Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 707/QĐ-TCHQ 2022 phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến 2025

Số hiệu: 707/QĐ-TCHQ Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan Người ký: Nguyễn Văn Cẩn
Ngày ban hành: 04/05/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 707/QĐ-TCHQ

Hà Nội, ngày 04 tháng 5 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH HẢI QUAN ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN

Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/HQ13 ngày 23/06/2014;

Căn cứ Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một schủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

Căn cứ Nghị quyết s50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết s52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương; chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;

Căn c Quyết đnh số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện thướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg ngày 17/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 843/QĐ-BTC ngày 12/6/2020 của Bộ Tài chính về việc ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết s50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

Căn cứ Quyết định số 1874/QĐ-BTC ngày 27/11/2020 của Bộ Tài chính về việc ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình chuyn đi squốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;

Căn cứ Quyết định số 2366/QĐ-BTC ngày 31/12/2020 của Bộ Tài chính ban hành Kiến trúc tng thể hướng tới Bộ Tài chính số;

Căn cứ Quyết định s2042/QĐ-BTC ngày 25/10/2021 của Bộ Tài chính về việc phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của Bộ Tài chính, phát triển Chính phủ số và đảm bảo an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 97/QĐ-BTC ngày 26/01/2021 của Bộ Tài chính về việc phê duyệt chủ trương thuê dịch vụ CNTT thực hiện Hải quan số;

Căn cứ Quyết định số 2425/QĐ-TCHQ ngày 21/9/2021 của Tổng cục Hải quan về việc phê duyệt Kiến trúc tổng thể hướng tới Hải quan số;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này “Kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan, Cục trưởng Cục Tài vụ quản trị, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Thứ trưởng Vũ Thị Mai (để báo cáo);
- Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi (để báo cáo);
- Tổng cục trưởng Nguyễn V
ăn Cẩn;
- Các Phó Tổng cục trưởng (để chỉ đạo thực hiện);
- Cục Tin học và Thống kê Tài chính (để phối hợp);
- Lưu: VT, CNTT (6b)
.

TỔNG CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Văn Cẩn

 

KẾ HOẠCH

CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH HẢI QUAN ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 707/QĐ-TCHQ ngày 04 tháng 5 năm 2022 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)

Phần I

KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, XÂY DỰNG HẢI QUAN ĐIỆN TỬ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

I. Kết quả thực hiện Kế hoạch

1. Kết quả

- Trong thời gian vừa qua, Tổng cục Hải quan đã đẩy mạnh ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong công tác quản lý nghiệp vụ, triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và quản lý nội ngành. Đến nay, các mục tiêu cơ bản của Kế hoạch 5 năm về ứng dụng CNTT trong hoạt động của Bộ Tài chính giai đoạn 2016 - 2020 đã được hoàn thành như: Xây dựng, quản lý vận hành Hệ thống CNTT lớn hoạt động ổn định, thông suốt, bao phủ và hỗ trợ hầu hết các lĩnh vực trọng yếu về quản lý hải quan như: thực hiện thủ tục hải quan, nộp thuế, quản lý hàng hóa tại cảng biển, quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan, xử lý vi phạm, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, quản lý nội ngành. Với những kết quả đạt được, năm 2019, Tổng cục Hải quan đã được Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) trao Giải thưởng Cơ quan Nhà nước chuyển đổi số xuất sắc năm 2019.

Đến thời điểm hiện nay, đối chiếu với mục tiêu của Chính phủ về chuyển đổi số đến năm 2025 nêu tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Tổng cục Hải quan đã đạt được kết quả như sau:

- Về cung cấp dịch vụ công trực tuyến (mục tiêu của Chính phủ đến năm 2025 là 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cthiết bị di động): Đến nay, Tổng cục Hải quan đã hoàn thành triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đạt 88%, các dịch vụ công trực tuyến được cung cấp qua mạng internet trên thiết bị máy tính cá nhân, trong đó thủ tục hải quan hoàn toàn thực hiện bằng phương thức tự động ở mức độ rất cao, hơn 99,65% doanh nghiệp tham gia; thực hiện thủ tục hải quan bằng phương thức điện tử tại 100% các đơn vị Hải quan trên toàn quốc; thu ngân sách bằng phương thức điện tử đạt 98,4% tổng số thu ngân sách của Tổng cục Hải quan; triển khai Hệ thống quản lý hải quan tự động thông qua việc kết nối, trao đổi thông tin với doanh nghiệp kinh doanh cảng, sân bay, kho bãi, địa điểm chịu sự giám sát hải quan,...

- Về xử lý hồ sơ công việc (mục tiêu của Chính phủ đến năm 2025 là 90% hsơ công việc tại cấp bộ, tỉnh..,.được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước): Đến nay, các văn bản đi, đến của Tổng cục Hải quan đã được phân luồng điện tử.

- Về chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê (Mục tiêu của Chính phủ đến năm 2025 là 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được kết ni, tích hợp, chia sẻ dữ liệu strên Hệ thng thông tin báo cáo Chính phủ): Đến nay, các báo cáo thống kê hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã được qua hệ thống CNTT kết nối giữa Tổng cục Hải quan với Bộ Tài chính và hệ thống điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

- Về cơ sở dữ liệu quốc gia (Mục tiêu của Chính phủ đến năm 2025 là: 100% cơ sở dữ liệu quc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử bao gồm các cơ sở dữ liệu quốc gia về ...Tài chính...: Tổng cục Hải quan đang tham gia vào việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia ngành Tài chính; đồng thời đang nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về Hải quan

- Về hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước (Mục tiêu của Chính phủ đến năm 2025 là: 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường svà hệ thống thông tin của cơ quan quản lý): Công chức Hải quan đã thực hiện kiểm tra bản scan hồ sơ hải quan của doanh nghiệp xuất nhập khẩu sau khi hệ thống CNTT đã phân luồng tờ khai (xanh, vàng, đỏ) qua hệ thống. Hoạt động kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành được thực hiện kiểm tra sổ sách và hệ thống CNTT của doanh nghiệp. Hoạt động kiểm tra hàng hóa của cơ quan Hải quan. Tổng cục Hải quan đã thực hiện soi chiếu hàng hóa XNK đựng trong container qua máy soi, trong năm 2021, số container soi chiếu khoảng 440 container/ngày.

Kết quả cụ thể như sau:

1.1. Về phần mềm ng dụng

- Về công tác nghiệp vụ hải quan: Đến nay, Tổng cục Hải quan đã xây dựng và quản lý, vận hành 02 Trung tâm dữ liệu: (i) Trung tâm dữ liệu chính đặt tại Trụ sở Tổng cục Hải quan; (ii) Trung tâm dữ liệu dự phòng đặt tại Láng - Hòa Lạc. Trung tâm dữ liệu chính hiện đang quản lý, vận hành 21 hệ thống CNTT nghiệp vụ ct lõi của ngành Hải quan như: thông quan, thu thuế xuất nhập khẩu, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan,...

- Về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại: Đến nay, có 235 thủ tục hành chính của 13 Bộ, ngành được chính thức triển khai trên Cơ chế một cửa quốc gia. Việt Nam đã kết nối chính thức Cơ chế một cửa ASEAN để trao đổi thông tin chứng nhận xuất xứ mẫu D điện tử với tất cả 9 nước thành viên ASEAN. Bên cạnh đó, hiện nay, Tổng cục Hải quan cũng đang phối hợp với các Bộ, ngành tiến hành đàm phán để hoàn thiện các Nghị định thư, thống nhất yêu cầu kỹ thuật và xây dựng hệ thống để trao đi thông tin tờ khai hải quan, chứng nhận xuất xứ với Liên minh kinh tế Á - Âu; đàm phán để trao đổi thông tin C/O điện tử với Hàn Quốc.

- Đối với công tác thống kê hải quan: Đến nay, 100% hoạt động thống kê hải quan từ khâu thu thập, xử lý, phân tích, báo cáo và phổ biến sản phẩm thống kê nhà nước về hải quan đã được ứng dụng công nghệ thông tin. Với những kết quả đạt được, trong giai đoạn 2016 - 2020, thống kê hải quan được đánh giá là cơ quan thống kê hàng đầu trong hệ thống thống kê Bộ, ngành. Bên cạnh đó, vai trò và vị trí của thống kê Hải quan trong ASEAN ngày càng được nâng cao, được các chuyên gia quốc tế đánh giá thuộc nhóm 4 nước hàng đầu trong ASEAN về thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu.

Bên cạnh việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công tác nghiệp vụ hải quan, Tổng cục Hải quan đã ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, điều hành nội bộ của Tổng cục Hải quan và đã mang lại hiệu quả cao như: Triển khai Hệ thống E.Doc cho phép quản lý công văn đi, đến, giúp giảm thiểu một lượng lớn giấy tờ, xây dựng và triển khai các hệ thống trong các lĩnh vực quản lý cán bộ, thi đua khen thưởng, tài chính, tài sản, xây dựng cơ bản,... góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan.

1.2. Về hạ tầng kỹ thuật

Hạ tầng thiết bị kỹ thuật công nghệ thông tin đã được Tổng cục Hải quan chú trọng qui hoạch, đầu tư nâng cấp đồng bộ theo nhiều giai đoạn theo mô hình xử lý tập trung, luôn ứng dụng những công nghệ mới hiện đại để sẵn sàng đáp ứng yêu cầu triển khai các hệ thống ứng dụng của ngành. Những hạng mục chính cụ thể như sau:

- Trung tâm dữ liệu chính (DC) của ngành Hải quan đặt tại tòa nhà riêng 5 tầng, thiết kế thi công đồng bộ theo tiêu chuẩn Quốc tế Tier 3.

- Hệ thống mạng diện rộng Hải quan nằm trong hạ tầng truyền thông thống nhất ngành Tài chính kết nối Tổng cục vi toàn bộ các Cục, Chi cục Hải quan và kết nối với Chính phủ, các Bộ ngành, các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu cũng như phục vụ triển khai cơ chế Một cửa quốc gia và ASEAN.

- Hệ thống trang máy chủ, lưu trữ tại Trung tâm dữ liệu được qui hoạch, thiết kế, triển khai theo mô hình ảo hóa - điện, toán đám mây, cho phép sử dụng nhiều nền tảng công nghệ khác nhau, dễ dàng nâng cấp, mở rộng theo nhu cầu sử dụng thực tế.

- Thông qua Hệ thống quản trị, giám sát tập trung, đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Trung tâm thực hiện giám sát vận hành 24/7 toàn bộ hạ tầng kỹ thuật và các hệ thống CNTT tại Trung tâm dữ liệu, xử lý kịp thời những sự cố phát sinh, đảm bảo hệ thống CNTT luôn hoạt động ổn định, an toàn an ninh.

1.3. Về xây dựng cơ sở dữ liệu

Tương ứng với các hệ thống CNTT, hiện nay, Tổng cục Hải quan đã xây dựng được 14 loại dữ liệu chuyên ngành và được vận hành trên các hệ quản trị cơ sở liệu gồm Oracle, SQL, Netezza, PostgreSQL và Mongo DB. Các dữ liệu của các hệ thống được lưu trữ và quản trị tại Trung tâm quản lý vận hành hệ thống CNTT hải quan (trừ dữ liệu của phần mềm đầu cuối doanh nghiệp). Hiện nay, Tổng cục Hải quan đang thực hiện thủ tục thuê dịch vụ hệ thống CNTT đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ Hải quan hướng tới Hải quan số; trong đó đã bao gồm nội dung xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung, thống nhất của ngành Hải quan.

1.4. Về an toàn thông tin

Tổng cục Hải quan đã chủ động nghiên cứu và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn thông tin theo quy định của Luật An toàn thông tin mạng, Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và các văn bản hướng dẫn kèm theo đáp ứng yêu cầu an toàn thông tin.

1.5. Nguồn nhân lực

Đến nay, toàn Ngành có hơn gần 600 cán bộ, công chức chuyên trách tin học, trong đó Cục Công nghệ thông tin và các đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan có 168 cán bộ, công chức; 35 Cục Hải quan tỉnh, thành phố có khoảng 390 cán bộ, công chức. Đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách tin học trong toàn Ngành được trải dài trong phạm vi toàn quốc, cơ bản đủ năng lực và chuyên môn để triển khai ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong Ngành Hải quan.

1.6. Về môi trường pháp lý

Trong giai đoạn 2016 - 2020, để đáp ứng yêu cầu ứng dụng mạnh mẽ CNTT trong quản lý nhà nước về hải quan, xây dựng Chính phủ điện tử, bảo đảm an toàn thông tin, Tổng cục Hải quan đã tham mưu, trình cấp có thẩm quyền ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch để làm cơ sở cho việc phát triển ứng dụng CNTT, Chính phủ điện tử và bảo đảm an toàn thông tin mạng. Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan cũng đã chủ động nghiên cứu và ban hành các văn bản nội bộ về quy chế, quy trình nhằm hoàn thiện việc quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng các hệ thống CNTT ngành Hải quan, cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp,...

2. Một số tồn tại hạn chế của hệ thống CNTT hiện nay

Bên cạnh kết quả đạt được nêu trên, hệ thống CNTT hiện nay của ngành Hải quan vẫn còn bộc lộ các tồn tại, hạn chế sau:

2.1. Tồn tại của hệ thống CNTT nghiệp vụ hải quan

- Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS là hệ thống CNTT cốt lõi, quan trọng nhất của Tổng cục Hải quan (do Chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại triển khai chính thức từ ngày 01/4/2014) mới đáp ứng yêu cầu thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện xuất nhập cảnh, quá cảnh, tức là chỉ đáp ứng được một khâu trong quy trình quản lý nhà nước về hải quan. Do đó, để thực hiện quản lý các lĩnh vực và các nghiệp vụ hải quan khác, đặc biệt là các yêu cầu quản lý phát sinh mới, trải qua các năm từ 2014 đến nay, Tổng cục Hải quan đã phải xây dựng và duy trì thêm khoảng 20 hệ thng CNTT vệ tinh (do Tổng cục Hải quan xây dựng) hoạt động song song cùng hệ thống này. Do không được thiết kế đồng bộ nên hệ thống CNTT của ngành Hi quan hiện nay có tính liên kết yếu, khó tích hợp chức năng cũng như cung cấp dữ liệu mang tính tổng hợp cho các vị trí công việc, việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào quản lý nghiệp vụ (như IoT, AI, Big Data, ...) không thể thực hiện được. Vào những giờ cao điểm thường xảy ra tắc nghẽn cục bộ, hệ thống quá tải không xử lý được dữ liệu, tác động trực tiếp kéo dài thời gian thông quan. Bên cạnh đó, một số lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan vẫn chưa được ứng dụng công nghệ thông tin và tự động hóa một cách đầy đủ như thanh tra, kiểm tra, miễn, giảm, hoàn thuế...

- Hệ thống VNACCS/VCIS được thiết kế từ 2014, các chức năng hỗ trợ khai thác, quản lý hải quan không đáp ứng được yêu cầu nghiệp vụ hiện nay; các trang thiết bị phần cứng đã lỗi thời không còn loại tương tự để thay thế và cũng không có hệ thống dự phòng, do đó sự cố có thể sự xảy ra bất cứ lúc nào làm ảnh hưởng đến tính sẵn sàng của toàn hệ thống, làm tê liệt hoạt động xuất nhập khẩu, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế.

2.2. Tồn tại của hệ thống CNTT phục vụ triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN

Việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực, tuy nhiên vẫn có những tồn tại, hạn chế sau:

- Thông tin dữ liệu phân tán, chi phục vụ thực hiện thủ tục hành chính đơn lẻ. Dữ liệu hồ sơ, chứng từ đã được doanh nghiệp khai báo chưa được kế thừa và tận dụng để thực hiện các thủ tục hành chính khác liên quan tới doanh nghiệp.

- Chưa số hóa đầy đủ và khai thác triệt để nhu cầu trao đổi thông tin giữa Cơ chế một cửa quốc gia và các bên liên quan; phần lớn do dữ liệu nằm phân tán và quy hoạch riêng rẽ theo lĩnh vực thực hiện thủ tục hành chính ở từng bộ, ngành. Các yêu cầu thay đổi về chính sách đối với loại hàng hóa miễn kiểm, kiểm tra giảm quyết định bởi các đơn vị chuyên môn của bộ, ngành chưa có cơ chế và đồng bộ kịp thời về Cơ chế một cửa quốc gia dẫn đến công tác xử lý hồ sơ bị chậm; trong khi hoàn toàn có thể thực hiện đẩy nhanh quá trình này khi trao đổi thông tin giữa Cơ chế một cửa quốc gia và các hệ thống liên quan được thông suốt, đúng quy chuẩn. Chính hạn chế trong quá trình trao đổi dữ liệu dẫn tới việc khai thác, phân tích dữ liệu chưa hiệu quả, do đó chưa hỗ trợ được công tác chỉ đạo điều hành, phát hiện các điểm nghẽn về chính sách để có phương án xử lý.

- Chưa chuẩn hoá, hệ thống dữ liệu phân tán và thiết lập bộ dữ liệu thương mại dùng chung qua Cơ chế một cửa quốc gia dẫn đến việc tích hợp thông tin liên quan đến doanh nghiệp, công tác XNK bị hạn chế; đồng thời kéo theo khả năng sẵn sàng mở rộng nhu cầu tích hợp giữa Cơ chế một cửa quốc gia với các hệ thống thương mại quốc tế cũng bị hạn chế.

- Chưa triển khai hệ thống giám sát, đo lường hiệu quả; không có công cụ trực quan (dashboard). Đặc biệt hệ thống đo lường hiệu quả là công cụ quan trọng để đánh giá hiệu quả đầu tư cũng như xác định các “điểm yếu” để sẵn sàng phương án xử lý, tiếp tục cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ hệ thống.

- Công tác đảm bảo vận hành, dịch vụ hỗ trợ hạn chế.

- Hạ tầng đầu tư chậm, chưa đảm bảo kể cả tại Tổng cục Hải quan và tại các bộ ngành, ảnh hưởng tới kế hoạch triển khai Cơ chế một cửa quốc gia đã đề ra.

Do vậy, bài toán đặt ra cho việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia trong giai đoạn tới đó là tiếp tục hoàn thiện tiến trình chuyển đổi số để xử lý các tồn tại hạn chế nêu trên.

II. Xu hướng chuyển đổi số, tính tất yếu và các lợi ích mang lại

1. Xu thế triển khai chuyn đổi số của Hải quan các nước

Năm 2018, Tổ chức Hải quan Thế giới đưa ra mô hình phát triển Hải quan số gồm 6 giai đoạn (Giai đoạn 1: Khởi động Hải quan điện tử; Giai đoạn 2: Hải quan điện tử sơ khai; Giai đoạn 3: Hải quan điện tử chuyên sâu đối với từng lĩnh vực; Giai đoạn 4: Hải quan điện tử tích hợp; Giai đoạn 5: Hải quan điện tử tiên tiến; Giai đoạn 6: Hải quan s).

