kế hoạch phát triển lâm nghiệp

1.000 việc làm

2

Số cơ sở chế biến gỗ (nhà máy, xưởng,...)

Cơ sở

3

Số nhà máy chế biến gỗ

Nhà máy

4

Chỉ tiêu khác

….

Mẫu số 05

Bộ, ngành, UBND tỉnh, Tp trực thuộc TW...
-------

TỔNG HỢP KẾT QUẢ HUY ĐỘNG, SỬ DỤNG CÁC NGUỒN VỐN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM……..

ĐVT: triệu đồng

TT

Nguồn vốn

Kế hoạch năm ...

Kết quả huy động vốn

Tình hình giải ngân đến 31/6 năm hiện hành

Tình hình giải ngân (ước đến 31/12 năm hiện hành)

Kết quả

So với KH (%)

So với cùng kỳ (%)

Kết quả

So với KH (%)

So với cùng kỳ (%)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Tổng (I+II+III+IV+V)

I

Ngân sách nhà nước

1

Trung ương

1.1

Đầu tư phát triển

Dự án (ghi rõ tên dự án, quyết định phê duyệt)……

Dự án (ghi rõ tên dự án, quyết định phê duyệt)……

….

1.2

Sự nghiệp

a

Thực hiện Chương trình PTLNBV

b

Thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 3

2

Địa phương

a

Đầu tư phát triển

Dự án (ghi rõ tên dự án, quyết định phê duyệt)……

Dự án (ghi rõ tên dự án, quyết định phê duyệt)……

….

b

Sự nghiệp

II

Vốn ODA

Dự án (ghi rõ tên dự án, quyết định phê duyệt)……

Dự án (ghi rõ tên dự án, quyết định phê duyệt)……

….

III

Vốn ngoài ngân sách nhà nước

1

Vốn FDI

Dự án (ghi rõ tên dự án, quyết định phê duyệt)……

Dự án (ghi rõ tên dự án, quyết định phê duyệt)……

….

2

Dịch vụ môi trường rừng

3

Tín dụng

4

Vốn hợp pháp khác (Tổ chức, cá nhân tự đầu tư)1

Ghi chú:

(1) Vốn ngoài ngân sách do các tổ chức, cá nhân tự đầu tư từ cho công tác bảo vệ rừng, trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến lâm sản, trong đó mức đầu tư tính trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành, đầu tư bình quân từ ngân sách nhà nước, điều kiện thực tế tại địa phương. Ví dụ: bảo vệ rừng 7,28 công/ha/năm; trồng rừng bình quân 30 triệu đồng/ha;….

Mẫu số 06

Bộ, ngành, UBND tỉnh, Tp trực thuộc TW...
-------

TỔNG HỢP CHỈ TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ NHU CẦU VỐN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM ....

TT

Hạng mục

Khối lượng

Mức đầu tư, (tr.đ)

Tổng vốn (tr.đ)

Chia theo nguồn vốn (tr.đ)

Ngân sách nhà nước

ODA

DVMTR

Tín dụng

Vốn hợp pháp khác (Tổ chức, cá nhân tự đầu tư)

Tổng NSNN

Trong đó

Chia ra

Tổng

Trong đó, hỗ trợ từ NSNN

Ngân sách Trung ương

Ngân sách địa phương

Vốn đầu tư phát triển

Vốn sự nghiệp

Tổng

Trong đó

Tổng

Trong đó

Vốn đầu tư phát triển

Vốn sự nghiệp

Vốn đầu tư phát triển

Vốn sự nghiệp

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

TỔNG

Các nội dung như cột 2 mẫu biểu 04 Phụ lục này

Mẫu số 07

Bộ, ngành, UBND tỉnh, Tp trực thuộc TW...
-------

TỔNG HỢP CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG KHU VỰC II, III NĂM ...

TT

Tên xã

Khu vực

Khoán bảo vệ rừng (ha/năm)

Bảo vệ rừng được giao (ha/năm)

Khoanh nuôi XTTS tự nhiên có trồng bổ sung (ha/năm)

Trồng rừng phòng hộ (ha)

Trồng rừng sản xuất (ha)

Phát triển Lâm sản ngoài gỗ (ha)

Hỗ trợ gạo (kg)

Tổng

Diện tích rừng nhà nước giao cho BQL rừng phòng hộ

Rừng đặc dụng, phòng hộ là rừng TN do TCKT quản lý

Diện tích rừng TN do UBND cấp xã quản lý

Tổng

Rừng phòng hộ

Rừng sản xuất là rừng tự nhiên

1

2

3

4= 5+6+7

5

6

7

8=9+10

9

10

11

12

13

14

15

Tổng

I

Huyện …

Xã…

Xã…

II

Huyện …

Xã…

Xã…

Ghi chú:

- Cột 3: ghi II hoặc III là khu vực của xã theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

- Đối tượng khoán bảo vệ rừng theo khoản 1 Điều 3 Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ.

- Đối tượng bảo vệ rừng theo khoản 2 Điều 4 Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ.

Mẫu số 08

Bộ, ngành, UBND tỉnh, Tp trực thuộc TW...
-------

TỔNG HỢP NHU CẦU TRỢ CẤP GẠO CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH NĂM ......

THAM GIA BẢO VỆ RỪNG, KHOANH NUÔI XÚC TIẾN TÁI SINH TỰ NHIÊN CÓ TRỒNG BỔ SUNG, TRỒNG RỪNG PHÒNG HỘ, TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT VÀ PHÁT TRIỂN LÂM SẢN NGOÀI GỖ

TT

Tên xã

Khu vực

Tổng cộng

Bảo vệ rừng

Khoán Bảo vệ rừng

Khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung

Trồng rừng sản xuất và phát triển LSNG

Trồng rừng phòng hộ

Tổng số khẩu (người)

Tổng nhu cầu trợ cấp gạo (kg)

Diện tích (ha)

Số hộ nghèo tham gia (hộ)

Tổng nhân khẩu của các hộ nghèo (người)

Nhu cầu trợ cấp gạo (kg)

Diện tích (ha)

Số hộ nghèo tham gia (hộ)

Tổng nhân khẩu của các hộ nghèo (người)

Nhu cầu trợ cấp gạo (kg)

Diện tích (ha)

Số hộ nghèo tham gia (hộ)

Tổng nhân khẩu của các hộ nghèo (người)

Nhu cầu trợ cấp gạo (kg)

Diện tích (ha)

Số hộ nghèo tham gia (hộ)

Tổng nhân khẩu của các hộ nghèo (người)

Nhu cầu trợ cấp gạo (kg)

Diện tích (ha)

Số hộ nghèo tham gia (hộ)

Tổng nhân khẩu của các hộ nghèo (người)

Nhu cầu trợ cấp gạo (kg)

Tổng

Chia ra

Trồng rừng SX

Phát triển LSNG

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

22

23

24

Tổng

I

Huyện …

Xã…

Xã…

II

Huyện …

Xã…

Xã…

Ghi chú:

- Cột 1: ghi II hoặc III là khu vực của xã theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

- Đối với các chỉ tiêu tổng hợp, các địa phương tổng hợp cụ thể chi tiết từ danh sách, đối tượng, nhu cầu trợ cấp gạo từ Mẫu số 01, Mẫu số 02, Phụ lục II kèm theo Thông tư này.

Mẫu số 09

Bộ, ngành, UBND tỉnh, Tp trực thuộc TW...
-------

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG VỐN NSNN (VỐN TRONG NƯỚC) NĂM ……. VÀ DỰ KIẾN KẾ HOẠCH NĂM ……. CỦA ĐỊA PHƯƠNG

(các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển)

Đơn vị: Triệu đồng

TT

Danh mục dự án

Mã Dự án

Địa điểm XD

Thời gian KC-HT

Quyết định đầu tư/điều chỉnh

Kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021 -2025 được giao

Kế hoạch đầu tư năm ...(trước năm hiện hành) đã giải ngân

Thực hiện năm ... (năm hiện hành)

Dự kiến kế hoạch năm tới ... (năm kế hoạch)

Số quyết định; ngày, tháng, năm ban hành

TMĐT

Tổng số (tất cả các nguồn vốn)

trong đó

Kế hoạch đã giao

Ước giải ngân đến 30/6/...

Ước thực hiện giải ngân năm ....

Tổng số (tất cả các nguồn vốn)

Trong đó

Thu hồi khoản vốn ứng trước

Thanh toán nợ đọng XDCB

Tổng số (tất cả các nguồn vốn)

Trong đó

NSTW

NSĐP

Tổng số (tất cả các nguồn vốn)

Trong đó

Tổng số (tất cả các nguồn vốn)

Trong đó

Tổng số (tất cả các nguồn vốn)

Trong đó

Tổng số (tất cả các nguồn vốn)

Trong đó

NSTW

NSĐP

NSTW

NSĐP

NSTW

NSĐP

NSTW

NSĐP

NSTW

NSĐP

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

TỔNG

(1)

Các dự án hoàn thành, bàn giao, đi vào sử dụng trước ngày 31/12/năm hiện hành 202…

a

Dự án nhóm A

………..

b

Dự án nhóm B

………..

c

Dự án nhóm C

………..

(2)

Các dự án dự kiến hoàn thành năm tới 202…

Sắp xếp như mục (1) biểu này

(3)

Các dự án chuyển tiếp hoàn thành sau năm tới 202…

Sắp xếp như mục (1) biểu này

(4)

Các dự án khởi công mới năm tới 202…

Sắp xếp như mục (1) biểu này

Mẫu số 10

Bộ, ngành, UBND tỉnh, Tp trực thuộc TW...
-------

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VÀ NHU CẦU VỐN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG NĂM ...….