Hiện nay, Hải quan các nước đều tập trung xây dựng cơ quan Hải quan số với trọng tâm là tiếp tục số hoá và ứng dụng công nghệ của Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư. Trong kế hoạch phát triển của Hải quan Mỹ giai đoạn 2021 - 2025 cũng nêu trọng tâm mục tiêu cụ thể mà Hải quan Mỹ đưa ra là chuyển đổi số. Theo đó, các quyết định quản lý dựa trên dữ liệu và phân tích dữ liệu có chất lượng và kịp thời. Để hoàn thành mục tiêu nêu trên, Hải quan Hoa Kỳ đưa ra 03 hoạt động cn tập trung triển khai trong giai đoạn 2020 - 2025 là: Sử dụng các kỹ thuật phân tích hiện đại; hoàn thiện hệ thống CNTT để thu thập và kết nối dữ liệu có chất lượng cao; chia sẻ dữ liệu và chia skỹ thuật phân tích dữ liệu. Bên cạnh đó, Hải quan Mỹ đã thành lập Nhóm đổi mới sáng tạo trực thuộc Văn phòng Cao ủy Hải quan với nhiệm vụ là nghiên cứu, đề xuất và ứng dụng các công nghệ mới nhất nhằm giúp cho hoạt động biên giới hiệu quả, an toàn và liên tục phát triển, trong đó tập trung 04 lĩnh vực: Nâng cao mức độ tự động hóa; AI/Phân tích hiện đại; Cảm biến và dữ liệu Chia sẻ dữ liệu và thông tin.

Giai đoạn 2021 - 2025, Hải quan Canada đã xây dựng và thực hiện chiến lược chuyển đổi số với trọng tâm và hoàn thiện hệ thống CNTT và phân tích dữ liệu, bao gồm xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý ở cấp trung ương, đầu tư vào 03 lĩnh vực chính là: Quản lý dữ liệu; Phân tích nghiệp vụ thông minh (BI) và phân tích nâng cao. Hiện nay, Hải quan Trung Quốc cũng đang phát triển Hệ thống CNTT phục vụ quản lý nhà nước về hải quan với trọng tâm là chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ của Cách mạng Công nghiệp 4.0, đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan thông minh. Bên cạnh đó, Hải quan Nhật Bản, Hải quan Hàn Quốc, Hải quan EU cũng đang đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ của Cách mạng Công nghiệp 4.0 như: Trí tuệ nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn (Big Data); Chuỗi khối (Blockchain); Kết nối Internet vạn vật (IoT). Theo đó, trình độ ứng dụng CNTT của Hải quan các nước phát triển hiện nay đã đạt trình độ cao của mô hình phát triển Hải quan số (mức 5, 6).

Năm 2022, với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi hải quan số bằng việc áp dụng văn hóa khai thác dữ liệu và xây dựng hệ sinh thái dữ liệu”, Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) nhấn mnh vào một khía cnh khác của hải quan số đó là tầm quan trọng của các dữ liệu sẵn có, của việc hợp tác với các bên liên quan để thu thập dữ liệu có chất lượng và việc tận dụng nguồn dữ liệu này phục vụ nghiệp vụ hải quan.

Như vậy, hải quan thông minh, hải quan số, hay biên giới thông minh là một quá trình tất yếu của việc vận dụng, tận dụng và ứng dụng công nghệ hiện đại, dữ liệu vào các hoạt động nghiệp vụ, qui trình thủ tục hải quan nhằm thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của cơ quan hải quan là tạo thuận lợi thương mại, thu thuế và đảm bảo an ninh, an toàn xã hội. Quá trình này, tuy có thể đều được dùng dưới những tên gọi khác nhau như hải quan tự động, hải quan thông minh, hải quan số... hoặc dưới các chương trình đổi mới, cải cách, hiện đại hóa.. nhưng diễn ra ở các mức độ khác nhau tại mỗi nước, phù hợp với trình độ phát triển. Các mức độ ứng dụng công nghệ và gần đây một yếu tố được nhấn mạnh là “dữ liệu”, có thể hiểu chính là các giai đoạn mà WCO đưa ra trong mô hình phát triển hải quan số.

2. Yêu cầu đối với chuyển đổi số của ngành Hải quan

Hiện nay, Đảng, Chính phủ, Bộ Tài chính đặc biệt quan tâm thúc đẩy chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ của Cách mạng Công nghiệp 4,0; coi đây là động lực rất quan trọng trong xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước:

- Tại Đại hội Đảng toàn quốc ln thứ XIII, Đảng ta đã nhấn mạnh ứng dụng mnh mẽ khoa học và công nghệ, nhất là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thúc đẩy đi mới sáng tạo, tạo động lực mới cho phát triển nhanh và bền vững đất nước; Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết s 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã ban hành rất nhiều Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch hành động, Chỉ thị về vấn đề này như: Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; Quyết định số 2289/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chiến lược quốc gia về Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030;....

- Bộ Tài chính đã ban hành nhiều Nghị quyết, kế hoạch, chương trình hành động về vấn đề này như: Nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ ngày 09/3/2018 của Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính về triển khai ứng dụng công nghệ của cách mạng lần thứ 4 trong lĩnh vực Tài chính - Ngân sách; Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định số 1874/QĐ-BTC ngày 27/11/2020 thực hiện thực hiện Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến 2025, định hướng 2030. Ngày 25/10/2021, Bộ Tài chính mới ban hành Quyết định số 2042/QĐ-BTC về việc phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Bộ Tài chính, phát triển Chính phủ svà bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021 - 2025 cũng nhấn mạnh việc thực hiện chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ của Cách mạng Công nghiệp 4.0 trong quản lý nhà nước ngành Tài chính, trong đó có lĩnh vực Hải quan.

Trong khi đó, hệ thống CNTT hiện nay của Tổng cục Hải quan đã được phát triển từ nhiều năm trước, mới chỉ đáp ứng một phần số hóa và hầu như chưa ứng dụng công nghệ của Cách mạng Công nghiệp 4.0, không đáp ứng yêu cầu thực hiện Nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ, Bộ Tài chính về đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ của Cách mạng Công nghiệp 4.0 (như: AI, Big Data, Blockchain, IoT,...).

Đối chiếu với tiêu chí phân loại trình độ phát triển Hải quan số mà Tổ chức Hải quan Thế giới đưa ra thì hiện nay, một số nội dung ứng dụng CNTT của Tổng cục Hải quan đã đạt ở mức 5/6, một số nội dung đạt mức 4/6 và có một số ít nội dung đang đạt ở mức 3/6. Vì vậy, việc đẩy mạnh chuyển đổi số cũng là động lực quan trọng để đưa Hải quan Việt Nam lên giai đoạn phát triển cao (mức 5, 6) theo mô hình phát triển Hải quan số mà Tổ chức Hải quan Thế giới đưa ra; đồng thời tránh được nguy cơ tụt hậu so với Hải quan các nước trên thế giới.

Đồng thời, việc đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý nhà nước về hải quan là yêu cầu khách quan, không thể đo ngược, là chìa khoá và là cơ sở vô cùng quan trọng để xây dựng Hải quan svà Hải quan thông minh theo chủ trương chung của của Đảng, Chính phủ, Bộ Tài chính về đẩy mạnh số hóa, chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ của Cách mạng Công nghiệp 4.0 trong thời gian tới.

3. Những lợi ích mang lại của chuyển đổi số đối với ngành Hải quan

Việc đẩy mạnh chuyển đổi số của ngành Hải quan mang lại lợi ích to lớn không chỉ đối với ngành Hải quan mà còn mang lại lợi ích cho đất nước, cho hoạt động xuất nhập khẩu, của doanh nghiệp, các Bộ, ngành và các bên liên quan khác.

3.1. Đối với ngành Hải quan

Việc thực hiện chuyển đổi số sẽ giúp cho Ngành Hải quan đổi mới căn bản, toàn diện, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan, nâng cao năng suất lao động của cán bộ, công chức hải quan; cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi, giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục hải quan. Đặc biệt, việc chuyển đổi số giúp cho việc thực hiện thủ tục hải quan được thực hiện hoàn toàn trên môi trường s, mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện thông qua hệ thống CNTT và nguồn dữ liệu lớn với sự hỗ trợ mạnh mẽ của các công nghệ mới như: Trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data),... Các hoạt động nghiệp vụ hải quan được quản lý tự động trên môi trường số cả trước thông quan, trong thông quan và sau thông quan, đảm bảo quản lý xuyên suốt từ khâu đầu đến khâu cuối đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

Bên cạnh đó, việc thực hiện chuyển đổi số còn mang lại các lợi ích to lớn như:

- Quá trình thực hiện các hoạt động quản lý hải quan hiệu quả nhờ năng suất lao động cao hơn cho cả cơ quan Hải quan và các doanh nghiệp; sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn; giảm chi phí cho cả Hải quan và các đi tác thương mại thông qua thông quan nhanh hàng hóa; thông tin kịp thời và chính xác hơn; khả năng kiểm soát tốt hơn; giảm tình trạng tắc nghẽn tại cảng, sân bay. Tự động hoá thủ tục hải quan gắn liền với trao đổi thông tin điện tử như dữ liệu về hàng hóa và khai báo về hàng hóa, cho phép xử lý thông tin trước khi hàng đến và/hoặc trước khi hàng đi. Xử lý thông tin thường xuyên trước khi hàng hóa thực tế vào lãnh thổ hải quan hoặc sắp rời lãnh thổ Hải quan, cho phép cơ quan Hải quan kiểm tra thông tin và tiến hành đánh giá rủi ro về hàng hóa. Với thông tin đã có sẵn, quyết định giải phóng hàng hóa có thể được thực hiện ngay khi hàng hóa nhờ sử dụng phương thức điện tử. Khi hệ thống CNTT được cả cơ quan Hải quan, các cơ quan pháp luật và các doanh nghiệp sử dụng hiệu quả thì tất cả các bên liên quan tới một giao dịch xuất khẩu/nhập khẩu hàng hóa có thể chuyển dữ liệu tới một hệ thống xử lý tập trung. Hải quan sẽ có thể gửi dữ liệu theo yêu cầu của các đơn vị thông quan tại cửa khẩu biên giới và vì vậy, tạo ra cho ngành Hải quan cơ chế thông quan “một cửa” nhanh chóng.

- Việc thực hiện yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan một cách nhất quán, toàn bộ mọi giao dịch được xử lý theo cách thức thống nhất, đảm bảo áp dụng nhất quán các quy định luật pháp trong nước và đối xử ngang bằng với tất cả các đối tác thương mại.

- Việc đẩy mạnh chuyển đổi số và tự động hoá quy trình thu thuế góp phần đảm bảo rằng thuế được thu và tính toán kịp thời. Các khoản nợ quá hạn hoặc nợ xấu có thể được xác định và xử lý nhanh chóng.

- Phân tích dữ liệu chính xác hơn: Tự động hoá các hệ thống hải quan cho phép Hải quan truy cập ngay lập tức các thông tin cập nhật và cùng với việc ứng dụng Hệ thống thông tin quản lý, cơ quan Hải quan có thể sử dụng thông tin này một cách hữu ích. Tự động hoá hải quan còn tạo khả năng kiểm soát sau kiểm tra hiệu quả hơn ở cả cấp độ Cục Hải quan và toàn quốc. Hệ thống công nghệ thông tin cho phép người khai hải quan gửi đến Hải quan dữ liệu một cách kịp thời. Dữ liệu được gửi và tiếp nhận theo phương thức điện tử chính xác hơn do trong hệ thống nhận thông tin tự động nhờ các chức năng kiểm tra.

- Thống kê hải quan chính xác và kịp thời: Quá trình khai báo tự động diễn ra giúp cho số liệu thống kê thương mại đã có trong số liệu thống kê nhận được tại thời điểm xuất khẩu và nhập khẩu theo cách thức đã thiết lập. Nhờ đó, các cơ quan chính phủ khác có thể rất nhanh chóng thực hiện các biện pháp khi cần thiết.

Ngoài lợi ích mang lại cho cơ quan Hải quan, việc đẩy mạnh chuyển đổi số của ngành Hải quan còn mang lại lợi ích đối với đất nước nói chung, hoạt động thương mại quốc tế, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các Bộ, ngành và các bên liên quan.

3.2. Đi với doanh nghiệp

Việc thực hiện chuyển đổi số của ngành Hải quan mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:

- Thời gian thông quan hàng hóa nhanh chóng, giảm chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục, cho phép doanh nghiệp khai báo và thực hiện thủ tục hải quan mọi lúc, mọi nơi, trên mọi phương tiện.

- Chỉ thực hiện khai thông tin hàng hóa một ln để thực hiện nhiều thủ tục hành chính thông qua hệ thống một cửa quốc gia.

- Nâng cao tính minh bạch, phòng chống tham nhũng, doanh nghiệp dễ dàng theo dõi tiến trình xử lý của các cơ quan quản lý nhà nước trong chuỗi cung ứng.

3.3. Đi với các Bộ, ngành và các bên liên quan

Việc chuyển đổi số của ngành Hải quan góp phần nâng cao năng lực quản lý, nâng cao hiệu quả và tính minh bạch trong quản lý của các Bộ, ngành, thúc đẩy hình thành Chính phủ điện tử, Chính phủ số ở Việt Nam, cụ thể như sau:

- Các Bộ, ngành và các bên liên quan được chia sẻ các thông tin về các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu thông qua hệ thống mà không phải đề nghị cơ quan hải quan cung cấp khi phát sinh, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước nói chung, là cơ sở đphát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ sở Việt Nam.

- Phối hợp cùng với cơ quan Hải quan nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu trong quá trình làm thủ tục hải quan, thông quan và sau khi thông quan.

- Thực hiện thủ tục hành chính (cấp phép, kiểm tra chuyên ngành,...) liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên một hệ thống qua đó góp phần cải cách thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí trong việc xây dựng hệ thống CNTT.

Phần II

NỘI DUNG KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI SỐ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH

- Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chtrương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

- Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tửng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

- Quyết định số 843/QĐ-BTC ngày 12/6/2020 của Bộ Tài chính về việc ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp ln thứ tư.

- Quyết định số 1874/QĐ-BTC ngày 27/11/2020 của Bộ Tài chính về việc ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

- Quyết định số 2366/QĐ-BTC ngày 31/12/2020 của Bộ Tài chính ban hành Kiến trúc tổng thể hướng tới Bộ Tài chính số.

- Quyết định số 2042/QĐ-BTC ngày 25/10/2021 của Bộ Tài chính về việc phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của Bộ Tài chính, phát triển Chính phủ số và đảm bảo an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021 - 2025.

- Quyết định số 97/QĐ-BTC ngày 26/01/2021 của Bộ Tài chính về việc phê duyệt chủ trương thuê dịch vụ CNTT thực hiện Hải quan số.

- Quyết định số 2425/QĐ-TCHQ ngày 21/9/2021 của Tổng cục Hải quan về việc phê duyệt Kiến trúc tổng thể hướng tới Hải quan số.

II. QUAN ĐIỂM

1. Chuyển đổi số, trong đó tập trung xây dựng ứng dụng công nghệ số, dữ liệu số và các giải pháp của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để điều chỉnh thể chế, tái thiết kế quy trình nghiệp vụ nhằm đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý nhà nước về hải quan, phục vụ người dân, doanh nghiệp, giảm chi phí, nâng cao năng suất, hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan. Phn đu đến năm 2030, Tổng cục Hải quan hoàn thành xây dựng Hải quan thông minh.

2. Công tác chuyển đổi số của Tổng cục Hải quan tập trung vào việc xây dựng hệ thống công nghệ thông tin tập trung phục vụ:

- Toàn bộ công tác nghiệp vụ hải quan.

- Triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN.

- Quản lý điều hành nội bộ hải quan.

- Cung cấp dịch vụ công trực tuyến đến người dân và doanh nghiệp.

3. Đẩy mạnh số hóa quy trình, nghiệp vụ quản lý hải quan; hoàn thiện và mrộng dữ liệu số khi triển khai hệ thống công nghệ thông tin, chia sẻ phục vụ ra quyết định, chỉ đạo điều hành cho các cấp quản lý.

4. Các chương trình, nhiệm vụ phát triển ứng dụng công nghệ thông tin của Tổng cục Hải quan tuân thủ Kiến trúc tổng thể hướng tới Bộ Tài chính số và Kiến trúc tổng thể hướng tới Hải quan số.

5. Chuyển đổi số là động lực trong xây dựng Hải quan số, Hải quan thông minh; là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài, phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục với bước đi vững chắc, chủ động và có trọng tâm, trọng điểm, kế thừa những kết quả đạt được, đi đôi với đổi mới sáng tạo.

6. Chuyển đổi số phải được tiến hành tổng thể, toàn diện, đảm bảo chuyển đổi số trong công tác nghiệp vụ hải quan đồng bộ với chuyển đổi số phục vụ người dân và doanh nghiệp, các Bộ, ngành trong việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN cũng như nâng cao năng lực quản lý điều hành của cơ quan hải quan. Theo đó, chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của toàn Ngành, các cấp Lãnh đạo từ Tổng cục cho đến các Chi cục tập trung chỉ đạo triển khai.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

- Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động nghiệp vụ hải quan một cách toàn diện, đồng bộ với chuyển đổi số phục vụ doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các Bộ, ngành trong triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN nhằm hoàn thành mục tiêu 100% thủ tục hải quan được thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng (phi giấy tờ).

- Phấn đấu đến năm 2025, hoàn thành Hải quan số, trong đó thực hiện chuyển đổi số toàn diện trong công tác quản lý nhà nước về hải quan với hệ thống CNTT có mức độ tích hợp cao, có tính mở, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, đáp ứng toàn diện nhu cầu xử lý tự động tất cả các khâu nghiệp vụ hải quan từ khâu đầu đến khâu cuối, thực hiện thủ tục hải quan mọi lúc - mọi nơi - trên mọi phương tiện và nhu cầu khai thác thông tin, sử dụng thông tin trên cơ sở ứng dụng những thành tựu mới nhất về công nghệ của Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4.

- Hoàn thành các mục tiêu nêu tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình chuyển đi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành Hải quan.

2. Mục tiêu cụ th

2.1. Về nghiệp vụ hải quan

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động nghiệp vụ hải quan một cách toàn diện, đồng bộ với chuyển đổi số của doanh nghiệp, các Bộ, ngành trong triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN theo hướng tập trung hóa, hiện đại hóa, tự động hóa công tác quản lý điều hành nghiệp vụ hải quan, công tác tham mưu, thực thi nghiệp vụ kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; các quy trình thủ tục hải quan đơn giản được số hóa tối đa; các lĩnh vực nghiệp vụ được tích hợp, liên thông, tự động hóa mức độ cao; đẩy mạnh kiểm tra trước và sau thông quan, giảm tỷ lệ kiểm tra trong quá trình làm thủ tục hải quan; ứng dụng khoa học công nghệ của cuộc cách mạng lần thứ 4 (4.0).. .với các trang thiết bị hiện đại nhằm giảm thiểu can thiệp của con người trong quá trình thông quan hàng hóa.

Cụ thể như sau:

- Về chuyển đổi số trong thực hiện thủ tục hải quan: Hoàn thành tái thiết kế tổng thể hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu thực hiện nghiệp vụ hải quan hướng tới Hải quan số và đáp ứng các yêu cầu về an toàn thông tin hệ thống. Theo đó, cùng với việc thực hiện đồng bộ chuyển đổi số trong Cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN, thủ tục hải quan được thực hiện giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoàn toàn trên môi trường số (phi giấy tờ), mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện; quản lý tự động các hoạt động nghiệp vụ hải quan trên môi trường số trong toàn bộ quá trình thực hiện thủ tục hải quan cả trước, trong, sau thông quan, đảm bảo quản lý xuyên suốt từ khâu đầu đến khâu cuối đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, trong đó:

Về hồ sơ hải quan:

ü 100% thủ tục hải quan được số hóa và thực hiện bằng phương thức điện tử.

ü 95% các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan được chuyển sang dạng dữ liệu số (5% thuộc hồ sơ đặc biệt như hồ sơ mật, hồ sơ sử dụng khi hệ thống gặp sự cố,...)

ü 100% hồ sơ nghiệp vụ kiểm soát hải quan cơ bản được chuyển sang dữ liệu điện tử, tiến tới số hóa.

- Về quản lý thuế:

+ Quản lý nợ thuế được thực hiện hoàn toàn theo phương thức điện tử với phương pháp quản lý hiện đại.

+ Thu thập, phân tích, đánh giá, xây dựng, sử dụng, quản lý cơ sở dữ liệu tập trung thống nhất về mã số hàng hóa, thuế suất, trị giá hải quan, quản lý nợ thuế, hoàn thành nghĩa vụ thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước; tự động quản lý nghĩa vụ thuế, tài chính trong quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh; tự động hóa việc áp dụng chính sách miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, thu thuế và không thu thuế đúng đối tượng, đúng quy định của pháp luật; quản lý thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo dựa trên cơ sở dữ liệu lớn, phục vụ cho công tác thống kê và công tác chỉ đạo điều hành thống nhất; cải cách trong xây dựng biu thuế xuất khẩu, nhập khu dưới dạng điện tử hóa, số hóa đảm bảo minh bạch.

- Về kiểm tra sau thông quan: Tự động xác định đối tượng cần kiểm tra sau thông quan trên cơ sở áp dụng mô hình tự động phân tích, đánh giá rủi ro, phân tích số liệu thống kê, các bài toán nghiệp vụ, các dấu hiệu khác thường trên hệ thống công nghệ thông tin.

- Về phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới: Tự động thu thập, tiếp nhận, phân tích thông tin về các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh người và phương tiện thông qua thông tin tình báo, hợp tác quốc tế để lập các hồ sơ xác định trọng điểm các lô hàng có mức độ rủi ro cao theo các tiêu chí kiểm soát; tự động phân tích, cảnh báo những giao dịch bất thường trong hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp; tự động cảnh báo đến các địa chỉ cụ thvề lô hàng tình nghi và chỉ dẫn chi tiết biện pháp kiểm soát hải quan; ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong đo lường tuân thủ để thiết lập và triển khai các phương án kiểm soát linh hoạt hiệu quả.

- Về quản lý rủi ro: (i) Tự động thu thập, tích hợp thông tin: từ hoạt động khai báo hải quan, kết quả từ các hoạt động nghiệp vụ hải quan; thông tin trao đi với các cơ quan quản lý nhà nước; thông tin trao đổi với Hải quan nước ngoài; thông tin do các tổ chức cá nhân trong, ngoài nước cung cấp; (ii) ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến của cuộc cách mạng công nghiệp ln thứ 4 (dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, phân tích thông minh, internet vạn vật...) để nâng cao hiệu quả nghiệp vụ quản lý rủi ro: Đánh giá tuân thủ, phân loại mức độ rủi ro đối với người khai hải quan, hành khách xuất nhập cảnh, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh và hàng hóa xuất nhập khẩu; tự động phân loại, đánh giá mức độ rủi ro đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, người xuất nhập cảnh, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh để phân luồng quyết định kiểm tra; phân tích thông tin, đánh giá rủi ro và xác định trọng điểm để cảnh báo rủi ro, áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát phù hợp, hiệu quả ở cả ba giai đoạn trưc, trong và sau thông quan thông qua hệ thống CNTT; (iii) 100% hồ sơ về tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; người, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh được quản lý dưới dạng dữ liệu số.

- Hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về hải quan.

2.2. Về việc chuyển đổi số phục vụ doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số phục vụ doanh nghiệp xuất nhập khẩu đồng bộ với chuyển đổi số trong công tác nghiệp vụ và triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN, trong đó tập trung các nội dung:

- Về xử lý hồ sơ hải quan:

+ 100% thủ tục hành chính có nhu cầu sử dụng cao được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cho người dân, doanh nghiệp và được thực hiện trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau. Tích hợp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 có sự phù hợp về kỹ thuật công nghệ lên Cổng dịch vụ công quốc gia.

+ Cung cấp dịch vụ công trực tuyến 24/7.

- Về việc trả kết quả thủ tục hải quan: Được thực hiện trên môi trường số trên nhiều thiết bị di động, theo đó:

+ Doanh nghiệp được tiếp nhận, trao đổi thông tin, tra cứu và theo dõi quá trình giải quyết thủ tục hành chính, trả kết quả thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan với các tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục trên môi trường s.

+ Tiếp nhận, trao đổi các thông tin liên quan đến quá trình thực hiện thủ tục hải quan, quản lý Nhà nước về Hải quan với Ngân hàng, các Bộ, Ngành, cơ quan liên quan, các tổ chức, cá nhân trong nước, quốc tế thông qua hệ thống CNTT.

+ Thực hiện trao đổi dữ liệu với hệ thống quản lý hải quan phục vụ quản lý, thông quan hàng hóa, phương tiện, ra quyết định về kết quả thực hiện thủ tục hành chính.

- Về kiểm tra, giám sát hải quan:

+ 80% hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống công nghệ thông tin của Tổng cục Hải quan.

+ 50% hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan bng container có rủi ro cao được giám sát bng seal định vị điện tử, hình ảnh kết nối về trung tâm xử lý tập trung của cơ quan hải quan.

+ 100% các cửa khẩu, cảng, kho, bãi đáp ứng điều kiện được triển khai Hệ thống quản lý, giám sát hải quan tự động để quản lý, giám sát hàng hóa đưa vào, lưu giữ, đưa ra khu vực giám sát hải quan bằng phương thức điện tử.

2.3. Về Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN đảm bảo đồng bộ với chuyển đổi số nghiệp vụ hải quan và doanh nghiệp theo hướng số hóa và xử lý tập trung thủ tục hành chính của các Bộ, Ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; triển khai mở rộng số lượng các thủ tục hành chính của các Bộ, ngành; kết nối, trao đổi, chia sẻ thông tin giữa cơ quan hải quan với: Các bộ, ngành; các cơ quan chức năng thuộc và trực thuộc các bộ, ngành; các đơn vị quản lý cửa khẩu, kiểm soát xuất nhập cảnh; các bên có liên quan, cụ thể như sau:

- Hoàn thành việc xây dựng hệ thống CNTT theo định hướng xử lý tập trung, đáp ứng yêu cầu triển khai mở rộng Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và ngoài ASEAN.

- Cổng thông tin một cửa quốc gia đáp ứng yêu cầu trở thành điểm tiếp nhận và chia sẻ thông tin, dữ liệu, chứng từ điện tử cho tất cả các bên tham gia vào hoạt động thương mại xuyên biên giới, chuỗi cung ứng, logistics thông qua việc tập trung hóa dữ liệu và tập trung hóa việc xử lý dữ liệu.

- 100% các thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp phép, kiểm tra chuyên ngành cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh được thực hiện thông qua Cơ chế một cửa quốc gia.

2.4. Về quản trị nội ngành

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động quản lý điều hành ngành Hải quan, cụ thể:

- Hoàn thiện môi trường làm việc điện tử trong ngành Hải quan; hướng tới môi trường phi giấy tờ trong quản lý nhà nước về hải quan thông qua việc đẩy mạnh sử dụng chữ ký số đảm bảo: 90% hồ sơ công việc tại Tổng cục Hải quan được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước); 100% công tác báo cáo được thực hiện trên hệ thống.

- 100% hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan nhà nước được thực hiện trên nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất.

- 100% hồ sơ được tạo, lưu giữ, chia sẻ dữ liệu điện tử theo quy định.

- 100% công chức được gắn định danh số trong xử lý công việc.

- 100% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản;

- 50% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số.

- 80% hoạt động giám sát, kiểm tra của cơ quan hải quan được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống công nghệ thông tin của Tổng cục Hải quan.

- Tối thiểu 70% nội dung chương trình đào tạo được thực hiện trực tuyến; tối thiểu 70% kỳ thi tuyển, thi nâng ngạch lên ngạch kiểm tra viên hải quan, kiểm tra viên chính hải quan và tương đương (đối với các kỳ thi Tổng cục được ủy quyền tổ chức) thực hiện thi vòng 1 trên máy tính.

- Tích hợp, đồng bộ hóa Hệ thống quản lý đào tạo với Hệ thống quản lý cán bộ, công chức, viên chức để theo dõi quá trình đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ, công chức, viên chức trong suốt thời gian công tác tại ngành Hải quan.

- Số hóa 100% dữ liệu quản lý đào tạo.

- Triển khai công cụ làm việc, cộng tác trên môi trường số đạt 70%.

- Triển khai công cụ báo cáo tự động theo yêu cầu đạt 70%.

- Tỷ lệ nền tảng điện toán đám mây được triển khai: 70%.

- Triển khai công cụ báo cáo tự động theo yêu cầu: 90%.

- Thực hiện số hóa các bài giảng hướng tới thực hiện giảng trực tuyến với: 100% bài giảng nghiệp vụ hải quan tổng hợp; 30% bài giảng chương trình đào tạo chuyên sâu; 50% bài giảng và kiến thức chung phục vụ hải quan số, hải quan thông minh; 50% bài giảng theo khung năng lực vị trí việc làm.

- Kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số với Hệ thống chỉ đạo, điều hành của Bộ Tài chính và Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.

- Xây dựng nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung, có ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động.

- Tham gia mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển Chính phủ

- Triển khai ứng dụng rộng rãi các công nghệ 4.0 (như: AI, Blockchain, Big Data, Cloud, IoT,...) trong quản lý nhà nước về hải quan.

2.5. Hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin

- Hoàn thiện kiến trúc phần cứng CNTT ngành Hải quan theo mô hình điện toán đám mây và thực hiện đầu tư mới, thay thế, nâng cấp đồng bộ trang thiết bị CNTT cho các đơn vị Hải quan đáp ứng yêu cầu triển khai phần mềm ứng dụng cốt lõi, phù hợp với kiến trúc Chính phủ ngành Tài chính và Kiến trúc Chính phủ ngành Hải quan.

- Nâng cấp, mở rộng hạ tầng kỹ thuật của Trung tâm dữ liệu Tổng cục Hải quan theo tiêu chuẩn Tier 3 để đảm bảo sẵn sàng cho triển khai, vận hành các hệ thống CNTT Hải quan 24/7 an ninh an toàn.

- Đầu tư nâng cấp, thay thế trang thiết bị, mở rộng băng thông hệ thống mạng của Hải quan phù hợp với kiến trúc, lộ trình triển khai hạ tầng truyền thông thống nhất ngành Tài chính và kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan.

- Đầu tư trang bị và triển khai kết nối, tích hợp các trang thiết bị, công cụ hỗ trợ phục vụ công tác quản lý giám sát Hải quan như camera, máy soi, cân điện tử, seal định vị, ... Với hệ thống CNTT Hải quan đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá và quản lý Hải quan xuyên sut từ khâu đầu đến khâu cui.

2.6. Về an toàn thông tin

Hoàn thiện thiết kế, quy hoạch và tổ chức triển khai, giám sát đảm bảo an toàn thông tin đối với các hệ thống thông tin của ngành Hải quan theo cấp độ tuân thủ Luật an toàn thông tin, Luật An ninh mạng và các qui chế, quy định của ngành liên quan đến công tác an toàn, an ninh thông tin.

2.7. Về hoàn thiện thể chế

Nghiên cứu, bổ sung nội dung liên quan về hoàn thiện thể chế đảm bảo cơ sở pháp lý phục vụ hoạt động chuyn đi strong các lĩnh vực nghiệp vụ và triển khai thủ tục hải quan theo hướng số hoá toàn diện.

3. Mô hình quản lý hải quan thông minh

3.1. Xây dựng mô hình hải quan thông minh nhằm đưa Hải quan Việt Nam trở thành tổ chức hải quan hiện đại, theo các xu hướng và chuẩn mực quốc tế đảm bảo ứng dụng các thành tựu công nghệ của Cách mạng Công nghiệp 4.0 (như: AI, Big Data, Blockchain, IoT,...); phấn đấu đến năm 2025, đạt trình độ ngang bằng với các nước phát triển như: EU, Mỹ, Nhật, Trung Quốc, đáp ứng yêu cầu quản trị thông minh, quản lý doanh nghiệp, hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh toàn diện từ khâu đu đến khâu cui; có khả năng tích hp, kết nối, chia sẻ thông tin với các Bộ, ngành, doanh nghiệp thông qua Cơ chế một cửa quốc gia và sẵn sàng trao đổi dữ liệu hải quan với các nước trong khu vực và trên thế giới, đòi hỏi mô hình hải quan thông minh phải có mức độ tự động hóa cao, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới và hiện đại trên nền tảng số, phi giấy tờ, đảm bảo minh bạch, công bằng, hiệu lực, hiệu quả, có khả năng dự báo, thích ứng với sự biến động của thương mại quốc tế và yêu cầu quản lý của cơ quan hải quan, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, phục vụ người dân, doanh nghiệp.

3.2. Mô hình hải quan thông minh đảm bảo kết nối toàn bộ các khâu nghiệp vụ trong quy trình thủ tục hải quan đảm bảo xuyên suốt, dữ liệu tích hp từ khi hàng hóa đến cửa khẩu trong thời gian lưu giữ tại kho, bãi, cảng đến khi thông quan, đưa ra khỏi khu vực giám sát, đưa vào sản xuất hoặc sử dụng theo đúng mục đích đã đăng ký với cơ quan hải quan; các hoạt động nghiệp vụ được tự động hoàn toàn như: phân tích thông tin trọng điểm, xác định rủi ro, kiểm tra hồ sơ hải quan, hồ sơ phương tiện vận tải, phân luồng kiểm tra, quyết định thông quan, kiểm tra xác định số tiền thuế phải nộp, quản lý, theo dõi tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư trong quá trình sản xuất, gia công,... Đây được xác định là yêu cầu nghiệp vụ cốt lõi của hệ thống.

Ngoài ra, mô hình hải quan thông minh cũng đảm bảo các mục tiêu:

- Tạo thuận lợi thương mại thông qua việc cung cấp dịch vụ mọi lúc, mọi nơi, trên mọi phương tiện; số hóa chứng từ, hồ sơ, tự động tiếp nhận, trả hồ sơ..

- Sẵn sàng tích hợp, kết nối, chia sẻ thông tin với các Bộ, ngành, doanh nghiệp thông qua Cơ chế một cửa quốc gia và sẵn sàng trao đổi dữ liệu hải quan với các nước.

- Đảm bảo an ninh, an toàn cho nền kinh tế và cho cộng đồng trên cơ sở nâng cao năng lực quản lý của cơ quan hải quan thông qua các tính năng vượt trội của Hệ thống quản lý mới như: tự động phân tích thông tin rủi ro, xác định trọng điểm, ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, chuyển tải bất hp pháp và quản lý tốt chuỗi cung ứng trong hoạt động sản xuất, gia công.

- Tinh giản bộ máy tổ chức hải quan tại các cấp cơ sở hướng ti xây dựng mô hình hải quan tập trung, phù hợp với địa bàn quản lý và yêu cầu công việc, giảm bớt các khâu trung gian, hạn chế sự chng chéo, không thng nht, tiêu cực, nhũng nhiu trong thực thi nhiệm vụ của công chức hải quan.

3.3. Mô hình hải quan thông minh ứng dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng Công nghệ 4.0 như: Kết nối Internet vạn vật (IoT), Chuỗi khối (Blockchain), Trí tuệ nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn (Bigdata) để phục vụ cho công tác trao đổi, chia sẻ thông tin, quản lý dữ liệu, tự động phân tích dữ liệu, hình ảnh và quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng. Cụ thể:

- Quản lý biên gii thông minh thông qua các mô hình hải quan ảo, cửa khẩu điện tử theo khuyến nghị của WCO, hạn chế sự tham gia trực tiếp của công chức hải quan, đơn giản thủ tục hành chính, giảm thời gian chờ tại biên giới, thực hiện phân luồng hàng hóa, hành khách, phương tiện, ủy quyền kiểm tra tại cửa khẩu; Áp dụng các giải pháp công nghệ và trang thiết bị kiểm tra, giám sát hiện đại phù hợp với đặc điểm khu vực cửa khẩu biên giới, có khả ng tích hợp, trao đổi dữ liệu tập trung, thống nhất.

- Triển khai mô hình quản lý chuỗi cung ứng tích hợp theo hướng dẫn tại khung an ninh và tạo thuận lợi thương mại (SAFE) của Tổ chức hải quan thế giới, đáp ứng yêu cầu quản lý toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đảm bảo hàng hóa sử dụng đúng mục đích đã kê khai với cơ quan hải quan dựa trên nguyên tc rủi ro, lấy phân tích dữ liệu làm nền tảng trên cơ sở ứng dụng sâu trí tuệ nhân tạo.

- Thiết lập môi trường dịch vụ số thân thiện, dễ dàng tiếp cận, có khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ mọi lúc, mọi nơi và trên mọi phương tiện, có thể theo dõi được kết quả xử lý, cũng như cung cp các tính năng hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, người dân trong thực hiện thủ tục hành chính; Phát triển các công cụ, tiện ích có khả năng đo lường, giám sát và đánh giá hiệu quả trong việc thực thi công tác quản lý của các cơ quan nhà nước; chất lượng dịch vụ công; điểm nghẽn trong chuỗi cung ứng thông qua việc đo thời gian thực hiện các công đoạn trong chuỗi cung ứng.

- Ứng dụng những thành tựu mới về công nghệ (như: Kết nối Internet vạn vật (IoT), Chuỗi khối (Blockchain), Trí tuệ nhân tạo (AI), Dữ liệu ln (Bigdata), Phân tích thông minh (BI), Điện toán đám mây (Cloud), Di động (Mobility),...) để hỗ trợ cho cơ quan hải quan trong việc tự động phân tích, xử lý thông tin; sẵn sàng tích hợp, kết nối, chia sẻ thông tin với các Bộ, ngành, doanh nghiệp trong nước; trao đổi dữ liệu hải quan với các nước trong khu vực và trên thế giới; tích hợp, kết nối thông tin từ các phương tiện hỗ trợ cho công tác quản lý nhà nước về hải quan (hình ảnh soi chiếu, camera giám sát; kết quả phân tích, kiểm tra chuyên ngành từ các máy móc, thiết bị; dữ liệu cân điện tử,...) với toàn bộ hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

- Cải cách thủ tục hành chính theo hướng minh bạch, đơn giản, thống nhất, phù hợp với các chuẩn mực và khuyến nghị của Tổ chức Hải quan Thế giới, như: Công ước về đơn giản hóa và hài hòa hóa thủ tục hải quan; Khung tiêu chuẩn về an ninh và tạo thuận lợi thương mại toàn cầu;... đảm bảo hàng hóa được thông quan, giải phóng nhanh chóng, giảm chi phí cho doanh nghiệp.