DỰ ÁN…………. (từng dự án theo danh mục dự án tại Mẫu số 09)

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên dự án: ………………….

2. Quyết định phê duyệt:…………………..

2. Chủ đầu tư dự án (gồm: tên cơ quan, đơn vị, địa chỉ và điện thoại liên hệ)

……………………

……………………

3. Các hạng mục đầu tư chủ yếu (tóm tắt các hạng mục đầu tư, mức đầu tư, nguồn vốn thực hiện dự án)

……………………

……………………

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN

1. Lũy kế kết quả thực hiện từ khi dự án (bao gồm thực hiện các hạng mục, kết quả giải ngân vốn theo từng năm)

……………………

……………………

2. Kết quả thực hiện 06 tháng đầu năm .... và ước thực hiện cả năm ..... (bao gồm thực hiện các hạng mục, ……………………

……………………

3. Kết quả huy động vốn

kết quả giải ngân vốn trong đó ghi rõ vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, nguồn khác…)

……………………

III. KẾ HOẠCH NĂM ....

(Các hạng mục đầu tư dự kiến thực hiện trong năm ...., mức đầu tư, nguồn vốn thực hiện dự án, trong đó ghi rõ vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, nguồn khác…).

……………………

…………….………

IV. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT (để thực hiện dự án)

……………………

Mẫu số 11

Bộ, ngành, UBND tỉnh, Tp trực thuộc TW...
-------

TỔNG HỢP KẾ HOẠCH VỐN SỰ NGHIỆP ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ TỪ NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG NĂM …….

TT

Hạng mục

ĐVT

Khối lượng

Định mức

Thành tiền (tr.đ)

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

TỔNG

1

Khoán bảo vệ rừng

ha

1.1

Tại khu vực ngoài khu vực II, III (theo CTPTLNBV 21-25)

a

Rừng phòng hộ

Trong đó: Rừng phòng hộ ven biển

b

Rừng đặc dụng

c

Rừng sản xuất là rừng tự nhiên

1.2

Tại các xã khu vực II, III

a

Rừng phòng hộ

Trong đó: Rừng phòng hộ ven biển

b

Rừng đặc dụng (Trừ diện tích do BQLR đặc dụng quản lý)

c

Rừng sản xuất là rừng tự nhiên

2

Hỗ trợ bảo vệ rừng

2.1

Tại khu vực ngoài khu vực II, III (theo CTPTLNBV 21-25)

a

Hỗ trợ bảo vệ rừng đặc dụng (theo Quyết định 24/2012/QĐ-TTg)

-

Diện tích

ha

-

Hỗ trợ cộng đồng dân cư vùng đệm

cộng đồng

b

Hỗ trợ bảo vệ rừng tự nhiên là RSX

ha

-

Do Công ty LN quản lý

ha

Do BQLR, UBND xã quản lý

-

Do Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư quản lý

ha

2.2

Tại các xã khu vực II, III (theo Tiểu dự án 1, Dự án 3)

a

Rừng phòng hộ

ha

b

Rừng sản xuất là rừng tự nhiên

ha

3

Phát triển rừng, nâng cao NSCLR

3.1

Tại khu vực ngoài khu vực II, III (theo CTPTLNBV 21-25)

3.1.1

Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng

ha

a

KNXTTS tự nhiên

-

Mới

-

Chuyển tiếp

b

KNXTTS tự nhiên có trồng bổ sung

ha

-

Mới

-

Chuyển tiếp

3.1.2

Trồng cây phân tán

nghìn cây

3.2

Tại các xã khu vực II, III (theo Tiểu dự án 1, Dự án 3)

a

Trồng rừng tập trung

ha

-

Trồng rừng sản xuất

ha

-

Phát triển lâm sản ngoài gỗ

ha

-

Trồng rừng phòng hộ

ha

b

Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung

ha

4

Cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững

ha

a

Rừng tự nhiên

b

Rừng trồng

5

Hỗ trợ gạo bảo vệ và phát triển rừng

tấn

6

Hoạt động của Văn phòng Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình cấp tỉnh

7

Các hoạt động, nhiệm vụ đặc thù khác

Ghi chú: Các hoạt động, nhiệm vụ đặc thù phải có Quyết định phê duyệt của các đơn vị, địa phương.

PHỤ LỤC II

MẪU BIỂU VỀ THỰC HIỆN TRỢ CẤP GẠO BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 09 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Mẫu số 01

Danh sách hộ gia đình đăng ký tham gia bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung, trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ

Mẫu số 02

Danh sách đối tượng, nhu cầu trợ cấp gạo năm .........

Mẫu số 03

Danh sách hộ gia đình thôn, bản ………… nhận trợ cấp gạo

Mẫu số 04

Sổ theo dõi trợ cấp gạo

Mẫu số 01

Huyện…………………….
Xã………………………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

DANH SÁCH HỘ GIA ĐÌNH ĐĂNG KÝ THAM GIA BẢO VỆ RỪNG, KHOANH NUÔI XÚC TIẾN TÁI SINH TỰ NHIÊN CÓ TRỒNG BỔ SUNG, TRỒNG RỪNG PHÒNG HỘ, TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT VÀ PHÁT TRIỂN LÂM SẢN NGOÀI GỖ

Thôn/bản …………………………….

TT

Tên chủ hộ gia đình

Dân tộc

Số khẩu

Diện tích được bảo vệ rừng

Diện tích nhận khoán bảo vệ rừng

Diện tích rừng được khoanh nuôi XTTS tự nhiên có trồng bổ sung

Diện tích trồng rừng

Số lượng gạo hỗ trợ năm .... (kg)

Ghi chú

Diện tích (ha)

Vị trí (ghi Lô, Khoảnh, Tiểu khu)

Loại rừng (đánh dấu “X” vào ô tương ứng)

Diện tích (ha)

Vị trí (ghi Lô, Khoảnh, Tiểu khu)

Loại rừng (đánh dấu “X” vào ô tương ứng)

Diện tích (ha)

Vị trí (ghi Lô, Khoảnh, Tiểu khu)

Trạng thái đất LN được giao

Diện tích (ha)

Vị trí (ghi Lô, Khoảnh, Tiểu khu)

Trạng thái đất LN được giao

Rừng PH

RSX là RTN

Rừng tự nhiên

Rừng trồng

Tổng

KN mới

KN chuyển tiếp

Tổng

PH

SX

Phát triển LSNG

ĐD

PH

SX

ĐD

PH

SX

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

Tổng cộng

…….., ngày …. tháng ….. năm ......
CHỦ ĐẦU TƯ/ĐƠN VỊ
(họ tên, chữ ký)

Mẫu số 02

UBND TỈNH……………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG, NHU CẦU TRỢ CẤP GẠO NĂM .........

TT

Tên Dự án, chủ hộ gia đình

Thôn, bản

Dân tộc

Số khẩu

Đối tượng (nếu thuộc hộ nghèo thì đánh dấu “X”)

Diện tích được bảo vệ rừng

Diện tích nhận khoán bảo vệ rừng

Diện tích rừng được khoanh nuôi XTTS tự nhiên có trồng bổ sung

Diện tích trồng rừng

Hỗ trợ năm thứ….

Số lượng gạo hỗ trợ (kg)

Ghi chú

Diện tích (ha)

Vị trí (ghi Lô, Khoảnh, Tiểu khu)

Loại rừng (đánh dấu “X” vào ô tương ứng)

Diện tích (ha)

Vị trí (ghi Lô, Khoảnh, Tiểu khu)

Loại rừng (đánh dấu “X” vào ô tương ứng)

Diện tích (ha)

Vị trí (ghi Lô, Khoảnh, Tiểu khu)

Trạng thái đất LN được giao

Diện tích (ha)

Vị trí (ghi Lô, Khoảnh, Tiểu khu)

Trạng thái đất LN được giao

Rừng PH

RSX là RTN

Rừng tự nhiên

Rừng trồng

Tổng

KN mới

KN chuyển tiếp

Tổng

PH

SX

Phát triển LSNG

ĐD

PH

SX

ĐD

PH

SX

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

Tổng (A+B+....)

A

Dự án (tên dự án, số QĐ đầu tư)

I

Huyện…..

1

Xã…………

Nguyễn Văn A

…………

2

Xã…………

…………

B

Dự án (tên dự án, số QĐ đầu tư)……..

lặp lại tương tự như Mục A)

…….., ngày …. tháng ….. năm ......
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Mẫu số 03

Huyện…………………….
Xã………………………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

DANH SÁCH

HỘ GIA ĐÌNH THÔN, BẢN ……………………………………… NHẬN TRỢ CẤP GẠO

Tháng……….. năm……………

TT

Tên chủ hộ gia đình

Dân tộc

Số khẩu

Diện tích đã được bảo vệ rừng

Diện tích đã nhận khoán bảo vệ rừng

Diện tích rừng đã được KNXTTS tự nhiên có trồng bổ sung

Diện tích đã trồng rừng

Số lượng gạo hỗ trợ (kg)

Ký nhận hoặc Điểm chỉ

Diện tích (ha)

Vị trí (ghi Lô, Khoảnh, Tiểu khu)

Loại rừng (đánh dấu “X” vào ô tương ứng)

Diện tích (ha)

Vị trí (ghi Lô, Khoảnh, Tiểu khu)

Loại rừng (đánh dấu “X” vào ô tương ứng)

Diện tích (ha)

Vị trí (ghi Lô, Khoảnh, Tiểu khu)

Diện tích (ha)

Vị trí (ghi Lô, Khoảnh, Tiểu khu)

Rừng PH

RSX là RTN

Rừng tự nhiên

Rừng trồng

TRPH

TRSX

Phát triển LSNG

ĐD

PH

SX

ĐD

PH

SX

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

Tổng cộng

…….., ngày …. tháng ….. năm ......
CHỦ ĐẦU TƯ/ĐƠN VỊ
(họ tên, chữ ký)


Mẫu số 04

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

SỔ THEO DÕI TRỢ CẤP GẠO

Cấp cho ông (bà): ………………………..