4. Định hướng đến năm 2030

- Hoàn thành Hải quan thông minh.

- 100% các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan đối với các loại hình cơ bản được chuyển sang dạng dữ liệu điện tử, tiến tới được số hóa.

- 100% cảng, cửa khẩu quốc tế trọng điểm được triển khai hệ thống quản lý giám sát hàng hóa tự động, trang bị hệ thống soi chiếu hàng hóa, hành lý, hệ thống giám sát camera và các thiết bị hỗ trợ trong công tác kiểm tra, giám sát hải quan. Kết quả, hình ảnh, thông tin được truyền trực tiếp về trung tâm xử lý tập trung của cơ quan Hải quan và chia sẻ thông tin với các Bộ, Ngành và các đơn vị có liên quan tại cửa khẩu.

- 100% hàng hóa thuộc đối tượng rủi ro cao vận chuyển bng container chịu sự giám sát hải quan được giám sát bằng phương tiện kỹ thuật hiện đại, dữ liệu được kết nối về trung tâm xử lý tập trung của cơ quan Hải quan.

- 100% các cửa khẩu đường bộ triển khai hệ thống tiếp nhận và xử lý thông tin khai trước về hàng hóa xuất nhập khẩu trước khi phương tiện vận chuyển hàng hóa qua biên giới.

- 100% các doanh nghiệp ưu tiên, doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật, doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp thực hiện hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu, kết nối chia sẻ dữ liệu quản sản xuất với cơ quan Hải quan.

- Nâng cao hiệu quả quản lý nợ thuế, phấn đấu 100% các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu phát sinh nợ thuế được theo dõi, cập nhật tự động trên hệ thống điện tử của cơ quan Hải quan.

- 100% hsơ nghiệp vụ kiểm soát hải quan cơ bản được số hóa.

- Phấn đấu mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan đạt 95% trở lên đối với các chỉ tiêu chính thuộc các nội dung: Tiếp cận thủ tục hành chính hải quan, thực hiện thủ tục hành chính hải quan, sự phục vụ của công chức hải quan.

IV. NHIỆM VỤ

Trong giai đoạn 2021 - 2025, nhiệm vụ chuyển đổi số ngành Hải quan tập trung vào 03 nhiệm vụ lớn sau:

- Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác nghiệp vụ hải quan với việc triển khai thuê dịch vụ công nghệ thông tin thực hiện Hải quan số theo Quyết định số 97/QĐ-BTC ngày 26/01/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

- Đẩy mạnh chuyển đổi số trong triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN với việc phát triển hệ thống, CNTT theo định hướng xử lý tập trung, đáp ứng yêu cầu triển khai mở rộng Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN.

- Chuyển đổi số phục vụ doanh nghiệp xuất nhập khẩu và chuyển đổi số trong công tác quản lý nội ngành như công tác quản lý văn bản, hành chính, công tác quản lý cán bộ, kế toán nội ngành,...

Cùng với việc triển khai các nhiệm vụ nêu trên là các nhiệm vụ trọng tâm liên quan khác như: Xây dựng sở dữ liệu quốc gia về Hải quan; phát triển các hệ thống nền tảng đáp ứng yêu cầu triển khai hệ thống kết nối, chia sẻ số ngành Hải quan phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu hệ thống thông tin nội ngành theo mô hình kết nối chia sẻ tập trung; xây dựng các dịch vụ nền tảng để triển khai chính phủ điện tử cơ quan hải quan và hoàn thiện nền tảng cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

1. Triển khai đồng bộ, toàn diện chuyển đổi số trong công tác nghiệp vụ hải quan

1.1. Đẩy mạnh số hóa dữ liệu và số hóa quy trình nghiệp vụ hải quan.

Thực hiện đồng bộ, toàn diện chuyển đổi số trong công tác nghiệp vụ thông qua phương thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin thực hiện Hải quan số.

Giai đoạn 2021 - 2025, toàn Ngành tập trung nguồn lực để tiến hành tái thiết kế tổng thể hệ thống công nghệ thông tin với trọng tâm là tái thiết kế tổng thể và số hóa toàn bộ quy trình nghiệp vụ hải quan thông qua phương thức thuê dịch vụ CNTT thực hiện Hải quan số. Theo đó, mục tiêu thuê dịch vụ công nghệ thông tin thực hiện hải quan slà thuê dịch vụ đng bộ phn mm, phn cứng, quản trị vận hành đáp ứng yêu cầu thực hiện nghiệp vụ hải quan hướng tới hải quan svà đáp ứng các yêu cầu về an toàn thông tin hệ thống. Hệ thống công nghthông tin mới phải ứng dụng những thành tựu mới về công nghệ, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan thông minh; quản lý toàn diện doanh nghiệp, hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh từ khâu đầu đến khâu cuối; sẵn sàng kết nối, trao đi, chia sẻ thông tin với các Bộ, ngành, doanh nghiệp và các bên liên quan phục vụ quản lý nhà nước về hải quan. Trong đó, về phn mềm: Xây dựng Hệ thống công nghệ thông tin với các chức năng phần mềm đáp ứng các yêu cầu thực hiện tất cả các nghiệp vụ hải quan (trừ công tác quản lý hành chính nội ngành và triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN), bao gồm các lĩnh vực: Giám sát quản lý; quản lý thuế xuất nhập khẩu; quản lý rủi ro; kiểm tra sau thông quan; điều tra chống buôn lậu; pháp chế; kiểm định Hải quan; cải cách hải quan; thanh tra, kiểm tra và nghiệp vụ dùng chung.

Các nhiệm vụ cần thực hiện để thực hiện chuyển đổi số nghiệp vụ gồm:

a. Số hóa dữ liệu:

- Theo yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan, trên cơ sở hiện trạng các chứng từ, văn bản hiện nay, rà soát tổng thể, đề xuất danh mục các chứng từ, văn bản thuộc hồ sơ hải quan và các chứng từ, văn bản theo yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan cần số hóa, điện tử hóa.

- Trên cơ sở danh mục các chứng từ, văn bản cần số hóa, rà soát, xây dựng mẫu chứng từ, văn bản điện tử.

- Thực hiện đánh giá tổng thể hiện trạng các trang thiết bị hiện đang phục vụ công tác quản lý hải quan làm cơ sở xây dựng kế hoạch đầu tư hiệu quả trang thiết bị điện tử thông minh đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.

- Trên cơ sở yêu cầu tổng thể về các trang thiết bị điện tử thông minh theo yêu cầu chuyển đổi số, xây dựng và triển khai Kế hoạch tổng thể về đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại, tổng thể giai đoạn 2021 - 2025 phù hợp với Kế hoạch chuyển đổi số của ngành Hải quan định hướng đến 2025 và định hướng đến năm 2030.

- Nghiên cứu, triển khai các giải pháp kỹ thuật, công nghệ để thực hiện số hóa dữ liệu, trong đó tập trung số hóa các chứng từ, văn bản quản lý nhà nước về hải quan (bao gồm cả dữ liệu quá khứ) và kết nối, thu thập, xử lý dữ liệu.

b. Về số hóa quy trình:

- Nghiên cứu, rà soát, xây dựng quy trình tổng thể nghiệp vụ hải quan trên cơ sở áp dụng phương thức quản lý hiện đại đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, đảm bảo tính liên thông giữa các luồng thông tin và phản ánh toàn diện yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan từ khâu đầu đến khâu cuối.

- Hoàn thành việc xây dựng quy trình nghiệp vụ đối với từng lĩnh vực (quản lý thuế, quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan, điều tra chống buôn lậu, pháp chế, thanh tra, kiểm tra, kiểm định, cải cách hải quan (gọi tắt là quy trình nhánh) kết nối với quy trình gốc.

- Hoàn thành xây dựng bộ chỉ tiêu thông tin (data element) đáp ứng yêu cầu quản lý nghiệp vụ hải quan do các bên liên quan cn cung cấp để đảm bảo dữ liệu do các bên chỉ cần cung cấp 01 ln được sử dụng nhiều lần.

- Rà soát, tổng hợp các vấn đề pháp lý và xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành pháp lý đáp ứng yêu cầu triển khai quy trình thủ tục hải quan trên môi trường mạng.

- Nghiên cứu, triển khai các giải pháp kỹ thuật, công nghệ để thực hiện số hóa quy trình nghiệp vụ.

1.2. Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp

- Triển khai cung cấp 100% thủ tục hành chính có nhu cầu sử dụng cao được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cho người dân, doanh nghiệp và được thực hiện trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau.

- Xây dựng nền tảng ứng dụng di động (Mobile Platform), mở rộng WebPlatform trong việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến và cung cấp thông tin trên Cổng thông tin điện tử Hải quan phục vụ người dân và doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục hải quan; ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tập trung vào trải nghiệm người dùng và cung cấp các tiện ích thông qua tự nhận biết đối tượng sử dụng, tự động phân luồng nội dung, tương tác bằng giọng nói, thu thập và lưu trữ hành vi, thói quen của người dùng để phân phối nội dung một cách thông minh, định danh, xác thực đa dạng.

- Xây dựng và triển khai các API phục vụ cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp và kết nối các bên liên quan đáp ứng yêu cầu quản lý và thực hiện thủ tục hải quan của người dân, doanh nghiệp như: hỗ trợ làm thủ tục, cung cấp thông tin phục vụ quản lý, hoạt động của doanh nghiệp, kết nối, trao đổi dữ liệu (data in, data out, data conversion, data exchange,) tích hợp các chức năng với các hệ thống và các cơ sở dữ liệu quốc gia do Chính phủ và các Bộ, ngành xây dựng,...

2. Hỗ trợ và thúc đẩy chuyển đổi số của doanh nghiệp và các bên có liên quan để đảm bảo sự đồng bộ với quá trình chuyển đổi số của ngành Hải quan

Để đảm bảo triển khai chuyển đổi số của ngành Hải quan, đáp ứng yêu cầu quản lý từ khâu đầu đến khâu cuối, trong giai đoạn 2021 - 2025, ngành Hải quan tiếp tục hỗ trợ và thúc đẩy chuyển đổi số của doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các bên có liên quan, cụ thể gồm:

- Trong quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình, thủ tục hải quan, biểu mẫu chứng từ, văn bản điện tử và chỉ tiêu thông tin phục vụ yêu cầu số hóa và chuyển đổi số thì Tổng cục Hải quan sẽ lấy ý kiến đóng góp của người dân, doanh nghiệp thông qua nhiều hình thức khác nhau như hội nghị, hội thảo, tọa đàm, phương tiện thông tin đại chúng,... trước khi ban hành hoặc đưa vào thực hiện chính thức.

- Khi triển khai các chương trình chuyển đổi số, triển khai các hệ thống công nghệ thông tin, Tổng cục Hải quan sẽ tiến hành đào tạo, tập huấn đầy đủ phổ biến, thông tin, tuyên truyền đầy đủ cho doanh nghiệp và các bên liên quan biết rõ trách nhiệm, công tác chuẩn bị và phối hợp thực hiện.

- Nghiên cứu, công bố các chuẩn dữ liệu trao đổi thông tin của Tổng cục Hải quan, yêu cầu kết nối để tiến hành kết nối, trao đổi thông tin khi triển khai hệ thống CNTT mới của Tổng cục Hải quan để các doanh nghiệp và các bên liên quan biết, phối hợp thực hiện.

- Hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp và các bên liên quan đẩy mạnh việc kết nối, trao đổi thông tin, chia sẻ dữ liệu với hệ thống công nghệ thông tin của Tổng cục Hải quan đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan.

3. Hỗ trợ và đẩy mạnh chuyển đổi số của các Bộ, ngành đồng bộ với chuyển đổi số về nghiệp vụ hải quan, đồng thời đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN

3.1. Xây dựng và triển khai Đề án xây dựng và phát triển hệ thống công nghệ thông tin theo định hướng tập trung phục vụ chuyển đổi số và triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN

Nhiệm vụ trọng tâm trong chuyển đổi số đối với Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN là xây dựng và triển khai Đề án xây dựng và phát triển hệ thống công nghệ thông tin theo định hướng tập trung phục vụ chuyển đổi số và triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN. Việc thực hiện Đề án theo các giai đoạn, lộ trình phù hợp với các mục tiêu chính sau:

- 100% các thủ tục hành chính liên quan đến quản lý nhà nước và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; người và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh được thực hiện qua Cơ chế một cửa quốc gia dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4; tham gia và triển khai Cơ chế một cửa ASEAN theo đúng cam kết và lộ trình thực hiện của các nước ASEAN; kết nối và trao đổi thông tin với các đối tác thương mại khác ngoài ASEAN theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

- 100% Bộ, ngành, tổ chức chng nhận sự phù hợp được kết nối với hải quan thông qua NSW. Thông tin về quản lý chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực hải quan được hệ thống tự động sử dụng trực tiếp để hỗ trợ quá trình làm thủ tục hải quan.

- Dữ liệu và thông tin về quản lý đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, người và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phải được số hóa và chia sẻ đầy đủ, kịp thời tới các cơ quan quản lý nhà nước và các bên liên quan nhằm phục vụ: (1) Thực hiện các thủ tục hành chính và tạo thuận lợi thương mại; (2) Giám sát của các cấp quản lý, điều hành. (3) Tìm ra các điểm bất cập trong chính sách, quy trình thủ tục để có giải pháp cải tiến, điều chnh phù hợp.

- Cung cấp các tiện ích cho người dân, doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan chính phủ để thực thi chính sách, pháp luật và thực hiện thủ tục hành chính hiệu quả thông qua Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN; Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, hiện đại hóa thủ tục hành chính, đảm bảo minh bạch thông tin, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước cũng như hỗ trợ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của tất cả các cấp từ Trung ương đến địa phương, nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam.

- Cổng thông tin một cửa quốc gia được vận hành trên nền tảng cơ sở dữ liệu quản lý nhà nước tập trung (tiến tới xử lý tập trung) đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, người và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Toàn bộ các cơ quan Chính phủ và các bên liên quan trực tiếp và gián tiếp sử dụng thông tin về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh người và phương tiện vận tải được kết nối và chia sẻ dữ liệu thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Các nhiệm vụ cụ thể gồm:

- Phối hợp với các Bộ, ngành chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ về triển khai cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và ngoài ASEAN đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và yêu cầu chuyển đổi số của ngành Hải quan trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Phối hợp với các Bộ, ngành rà soát, đề xuất danh mục các chứng từ, văn bản thuộc các thủ tục hành chính trên cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và ngoài ASEAN cần được số hóa trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Trên cơ sở các chứng từ, văn bản thuộc các thủ tục hành chính trên cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và ngoài ASEAN được số hóa, phối hợp với các đơn vị và các Bộ, ngành rà soát, hài hòa hóa và thống nhất bộ chỉ tiêu thông tin triển khai trên Cơ chế một cửa quốc gia và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Xây dựng và phát triển hệ thống công nghệ thông tin theo định hướng tập trung phục vụ chuyển đổi số và triển khai cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và ngoài ASEAN với định hướng tái cấu trúc Cổng thông tin một cửa quốc gia đáp ứng yêu cầu trở thành điểm tiếp nhận và chia sẻ thông tin, dữ liệu, chứng từ điện tử cho tất ccác bên tham gia vào hoạt động thương mại xuyên biên giới, chuỗi cung ứng, logistics thông qua việc tập trung hóa dữ liệu và tập trung hóa việc xử lý dữ liệu.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện việc kết nối giữa hệ thống CNTT nghiệp vụ hải quan, hệ thống CNTT phục vụ triển khai cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và ngoài ASEAN với hệ thống CNTT của các Bộ, ngành và các đơn vị có liên quan để đảm bảo thông tin người dân, doanh nghiệp chỉ cung cấp một lần và sử dụng nhiều lần.

3.2. Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành Nghị định quy định thực hiện kết nối và chia sẻ thông tin trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh người và phương tiện vận tải theo cơ chế một cửa quốc gia.

- Việc ban hành Nghị định nhằm tạo thuận lợi cho các bên tham gia vào quản lý, vận chuyển, kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh; quản lý người và phương tiện xuất nhập cảnh, quá cảnh thông qua việc trao đổi thông tin, hồ sơ, chứng từ điện tliên quan đến các đối tượng nêu trên. Nội dung của nghị định xuất phát từ nhu cầu cấp thiết về trao đổi thông tin của tất cả các bên liên quan. Phạm vi của Nghị định không chỉ gói gọn trong việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan nhà nước mà còn mở rộng ra các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào quản lý cũng như các hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, quá cảnh trong và ngoài nước, góp phần hiện thực hóa việc trao đổi thông tin giữa cơ quan chính phủ Việt Nam với cơ quan chính phủ các nước khác theo điều ước, thỏa thuận mà Việt Nam ký kết, gia nhập (đặc biệt là các FTA thế hệ mới) để tạo thuận lợi thương mại song vẫn đảm bảo kiểm soát, quản lý hiệu quả, hiệu lực.

- Ban hành Nghị định nhằm giải quyết những bất cập về kết nối, chia sẻ thông tin. dữ liệu giữa các bộ, cơ quan đã được quy định tại một số nghị định chuyên ngành của Chính phủ cũng như nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mc trong thực tin chia sẻ thông tin theo cơ chế một cửa quốc gia.

- Ban hành Nghị định để bổ sung một số nội dung góp phần bảo đảm thực hiện hiệu quả Nghị định số 85/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ quy định thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

3.3. Hoàn thiện đầy đcơ sở pháp lý quy định về: (i) thực hiện các thủ tục hành chính theo Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN; (ii) cung cấp các tiện ích, dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp; (iii) kết nối, trao đổi và chia sthông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các bên liên quan nhằm nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành cũng như tạo thuận lợi cho thương mại.

4. Triển khai mạnh mẽ chuyển đổi số trong công tác quản lý nội ngành

4.1. Các nội dung chuyển đi số trong công tác quản lý nội ngành

4.1.1. Số hóa công tác chỉ đạo điều hành

- Triển khai kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số với Hệ thống chỉ đạo, điều hành của Bộ Tài chính và Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.

- Phát triển hệ thống làm việc từ xa của Tổng cục Hải quan; họp và đào tạo trực tuyến.

- Ứng dụng công nghệ 4.0 trong hỗ trợ công tác tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo các cấp thông qua hoạt động trợ lý ảo trên cơ sở phân tích dữ liệu lớn và AI.

- Nghiên cứu xây dựng và triển khai hệ thống quản lý điều hành, quản trị nội bộ cơ quan hải quan với mức độ tự động tối đa trên nền tảng trường số, tích hợp, liên thông và đồng bộ với hệ thống công nghệ thông tin nghiệp vụ hải quan, hệ thống Một cửa quốc gia, một cửa ASEAN đáp ứng yêu cầu cơ quan hải quan số theo định hướng chung của Chính phủ số.

- Hiện đại hóa công tác tiếp nhận, tham mưu và xử lý văn bản của Văn phòng Tổng cục theo hướng tự động hóa, ứng dụng tối đa công nghệ hiện đại 4.0 trong xử lý văn bản đi và đến, triển khai áp dụng chữ ký số trong các văn bản của cơ quan hải quan.

- S hóa, và quản lý trên hệ thống các văn bản đi, đến, tờ trình.. sử dụng chữ ký điện tử thay cho các bản ký tươi scan (trừ các văn bản mật).

- Số hóa và quản lý trên hệ thống các báo cáo trong công tác quản lý nội ngành.

- Quản lý lịch công tác, các cuộc họp trực tuyến và tài liệu họp.

- Xây dựng hệ thống trao đổi thông tin nội ngành (chat) phục vụ việc:

+ Trao đổi thông tin;

+ Báo cáo vướng mắc;

+ Hỗ trợ giải đáp vướng mắc;

+ Chỉ đạo điều hành;

4.1.2. Số hóa công tác quản lý cán bộ

- Số hóa hồ sơ cán bộ;

- Quản lý công tác thi đua, khen thưởng trên hệ thống;

- Quản lý các báo cáo liên quan đến công tác thi đua khen thưởng trên hệ thống.

4.1.3. Số hóa công tác đào tạo, tập huấn

- Xây dựng bài giảng điện tử, video tình huống thực tế, thư viện học liệu.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống đào tạo, tập huấn trực tuyến.

- Hoàn thiện, nâng cấp Hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến (LMS) và Hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS).

- Phát triển, hoàn thiện mô hình giả lập có tính chất mô phỏng toàn bộ chức năng của hệ thống quản lý hi quan mới và có chức năng lưu trữ các dữ liệu giả lập để phục vụ hoạt động thực hành, phục vụ công tác đào tạo thực hành hệ thống CNTT mới cho cán bộ, công chức, viên chức của Ngành và phục vụ đào tạo cho cộng đồng doanh nghiệp, Bộ, ngành và các Bên liên quan các nghiệp vụ khai báo liên quan đến doanh nghiệp.

- Quản lý thi sát hạch năng lực cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm.

4.1.4. Số hóa công tác quản lý tài chính nội ngành

Quản lý trên hệ thống các nghiệp vụ:

- Quản lý lương và các khoản chi con người

- Quản lý ấn chỉ

- Quản lý phân bổ dự toán

- Quản lý tài sản

- Quản lý các dự án xây dựng cơ bản và dự án ứng dụng CNTT.

4.1.5. Shóa công tác thanh tra kiểm tra

Quản lý trên hệ thống các nghiệp vụ:

- Kế hoạch thanh tra, kiểm tra nội bộ;

- Nhật ký các cuộc thanh tra, kiểm tra nội bộ;

- Kết luận thanh tra, kiểm tra nội bộ;

- Báo cáo kết quả thực hiện kết luận thanh tra kiểm tra nội bộ.

4.1.6. Triển khai áp dụng chữ ký số trong ngành Hải quan để thay thế văn bản giy, phù hợp với yêu cầu sử dụng, giao dịch văn bản điện tử, hạn chế giy tờ.

4.2. Các nhiệm vụ chủ yếu triển khai chuyển đổi số trong quản lý nội ngành

- Rà soát và xây dựng quy trình tổng thể về công tác quản trị nội ngành và quy trình nhánh (liên quan đến từng lĩnh vực như báo cáo, tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng,...) để phục vụ việc số hóa quy trình nghiệp vụ.

- Rà soát danh mục các báo cáo, các văn bản quản lý nội ngành của Tổng cục Hải quan cần được số hóa. Trên cơ sở đó, Văn phòng Tổng cục phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan xây dựng và đề xuất trình Tổng cục phê duyệt hình thức điện tử của các báo cáo và các văn bản quản lý nội ngành.

- Trên cơ sở các báo cáo, các văn bản quản lý nội ngành cần số hóa, xây dựng danh mục các chỉ tiêu thông tin (data element) phục vụ công tác quản lý nội ngành.

- Căn cứ yêu cầu quản trị nội ngành, các văn bản quản lý cần số hóa và chỉ tiêu thông tin, xây dựng và phê duyệt kế hoạch tổng thể các trang thiết bị điện tử thông minh phục vụ công tác quản trị nội ngành giai đoạn 2021 - 2025 đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.

- Trên cơ sở yêu cầu tổng thể về các trang thiết bị điện tử thông minh phục vụ quản trị nội ngành, xây dựng và tổ chức triển khai Kế hoạch tổng thể về đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại, tổng thể giai đoạn 2021 - 2025 phục vụ công tác quản trị nội ngành phù hợp với Kế hoạch chuyển đổi số của ngành Hải quan định hướng đến 2025 và định hưng đến năm 2030.

- Căn cứ yêu cầu chuyển đổi số và quy trình quản trị nội ngành, các báo cáo, văn bản và chỉ tiêu thông tin cần số hóa, rà soát, tổng hợp các vấn đề pháp lý và xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành pháp lý đáp ứng yêu cầu triển khai quản trnội ngành trên môi trường mạng.

- Căn cứ yêu cầu số hóa công tác quản trnội ngành, nghiên cứu, triển khai các giải pháp kỹ thuật, công nghệ để thực hiện số hóa, trong đó ứng dụng công nghệ của Cách mạng Công nghiệp 4.0 trong việc khai thác, sử dụng và phân tích dữ liệu.

5. Hoàn thiện, nâng cao chất lượng hạ tầng số

- Hoàn thiện mô hình kiến trúc phần cứng CNTT ngành Hải quan theo mô hình điện toán đám mây, kế thừa mô hình phần cứng hiện tại đã triển khai, đảm bảo phù hợp với Kiến trúc tổng thể hướng tới Bộ Tài chính số và Kiến trúc tổng thể hướng tới Hải quan số.

- Nâng cấp mở rộng, thay thế sửa chữa Hạ tầng kỹ thuật của Trung tâm dữ liệu đã hoạt động từ 2012 theo tiêu chuẩn Tier 3 (gồm có các hệ thống Điện-UPS, điều hòa, hệ thống giám sát, an ninh, phòng cháy chữa cháy,...) để đảm bảo Trung tâm dữ liệu luôn sẵn sàng, vận hành ổn định 24/7.

- Đầu tư, nâng cấp Hệ thống máy chủ, lưu trữ, sao lưu dự phòng theo hưng nền tảng hạ tầng kỹ thuật điện toán đám mây như là dịch vụ (IaaS) đáp ứng yêu cầu triển khai phần mềm ứng dụng trên cơ sở kiến trúc, thiết kế phần cứng đã được phê duyệt.

- Đầu tư mới, thay thế, nâng cấp hạ tầng mạng Hải quan theo lộ trình và phù hợp với kiến trúc hạ tầng truyền thông ngành Tài chính. Thực hiện nâng cấp, mở rộng băng thông và tăng tốc độ chuyển mạch cốt lõi đồng thời đảm bảo kênh dự phòng để sẵn sàng triển khai, vận hành thông suốt các phần mềm ứng dụng ngành Hải quan, đáp ứng yêu cầu xử lý, khai thác dữ liệu trên nền tảng công nghệ Dữ liệu lớn (Big Data) và Internet vạn vật (IoT).

- Đầu tư trang bị và triển khai kết nối, tích hợp các trang thiết bị, công cụ hỗ trợ phục vụ công tác quản lý giám sát Hải quan như camera, máy soi, cân điện tử, seal định vị, ... Với hệ thống CNTT Hải quan đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá và quản lý Hải quan xuyên suốt từ khâu đầu đến khâu cuối.

- Chuẩn hóa quy trình, triển khai công cụ tích hợp hợp phục vụ giám sát, vận hành, theo dõi đầy đủ hoạt động của hệ thống 24/7 (bao gồm tất cả các thành phần: hạ tầng kỹ thuật, phần mềm ứng dụng, hạ tầng mạng, đường truyền, an ninh an toàn, bảo mật).

- Xây dựng các kế hoạch, chiến lược phục hồi hệ thống khi xảy ra sự cố, thảm họa; đặc biệt là có quy trình hướng dẫn đầy đủ, cụ thể khi hệ thống CNTT gặp sự cố, ảnh hưởng tới quá trình thông quan hàng hóa XNK.

- Xây dựng và triển khai các kế hoạch diễn tập định kỳ để ứng cứu khi xảy ra sự cố, thảm họa; phối hợp với bên liên quan như Bộ Tài chính, các nhà cung cấp dịch vụ phần mềm, Trung tâm ứng cứu dự phòng thảm họa... để phối hợp xử lý.

- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thuê dịch vụ quản trị, hỗ trợ, vận hành hệ thống ứng dụng CNTT, hệ thống hạ tầng kỹ thuật của Trung tâm dữ liệu nhằm đảm bảo các điều kiện môi trường hoạt động cho hệ thống CNTT.

6. Phát triển nền tảng

- Triển khai hệ thống kết nối, chia sẻ số ngành Hải quan phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu hệ thống thông tin nội ngành theo mô hình kết nối chia sẻ tập trung.

- Xây dựng các dịch vụ nền tảng để triển khai chính phủ điện tử cơ quan hải quan.

- Hoàn thiện nền tảng cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

- Xây dựng nền tảng tích hợp dữ liệu lớn phục vụ tổng hợp, đồng bộ dữ liệu của cơ sở dữ liệu tổng hợp với các cơ sở dữ liệu thành phần thuộc cơ sở dữ liệu quốc gia về hải quan và các nguồn dữ liệu khác.

- Xây dựng nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu với các Bộ, ngành có liên quan.

- Xây dựng danh mục dùng chung ngành Tài chính.

- Triển khai trục liên thông văn bản với Bộ Tài chính.

7. Phát triển cơ sở dữ liệu

Tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu, trong đó đẩy mạnh thu thập, kết nối thông tin trong và ngành Hải quan, cụ thể gồm:

- Xây dựng và triển khai Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về Hải quan, trong đó thiết kế kiến trúc dữ liệu tổng thể, các định dạng gói tin, danh mục chỉ mục dữ liệu và dịch vụ dữ liệu chia sẻ, bảo đảm nguyên tắc mỗi loại dữ liệu chỉ giao một đầu mối cung cấp (bao gồm đánh giá hiện trạng và chuẩn hóa dữ liệu).

- Xây dựng tổng kho dữ liệu của cơ quan Hải quan (gồm các kho dữ liệu: Kho dữ liệu nghiệp vụ chi tiết; kho dữ liệu nội ngành; kho dữ liệu ngoài ngành; kho dữ liệu dùng chung; kho dữ liệu phân tích tổng hợp; kho dữ liệu thống kê, báo cáo; kho dữ liệu tích hợp thông minh, hỗ trợ tác nghiệp) phục vụ:

+ Hỗ trợ cán bộ Hải quan trong quá trình thực hiện nghiệp vụ hải quan. Việc chuẩn bị, thu thập trước thông tin cho cán bộ để thực hiện tác nghiệp giúp quá trình ra quyết định, thông quan diễn ra nhanh chóng.

+ Phân tích, đánh giá bất thường trong hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp (doanh nghiệp đang thường xuyên xuất nhập khẩu loại hàng hóa này lại chuyển sang loại hàng hóa khác, tuyến đường vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp thay đổi, tuyến đường vận chuyển có đi qua những khu vực có nghi vấn về hàng giả, buôn lậu...) từ đó làm cơ sở đđánh giá rủi ro, kiểm tra sau thông quan.

+ Áp dụng các thuật toán về phân tích, dự báo để dự báo tăng trưng, phân tích xu thế là cơ sở cho Lãnh đạo nhà nước, Lãnh đạo Bộ Tài chính điều hành nền kinh tế vĩ mô.

- Cơ sở dữ liệu thực hiện lưu trữ về đối tượng người dùng (đối tượng, nhóm đối tượng, hành vi, thói quen, nhu cầu) để sẵn sàng cho phân tích và đáp ứng thông minh khi người dùng truy cập hệ thống trên các loại ứng dụng khác nhau như DesktopApp, Web App, Mobile App.

- Tăng cường thực hiện việc trao đổi, kết nối và chuyển đổi số đối với các dữ liệu, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan từ Hệ thống Một cửa quốc gia với Hệ thống xử lý dữ liệu của ngành Hải quan.

- Sử dụng kỹ thuật phân tích thông tin tiên tiến (BI, Big Data) để phục vụ cho tác nghiệp, quản lý nguồn lực và ra quyết định.

- Thể chế hóa việc quản trị, thu thập, kết nối, lưu trữ, chia sẻ dữ liệu và phân tích dữ liệu, đồng thời bảo mật thông tin.

8. Bảo đảm an toàn thông tin

- Hoàn thiện qui chế, quy định, hướng dẫn và kiểm tra tuân thủ về an toàn, an ninh thông tin trong ngành Hải quan. Triển khai kiến trúc và tiêu chuẩn đảm bảo an ninh an toàn thông tin ngành Hải quan theo cấp độ làm cơ sở triển khai đầy đủ các giải pháp kỹ thuật an ninh an toàn đồng bộ đối với trang thiết bị phn cứng, hạ tầng mạng, phn mềm, cơ sở dữ liệu.

- Tiếp tục triển khai các giải pháp kỹ thuật thuộc danh mục kế hoạch 5 năm ngành Hải quan giai đoạn 2021 - 2025 nhằm bổ sung hoàn thiện các giải pháp kỹ thuật đảm bo đáp ứng phương án đảm bảo an toàn thông tin theo cấp độ cho hạ tầng bảo mật dùng chung tại Trung tâm dữ liệu.

- Triển khai trung tâm giám sát an ninh mạng tập trung ngành Hải quan (SOC) tại Trung tâm dữ liệu của Tổng cục. Thực hiện kết nối và xây dựng qui chế phối hợp giám sát, chia sẻ thông tin, xử lý sự với các trung tâm giám sát an ninh mạng của ngành Tài chính, các đơn vị giám sát an ninh mạng chuyên trách của quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công an) và các đối tác có thỏa thuận hợp tác với ngành Hi quan.

- Triển khai hiệu quả các giải pháp nâng cao an toàn thông tin như: Bổ sung hoàn thiện hệ thng chữ ký s; Mua sắm thay thế một số trang thiết bị mạng, trang thiết bị bảo mật ngành Hải quan; Thuê dịch vụ giám sát an toàn thông tin hệ thống CNTT; Bổ sung giải pháp an toàn bảo mật thông tin Tổng cục Hải quan đáp ứng yêu cầu đảm bảo an toàn, an ninh thông tin theo cấp độ; Mua bản quyn/dịch vụ hỗ trợ nhằm duy trì hệ thống bảo mật của toàn ngành Hải quan; Thuê dịch vụ kiểm định an toàn Hệ thống công nghệ thông tin Hải quan; Tổ chức diễn tập hàng năm xử lý sự cố giả định đối với Hệ thống công nghệ thông tin.

9. Hoàn thiện môi trường pháp lý và quy trình, thủ tục đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ngành Hải quan

Nghiên cứu, đề xuất xây dựng các văn bản pháp ký, hoàn thiện quy trình, thủ tục đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, trong đó tập trung triển khai các nội dung sau:

- Rà soát, hoàn thiện, chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình nghiệp vụ, hồ sơ và xử lý hồ sơ trên môi trường mạng.

- Nghiên cứu, xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản, quy định, hướng dẫn đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, triển khai ứng dụng CNTT về quản lý nghiệp vụ hải quan, triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại.

- Thường xuyên rà soát, cập nhật Kiến trúc tổng thể hướng ti Hải quan số đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ngành Hải quan.

- Ban hành kế hoạch, chương trình ứng dụng CNTT, quy trình, quy chế đáp ứng yêu cầu quản lý, khai thác, sử dụng các hệ thống CNTT khoa học, chuyên nghiệp.

- Nghiên cứu, đề xuất trình cấp có thẩm quyền ban hành chế độ đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin và an toàn thông tin.

10. Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng môi trường văn hóa đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ngành Hải quan

10.1. Phát triển nguồn nhân lực

- Tổ chức các lớp đào tạo nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; kỹ năng làm việc, sử dụng hệ thng CNTT và các công nghệ số trong môi trường s, chuyn đi số ngành Hải quan.

- Tổ chức các lớp đào tạo bổ sung kiến thức quản lý, quản trị, triển khai các hỗ trợ vận hành các hệ thống ứng dụng, cơ sở dữ liệu, trang thiết bị hệ thng CNTT, ứng dụng công nghệ của Cách mạng Công nghiệp 4.0; kỹ năng làm việc đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số:

+ Đào tạo nâng cao quản lý, duy trì, vận hành hệ thống CNTT.

+ Đào tạo nâng cao, hình thành đội ngũ chuyên gia về an ninh, an toàn thông tin.

+ Đào tạo nâng cao về việc phát triển ứng dụng, cơ sở dữ liệu, quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, quản lý, phát triển và vận hành Cổng thông tin điện tử hải quan.

+ Đào tạo, hình thành đội ngũ chuyên gia về Chính phủ điện tử và triển khai chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan.

+ Đào tạo nâng cao nhận thức về Cách mạng Công nghiệp 4.0 và ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý nhà nước về hải quan như: Kết nối Internet vạn vật, Trí tuệ nhân tạo, Chuỗi khối, Ảo hóa, phân tích dữ liệu ln,...

+ Đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng về công tác thống kê nhà nước về hải quan, kỹ năng, năng lực phân tích, khai thác, xử lý dữ liệu cho cán bộ công chức hải quan.

- Hợp tác đào tạo về CNTT với các Trường Đại học, Viện, Trung tâm nghiên cứu lớn về CNTT để đào tạo chuyên gia các lĩnh vực theo yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan.

10.2. Xây dựng môi trường văn hóa đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ngành Hải quan

- Xây dựng và ban hành các văn bản pháp lý, quy trình, quy chế làm việc và môi trường văn hóa của cán bộ, công chức hải quan thực hiện công tác quản lý nhà nước về hải quan trên môi trường số, dựa trên dữ liệu và phân tích dữ liệu để ra quyết định quản lý.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn về chuyển đổi số, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, xây dựng văn hóa làm việc, kỹ năng làm việc đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ tiên tiến trong phân tích, sử dụng dữ liệu để ra quyết định quản lý như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), Phân tích thông minh (BI), các phương pháp phân tích thông minh,...

11. Hoàn thiện bộ máy tổ chức đáp ứng yêu cầu thực hiện chuyển đổi số

- Thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số ngành Hải quan để chỉ đạo triển khai công tác chuyển đổi số ngành Hải quan.

- Nghiên cứu, tiến hành sắp xếp lại các Chi cục Hải quan và đơn vị tương đương trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố theo hướng quản lý thông quan tập trung. Theo đó, tại mỗi Cục Hải quan sthành lập 01 Chi cục thực hiện nhiệm vụ thông quan, các Chi cục Hải quan còn lại thực hiện giám sát hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa.