Địa chỉ: Thôn ………….. Xã …………………. Huyện ……………….. Tỉnh ……………..

Số sổ: ………………..

BẢNG THEO DÕI HỖ TRỢ GẠO

Ngày cấp

Duyệt cấp

Diện tích thực hiện

Thực cấp

Số khẩu

Diện tích đăng ký (ha)

Số lượng gạo hỗ trợ (kg)

Diện tích rừng được bảo vệ (ha)

Diện tích được nhận khoán bảo vệ rừng (ha)

Diện tích rừng được KNXTTS tự nhiên có trồng bổ sung (ha)

Diện tích rừng đã được trồng (ha)

Số lượng gạo thực cấp (kg)

Họ và tên người giao gạo

Họ và tên người nhận gạo

Chữ ký của người nhận gạo

Bảo vệ rừng

Khoán bảo vệ rừng

Khoanh nuôi XTTS có trồng bổ sung

Trồng rừng

Tổng

Rừng phòng hộ

Rừng sản xuất

Phát triển LSNG

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

PHỤ LỤC III

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 09 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
ĐƠN VỊ:...........
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /..........

....., ngày ..... tháng ... năm ...

BÁO CÁO

Kết quả thực hiện công tác bảo vệ và phát triển rừng quý, 6 tháng, năm ....

I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, HƯỚNG DẪN, TRIỂN KHAI CÁC CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH

1. Công tác chỉ đạo, điều hành chung

2. Chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững

3. Chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai Tiểu dự án 1, Dự án 3

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

II.1. CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG

1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch

a) Về bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng

Công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng; công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại các khu rừng đặc dụng,...

b) Phát triển rừng và nâng cao năng suất, chất lượng rừng

- Đối với rừng trồng: Trồng rừng (phòng hộ, đặc dụng, sản xuất); trồng rừng gỗ lớn; năng suất rừng trồng; tỷ lệ giống được kiểm soát; trồng cây phân tán,...; sản lượng khai thác gỗ rừng trồng, lâm sản ngoài gỗ,...

- Đối với rừng tự nhiên: khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung.

- Phát triển lâm sản ngoài gỗ: diện tích trồng lâm sản ngoài gỗ.

c) Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng đối với rừng sản xuất là rừng trồng

- Xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững;

- Diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

d) Nhiệm vụ khác: Thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ triển khai Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia; kế hoạch cơ cấu lại lĩnh vực lâm nghiệp; các đề án, dự án liên quan.

2. Tình hình huy động, phân bổ kinh phí

Kết quả huy động kinh phí thực hiện Chương trình, chia theo nguồn vốn: NSTW (đầu tư, sự nghiệp); NSĐP (đầu tư, sự nghiệp); nguồn khác (FDI; DVMTR; tổ chức, cá nhân tự đầu tư).

II.2. TIỂU DỰ ÁN 1, DỰ ÁN 3

1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ

a) Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng

b) Hỗ trợ bảo vệ rừng

c) Hỗ trợ khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung

d) Hỗ trợ trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ

đ) Hỗ trợ trồng rừng phòng hộ

e) Trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng

2. Kết quả huy động, phân bổ kinh phí thực hiện Tiểu dự án 1 (nguồn vốn NSTW cấp cho thực hiện Tiểu dự án).

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Về thực hiện Chương trình

a) Kết quả đạt được

b) Tồn tại

c) Nguyên nhân

d) Những vấn đề đặt ra cần giải quyết

2. Về thực hiện Tiểu dự án 1

a) Kết quả đạt được

b) Tồn tại

c) Nguyên nhân

d) Những vấn đề đặt ra cần giải quyết

IV. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ QUÝ/6 THÁNG CUỐI NĂM, NĂM TIẾP THEO.

Nêu các nhiệm vụ chính về chỉ đạo điều hành, các nhiệm vụ triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ thực hiện Chương trình, Tiểu dự án 1.

.....

V. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Những kiến nghị, đề xuất đối với Chính phủ, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh.

Biểu 1:

KẾT QUẢ THỰC HIỆN BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NĂM ......

(Kèm theo mẫu báo cáo tại Phụ lục III)

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Nhiệm vụ Kế hoạch năm...

Thực hiện đến kỳ báo cáo (quý, 6 tháng, năm)

Ước thực hiện cả năm

Kết quả

So với KH (%)

So với cùng kỳ (%)

Kết quả

So với KH (%)

So với cùng kỳ (%)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

I

TỶ LỆ CHE PHỦ RỪNG

%

II

BẢO VỆ RỪNG, BẢO TỒN ĐDSH CÁC HỆ SINH THÁI RỪNG

1

Giảm diện tích rừng bị thiệt hại

ha

a

Do cháy rừng

b

Do nguyên nhân khác

2

Giảm số vụ vi phạm các quy định của pháp luật về BV&PTR.

vụ

3

Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng

3.1

Tại khu vực ngoài khu vực II, III (theo CTPTLNBV 21-25)

a

Rừng phòng hộ

ha

Trong đó: Rừng phòng hộ ven biển

ha

b

Rừng đặc dụng

ha

c

Rừng sản xuất là rừng tự nhiên

ha

3.2

Tại các xã khu vực II, III (theo Tiểu dự án 1, Dự án 3)

a

Rừng phòng hộ

ha

Trong đó: Rừng phòng hộ ven biển

ha

b

Rừng đặc dụng (trừ diện tích do BQL rừng đặc dụng quản lý)

ha

c

Rừng sản xuất là rừng tự nhiên

ha

4

Hỗ trợ bảo vệ rừng

4.1

Tại khu vực ngoài khu vực II, III (theo CTPTLNBV 21-25)

a

Hỗ trợ bảo vệ rừng đặc dụng (theo Quyết định 24/2012/QĐ-TTg)

-

Diện tích

ha

-

Hỗ trợ cộng đồng dân cư vùng đệm

cộng đồng

b

Hỗ trợ bảo vệ rừng tự nhiên là RSX

ha

-

Do Công ty Lâm nghiệp quản lý

ha

-

Do BQLR, UBND xã quản lý

ha

-

Do Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư quản lý

ha

4.2

Tại các xã khu vực II, III (theo Tiểu dự án 1, Dự án 3)

a

Rừng phòng hộ

ha

b

Rừng sản xuất là rừng tự nhiên

ha

5

Hỗ trợ gạo bảo vệ và phát triển rừng

a

Số lượng gạo hỗ trợ

tấn

b

Số đơn vị, nhân khẩu được hỗ trợ

-

Số huyện được hỗ trợ

huyện

-

Số xã được hỗ trợ

-

Số hộ gia đình được hỗ trợ

hộ

-

Số khẩu được hỗ trợ

khẩu

c

Diện tích được hỗ trợ

-

Bảo vệ rừng

ha

-

Khoán bảo vệ rừng

ha

-

Trồng rừng phòng hộ

ha

-

Trồng rừng sản xuất, LSNG

ha

-

Khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung

ha

6

Các hoạt động bảo vệ rừng khác

6.1.

Xây dựng cơ sở hạ tầng PCCCR

a

Chòi canh lửa (XD mới; cải tạo bổ sung)

chòi

b

Trạm bảo vệ rừng (XD mới; cải tạo bổ sung)

Trạm

c

Đường ranh cản lửa (XD mới; cải tạo bổ sung)

km

d

Biển báo cấp độ nguy cơ cháy rừng (XD mới; cải tạo bổ sung)

biển

đ

Hạng mục khác

6.2.

Xây dựng, cải tạo đường lâm nghiệp

km

6.3.

Các hoạt động khác

III

PHÁT TRIỂN NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG RỪNG

1

Tại khu vực ngoài khu vực II, III (theo CTPTLNBV 21-25)

1.1

Trồng rừng tập trung

ha

a

Trồng rừng sản xuất

-

Trồng mới

ha

-

Trồng tái canh sau khai thác chính

ha

Trong đó: rừng thâm canh gỗ lớn

ha

b

Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng

-

Rừng đặc dụng

ha

-

Rừng phòng hộ

ha

Trong đó phòng hộ ven biển

ha

1.2

Khoanh nuôi tái sinh

ha

a

KN xúc tiến tái sinh tự nhiên TN

ha

KN mới

ha

KN chuyển tiếp

ha

b

KN xúc tiến tái sinh TN có trồng bổ sung

ha

KN mới

ha

KN chuyển tiếp

ha

1.3

Trồng cây phân tán

nghìn cây

1.4

Chăm sóc rừng

ha/năm

1.5

Năng suất bình quân của rừng trồng khi khai thác chính

m3/ha/năm

1.6

Diện tích rừng gỗ nhỏ chuyển hóa sang kinh doanh gỗ lớn

ha

1.7

Tỷ lệ diện tích rừng trồng được kiểm soát giống

%

1.8

Nhiệm vụ khác

2

Tại các xã khu vực II, III (theo Tiểu dự án 1, Dự án 3)

2.1

Trồng rừng tập trung

ha

a

Trồng rừng sản xuất

ha

b

Phát triển lâm sản ngoài gỗ

ha

c

Trồng rừng phòng hộ

ha

2.2

Khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung

ha

IV

KHAI THÁC GỖ VÀ LÂM SẢN

1

Khai thác gỗ

a

Rừng tự nhiên

Khai thác chính

1000 m3

Khai thác tận dụng

1000 m3

b

Từ rừng trồng tập trung

Diện tích

ha

Sản lượng

1000 m3

c

Từ cây gỗ trồng phân tán

1000 m3

d

Từ cao su thanh lý

1000 m3

2

Khai thác lâm sản ngoài gỗ

a

Sản lượng khai thác tre nứa

b

Sản lượng khai thác nhựa cây

c

Sản lượng khai thác hạt, quả

d

Sản lượng khai thác lấy sợi, lá

đ

Sản lượng khai thác lấy vỏ cây

e

Sản lượng khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ khác

g

Sản lượng các lâm sản ngoài gỗ thu nhặt từ rừng

V

QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CẤP CHỨNG CHỈ RỪNG

ha

1

Diện tích rừng có phương án quản lý rừng bền vững được phê duyệt

a

Rừng tự nhiên

b

Rừng trồng

2

Diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững

a

Rừng tự nhiên

b

Rừng trồng

VI

CHỈ TIÊU, NHIỆM VỤ KHÁC

1

Số việc làm được duy trì thông qua việc thực hiện kế hoạch phát triển lâm nghiệp

1.000 việc làm

2

Số cơ sở chế biến gỗ (nhà máy, xưởng,...)