V. GIẢI PHÁP

1. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kỹ năng số cho cán bộ, công chức hải quan ở tất cả các cấp một cách rộng rãi, qua nhiu kênh khác nhau, trong đó chú ý tập trung qua các cổng thông tin điện tử của ngành Hải quan và Báo Hải quan điện tử.

- Khuyến khích việc tăng cường tương tác giữa cán bộ, công chức Hải quan tương tác với người dân, doanh nghiệp sử dụng công nghệ số (thiết bị di động, mạng xã hội, các kênh thông tin phi truyền thống khác).

- Đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân, doanh nghiệp có sử dụng hệ thống CNTT của Tổng cục Hải quan thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua thư điện tử, ứng dụng di động trực tuyến đến người dùng.

- Người đứng đầu tại mỗi đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng việc gắn nhiệm vụ về ứng dụng công nghệ thông tin với mục tiêu chuyển đổi số, cải cách văn hóa, phương thức làm việc và các mối quan hệ từ môi trường truyền thống sang môi trường an toàn, tích cực.

2. Đẩy mạnh việc nghiên cứu và làm chủ các công nghệ then chốt của Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư

- Đẩy mạnh việc chủ động nghiên cứu các công nghệ then chốt của Cách mạng Công nghiệp ln thứ tư và từng bước ứng dụng trong công tác quản lý nhà nước về hải quan như: Internet vạn vật (IoT), Dữ liệu lớn (Bigdata), Phân tích thông minh (BI), Di động (Mobility), Chuỗi khối (Blockchain), Ảo hóa (Cloud) và Trí tuệ nhân tạo (AI).

- Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức, trường đại học, các trung tâm nghiên cứu về công nghệ của Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư trong quản lý nhà nước về hải quan.

3. Đảm bảo nguồn lực triển khai chuyển đổi số

- Thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số ngành Hải quan để chỉ đạo triển khai công tác chuyển đổi số ngành Hải quan.

- Tăng cưng gắn kết, phối hợp giữa với các cơ quan, đơn vị có chuyên môn về công nghệ thông tin, an toàn thông tin.

- Đẩy mạnh đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về công nghệ thông tin Hải quan, tập trung vào các đối tượng;

+ Lãnh đạo quản lý công nghệ thông tin;

+ Cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin có trình độ chuyên môn sâu trên các lĩnh vực phân tích thiết kế, phát triển và duy trì đảm bảo hệ thống.

+ Công chức trực tiếp sử dụng hệ thống thông qua triển khai các hệ thống ứng dụng.

- Hoàn thiện quy trình tuyển dụng, phát hiện, đào tạo, quy hoạch và bổ nhiệm, bố trí cán bộ để khắc phục việc thiếu công chức chuyên trách công nghệ thông tin trình độ cao. Bố trí công chức chuyên trách công nghệ thông tin gắn với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, dựa trên các tiêu chuẩn về chuyên môn, trình độ của cán bộ.

- Có chính sách ưu tiên cho cán bộ làm công tác chuyên trách ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số thuộc Tổng cục Hải quan.

4. Thúc đẩy hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm và tăng cường hợp tác quốc tế

Đẩy mạnh hợp tác, học tập kinh nghiệm của Hải quan các nước tiên tiến nhằm đẩy mạnh ứng dụng các giải pháp công nghệ trong xây dựng và triển khai các hệ thống công nghệ thông tin Hải quan.

5. Giải pháp tài chính

- Đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước, tỷ lệ giải ngân thực hiện các dự án, đề án, nhiệm vụ trọng tâm ứng dụng CNTT cao, tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

- Tranh thủ sự hỗ trợ, viện trợ của các nước, các tổ chức quốc tế, các đối tác trong và ngoài nước trong quá trình triển khai ứng dụng CNTT.

- Huy động các nguồn lực để triển khai các đề án, dự án ứng dụng công nghệ thông tin với quan điểm ứng dụng công nghệ thông tin là nền tảng để thực hiện Chiến lược phát triển Tổng cục Hải quan.

6. Giải pháp tổ chức

- Lãnh đạo Tổng cục Hải quan trực tiếp chỉ đạo, điều hành và quản lý việc tổ chức triển khai kế hoạch chuyển đổi số theo đúng kế hoạch được phê duyệt.

- Tăng cường phối hợp vi các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức có liên quan để thực hiện hiệu quả triển khai ứng dụng CNTT trong lĩnh vực hải quan.

- Thường xuyên, định kỳ kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai chuyển đổi số và những vấn đề còn tồn tại để có các giải pháp điều chỉnh kịp thời.

VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn ngân sách nhà nước: Nguồn kinh phí này được Bộ phê duyệt và kinh phí để lại từ kinh phí hoạt động thường xuyên của Tổng cục Hải quan.

2. Nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước: Bao gồm kinh phí tài trợ từ Chính phủ và các tổ chức tài chính quốc tế và nguồn đi vay của các tổ chức tài chính và nguồn vốn từ xã hội hóa đầu tư dịch vụ công nghệ thông tin.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của Tổng cục Hải quan

Tổng cục Hải quan sẽ thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số ngành Hải quan có nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức triển khai công tác chuyển đổi số trong phạm vi toàn Ngành.

2. Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan

- Làm đầu mối điều phối triển khai Kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan, kịp thời báo cáo Tổng cục những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện để đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ của Kế hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai các nội dung kỹ thuật về chuyển đổi số (xây dựng hệ thống CNTT, số hóa dữ liệu và quy trình nghiệp vụ, nghiên cứu ứng dụng công nghệ của Cách mạng Công nghiệp 4.0; xây dựng cơ sở dữ liệu, xây dựng hệ thống nền tảng, triển khai hạ tầng số, an toàn thông tin, đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ chuyn đổi số, cập nhật Kiến trúc tổng thể hướng tới Hải quan số...).

- Hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, giám sát, kiểm tra, đánh giá việc triển khai Kế hoạch chuyển đi số.

- Khi triển khai các chương trình chuyển đổi số, triển khai các hệ thống công nghệ thông tin, tham mưu Lãnh đạo Tổng cục tổ chức đào tạo, tập huấn đầy đủ phổ biến, thông tin, tuyên truyền đầy đủ cho doanh nghiệp và các bên liên quan biết rõ trách nhiệm, công tác chuẩn bị và phối hợp thực hiện.

- Nghiên cứu, công bố các chuẩn dữ liệu trao đổi thông tin của Tổng cục Hải quan, yêu cầu kết nối để tiến hành kết nối, trao đổi thông tin khi triển khai hệ thống CNTT mới của Tổng cục Hải quan để các doanh nghiệp và các bên liên quan biết, phối hợp thực hiện.

- Hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp và các bên liên quan đẩy mạnh việc kết nối, trao đổi thông tin, chia sẻ dữ liệu với hệ thống công nghệ thông tin của Tổng cục Hải quan đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan.

- Trên cơ sở các chứng từ, văn bản thuộc các thủ tục hành chính trên cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN được số hóa, Cục CNTT & TKHQ chủ trì, phối hợp với các đơn vị và các Bộ, ngành rà soát, hài hòa hóa và thống nhất bộ chỉ tiêu thông tin triển khai trên Cơ chế một cửa quốc gia và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan chủ trì xây dựng hệ thống CNTT đáp ứng yêu cầu chuyển đi số trong triển khai thủ tục hành chính giữa các bộ, ngành và kết nối giữa hệ thống một cửa quốc gia và ASEAN với hệ thống CNTT nghiệp vụ của ngành Hải quan để đảm bảo thông tin, dữ liệu khai báo của doanh nghiệp chỉ khai báo một ln, sử dụng nhiu ln.

- Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện việc kết nối giữa hệ thống CNTT nghiệp vụ hải quan, hệ thống CNTT phục vụ triển khai cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN với hệ thống CNTT của các Bộ, ngành và các đơn vị có liên quan để đảm bảo thông tin người dân, doanh nghiệp chỉ cung cấp một ln và sử dụng nhiều lần.

- Căn cứ yêu cầu số hóa công tác quản trị nội ngành, Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan nghiên cứu, trình Lãnh đạo Tổng cục phê duyệt và triển khai giải pháp kỹ thuật, công nghệ để thực hiện số hóa, trong đó ứng dụng công nghệ của Cách mạng Công nghiệp 4.0 trong việc khai thác, sử dụng và phân tích dữ liệu.

3. Cục Giám sát quản lý và các đơn vị nghiệp vụ thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan

3.1. Về triển khai các nhiệm vụ liên quan đến chuyển đổi số công tác nghiệp vụ hải quan

- Cục Giám sát quản lý chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ nghiên cứu, rà soát, xây dựng quy trình tổng thnghiệp vụ hải quan, đảm bảo tính liên thông giữa các luồng thông tin và phản ánh toàn diện yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan từ khâu đầu đến khâu cuối trình Tổng cục phê duyệt (gọi tắt là quy trình gốc).

- Trên cơ sở quy trình gốc đã được Tổng cục phê duyệt, Cục Giám sát quản lý và các đơn vị nghiệp vụ xây dựng quy trình nghiệp vụ đối với từng lĩnh vực (quản lý thuế, quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan, điều tra chống buôn lậu, pháp chế, thanh tra, kiểm tra, kiểm định, cải cách hải quan trình Tổng cục phê duyệt (gọi tắt là quy trình nhánh) kết nối với quy trình gốc.

- Theo yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan, Cục Giám sát quản lý và các đơn vị nghiệp vụ phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan nghiên cứu, xây dựng các chỉ tiêu thông tin (data element) do các bên liên quan cần cung cấp để đảm bảo dữ liệu do các bên chỉ cần cung cấp 01 lần được sử dụng nhiều lần và trình Tổng cục phê duyệt.

- Theo yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan, trên cơ sở hiện trạng các chứng từ, văn bản hiện nay, Cục Giám sát quản lý chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ rà soát tổng thể, đề xuất danh mục các chứng từ, văn bản thuộc hồ sơ hải quan và các chứng từ, văn bản theo yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan cần số hóa.

- Trên cơ sở danh mục các chứng từ, văn bản cn số hóa, Cục Giám sát quản lý và các đơn vị nghiệp vụ phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan thống nhất chỉ tiêu thông tin, mẫu chứng từ, văn bản điện tử.

- Đối với việc số hóa dữ liệu lịch sử: Căn cứ yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan, Cục Giám sát quản lý chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ nghiên cứu, đề xuất Tổng cục phê duyệt các loại văn bản, chứng từ lịch sử cn số hóa.

- Cục Giám sát quản lý và các đơn vị nghiệp vụ phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan và Cục Tài vụ quản trị thực hiện đánh giá tổng thể hiện trạng các trang thiết bị hiện đang phục vụ công tác quản lý hải quan, trong đó chỉ rõ các trang thiết bị đang phục vụ nghiệp vụ hải quan vẫn còn đáp ứng yêu cầu số hóa, kết nối dữ liệu trong thời gian tới.

- Căn cứ yêu cầu chuyển đổi số và quy trình gốc, quy trình nhánh, văn bản, chứng từ và chỉ tiêu thông tin cn số hóa do các bên liên quan cn cung cấp, Cục Giám sát quản lý chủ trì, phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan và các đơn vị có liên quan rà soát, tổng hợp các vấn đề pháp lý và xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành pháp lý đáp ứng yêu cầu triển khai quy trình thủ tục hải quan trên môi trường mạng.

- Chủ trì, phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan và các đơn vị có liên quan nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện, chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình nghiệp vụ, hồ sơ và xử lý hồ sơ trên môi trường mạng, trong đó đảm bảo kết nối toàn bộ các khâu nghiệp vụ trong quy trình thủ tục hải quan một cách xuyên suốt.

- Trong quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình, thủ tục hải quan, biểu mẫu chứng từ, văn bản điện tử và chỉ tiêu thông tin phục vụ yêu cầu số hóa và chuyển đổi số, Tổng cục Hải quan tiến hành lấy ý kiến đóng góp của người dân, doanh nghiệp thông qua nhiều hình thức khác nhau như hội nghị, hội thảo, toạ đàm, phương tiện thông tin đại chúng,...trước khi ban hành hoặc đưa vào thực hiện chính thức.

- Nghiên cứu, đề xuất cải cách thủ tục hành chính theo hướng minh bạch, đơn giản, thống nhất, phù hợp với các chuẩn mực và khuyến nghị của Tổ chức Hải quan Thế giới.

- Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan chủ động thực hiện tốt các nhiệm vụ của Kế hoạch, cụ thể hóa thành các dự án, công việc rõ thời gian thực hiện và kết quả đầu ra và tiến độ hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Định kỳ trước ngày 10 tháng 12 hàng năm, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định này về Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan để tổng hợp, báo cáo Tổng cục trưởng và báo cáo Bộ Tài chính.

3.2. Về thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến chuyển đi svề Cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN

- Cục Giám sát quản lý chủ trì, phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan, Cục Quản lý rủi ro và các đơn vị nghiệp vụ phi hp với các Bộ, ngành chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ về triển khai cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và yêu cầu chuyển đổi số của ngành Hải quan trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Cục Giám sát quản lý chủ trì, phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan, Cục Quản lý rủi ro và các đơn vị nghiệp vụ và các Bộ, ngành rà soát, đề xuất danh mục các chứng từ, văn bản thuộc các thủ tục hành chính trên cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN cần được số hóa trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Cục Giám sát quản lý chủ trì, phối hợp vi Vụ Pháp chế, Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan và các đơn vị có liên quan nghiên cứu, xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp lý quy định trách nhiệm của các bên trong việc cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan.

4. Văn phòng Tổng cục

- Văn phòng Tổng cục chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan trong toàn Ngành rà soát và xây dựng quy trình tổng thể về công tác quản trị nội ngành và quy trình nhánh (liên quan đến từng lĩnh vực như báo cáo, tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng,...) để phục vụ việc số hóa quy trình nghiệp vụ.

- Văn phòng Tổng cục chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thống kê, rà soát danh mục các báo cáo, các văn bản quản lý nội ngành của Tổng cục Hải quan cần được số hóa. Trên cơ sở đó, Văn phòng Tổng cục phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan xây dựng và đề xuất trình Tổng cục phê duyệt hình thức điện tử của các báo cáo và các văn bản quản lý nội ngành.

- Trên cơ sở các báo cáo, các văn bản quản lý nội ngành cần số hóa, Văn phòng Tổng cục chủ trì, phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan xây dựng và trình Tổng cục phê duyệt danh mục các chỉ tiêu thông tin (data element) phục vụ công tác quản lý nội ngành.

- Căn cứ yêu cầu quản trị nội ngành, các văn bản quản lý cần số hóa và chỉ tiêu thông tin, Văn phòng Tổng cục phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan, Cục Tài vụ quản trị và các đơn vị có liên quan đề xuất, trình Lãnh đạo Tổng cục phê duyệt kế hoạch tổng thể đầu tư các trang thiết bị điện tử thông minh phục vụ công tác quản trị nội ngành giai đoạn 2021 - 2025 đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.

- Căn cứ yêu cầu chuyển đổi số và quy trình quản trị nội ngành, các báo cáo, văn bản và chỉ tiêu thông tin phục vụ công tác quản lý nội ngành cần số hóa, Văn phòng Tổng cục chủ trì, phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan và các đơn vị có liên quan rà soát, tổng hợp các vấn đề pháp lý và xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp lý, quy trình, quy chế làm việc đáp ứng yêu cầu triển khai quản trị nội ngành trên môi trường mạng.

5. Cục Tài vụ quản trị

- Chủ trì, phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan đề xuất, đảm bảo kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan.

- Trên cơ sở yêu cầu tổng thể về các trang thiết bị điện tử thông minh theo yêu cầu chuyển đổi số, Cục Tài vụ quản trị chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng Kế hoạch tổng thể về đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại, tổng thể giai đoạn 2021 - 2025 phù hợp với Kế hoạch chuyển đổi số của ngành Hải quan định hướng đến 2025 và định hướng đến năm 2030.

- Trên cơ sở yêu cầu tổng thể về các trang thiết bị điện tử thông minh phục vụ quản trị nội ngành, Cục Tài vụ quản trị ch trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng Kế hoạch tổng thể về đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại, tổng thể giai đoạn 2021 - 2025 phù hợp với Kế hoạch chuyển đổi số của ngành Hải quan định hướng đến 2025 và định hướng đến năm 2030.

6. Vụ Tổ chức cán bộ:

- Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế, Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan và các đơn vị có liên quan nghiên cứu đề xuất xây dựng môi trường văn hoá làm việc của cán bộ, công chức hải quan đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, bao gồm xây dựng và ban hành các văn bản pháp lý, quy trình, quy chế làm việc, hình thành môi trường văn hóa, thói quen, kỹ năng làm việc của cán bộ, công chức hải quan dựa trên dữ liệu và phân tích dữ liệu để ra quyết định quản lý.

- Phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan và các đơn vị có liên quan tổ chức đào tạo, tập huấn về chuyển đổi số, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, xây dựng văn hóa làm việc, kỹ năng làm việc đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ tiên tiến trong phân tích, sử dụng dữ liệu để ra quyết định quản lý như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), Phân tích thông minh (BI), các phương pháp phân tích thông minh,...

- Chủ trì, phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan trình thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số ngành Hải quan để chỉ đạo triển khai công tác chuyển đổi số ngành Hải quan. Thời hạn hoàn thành trong tháng 6/2022.

- Nghiên cứu, đề xuất Tổng cục tiến hành sắp xếp lại các Chi cục Hải quan và đơn vị tương đương trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố theo hướng quản lý thông quan tập trung. Theo đó, tại mỗi Cục Hải quan sẽ thành lập 01 Chi cục thực hiện nhiệm vụ thông quan, các Chi cục Hải quan còn lại thực hiện giám sát hải quan, kiểm tra thực hiện hàng hóa.

- Hoàn thiện quy trình tuyển dụng, phát hiện, đào tạo, quy hoạch và bổ nhiệm, bố trí cán bộ để khắc phục việc thiếu công chức chuyên trách công nghệ thông tin trình độ cao; đề xuất chính sách ưu tiên cho cán bộ làm công tác chuyên trách ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số thuộc Tổng cục Hải quan.

7. Vụ Hợp tác quốc tế: Đẩy mạnh việc tham mưu, đề xuất Tổng cục Hải quan mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ nguồn lực, sự hỗ trợ của Hải quan các nước, các Tổ chức quốc tế (kinh nghiệm triển khai, nguồn vn, chuyên gia,...) đối với Tổng cục Hải quan trong quá trình thực hiện chuyển đổi số.

8. Trường Hải quan Việt Nam:

- Chủ trì, xây dựng và phát triển Hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến (LMS) và Hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS) để đẩy mạnh đào tạo nghiệp vụ hải quan cho cán bộ, công chức, viên chức trong Ngành, cộng đồng doanh nghiệp và các bên liên quan.

- Phối hp với Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan và các đơn vị liên quan để đào tạo phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số của ngành Hải quan.

9. Văn phòng Tổng cục, Tạp chí Hải quan, Cổng thông tin điện tử Hải quan, Viện Nghiên cứu Hải quan: Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền các hoạt động chuyển đổi số của ngành Hải quan, tạo động lực thúc đẩy chuyển đổi số ngành Hải quan.

10. Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố

- Căn cứ Kế hoạch này, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, các Cục Hải quan tỉnh, thành phố xây dựng Kế hoạch chuyển đổi số của đơn vị mình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, cụ thể hóa thành các công việc rõ thời gian thực hiện, kết quả đầu ra và tiến độ hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Thời hạn hoàn thành trong tháng 5/2022.

- Đóng góp ý kiến và phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ thuộc cơ quan Tổng cục trong quá trình xây dựng quy trình nghiệp vụ hải quan, quy trình thủ tục trên cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN và quy trình quản lý nội ngành, xây dựng biểu mẫu và chứng từ điện tử, xác định chỉ tiêu thông tin.

- Bố trí nguồn lực, phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan và các đơn vị nghiệp vụ thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan trong quá trình triển khai hệ thống CNTT, các giải pháp kỹ thuật, công nghệ theo yêu cầu số hóa và chuyển đổi số ngành Hải quan trên địa bàn quản lý.

- Phổ biến, thông tin tuyên truyền, tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ, công chức hải quan thuộc Cục và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn về chủ trương, nhiệm vụ, các nội dung cần chuẩn bị, việc kết nối và triển khai hệ thống CNTT mới theo Kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan.

- Hỗ trợ doanh nghiệp, người dân trên địa bàn trong quá trình triển khai các nội dung chuyển đi số ngành Hải quan, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh.

- Thông tin và phối hợp với các Sở, ban, ngành trên địa bàn để tranh thủ sự hỗ trợ, phối hợp trong quá trình triển khai chuyển đổi số ngành Hải quan.

- Tổng kết, đánh giá quá trình triển khai chuyển đổi số ngành Hải quan trên địa bàn, căn cứ thực tiễn của địa phương đề xuất Tổng cục sáng kiến, giải pháp đột phá nhằm thúc đẩy chuyển đổi số ngành Hải quan.

- Định kỳ trước ngày 10 tháng 12 hàng năm, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định này về Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan để tổng hợp, báo cáo Tổng cục trưởng và báo cáo Bộ Tài chính.

11. Về triển khai thuê dịch vụ CNTT thực hiện Hải quan số

Việc triển khai thuê dịch vụ CNTT thực hiện Hải quan số là công việc rt đồ sộ, phức tạp cả về phạm vi, quy mô, lĩnh vực nghiệp vụ, đối tượng tham gia và chưa từng có tiền lệ. Đtriển khai thành công thuê dịch vụ CNTT thực hiện Hải quan số, Tổng cục Hải quan đã thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thuê dịch vụ CNTT thực hiện Hải quan số theo Quyết định số 298/QĐ-TCHQ ngày 08/2/2021 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và các Tổ, Nhóm triển khai như: Tổ tham mưu giúp việc Ban Chỉ đạo triển khai thuê dịch vụ CNTT, Tổ triển khai thuê dịch vụ CNTT thực hiện Hải quan số, Tổ chuyên gia tư vấn thuê dịch vụ CNTT thực hiện Hải quan số, Tổ chuyên gia đấu thầu và Bộ phận thẩm định, Tổ thẩm định dự toán thuê dịch vụ CNTT thực hiện Hải quan số, Tổ Giám sát độc lập thuê dịch vụ CNTT thực hiện Hải quan số,...

Theo đó, Ban Chỉ đạo triển khai thuê dịch vụ CNTT thực hiện Hải quan số, các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan và Tổ, Nhóm triển khai các nhiệm vụ được phân công liên quan đến thuê dịch vụ CNTT thực hiện Hải quan số một cách quyết liệt, phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ và hoàn thành theo đúng tiến độ, kế hoạch đề ra./.

 

PHỤ LỤC

CÁC HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH HẢI QUAN ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 707/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2022 của Tổng cục Hải quan về việc phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030)

STT

Tên hoạt động

Kết quả đầu ra

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời hạn thực hiện

Ghi chú

I

CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG CÔNG TÁC NGHIỆP VỤ HẢI QUAN

1

Triển khai thuê dịch vụ công nghệ thông tin thực hiện Hải quan số

 

 

 

 

 

1.1

Nghiên cứu, rà soát, xây dựng quy trình tổng thể nghiệp vụ hải quan, đảm bảo tính liên thông giữa các luồng thông tin và phản ánh toàn diện yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan từ khâu đầu đến khâu cuối.

Quy trình tổng thể được ban hành

Cục Giám sát Quản lý

Các đơn vị thuộc và trực thuc TCHQ

2022 - 2023

 

1.2

Hoàn thành việc xây dựng quy trình nghiệp vụ đối với từng lĩnh vực (quản lý thuế, quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan, điều tra chống buôn lậu, pháp chế, thanh tra, kiểm tra, kiểm định, cải cách hải quan (gọi tắt là quy trình nhánh) kết nối với quy trình gốc.

Các quy trình nghiệp vụ được ban hành

Các đơn vị nghiệp vụ

Các đơn vị có liên quan

2022 - 2023

 

1.3

Hoàn thành xây dựng bộ chỉ tiêu thông tin (data element) đáp ứng yêu cầu quản lý nghiệp vụ hải quan do các bên liên quan cần cung cấp để đảm bảo dữ liệu do các bên chỉ cần cung cấp 01 lần được sử dụng nhiều lần.

Ban hành bộ chỉ tiêu thông tin đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ hải quan

Cục Giám sát Quản lý

Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ

2022 - 2023

 

1.4

Xác định các chỉ tiêu thông tin phản hồi kết quả từ các khâu nghiệp vụ cần được số hóa, chuẩn hóa phục vụ công tác đánh giá hiệu quả công tác nghiệp vụ, phân tích, dự báo rủi ro và thống kê, báo cáo

Bộ chỉ tiêu dữ liệu nghiệp vụ phục vụ phân tích, đánh giá, thống kê được xác định để số hóa

Cục Giám sát quản lý

Cục QLRR và các đơn vị thuộc TCHQ

2022 - 2024

 

1.5

Rà soát tổng thể, đề xuất danh mục các chứng từ, văn bản thuộc hồ sơ hải quan và các chứng từ, văn bản theo yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan cần số hóa, điện tử hóa

Danh mục các chứng từ, văn bản được số hóa, điện tử hóa

Cục Giám sát Quản lý

Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ

2022 - 2023

 

1.6

Trên cơ sở danh mục các chứng từ, văn bản cần số hóa, rà soát, xây dựng mẫu chứng từ, văn bản điện tử.

Mu chứng từ, văn bản điện tử được ban hành

Cục Giám sát Quản lý

Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan, các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ

2022 - 2023

 

1.7

Đánh giá tổng thể hiện trạng các trang thiết bị hiện đang phục vụ công tác quản lý hải quan làm cơ sở xây dựng kế hoạch đầu tư hiệu quả trang thiết bị điện tử thông minh đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số

Báo cáo đánh giá tổng thể hiện trạng các trang thiết bị đang phục vụ công tác quản lý hải quan

Cục Giám sát Quản lý

Cục Tài vụ quản trị, Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan, các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ

2022 - 2023

 

1.8

Xây dựng và triển khai Kế hoạch tổng thể về đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại, tổng thể giai đoạn 2021 - 2025 phù hợp với Kế hoạch chuyển đổi số của ngành Hi quan định hướng đến 2025 và định hướng đến năm 2030

Kế hoạch tổng thể về đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại, tổng thể giai đoạn 2021 - 2025 được ban hành và triển khai

Cục Tài vụ quản trị

Cục Giám sát quản lý, các đơn vị có liên quan

2022 - 2025

 

1.9

Nghiên cứu và đề xuất ứng dụng công nghệ của Cách mạng Công nghiệp 4.0 vào các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan

Báo cáo đề xuất việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan

Cục CNTT&TKHQ

Các đơn vị thuộc và trực thuc TCHQ

2022 - 2025

 

1.10

Rà soát, tổng hp các vấn đề pháp lý và xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành pháp lý đáp ứng yêu cầu chuyển đi số, triển khai quy trình thủ tục hải quan trên môi trường mạng.

Kế hoạch 5 năm ứng dụng CNTT giai đoạn 2021-2025 của Tổng cục Hải quan

Cục CNTT&TKHQ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ

2022 - 2025

 

Xây dựng, ban hành và triển khai Kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan

Cục CNTT&TKHQ

Các đơn vị thuộc và trực thuc TCHQ

2021-2025

 

Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành pháp lý đáp ứng yêu cầu triển khai quy trình thủ tục hải quan trên môi trường mạng

Cục Giám sát quản lý

Cục CNTT & TKHQ, các đơn vị có liên quan

 

 

1.11

Triển khai các giải pháp kỹ thuật, công nghệ để thực hiện số hóa quy trình nghiệp vụ và số hóa các chứng từ, văn bản quản lý nhà nước về hải quan (bao gồm cả dữ liệu quá khứ)

Các giải pháp kỹ thuật được triển khai

Cục CNTT&TKHQ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ

2022-2025

 

1.12

Thực hiện thủ tục thuê dịch vụ CNTT thực hiện Hải quan số

Hệ thống CNTT thực hiện hiện Hải quan số được vận hành chính thức

Các Tổ, Nhóm làm việc của Tổng cục Hải quan triển khai Thuê dịch vụ CNTT thực hiện hải quan số

- Cục CNTT&TKHQ

- Cục GSQL

- Cục TVQT

- Các đơn vị thuộc và trực thuộc khác của TCHQ

2021-2029

 

2

Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến

 

 

 

 

 

2.1

100% thủ tục hành chính có nhu cầu sử dụng cao được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cho người dân, doanh nghiệp và được thực hiện trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau.

100% thủ tục hành chính thiết thực, có nhu cầu sử dụng cao được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cho người dân, doanh nghiệp và được thực hiện trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau bao gồm thiết bị di động. Tích hợp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 có sự phù hợp về kỹ thuật công nghệ lên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Cục CNTT&TKHQ

Các đơn vị có liên quan

2021-2025

 

2.2

Xây dựng nền tảng ứng dụng di động (Mobile Platform), mở rộng WebPlatform trong việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến và cung cấp thông tin trên Cổng thông tin điện tử Hi quan phục vụ người dân và doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục hải quan; ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tập trung vào trải nghiệm người dùng và cung cấp các tiện ích thông qua tự nhận biết đối tượng sử dụng, tự động phân luồng nội dung, tương tác bằng giọng nói, thu thập và lưu trữ hành vi, thói quen của người dùng để phân phối nội dung một cách thông minh, định danh, xác thực đa dạng.

- Nền tảng ứng dụng di động (Mobile Platform), WebPlatform được ứng dụng trong việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến và cung cấp thông tin trên Cổng thông tin điện tử Hải quan;

- Trí tuệ nhân tạo (AI) được nghiên cứu và ứng dụng trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Cục CNTT&TKHQ

Các đơn vị có liên quan

2021-2025

 

2.3

Xây dựng và triển khai các API phục vụ cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp và kết nối các bên liên quan đáp ứng yêu cầu quản lý và thực hiện thủ tục hải quan của người dân, doanh nghiệp như: hỗ trợ làm thủ tục, cung cấp thông tin phục vụ quản lý, hoạt động của doanh nghiệp, kết nối, trao đổi dữ liệu (data in, data out, data conversion, data exchange,) tích hợp các chức năng với các hệ thống và các cơ sở dữ liệu quốc gia do Chính phủ và các Bộ, ngành xây dựng,...

Các API được triển khai phục vụ cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Cục CNTT&TKHQ

Các đơn vị có liên quan

2021-2025

 

3

Hỗ trợ và thúc đẩy chuyển đổi số của doanh nghiệp và các bên có liên quan để đảm bảo sự đồng bộ với quá trình chuyển đổi số của ngành Hải quan

 

 

 

 

 

3.1

Lấy ý kiến đóng góp của người dân, doanh nghiệp đối với các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình, thủ tục hải quan, biểu mẫu chứng từ, văn bản điện tử và chỉ tiêu thông tin phục vụ yêu cầu số hóa và chuyển đổi số

Tổ chức được lấy ý kiến đầy đủ của người dân, doanh nghiệp thông qua nhiều hình thức khác nhau như hội nghị, hội thảo, tọa đàm, phương tiện thông tin đại chúng,...

Cục Giám sát quản lý

Cục CNTT & TKHQ và các đơn vị nghiệp vụ

2022 - 2025

 

3.2

Đào tạo, tập huấn đầy đủ phổ biến, thông tin, tuyên truyền đầy đủ cho doanh nghiệp và các bên liên quan biết rõ trách nhiệm, công tác chuẩn bị và phối hợp thực hiện trong quá trình chuyển đổi số và triển khai các chương trình ứng dụng CNTT

Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho người dân, doanh nghiệp và các bên liên quan

Cục CNTT & TKHQ

Các đơn vị có liên quan

2022 - 2025

 

3.3

Nghiên cứu, công bố các chuẩn thông điệp trao đi thông tin, yêu cầu kết ni khi triển khai hệ thống CNTT mới

Công bố các chuẩn thông điệp trao đổi thông tin

Cục CNTT & TKHQ

Các đơn vị có liên quan

2022 - 2025

 

3.4

Hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp và các bên liên quan đẩy mạnh việc kết nối, trao đổi thông tin, chia sẻ dữ liệu với hệ thống công nghệ thông tin của Tổng cục Hi quan

Hỗ trợ doanh nghiệp kết nối, trao đi thông tin

Cục CNTT & TKHQ

Các đơn vị có liên quan

2022 - 2025

 

II

CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG TRIỂN KHAI CƠ CHẾ MỘT CỬA QUỐC GIA VÀ ASEAN

4

Xây dựng và triển khai Đề án tổng thể về xây dựng và phát triển hệ thống công nghệ thông tin phục vụ triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN theo định hướng xử lý tập trung

Đề án “Hệ thống công nghệ thông tin theo định hướng tập trung phục vụ chuyển đổi số và triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một ca ASEAN được chính thức triển khai” được phê duyệt và triển khai thực hiện (sau khi Đề án được phê duyệt)

Cục CNTT&TKHQ

Các Bộ, ngành và các đơn vị có liên quan

2021-2025

 

5

Xây dựng và trình phê duyệt Đề án tổng thể về xây dựng và phát triển hệ thống công nghệ thông tin phục vụ triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN theo định hướng xử lý tập trung

Đề án được phê duyệt

Cục CNTT&TKHQ

Các Bộ, ngành và các đơn vị có liên quan

2022

 

6

Triển khai Đề án tổng thể về xây dựng và phát triển hệ thống công nghệ thông tin phục vụ triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN theo định hướng xử lý tập trung

Triển khai Đề án

Cục CNTT&TKHQ

Các Bộ, ngành và các đơn vị có liên quan

2022-2025

 

7

Phối hợp với các Bộ, ngành chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ về triển khai cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và yêu cu chuyển đổi số của ngành Hải quan trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Ban hành các quy trình nghiệp vụ

Cục Giám sát quản lý

Cục CNTT & TKHQ, các đơn vị nghiệp vụ, các Bộ, ngành có liên quan

2022-2025

 

8

Phối hợp với các Bộ, ngành rà soát, đề xuất danh mục các chứng từ, văn bản thuộc các thủ tục hành chính trên cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN cần được số hóa trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Ban hành danh mục các chứng từ, văn bản thuộc các thủ tục hành chính trên cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN cần được số hóa

Cục Giám sát quản lý

Cục CNTT & TKHQ, các đơn vị nghiệp vụ, các Bộ, ngành có liên quan

2022-2025

 

9

Trên cơ sở các chứng từ, văn bản thuộc các thủ tục hành chính trên cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN được số hóa, phối hợp với các đơn vị và các Bộ, ngành rà soát, hài hòa hóa và thống nhất bộ chỉ tiêu thông tin triển khai trên Cơ chế một cửa quốc gia và trình Thng Chính phủ phê duyệt

Bộ chỉ tiêu thông tin được ban hành

Cục CNTT & TKHQ

Các đơn vị, các Bộ, ngành có liên quan

2022-2025

 

10

Xây dựng và phát triển hệ thống công nghệ thông tin theo định hướng tập trung phục vụ chuyển đổi số và triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN với định hướng tái cấu trúc Cổng thông tin một cửa quốc gia đáp ứng yêu cầu trở thành điểm tiếp nhận và chia sẻ thông tin, dữ liệu, chứng từ điện tử cho tất cả các bên tham gia vào hoạt động thương mại xuyên biên giới, chuỗi cung ứng, logistics thông qua việc tập trung hóa dữ liệu và tập trung hóa việc xử lý dữ liệu

Hệ thống CNTT được xây dựng và đưa vào vận hành

Cục CNTT & TKHQ

Các đơn vị, các Bộ, ngành có liên quan

2022-2025

 

11

Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện việc kết nối giữa hệ thống CNTT nghiệp vụ hải quan, hệ thống CNTT phục vụ triển khai cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN với hệ thống CNTT của các Bộ, ngành

Kết nối hệ thống CNTT

Cục CNTT & TKHQ

Các đơn vị, các Bộ, ngành có liên quan

2022-2025

 

12

Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành Nghị định quy định thực hiện kết nối và chia sẻ thông tin trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh người và phương tiện vận tải theo cơ chế một cửa quốc gia

Nghị định quy định thực hiện kết nối và chia sẻ thông tin trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh người và phương tiện vận tải theo cơ chế một cửa quốc gia được ban hành

Cục CNTT&TKHQ

Các Bộ, ngành và các đơn vị có liên quan

2021-2022

 

13

Hoàn thiện đầy đủ cơ sở pháp lý quy định về: (i) thực hiện các thủ tục hành chính theo Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN; (ii) cung cấp các tiện ích, dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp; (iii) kết nối, trao đổi và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các bên liên quan nhằm nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành cũng như tạo thuận lợi cho thương mại

Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật khác phục vụ triển khai mở rộng Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN

Cục CNTT&TKHQ

Các Bộ, ngành và các đơn vị có liên quan

2021-2025

 

III

CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG QUẢN LÝ NỘI NGÀNH

14

Rà soát và xây dựng quy trình tổng thể về công tác quản trị nội ngành và quy trình nhánh (liên quan đến từng lĩnh vực như báo cáo, tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng...,) để phục vụ việc số hóa quy trình nghiệp vụ.