Cơ sở

3

Số nhà máy chế biến gỗ

Nhà máy

4

Chỉ tiêu khác

….

Biểu 2:

TỔNG HỢP KẾT QUẢ HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN VỐN THỰC HIỆN BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NĂM……..

(Kèm theo mẫu báo cáo tại Phụ lục III)

ĐVT: triệu đồng

TT

Nguồn vốn

Kế hoạch năm ...

Kết quả huy động vốn

Tình hình giải ngân (quý, 6 tháng năm)

Ước thực hiện giải ngân (ước đến 31/12 năm hiện hành)

Kết quả

So với KH (%)

So với cùng kỳ (%)

Kết quả

So với KH (%)

So với cùng kỳ (%)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Tổng (I+II+III+IV+V)

I

Ngân sách nhà nước

1

Trung ương

1.1

Đầu tư phát triển

Dự án (ghi rõ tên dự án, quyết định phê duyệt)……

….

1.2

Sự nghiệp

a

Thực hiện Chương trình PTLNBV

b

Thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 3

2

Địa phương

a

Đầu tư phát triển

Dự án (ghi rõ tên dự án, quyết định phê duyệt)……

….

b

Sự nghiệp

II

Vốn ODA

Dự án (ghi rõ tên dự án, quyết định phê duyệt)……

….

III

Vốn ngoài ngân sách nhà nước

1

Vốn FDI

Dự án (ghi rõ tên dự án, quyết định phê duyệt)……

….

2

Dịch vụ môi trường rừng

3

Tín dụng

4

Vốn hợp pháp khác (Tổ chức, cá nhân tự đầu tư)

MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 12/2022/TT-BNNPTNT

Hanoi, September 20, 2022

 

CIRCULAR

PROVIDING GUIDANCE ON SEVERAL FORESTRY ACTIVITIES FOR IMPLEMENTATION OF SUSTAINABLE FORESTRY DEVELOPMENT PROGRAM AND NATIONAL TARGET PROGRAM FOR SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OF ETHNIC MINORITY AREAS AND MOUNTAINOUS REGIONS FOR 2021-2030 PERIOD, STAGE 1: FROM 2021 TO 2025

Pursuant to the Government's Decree No. 15/2017/ND-CP dated February 17, 2017, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;

Pursuant to the Law on Forestry No. 16/2017/QH14 dated November 15, 2017;

Pursuant to the Government's Decree No. 27/2022/ND-CP dated April 19, 2022 on the mechanism for management and implementation of national target programs;

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 39/2021/QD-TTg dated December 30, 2021 on distribution principles, criteria and norms of central budget funds and proportions of counterpart funds of local budgets for implementation of the National Target Program for socio-economic development of ethnic minority areas and mountainous regions during the 2021 – 2030 period, stage 1: from 2021 to 2025;

In implementing the Prime Minister’s Decision No. 1719/QD-TTg dated October 14, 2021 on the National Target Programs for socio-economic development of ethnic minority areas and mountainous regions during the 2021 – 2030 period, stage 1: from 2021 to 2025;

In implementing the Prime Minister’s Decision No. 809/QD-TTg dated July 12, 2022 on approval of the National Target Program for sustainable forestry development for the 2021-2025 period;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Minister of Agriculture and Rural Development herein promulgates the Circular providing guidance on several forestry activities for implementation of the sustainable forestry development program and the National Target Program for socio-economic development of ethnic minority areas and mountainous regions for the 2021-2030 period, stage 1: from 2021 to 2025.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Circular provides guidance on:

1. Formulation and implementation of the annual plans for implementation of the Sustainable Forestry Development Program for the period of 2021-2025 (hereinafter referred to as the Program) and the Sub-project 1 - Sustainable agro-forestry economic development associated with protection of forests and improvement of people's income under Project 3 - Sustainable development of agricultural and forestry production, exploitation of potentials and strengths of regions for value chain-based commodity production under the National target program for socio-economic development of ethnic minority areas and mountainous regions for the period 2021-2030, stage 1: from 2021 to 2025 (hereinafter referred to as Sub-project 1).

2. Forestry activities eligible for the state budget funding for implementation of the Program and Sub-project 1.

3. Inspection, supervision, assessment, reporting regime and implementation of the Program and Sub-project 1.

Article 2. Regulated subjects

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Agencies, organizations, households, individuals and residential communities involved in the implementation of the Program.

2. Households of ethnic minorities, households of poor Kinh people; population of villages in zone-II and zone-III communes of ethnic minority areas and mountainous regions; organizations and individuals related to implementation of Sub-project 1.

Article 3. Rules of management and implementation of the Program and Subproject 1

1. Management and implementation of the Program must comply with the regulatory provisions of law on management of public investment, state budget and other relevant law. Implementation of Subproject 1 must conform to the regulations laid down in the Government's Decree No. 27/2022/ND-CP dated April 19, 2022, prescribing the mechanism for management and implementation of national target programs (hereinafter referred to as Decree No. 27/2022/ND-CP) and relevant regulatory provisions.

Formulation, implementation and final accounting of state budget for implementation of the Program and Subproject 1 shall comply with current regulations and instructions of the Ministry of Finance. Management, payment and settlement of public investment funds shall be subject to the Government’s Decree No. 99/2021/ND-CP dated November 11, 2021, prescribing management, payment and settlement of financial obligations of state capital-funded projects and the Circular No. 96/2021/TT-BTC dated November 11, 2021 of the Minister of Finance, prescribing forms and charts used for final settlement.

2. Carrying out forestry activities in line with content of Program and Subproject 1 and avoiding any overlap with content of and funding for other national target programs, programs and projects.

a) Forestry activities that are carried out within or near special-use forests managed by, and local community residing at the buffer zones of special-use forests that receives support from, Special-use Forest Management Boards; ​​natural forests serving as production forests managed by forestry companies structured and reformed under the Government's Decree No. 118/2014/ND-CP dated December 17, 2014 on arrangement, reform, development and improvement of the operational efficiency of agro-forestry companies (hereinafter referred to as forestry companies for short), must be carried out under jurisdiction, regardless of localities where they take place; may be funded by forest protection grants under the Program; and owners of these forests can use these grants to execute forest protection contracts according to norms, mechanisms and policies applied to respective localities;

b) Funding for forestry activities, such as human-assisted natural regeneration of forests; forest fire prevention and control; biodiversity conservation of forest ecosystems; monitoring of forest cover changes, surveillance, evaluation and management of forest resources; issuance of certificates of sustainable forest management; planting of scattered trees; implementation of programs, schemes and plans approved by competent authorities; particular activities and tasks, that are carried out, regardless of localities where they take place is specified in the Program.

3. Harmoniously coordinating management measures and enhancing proper and effective integration across the Program, the National Target Program, the Vietnam Forestry Development Strategy for the 2021-2030 period with vision towards 2050, the agricultural restructuring plan for the period 2021-2025, the local socio-economic development programs, schemes, projects and plans.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Ensuring public supervision and transparency in the process of management and implementation of the Program or Subproject 1.

Chapter II

FORMULATION AND IMPLEMENTATION OF ANNUAL PLANS

Article 4. Basis for formulation of plans

1. Government’s Decree No. 27/2022/ND-CP.

2. Prime Minister’s Decision No. 39/2021/QD-TTg dated December 30, 2021 on distribution principles, criteria and norms of central budget funds and proportions of counterpart funds of local budgets for implementation of the National Target Program for socio-economic development of ethnic minority areas and mountainous regions during the 2021 – 2030 period, stage 1: from 2021 to 2025.

3. Prime Minister’s Decision No. 1719/QD-TTg dated October 14, 2021 on approval of the National Target Program for socio-economic development of ethnic minority areas and mountainous regions during the 2021 – 2030 period, stage 1: from 2021 to 2025 (hereinafter referred to as Decision No. 1719/QD-TTg for short).

4. Prime Minister’s Decision No. 809/QD-TTg dated July 12, 2022 on approval of the National Target Program for sustainable forestry development for the 2021-2025 period.

5. Prime Minister’s decision to assign duties to implement the five-year and annual plan for implementation of the national target program.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7. Previous year’s results of implementation of the Program and Subproject 1.

8. Regulations on regulatory mechanisms and policies in force; technical standards, regulations, economic - technical norms, spending limits according to regulations in force.

Article 5. Plan content

1. Each annual plan must contain the followings:

a) Review of implementation of the Program and Sub-project 1 in the previous year with respect to the annual plan (including the results of the implementation of the objectives and tasks; review of efficiency in mobilization, allocation and management of state budget resources and other resources);

b) Context and forecasting of advantages, difficulties and challenges of forest protection and development activities at ministries, central and local authorities during the budget period;

c) Specific objectives and requirements of the Program and Subproject 1 in the budget period;

d) Content of; activities involved in; estimated amount of allocated funds; funding structure suitable to implementation of the Program and Subproject 1;

dd) Recommended solutions and implementation of the plan;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The plan for implementation of the Program and Subproject 1 is formulated according to the instructions given in Appendix I issued together with this Circular.

Article 6. Procedures for implementation of the Program and Subproject 1

1. Formulation of annual plans for implementation of the Program and Subproject 1 of ministries, central authorities and local authorities shall coincide with the formulation of annual socio-economic development plans, annual plans for implementation of national target programs, annual public investment plans and annual state budget estimates.

2. By June 30 each year, entities investing in projects or project investors shall formulate plans for implementation of the Program and Subproject 1 in the following year, and send them to the agencies in charge of the Program or Subproject 1 of ministries, central and local authorities for synthesis purposes, specifically as follows:

a) With respect to the Program: Specialized agencies assigned by ministries or central authorities synthesize and develop Program implementation plans under their management; the district-level People's Committees synthesize and develop Program implementation plans by entities investing in construction projects or project investors under their authority, households and individuals in districts; entities investing in projects or project investors directly under People's Committees of provinces, departments or other local authorities synthesize and develop their own Program implementation plans;

b) With respect to the Subproject 1: District-level People's Committees synthesize and develop plans for implementation of Subproject 1 by entities investing in projects, project investors, households and individuals in districts; entities investing in projects and project investors directly under People's Committees of provinces, departments or other local authorities synthesize and develop plans for implementation of the Subproject 1 of their own.

3. By July 15 each year, specialized agencies and assigned units shall synthesize plans for implementation of the Program and the Subproject in the following year of ministries, central authorities and local authorities, specifically as follows:

a) With respect to the Program: Assigned specialized agencies (for Ministries or central authorities), provincial Offices in charge of the Program, assigned specialized agencies at the provincial level synthesize the Program implementation plans of the next year of their own and send them for public comments from relevant units (for Ministries and central authorities); submit them to the Provincial Steering Committees on the Program for their review and approval before forwarding them to the Ministry of Agriculture and Rural Development (Program Owner), the Ministry of Planning and Investment, and the Ministry of Finance;

b) With respect to the Subproject 1: The assigned agencies and units synthesize plans for implementation of the Subproject 1 in the following year on their respective part, send them to Departments of Agriculture and Rural Development for review and submission thereof to the provincial People's Committees (local agencies in charge of national target programs), and at the same time send them to the Ministry of Agriculture and Rural Development (component project owners).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) With respect to the Program: Sending them to the Ministry of Agriculture and Rural Development; the Ministry of Planning and Investment; and the Ministry of Finance for synthesis purposes;

b) With respect to the Subproject 1: Sending them to the Ministry of Agriculture and Rural Development for synthesis of the budgetary plans and demands for implementation of the Subproject 1 and forwarding them to the Committee for Ethnic Affairs for synthesis purposes.

5. By August 15 every year, the Office of the Central Steering Committee for implementation of the Program and the assigned specialized agencies synthesize and submit to the Ministry of Agriculture and Rural Development the proposed plans for the implementation of the Program in the following year on the nationwide scale, and send them to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance.

6. By December 31 of each year, Ministries, central and local authorities implementing the Program allocate agencies and units under their direct control the objectives, tasks and detailed annual state budget estimates according to the contents and items of the Program.

For the Subproject 1, assignment and allocation of plans shall be subject to the Decree No. 27/2022/ND-CP and other relevant written documents on guidance for implementation of the Decision No. 1719/QD-TTg.

Chapter III

FORESTRY ACTIVITIES ELIGIBLE FOR STATE BUDGET FUNDING FOR IMPLEMENTATION OF SUSTAINABLE FORESTRY DEVELOPMENT PROGRAM

Section 1. ACTIVITIES FUNDED BY STATE BUDGET ALLOCATIONS

Article 7. Forest protection contracting

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Forests shall be entrusted by the State to the Special-use Forest Management Board and the Protection Forest Management Board; ​​special-use forests and protection forests shall be entrusted by the State to economic organizations and armed forces units; forests not yet entrusted or lent out shall be put under the control of the People's Committees of communes, wards and townships (hereinafter collectively referred to as People's Committees of communes).

2. Forest protection contract assignor:

a) Special-use Forest Management Board; Protection Forest Management Board; agro-forestry companies prescribed in clause 1 of Article 2 in the Government’s Decree No. 168/2016/ND-CP dated December 27, 2016 providing for contracting of forests, orchards and water surface areas within the special-use forest or protection forest Management Board and the state-owned Agricultural and Forestry Single-member Limited Liability Company (hereinafter referred to as Decree No. 168/2016/ND-CP);

b) Organizations and units assigned to be in charge of forests that are referred to in clause 2, 3 and 4 of Article 8 in the Law on Forestry;

c) Commune-level People’s Committees.

3. Forest protection contract assignee:

a) Households and individuals lawfully residing in the localities (e.g. communes, wards, townships) as referred to in the regulatory provisions of the 2020 Law on Residence; residential community in accordance with the regulatory provisions of the 2017 Law on Forestry where the contract assignor is located;

b) Locally-garrisoned armed force units; local socio-political organizations.

4. Criteria for identification of the assignor and the assignee: The criteria are subject to Article 4 in the Decree No.168/2016/ND-CP. For forest areas that have not been assigned or leased under the management of the commune-level People's Committees or the forest areas assigned to organizations or units, the assignor must be the commune-level People's Committee, the managing organization and unit while the assignee can be any of those referred to in clause 3 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Amount of grant: The amount shall be subject to the regulatory provisions of clause 3 of Article 6 in the Prime Minister’s Decision No. 38/2016/QD-TTg dated September 14, 2016 on issuance of a number of policies on forest protection and development and offer of grants invested in development of infrastructure and assignment of public sector duties with respect to agro-forestry companies (hereinafter referred to as Decision No. 38/2016/QD-TTg);

b) Limit of grant: The limit on financial support shall be subject to clause 2 of Article 6 in the Decree No. 168/2016/ND-CP.

6. For forest areas assigned to the Special-use Forest Management Board or the Forestry Company, grants referred to in Article 8 and 9 herein shall be used for entering into the contract for the forest protection task; the amount of funding for such contract shall be subject to clause 5 of this Article.

7. Assignment form:

a) Such assignment shall be bound to annual contracts as per Article 8 in the Decree No.168/2016/ND-CP;

b) Every year, the assignor shall conduct the testing and assessment of the assignee’s fulfillment of contractual obligations under the Circular No. 15/2019/TT-BNNPTNT dated October 30, 2019 of the Minister of Agriculture and Rural Development, providing guidance on a number of tasks involved in management of silvicultural projects (hereinafter referred to as Circular No. 15/2019/TT-BNNPTNT).

Article 8. Management and protection of special-use forests; support for population residing at buffer zones of special-use forests

1. Eligible beneficiaries: Special-use Forest Management Boards; population residing at buffer zones of special-use forests.

2. Funding details:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Financial support for investment in the population residing at buffer zones, including: Capacity building for production development (agricultural extension, forestry extension, plant varieties, animal breeds, small-scale agro-forestry processing equipment); support for provision of construction materials for villages (for public works serving community, such as potable water, electricity, lighting, communication, village roads, cultural houses...).

3. Permitted amount:

a) Permitted amount of grant spent on management of special-use forest protection: This is subject to clause 2 of Article 7 in the Prime Minister's 24/2012/QD-TTg dated June 1, 2012 on policies for investment in development of special-use forests for the period of 2011-2020 (hereinafter referred to as Decision No. 24/2012/QD-TTg);

b) Grants offered to population residing at buffer zones of special-use forests: These grants shall be subject to clause 1 of Article 8 in the Decision No. 24/2012/QD-TTg.

4. Support method: Grants are offered annually according to approval from competent authorities under law on state budget.

Article 9. Financial support for protection of production forests that are natural forests during closing time

1. Target forests:

a) Production forests that are natural forests under the management of forestry companies;

b) Production forests that are natural forests managed by special-use forest management boards, protection forest management boards, organizations, households, individuals, local community, and commune-level People's Committees in areas other than zone-II and zone-III communes according to the Prime Minister’s Decision No. 861/QD-TTg dated June 4, 2021 on approval for the list of communes in zone-III, zone-II and zone-I communes in ethnic minority and mountainous areas in the period of 2021-2025.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Forestry companies;

b) Special-use forest management boards, protection forest management boards, organizations, households, individuals, local community, commune-level People's Committees. Grants shall be offered as from 2023.

3. Eligibility criteria:

a) Grantees-to-be must be those referred to in clause 2 of this Article;

b) They must hold land-use right certificates or decisions on assignment or lease of land; decisions on assignment of forests issued by competent authorities. As for forest areas under the management of commune-level People’s Committees, decisions on announcement of current state of forests issued by local authorities of districts are required.

c) Their forest protection results have already been successfully tested.

4. Permitted amount:

a) Forestry companies: The amount shall be subject to clause 3 of Article 6 in the Decision No. 38/2016/QD-TTg;

b) Forest management boards, commune-level People's Committees, households, individuals, local community and organizations that are assigned production forests that are natural forests by the State according to the Ministry of Finance's regulations on management and use of state budget allocations for implementation of the Program.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Forestry companies: Their results are tested according to the Circular No. 15/2019/TT-BNNPTNT;

b) Forest management boards, organizations that are assigned natural production forests by the State, and commune-level People's Committees: Grants are offered annually according to budget estimates approved by competent authorities under law on state budget;

c) Households and local community: Each year, commune-level People's Committees shall assume the prime responsibility for, and cooperate with local forest rangers in, checking and assessing the results of forest protection for each grantee defined in the Circular No. 15/2019/TT-BNNPTNT. Annually tested forest protection results shall serve as a basis for fund payment and settlement.

Article 10. Human-assisted regeneration of forests

1. Human-assisted natural regeneration:

a) Target area of land: Plots of ​​land planned for the development of protection forests, special-use forests and production forests needing human-assisted natural regeneration must satisfy the criteria defined in clause 1 of Article 4 in the Circular No. 29/2018/TT-BNNPNT dated November 16, 2018 of the Minister of Agriculture and Rural Development on silvicultural measures (hereinafter referred to as Circular No. 29/2018/TT-BNNPNT);

b) Eligible beneficiaries: Organizations, individuals, households and local community that carry out the practice of human-assisted natural regeneration on the land area planned for the development of protection forests, special-use forests and production forests which are assigned natural forests;

c) Eligibility criteria: Grantees-to-be must be those defined in point a and b of this clause; holding land use right certificates and decisions on assignment or lease of land issued by competent authorities or permanently using the land within the period of more than 3 years without any dispute; complete the task of human-assisted natural regeneration and have results of this practice successfully tested;

d) Amount of grant: The amount shall be subject to point a of clause 4 of Article 6 in the Decision No. 38/2016/QD-TTg;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Human-assisted natural regeneration with planting of additional trees:

a) Target area of land: Plots of ​​land planned for the development of protection forests, special-use forests, production forests and others needing human-assisted natural regeneration with planting of additional trees that satisfy the criteria defined in clause 1 of Article 5 in the Circular No. 29/2018/TT-BNNPNT;

b) Eligible beneficiaries: Entities, person, households and local community carrying out the practice of human-assisted natural regeneration with planting of silvicultural trees.

Ethnic minority households, poor Kinh households in zone-II and zone-III communes shall be subject to the regulatory provisions of Article 19 in this Circular.

c) Eligibility criteria: Grantees-to-be must be those defined in point a and b of this clause; holding land use right certificates and decisions on assignment or lease of land issued by competent authorities or permanently using the land within the period of more than 3 years without any dispute; complete the task of human-assisted natural regeneration with planting of additional trees in accordance with the approved design, budget estimate, and have results of this practice successfully tested;

d) Amount of grant: The amount shall be subject to point b of clause 4 of Article 6 in the Decision No. 38/2016/QD-TTg;

dd) Financial support method: Grants are offered based on results of the practice of human-assisted natural regeneration with planting of additional trees by the eligible beneficiaries defined in point b of this clause that are successfully tested according to the Circular No. 15/2019/TT-BNNPTNT.

Article 11. Conferral of sustainable forest management certificates

1. Eligible certificate holders: If local community, households in group, separate households and individuals own forest areas, in order to get sustainable forest management certificates, they must satisfy the conditions prescribed in point a of clause 2 of Article 17 in the Circular No. 28/2018/TT-BNNPTNT dated November 16, 2018 of the Minister of Agriculture and Rural Development, prescribing sustainable forest management.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 12. Support for scattered tree planting activities

1. Eligible beneficiaries: Entities, households, individuals and local community performing the practice of scattered afforestation.

2. Funding details:

a) Support provided for use in organizing tree planting Spring Festival and other scattered tree planting activities;

b) Support for activities like examining, monitoring, stimulating and tracking implementation of scattered tree planting; implementing the Project on planting 1 billion of trees in the 2021-2025 period according to the Prime Minister's Decision No. 524/QD-TTg dated April 1, 2021;

c) Partial funding for purchase of plant varieties for use in the practice of scattered tree planting.

3. Amounts of grants to be offered and method for offering of grants shall be subject to clause 5 of Article 5 in the Decision No. 38/2016/QD-TTg.

4. Support method: Grants are offered annually according to approval from competent authorities under law on state budget.

Article 13. Local (commune-level) forest protection

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Funding details:

a) Funding for management and protection of forests directly managed by the commune-level People's Committees, including: maintaining the activities of neighborhood groups and sub-groups to protect forests; propagating, disseminating and providing education about forest protection law; labor contracts for forest protection, forest fire prevention and fighting and other activities involved in forest management and protection duties;

b) Funding for conducting the task of prevention and control of deforestation, forest fire prevention and control, including: formulating plans for forest fire prevention and control; organizing forest fire drills; training sessions for people participating in forest fire fighting activities; offering support to forest protection and fighting participants suffering accidents; carrying out activities of the Steering Committees on urgent issues in forest protection, fire prevention and fighting at the commune level.

3. Permitted amount: The amount of grant is subject to clause 1 of Article 3 in the Prime Minister's Decision No. 07/2012/QD-TTg dated February 8, 2012 promulgating a number of policies to strengthen forest protection.

For natural production forests directly managed by commune-level People's Committees, such amount shall be as stated in Article 9 of this Circular.

4. Support method: Grants are offered annually according to approval from competent authorities under law on state budget.

Article 14. Regular duties of Steering Committees and Offices thereof

1. Duties and functions of each Steering Committee, including: Conducting the inspection of the implementation of the Program; the irregular inspection of areas heavily affected by deforestation, forest fire prevention and fighting, illegal trade in forest products; performing other tasks according to the Working Regulations of the Steering Committee.

2. Duties of Offices of Steering Committees, Offices in charge of the Program of provinces: These duties must conform to the plans approved by Steering Committees.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) At the central level: Funds for performance of duties of Steering Committees and Offices thereof are integrated into annual budgets of the Ministry of Agriculture and Rural Development. For specific activities involved in the Program, funds must conform to the approved proposal for budget for implementation of the Program;

b) At the provincial level: Funds for performance of duties of Steering Committees and Offices in charge of the Program of provinces are integrated into the annual budgets of provinces and centrally-affiliated cities. For specific activities involved in the Program, funds must conform to the proposal for budget for implementation of the Program approved by competent authorities.

Article 15. Particular activities and projects

1. Particular activities and projects serving the purpose of implementing the Program, including:

a) Forest fire prevention and fighting; building, completing and operating forest surveillance systems that can automatically detect forest fires and deforestation; capacity building training for rangers and forest protection forces; patrolling with the aim of preventing deforestation and handling violations arising in the forestry sector; forest inventory, forest statistics and monitoring of forest resource changes;

b) Collecting specimens of forest creatures; protecting and developing precious and rare endangered species of forest plants and animals; conserving and monitoring biodiversity of forest ecosystems; rescuing endangered forest animals and plants; environmental education; museum activities; preventing and controlling harmful organisms; surveying and planting boundary markers of forest areas;

c) Capacity building on sustainable forest management;

d) Investigating, evaluating and monitoring national forest resources; applying advanced and modern technologies in management, investigation and monitoring of forest resources; developing industry-specific management information and digital transformation systems in the forestry sector;

dd) Tasks and solutions to implement the Strategy, Program, Scheme and Project approved by the competent authorities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Implementation method: Units and localities develop, approve and deploy activities and projects directly managed by the units, ensuring conformity with the contents and compliance with the provisions of the State Budget Law and other regulatory provisions of relevant legislation.

a) The Ministry of Agriculture and Rural Development formulates, approves and implements activities and projects managed by units under the Ministry;

b) Ministries, central and local authorities shall develop, approve and implement activities and projects directly managed by units under ministries, central and local authorities.

Section 2. ACTIVITIES FUNDED BY INVESTMENTS FOR DEVELOPMENT

Article 16. Silvicultural activities funded by investments for development

1. The activities entitled to investment preferences and incentives from the Program: These activities are the same as those specified in section IV of Article 1 in the Prime Minister’s Decision No. 809/QD-TTg dated July 12, 2022 on approval of the National Target Program for sustainable forestry development for the 2021-2025 period.

2. Investing method: Complying with the provisions of the Law on Public Investment, the plan for the medium-term public investment of state budget capital for the period 2021-2025 and instructional documents thereof.

Chapter IV

FORESTRY ACTIVITIES ELIGIBLE FOR THE STATE BUDGET ALLOCATIONS FOR IMPLEMENTATION OF THE SUB-PROJECT 1

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Target forests: Forest areas assigned by the state to protection forest, special-use management boards, protection forests assigned by the state to economic organizations; natural forest areas directly managed by commune-level People’s Committees.

2. Eligible beneficiaries:

a) Households of ethnic minorities and poor Kinh households that are living stably in communes with difficult socio-economic conditions (zone II and III) in ethnic minority areas and mountainous areas according to the criteria prescribed by the Prime Minister (hereinafter referred to as households) may be contracted to protect forests;

b) Local community at villages in communes with difficult socio-economic conditions (zone II and III) within ethnic minorities and mountainous areas according to the criteria prescribed by the Prime Minister (hereinafter referred to as local community for short) may be contracted to protect forests.

3. Assignor and assignee:

a) Assignor, including: Protection forest management boards, economic organizations, commune-level People's Committees;

b) Assignee, including: Households and local community.

4. Amounts and limits of forest protection grants:

a) Amounts of grants offered for forest protection contracts: Subject to Point a, Clause 3, Article 3 of the Government’s Decree No. 75/2015/ND-CP dated September 9, 2015 on mechanisms and policies for forest protection and development, associated with the policy of rapid and sustainable poverty reduction and support granted to ethnic minorities in the period 2015-2020 (hereinafter referred to as Decree No. 75/2015/ND-CP);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. For forest areas assigned to the Special-use Forest Management Boards, forest protection grants referred to in Article 8 herein shall be used for entering into forest protection contracts with regard to beneficiaries defined in clause 2 of this Article; the amount of grant for such contract shall be subject to point b of clause 4 of this Article.

6. Assignment form:

a) Such assignment shall be bound to annual contracts as per Article 8 in the Decree No.168/2016/ND-CP;

b) Every year, the assignor shall conduct the testing and assessment of the assignee’s fulfillment of contractual obligations under the Circular No. 15/2019/TT-BNNPTNT;

c) Annually tested forest protection results shall serve as a basis for fund payment and settlement.

Article 18. Forest protection support

1. Target forests: Protection forests or production forests that are natural forests.

2. Eligible beneficiaries: Households and local community in zone II and zone III communes that carry out the practice of protection of area of ​​protection forests and production forests which are assigned natural forests.

3. Eligibility criteria:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Grantees-to-be must be those holding land use right certificates and decisions on assignment or lease of land issued by competent authorities or permanently using the land within the period of more than 3 years without any dispute;

c) Their forest protection results have already been successfully tested by commune-level People’s Committees.

4. Permitted amount: Subject to point a of clause 3 of Article 4 in the Decree No. 75/2015/ND-CP.

5. Support method: Grants are offered based on forest protection results of the beneficiaries referred to in clause 2 of this Article, specifically including:

a) Each year, commune-level People's Committees shall assume the prime responsibility for, and cooperate with local forest rangers in, checking and assessing the results of forest protection for each grantee defined in the Circular No. 15/2019/TT-BNNPTNT.

b) Annually tested forest protection results shall serve as a basis for fund payment and settlement.

Article 19. Support for human-assisted natural regeneration with planting of additional trees

1. Target area of land: Plots of ​​land planned for the development of protection forests, special-use forests, production forests and others needing human-assisted natural regeneration with planting of additional trees that satisfy the criteria defined in Article 5 in the Circular No. 29/2018/TT-BNNPNT.

2. Eligible beneficiaries: Households that carry out the practice of human-assisted natural regeneration with planting of additional trees on area of protection forests and production forests which are assigned natural forests.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Grantees-to-be must be those referred to in clause 2 of this Article;

b) They must hold land-use right certificates or decisions on assignment of land issued by competent authorities;

c) Carry out the practice of human-assisted natural regeneration with planting of additional trees according to the Circular No. 15/2019/TT-BNNPTNT. The local agency approving the design and cost estimate shall be decided by the President of the People's Committee of the province;

d) Their human-assisted natural regeneration with planting of additional trees has been successfully tested by commune-level People’s Committees.

4. Permitted amount: Subject to point b of clause 3 of Article 4 in the Decree No. 75/2015/ND-CP.

5. Support method: Grants are offered based on results of the practice of human-assisted natural regeneration with planting of additional trees according to clause 2 of this Article. Implementation shall be subject to instructions given in point a and b of clause 5 of Article 18 herein.

Article 20. Support for the practice of growing production forests timber species and non-timber forest products

1. Target area of land: Forest land area planned for production forest development according to the regulatory provisions of Circular No. 29/2018/TT-BNNPNT.

2. Eligible beneficiaries: Households that grow production forests with timber species and non-timber forest products on the assigned forest land planned for development of production forests.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Grantees-to-be must be those referred to in clause 2 of this Article;

b) Grantees-to-be must be those holding land use right certificates and decisions on assignment or lease of land issued by competent authorities or permanently using the land within the period of more than 3 years without any dispute;

c) Planting production forests with timber species and non-timber forest products according to the approved design and budget estimate according to the regulatory provisions of the Circular No. 15/2019/TT-BNNPTNT for the form of investment support. The local agency approving the design and cost estimate shall be decided by the President of the People's Committee of the province;

d) Their production forest planting results have already been successfully tested by commune-level People’s Committees.

4. Permitted amount: Subject to clause 2 of Article 5 in the Decree No. 75/2015/ND-CP.

5. Support method: Grants are offered based on production forest planting results of the beneficiaries referred to in clause 2 of this Article. Implementation shall be subject to instructions given in point a and b of clause 5 of Article 18 herein.

6. Supporting form: Subject to clause 6 of Article 5 in the Decision No. 38/2016/QD-TTg.

Article 21. Financial support for planting protection forests

1. Target area of land: Forest land area planned for protection forest development according to the regulatory provisions of Circular No. 29/2018/TT-BNNPNT.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Eligibility criteria:

a) Grantees-to-be must be those referred to in clause 2 of this Article;

b) Grantees-to-be must be those holding land use right certificates and decisions on assignment or lease of land issued by competent authorities or permanently using the land within the period of more than 3 years without any dispute;

c) Planting protection forests according to the approved design and budget estimate under the regulatory provisions of the Circular No. 15/2019/TT-BNNPTNT for the form of investment support. The local agency approving the design and cost estimate shall be decided by the President of the People's Committee of the province;

d) Their protection forest planting results have already been successfully tested by commune-level People’s Committees.

4. Permitted amount: Subject to regulatory provisions laid down in clause 1 of Article 6 in the Decision No. 38/2016/QD-TTg.

5. Support method: Grants are offered based on protection forest planting results of the beneficiaries referred to in clause 2 of this Article. Implementation shall be subject to instructions given in point a and b of clause 5 of Article 18 herein.

6. Supporting form: Subject to clause 6 of Article 5 in the Decision No. 38/2016/QD-TTg.

Article 22. Donation of rice for forest protection and development activities

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Donation amount: 15 kg of rice/person/month or in cash equivalent to the value of 15 kg of rice/person/month at the time of donation (at the locally quoted prices) during the period when beneficiaries are not self-sufficient in food. Presidents of provincial-level People's Committees shall be accorded authority to decide on the beneficiaries and the specific donation amounts according to the actual area of land, the number of people and the duration of donation, but not exceeding 7 years.

3. Eligibility criteria:

a) Donatees-to-be must be those referred to in clause 1 of this Article;

b) Donatees-to-be defined in Article 18, 20 and 21 herein must hold land use right certificates and decisions on assignment or lease of land issued by competent authorities or permanently use the land within the period of more than 3 years without any dispute; Donatees-to-be must carry out the practice of forest protection under Article 18; the practice of human-assisted natural regeneration with planting of additional trees under Article 19; plant production forests with timber species or non-timber forestry products under Article 20 and plant protection forests under Article 21 herein and have their performance results tested by competent authorities;

c) Donatees-to-be must hold forest protection contracts under clause 6 of Article 17; carry out the forest protection contract under Article 17 herein and have their results of execution of forest protection contracts tested by competent authorities on an annual basis.

4. Types of rice to be donated must conform to national technical regulations on nationally reserved rice that are in force. Provincial People’s Committees shall consider permitting types of rice meeting consumption needs or manufactured locally.

5. Rice donation procedures are as follows:

a) Provincial-level People's Committees shall assign tasks to project investors or affiliated organizations and units to develop rice donation projects for the purposes of protection of forests, human-assisted natural regeneration with additional trees, planting of protection forests, production forests and development of non-timber forestry products; organize the provision of rice to each household in the project area periodically at each village where a household resides. Depending on the actual local situation, the People's Committees of provinces shall decide the number of donation times and the amount of donated rice, but not exceeding once every 3 (three) months;

b) Based on the approved project and the guidance in this Circular, the project investor or the organization or unit assigned to donate rice shall make a list of participating households, the amount of rice donated to each household by completing the Form No. 01 and Form No. 02 in Appendix II issued together with this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter V

INSPECTION, SUPERVISION, ASSESSMENT, REPORTING REGIME

Section 1. INSPECTING, SUPERVISING AND ASSESSING THE IMPLEMENTATION OF THE PROGRAM

Article 23. Inspecting and supervising the Program

1. The Program’s Steering Committee, the Ministry of Agriculture and Rural Development, ministries, central and local authorities shall inspect and supervise the entire procedures for implementation of the Program according to their functions and tasks.

2. Inspected or supervised issues:

a) Progress in implementation of regulations on making and assigning Program implementation plans; monitoring and evaluation of the Program;

b) Progress in implementation of the Program: Results of fulfillment of objectives and requirements; the task of management, use and disbursement of funds and debts accrued;

c) Program organization and coordination.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 24. Program implementation assessment

1. Program assessment, including: In-process assessment; closing assessment, spontaneous assessment of implementation of the Program and assessment of the Program’s impacts.

2. Activities involved in the assessment:

a) In-progress assessment of implementation of the Program, including: Alignment of the results of the implementation of the Program with the objectives of the Program; the degree of completion of the Program's objectives and tasks up to the time of evaluation compared with the plan; progress in mobilization, allocation and use of funds for the implementation of the Program; recommendations about necessary solutions to fulfillment of the Program's objectives and tasks in the stated period (including proposals for adjustment to the Program when necessary);

b) Upon-completion assessment, including: Evaluating the management, administration and implementation of the Program; evaluating the coordination, cooperation and responsibilities of relevant agencies in the process of managing and controlling the Program; results of the implementation of the Program's specific objectives, targets and tasks; evaluating the results of mobilization, allocation and use of funding for the implementation of the Program;

c) Unscheduled assessment of implementation of the Program conducted when unexpected issues arise or upon the request of competent authority. Assessment content: The content specified in point a of this clause; identification of unexpected events (if any), causes thereof and responsibilities of entities and persons involved; impacts of these unexpected events on implementation of the Program, possibility of fulfillment of objectives set out in the Program;

d) Impact assessment, including: Assessment of socio-economic impacts; sustainability of the Program; influence on the Program’s beneficiaries.

3. Conducting the Program assessment as follows:

a) The General Department of Forestry is responsible for consulting with the Ministry of Agriculture and Rural Development on the comprehensive assessment of the entire Program according to the contents specified in Clause 2 of this Article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Agencies and organizations conducting assessment: Based on actual conditions and work requirements, ministries, central and local authorities may conduct self-assessment or hire independent consultants to assess the Program.

Section 2. INSPECTION, SUPERVISION AND ASSESSMENT OF IMPLEMENTATION OF THE SUBPROJECT 1

Article 25. Inspection, supervision and assessment of implementation of the Subproject 1

1. Monitoring, inspection and supervision of implementation of the Subproject 1:

a) The Ministry of Agriculture and Rural Development and local authorities shall inspect and supervise the entire procedures for implementation of the Subproject 1;

b) Monitored, inspected or supervised items of the Subproject 1 shall be subject to clause 3 of Article 30 in the Decree No. 27/2022/ND-CP.

2. Assessment of the Subproject 1:

a) The Ministry of Agriculture and Rural Development and local authorities shall have the burden of conduction the complete assessment of the Subproject 1;

b) Contents of the assessment of the Subproject 1 shall be subject to Article 31 of the Decree No. 27/2022/ND-CP; regulatory instructions of the Committee for Ethnic Affairs and the Ministry of Agriculture and Rural Development.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 26. Reporting regime

1. Regime for reporting of implementation of the Program:

a) Quarterly, every 6 months, annually (on the 20th day of the last month of the quarter, the 6-month period and year), Ministries and central authorities participating in the Program and provincial Offices in charge of the Program, provincial assigned specialized agencies shall compile reports on the progress of the Program implementation in the areas under their jurisdiction, and send it to the Office of the Central Steering Committee for implementation of the Program for synthesis purposes. Content and forms of reports on implementation of plans are prescribed in Appendix III hereto;

b) On the 25th day of the last month of the quarter, the 6-month period and year of the reporting year, the Office of the Central Steering Committee implementing the Program shall compile the report and send it through to the Minister of Agriculture and Rural Development;

c) The Office of the Central Steering Committee for the implementation of the Program shall compile and submit the report to the Government’s Steering Committee on implementation of the Program every 6 months and for the whole year.

2. Regime for reporting of implementation of the Subproject 1:

a) The reporting of implementation of the Subproject 1 shall be carried out concurrently with the reporting of implementation of the Program; Departments of Agriculture and Rural Development and the agencies are assigned to compile the report on the implementation of Subproject 1 in areas under their jurisdiction, and send it through to the Ministry of Agriculture and Rural Development;

b) The content, report form, and reporting mode shall comply with the guidelines on the procedures for monitoring and evaluation of the implementation of the National Target Program of the Committee for Ethnic Minorities and the content and form of the report on implementation results according to Appendix III to this Circular.

Article 27. Formulation of indices, forms and systems for supervision and assessment

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Indices and forms used for monitoring and evaluation of the Program, including indices, indicators used for assessment of implementation, performance results, impact assessment, data survey forms, and association with the implementation of the Strategy and indices for the development of the forestry sector;

b) Developing indices and forms used for monitoring and assessing the Subproject 1, ensuring agreement with general indices used for supervision and assessment of implementation of national target programs according to the regulatory provisions of the Committee for Ethnic Affairs.

2. Setting and integrating indices and forms used for supervision of assessment of the Program or Subproject 1 in the system of assessment of forestry development targets associated with statistics in the forestry industry.

3. Taking charge of updating, maintaining and controlling use of data available on information system for implementation of the Program or Subproject 1, ensuring conformance to law on sharing digital data, cybersecurity, data or network security and other regulations in force.

Posting updated information about the Subproject 1 on the system for management of national target programs by project owners shall be subject to Article 32 in the Decree No. 27/2022/ND-CP.

Chapter VI

IMPLEMENTATION

Article 28. Responsibilities of the General Department of Forestry

1. Giving counsel and assistance to the Ministry of Agriculture and Rural Development and the central Steering Committee for implementation of the Program:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Manage and collaborate in the implementation of proactive measures to prevent and respond to emergencies arising in forest protection, fire prevention and fighting; cooperate in inspecting forest protection and development of local authorities, units and forest owners and urging them to perform these tasks.

2. Counsel and guide agencies, units and local authorities in formulating plans, compiling plans and organizing the implementation of the Program and Sub-project 1.

3. Implement, monitor, provide updated information on, check and supervise the implementation of the targets and tasks of the Program and Subproject 1.

Article 29. Responsibilities of Department of Cooperatives and Rural Development, Central Office for Coordination in Development of New Rural Areas

1. Department of Cooperatives and Rural Development:

a) Provide counsels on and direct the implementation of assigned functions and tasks of the Ministry of Agriculture and Rural Development under the Prime Minister's Decision No. 1719/QD-TTg dated October 14, 2021;

b) Take part in implementation, monitoring, inspection and supervision of implementation of the Subproject 1.

2. Central Office for Coordination in Development of New Rural Areas: Collaborate in carrying out activities related to implementation of the Program.

Article 30. Responsibilities of Office of the Central Steering Committee for implementation of the Program

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Collaborate in compiling and developing annual plans for implementation of the Program.

3. Act as the focal point to receive, counsel and propose actions for submittal documents of the Steering Committee, submittal documents of the members of the Steering Committee that are submitted to the Head and Deputy Head of the Steering Committee concerning activities falling within the Program’s remit.

4. Take charge of monitoring, providing updated information on, checking and supervising the implementation of the targets and tasks of the Program according to annual plans of agencies, units and local authorities; organize preliminary and final review meetings on results of the Program; build the database where the Program’s results nationwide are gathered and managed.

5. Make the estimate of costs spent on activities of the Steering Committee and Office of the Central Steering Committee on implementation of the Program; submit it to competent authorities to seek their consent; manage the use of human resource, funding, physical facilities, equipment, assets and other resources assigned under law.

6. Cooperate with Vietnam Administration of Forestry in guiding Counsel and guide agencies, units and local authorities in formulating plans, compiling plans and organizing the implementation of the Program and Sub-project 1.

7. Carry out other tasks assigned by the Central Steering Committee.

Article 31. Responsibilities of Ministries and central authorities involved in implementation of the Program

1. Prepare annual plans; cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in directing implementation of the Program; take charge of implementing the Program at their workplace; manage budgets and assign them to local projects.

2. Review, formulate, appraise and approve projects; implement, manage, assess and conduct pre-acceptance testing of projects under their jurisdiction.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Report on the Program’s results; organize preliminary and final review of the Program under the guidance of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

Article 32. Responsibilities of provincial People’s Committees

1. Take charge of providing instructions for and directing formulation of annual plans for implementation of the Program; implement the Program and Subproject 1 under their jurisdiction; supervise, evaluate and report on results thereof.

2. Command Departments of Agriculture and Rural Development to give their counsels on review, formulation, approval and implementation of projects at local areas where the Program is carried out; plan, direct implementation of the Program and Subproject 1 at local areas under their jurisdiction, monitor, supervise and evaluate the Program and Subproject 1.

3. Instruct Departments of Natural Resources and Environment to cooperate with Departments of Agriculture and Rural Development in defining boundaries and area of land planned for special-use forests, protection forests and production forests by 2030; assign land associated with forests to entities, persons and households according to the approved plans.

4. Direct the Division on Ethnic Minorities to cooperate with Departments of Agriculture and Rural Development in carrying out plans, monitoring, supervising and evaluating the Subproject 1 at local areas under their jurisdiction.

Article 33. Responsibilities of provincial Offices in charge of the Program

1. Develop the working plan of the provincial Steering Committee; prepare topics and agendas for meetings, conferences, workshops and presentations at the request the Head of the provincial Steering Committee.

2. Collaborate in compiling and developing annual plans for implementation of the Program.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Take charge of monitoring, providing updated information on, checking and supervising the implementation of the targets and tasks of the Program according to assigned annual plans of agencies and units; organize preliminary and final review meetings on results of the Program at local areas under their jurisdiction.

5. Make the estimate of costs spent on activities of the Steering Committee and Office in charge of the Program; submit it to competent authorities to seek their consent; manage the use of human resource, funding, physical facilities, equipment, assets and other resources assigned under law.

6. Perform other tasks assigned by the provincial Steering Committee.

Article 34. Implementation provisions

1. This Circular shall enter into force as from the signature date.

2. This Circular exists to annul the Circular No. 21/2017/TT-BNNPTNT dated November 15, 2017 of the Minister of Agriculture and Rural Development, providing guidance on implementation of the Prime Minister’s Decision No. 886/QD-TTg dated June 16, 2017 on approval of the National Target Program for sustainable forestry development for the 2016-2020 period.

3. In case where legislative documents used as references in this Circular are amended or supplemented or replaced, new versions thereof shall apply.

In the course of implementation of this Circular, if there is any difficulty or query that arises, entities and persons involved should report to the Ministry of Agriculture and Rural Development to seek its decision on necessary amendments and supplements./.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Le Quoc Doanh

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 12/2022/TT-BNNPTNT ngày 20/09/2022 hướng dẫn hoạt động về lâm nghiệp thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


31.211

DMCA.com Protection Status
IP: 18.226.200.93
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!