Ban hành quy trình về quản trị, vận hành

Văn phòng Tổng cục

Các đơn vị có liên quan

2022-2025

 

15

Rà soát danh mục các báo cáo, các văn bản quản lý nội ngành của Tổng cục Hải quan cần được số hóa. Trên cơ sở đó, Văn phòng Tổng cục phối hợp với Cục CNTT & TKHQ xây dựng và đề xuất trình Tổng cục phê duyệt hình thức điện tử của các báo cáo và các văn bản quản lý nội ngành

Ban hành danh mục các báo cáo, các văn bản quản lý nội ngành của Tổng cục Hải quan cần được số hóa

Văn phòng Tổng cục

Các đơn vị có liên quan

2022-2025

 

16

Trên cơ sở các báo cáo, các văn bản quản lý nội ngành cần số hóa, xây dựng danh mục các chỉ tiêu thông tin (data element) phục vụ công tác quản lý nội ngành

Bộ chỉ tiêu thông tin được ban hành

Cục CNTT&TKHQ

Văn phòng Tổng cục, Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị có liên quan

2022-2025

 

17

Căn cứ yêu cầu quản trị nội ngành, các văn bản quản lý cần số hóa và chỉ tiêu thông tin, xây dựng và phê duyệt và tổ chức triển khai kế hoạch tổng thể các trang thiết bị điện tử thông minh phục vụ công tác quản trị nội ngành giai đoạn 2021 - 2025 đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số

Kế hoạch được ban hành và triển khai

Cục Tài vụ Quản trị

Các đơn vị có liên quan

2022-2025

 

18

Rà soát, tổng hợp các vấn đề pháp lý và xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản pháp lý, quy trình, quy chế làm việc đáp ứng yêu cầu triển khai quản trị nội ngành trên môi trường mạng

Ban hành văn bản pháp lý đáp ứng yêu cầu triển khai quản trị nội ngành trên môi trường mạng

Văn phòng Tổng cục

Các đơn vị có liên quan

2022-2025

 

19

Căn cứ yêu cầu số hóa công tác quản trị nội ngành, nghiên cứu, triển khai các gii pháp kỹ thuật, công nghệ để thực hiện số hóa, trong đó ứng dụng công nghệ của Cách, mạng Công nghiệp 4.0 trong việc khai thác, sử dụng và phân tích dữ liệu

Các giải pháp kỹ thuật, công nghệ thực hiện số hóa, chuyển đổi số trong công tác quản trị nội ngành

Cục CNTT & TKHQ

Các đơn vị có liên quan

2022-2025

 

IV

HOÀN THIỆN, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HẠ TẦNG PHỤC VỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ

20

Hoàn thiện mô hình kiến trúc phần cứng CNTT ngành Hải quan theo mô hình điện toán đám mây, kế thừa mô hình phần cứng hiện tại đã triển khai, đảm bảo phù hợp với Kiến trúc tổng thể hướng tới Bộ Tài chính số và Kiến trúc tổng thể hướng tới Hải quan số.

- Kiến trúc phần cứng CNTT ngành Hải quan được triển khai

- Hoàn thiện và triển khai mrộng mô hình Cloud ngành Hải quan

Cục CNTT&TKHQ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan

2021-2025

 

21

Nâng cấp mở rộng, thay thế sửa chữa Hạ tầng kỹ thuật của Trung tâm dữ liệu đã hoạt động từ 2012 theo tiêu chuẩn Tier 3 (gồm có các hệ thống Điện-UPS, điều hòa, hệ thống giám sát, an ninh, phòng cháy chữa cháy, ...) để đảm bảo Trung tâm dữ liệu luôn sẵn sàng, vận hành ổn định 24/7.

Hạ tầng kỹ thuật của Trung tâm dữ liệu được nâng cấp, mrộng, thay thế sửa chữa (gồm có các hệ thống Điện-UPS, điều hòa, hệ thống giám sát, an ninh, phòng cháy chữa cháy, ...) để đảm bảo Trung tâm dữ liệu luôn sẵn sàng, vận hành ổn định 24/7.

Cục CNTT&TKHQ

- Cục Tài vụ Quản trị;

- Văn phòng

2021-2025

 

22

Đầu tư, nâng cấp Hệ thống máy chủ, lưu trữ, sao lưu dự phòng theo hưởng nền tảng hạ tầng kỹ thuật điện toán đám mây như là dịch vụ (IaaS) đáp ứng yêu cầu triển khai phần mềm ứng dụng trên cơ sở kiến trúc, thiết kế phần cứng đã được phê duyệt.

Hệ thống máy chủ, lưu trữ, sao lưu dự phòng theo hướng nền tảng hạ tầng kỹ thuật điện toán đám mây như là dịch vụ (IaaS) đáp ứng yêu cầu triển khai phần mềm ứng dụng trên cơ sở kiến trúc, thiết kế phần cứng được đầu tư và nâng cấp.

Cục CNTT&TKHQ

Cục Tài vụ Quản trị và các đơn vị có liên quan

2021-2025

 

23

Đầu tư mới, thay thế, nâng cấp hạ tầng mạng Hải quan theo lộ trình và phù hợp với kiến trúc hạ tầng truyền thông ngành Tài chính. Thực hiện nâng cấp, mở rộng băng thông và tăng tốc độ chuyển mạch cốt lõi đồng thời đảm bảo kênh dự phòng để sẵn sàng triển khai, vận hành thông suốt các phần mềm ứng dụng ngành Hải quan, đáp ứng yêu cầu xử lý, khai thác dữ liệu trên nền tảng công nghệ Dữ liệu lớn (Big Data) và Internet vạn vật (IoT).

- Hạ tầng mạng Hải quan phù hợp với kiến trúc hạ tầng truyền thông ngành Tài chính;

- Nâng cấp, đầu tư hạ tầng mạng LAN, mạng WAN, trang thiết bị chuyển mạch Switch, thiết bị định tuyến Router theo đúng kiến trúc đã được phê duyệt

- Nâng cấp mở rộng băng thông phù hợp với nhu cầu vận hành phần mềm, khai thác dữ liệu nghiệp vụ

- Kênh dự phòng để sẵn sàng triển khai, vận hành thông suốt các phần mềm ứng dụng ngành Hải quan, đáp ứng yêu cầu xử lý, khai thác dữ liệu trên nền tảng công nghệ Dữ liệu lớn (Big Data) và Internet vạn vật (IoT).

Cục CNTT&TKHQ

Cục Tài vụ Qun trị và các đơn vị có liên quan

2021-2025

 

24

Đầu tư trang bị và triển khai kết nối, tích hợp các trang thiết bị, công cụ hỗ trợ phục vụ công tác quản lý giám sát Hải quan như camera, máy soi, cân điện tử, seal định vị, ... với hệ thống CNTT Hải quan đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá và quản lý Hải quan xuyên suốt từ khâu đầu đến khâu cuối.

Các thiết bị phần cứng phù hợp với qui mô của từng dự án phần mềm được đầu tư, nâng cấp

Cục Tài vụ quản trị

Cục CNTT & TKHQ và các đơn vị có liên quan

2021-2025

 

25

Chuẩn hóa quy trình, triển khai công cụ tích hợp phục vụ giám sát, vận hành, theo dõi đầy đủ hoạt động của hệ thống 24/7 (bao gồm tất cả các thành phần: hạ tầng kỹ thuật, phần mềm ứng dụng, hạ tầng mạng, đường truyền, an ninh an toàn, bảo mật).

Ban hành các kế hoạch, quy trình, công cụ phục vụ công tác giám sát, vận hành, theo dõi đy đủ hoạt động của hệ thống

Cục CNTT&TKHQ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ

2021-2025

 

26

Xây dựng các kế hoạch, chiến lược phục hồi hệ thống khi xảy ra sự cố, thảm họa; đặc biệt là có quy trình hướng dẫn đầy đủ, cụ thkhi hệ thống CNTT gặp sự cố, ảnh hưởng tới quá trình thông quan hàng hóa XNK. Xây dựng và triển khai các kế hoạch diễn tập định kỳ để ứng cứu khi xảy ra sự cố, thảm họa; phối hợp với bên liên quan như Bộ Tài chính, các nhà cung cấp dịch vụ phần mềm, Trung tâm ứng cứu dự phòng thảm họa... để phối hợp xử lý.

- Kế hoạch, chiến lược để phục hồi hệ thống khi xảy ra sự cố, thảm họa được ban hành.

- Triển khai các kế hoạch diễn tập định kỳ để ứng cứu khi xảy ra sự cố, thảm họa

Cục CNTT&TKHQ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ

2021-2025

 

27

Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thuê dịch vụ quản trị, hỗ trợ, vận hành hệ thống ứng dụng CNTT, hệ thống hạ tầng kỹ thuật của Trung tâm dữ liệu nhằm đảm bảo các điều kiện môi trường hoạt động cho hệ thống CNTT.

Các giải pháp thuê dịch vụ quản trị, hỗ trợ, vận hành hệ thống ứng dụng CNTT, hệ thống cơ sở hạ tầng của Trung tâm dữ liệu được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Cục CNTT&TKHQ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ

2021-2025

 

V

PHÁT TRIỂN NỀN TẢNG SỐ

28

Triển khai hệ thống kết nối, chia sẻ số ngành Hải quan phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu hệ thống thông tin nội ngành theo mô hình kết nối chia sẻ tập trung.

- Hệ thống kết nối, chia sẻ số ngành Hải quan phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu hệ thống thông tin nội ngành theo mô hình kết nối chia sẻ tập trung được triển khai chính thức.

Cục CNTT&TKHQ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ

2021-2025

 

29

Xây dựng các dịch vụ nền tảng để triển khai chính phủ điện tcơ quan hải quan.

Hoàn thành các dịch vụ nền tảng để triển khai Kiến trúc tổng thể ngành Hải quan

Cục CNTT&TKHQ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ

2021-2025

 

30

Hoàn thiện nền tảng cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Xây dựng nền tảng tích hợp dữ liệu lớn phục vụ tổng hợp, đồng bộ dữ liệu của cơ sở dữ liệu tổng hợp với các cơ sở dữ liệu thành phần thuộc cơ sở dữ liệu quốc gia vhải quan và các nguồn dữ liệu khác.

Hoàn thành nền tảng cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Hoàn thành nền tảng tích hợp dữ liệu ln phục vụ tổng hợp, đồng bộ dữ liệu của cơ sở dữ liệu tổng hợp với các cơ sở dữ liệu thành phần thuộc cơ sở dữ liệu quốc gia về hải quan và các nguồn dữ liệu khác.

Cục CNTT&TKHQ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ

2021-2025

 

31

Xây dựng nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu với các Bộ, ngành có liên quan

Hoàn thành nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu với các Bộ, ngành có liên quan

Cục CNTT&TKHQ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ

2021-2025

 

32

Xây dựng danh mục dùng chung ngành Tài chính.

Phối hợp với Cục Tin học và Thống kê Tài chính hoàn thành danh mục dung chung ngành Tài chính

Cục CNTT&TKHQ

Các đơn vị thuộc và trực thuộc TCHQ

2021-2025

 

33

Triển khai trục liên thông văn bản với Bộ Tài chính.

Triển khai trục liên thông văn bản với Bộ Tài chính.

Văn phòng

Cục CTT&TKHQ;

Các đơn vị có liên quan

2021-2025

 

VI

PHÁT TRIỂN CƠ SỞ DỮ LIỆU

34

Xây dựng và triển khai Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về Hải quan, trong đó thiết kế kiến trúc dữ liệu tổng thể, các định dạng gói tin, danh mục chỉ mục dữ liệu và dịch vụ dữ liệu chia sẻ, bảo đảm nguyên tắc mỗi loại dữ liệu chỉ giao một đầu mối cung cấp (bao gm đánh giá hiện trạng và chuẩn hóa dữ liệu).

Đề án xây dựng CSDL quốc gia vhải quan được phê duyệt và triển khai thực hiện

Cục CNTT&TKHQ

Các Bộ, ngành và các đơn vị có liên quan

2022-2025

 

34.1

Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về Hải quan

Đề án xây dựng CSDL quốc gia vhải quan được phê duyệt

Cục CNTT&TKHQ

Các Bộ, ngành và các đơn vị có liên quan

2022-2023

 

34.2

Triển khai Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về Hải quan

Triển khai các nội dung của Đề án

Cục CNTT&TKHQ

Các Bộ, ngành và các đơn vị có liên quan

2023-2024

 

35

Xây dựng tổng kho dữ liệu của cơ quan Hải quan (gồm các kho dữ liệu: Kho dữ liệu nghiệp vụ chi tiết; kho dữ liệu nội ngành; kho dữ liệu ngoài ngành; kho dữ liệu dùng chung; kho dữ liệu phân tích tổng hợp; kho dữ liệu thống kê, báo cáo; kho dữ liệu tích hợp thông minh, hỗ trợ tác nghiệp)

Hoàn thành xây dựng tổng kho dữ liệu của cơ quan Hải quan (master data)

Cục CNTT&TKHQ

Các Bộ, ngành và các đơn vị có liên quan

2021-2025

 

36

Cơ sở dữ liệu thực hiện lưu trữ về đối tượng người dùng (đối tượng, nhóm đối tượng, hành vi, thói quen, nhu cầu) để sẵn sàng cho phân tích và đáp ứng thông minh khi người dùng truy cập hệ thống trên các loại ứng dụng khác nhau như DesktopApp, Web App, Mobile App.

Hoàn thành cơ sở dữ liệu lưu trữ về đối tượng người dùng

Cục CNTT&TKHQ

Các Bộ, ngành và các đơn vị có liên quan

2021-2025

 

37

Tăng cường thực hiện việc trao đổi, kết nối và chuyển đổi số đối với các dữ liệu, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan từ Hệ thống Một cửa quốc gia với Hệ thống xử lý dữ liệu của ngành Hải quan.

Thực hiện việc trao đổi, kết nối và chuyển đổi số đối với các dữ liệu, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan từ Hệ thống Một cửa quốc gia với Hệ thống xử lý dữ liệu của ngành Hải quan.

Cục CNTT&TKHQ

Các Bộ, ngành và các đơn vị có liên quan

2021-2025

 

38

Sử dụng kỹ thuật phân tích thông tin tiên tiến (BI, Big Data) để phục vụ cho tác nghiệp, quản lý nguồn lực và ra quyết định.

Kỹ thuật phân tích thông tin tiên tiến (BI, Big Data) được ứng dụng

Cục CNTT&TKHQ

Các Bộ, ngành và các đơn vị có liên quan

2021-2025

 

39

Thể chế hóa việc quản trị, thu thập, kết nối, lưu trữ, chia sẻ dữ liệu và phân tích dữ liệu, đồng thời bảo mật thông tin.

Các quy định được ban hành

Cục CNTT&TKHQ

Các Bộ, ngành và các đơn vị có liên quan

2021-2025

 

VII

BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TIN

40

Hoàn thiện qui chế, quy định, hướng dẫn và kiểm tra tuân thủ về an toàn, an ninh thông tin trong ngành Hải quan. Triển khai kiến trúc và tiêu chuẩn đảm bảo an ninh an toàn thông tin ngành Hải quan theo cấp độ làm cơ sở triển khai đầy đủ các giải pháp kỹ thuật an ninh an toàn đồng bộ đối với trang thiết bị phần cứng, hạ tầng mạng, phần mềm, cơ sở dữ liệu.

- Qui chế, quy định, hướng dẫn và kiểm tra tuân thủ về an toàn, an ninh thông tin trong ngành Hải quan được sửa đổi, hoàn thiện và ban hành.

- Triển khai kiến trúc và tiêu chuẩn đảm bảo an ninh an toàn thông tin ngành Hải quan theo cấp độ

Cục CNTT&TKHQ

Các đơn vị có liên quan

2021-2025

 

41

Tiếp tục triển khai các giải pháp kỹ thuật thuộc danh mục kế hoạch 5 năm ngành Hải quan giai đoạn 2021 - 2025 nhằm bổ sung hoàn thiện các giải pháp kỹ thuật đảm bảo đáp ứng phương án đảm bảo an toàn thông tin theo cấp độ cho hạ tầng bảo mật dùng chung tại Trung tâm dữ liệu.

Các giải pháp kỹ thuật thuộc dự án nâng cấp hệ thống an toàn bảo mật thông tin Tổng cục Hải quan được triển khai

Cục CNTT&TKHQ

Các đơn vị có liên quan

2021-2025

 

42

Triển khai trung tâm giám sát an ninh mạng tập trung ngành Hải quan (SOC) tại Trung tâm dữ liệu của Tổng cục. Thực hiện kết nối và xây dựng qui chế phối hợp giám sát, chia sẻ thông tin, xử lý sự vi các trung tâm giám sát an ninh mạng của ngành Tài chính, các đơn vị giám sát an ninh mạng chuyên trách của quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công an) và các đối tác có thỏa thuận hợp tác với ngành Hải quan.

Trung tâm giám sát an ninh mạng tập trung ngành Hải quan (SOC) tại Trung tâm dữ liệu được triển khai

Cục CNTT&TKHQ

Các đơn vị có liên quan

2021-2025

 

43

Triển khai hiệu quả các giải pháp nâng cao an toàn thông tin như: Bổ sung hoàn thiện hệ thống chữ ký số; Mua sắm thay thế một số trang thiết bị mạng, trang thiết bị bảo mật ngành Hải quan; Thuê dịch vụ giám sát an toàn thông tin hệ thống CNTT; Bổ sung giải pháp an toàn bảo mật thông tin Tng cục Hải quan đáp ứng yêu cầu đảm bảo an toàn, an ninh thông tin theo cấp độ; Mua bản quyền/dịch vụ htrợ nhằm duy trì hệ thống bảo mật của toàn ngành Hải quan; Thuê dịch vụ kiểm định an toàn Hệ thống công nghệ thông tin Hải quan; Tổ chức diễn tập hàng năm xử lý sự cố giả định đi với Hệ thống công nghệ thông tin.

Các giải pháp nâng cao an toàn thông tin được triển khai hiệu quả

Cục CNTT&TKHQ

Các đơn vị có liên quan

2021-2025

 

VIII

HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ QUY TRÌNH, THỦ TỤC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH HẢI QUAN

44

Rà soát, hoàn thiện, chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình nghiệp vụ, hồ sơ và xử lý hồ sơ trên môi trường mạng.

Hoàn thành chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình nghiệp vụ, hồ sơ và xử lý hồ sơ trên môi trường mạng.

- Các đơn vị nghiệp vụ.

- Văn phòng Tổng cục.

Cục CNTT & TKHQ và các đơn vị có liên quan

2021-2025

 

45

Nghiên cứu, xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản, quy định, hướng dẫn đáp ứng yêu cu chuyển đổi số, triển khai ứng dụng CNTT về quản lý nghiệp vụ hải quan, triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại.

Các văn bản, quy định, hướng dẫn đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, triển khai ứng dụng CNTT về quản lý nghiệp vụ hải quan, triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại được ban hành

Cục CNTT&TK

Các Bộ, ngành, Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan

2021-2025

 

46

Thường xuyên rà soát, cập nhật Kiến trúc tng thể hướng tới Hải quan số đáp ứng yêu cầu chuyển đổi sngành Hải quan.

Kiến trúc tổng thể hướng tới Hải quan số đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số ngành Hải quan được cập nhật bổ sung phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về Hải quan mới.

Cục CNTT&TK

Các đơn vị có liên quan

2021-2025

 

47

Ban hành kế hoạch, chương trình ứng dụng CNTT, quy trình, quy chế đáp ứng yêu cầu quản lý, khai thác, sử dụng các hệ thống CNTT khoa học, chuyên nghiệp

Kế hoạch, chương trình ứng dụng CNTT, quy trình, quy chế đáp ứng yêu cầu quản lý, khai thác, sử dụng các hệ thống CNTT được ban hành

Cục CNTT&TKHQ

Các đơn vị có liên quan

2021-2025

 

48

Nghiên cứu, đề xuất trình cấp có thm quyền ban hành chế độ đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin và an toàn thông tin.

Đề xuất chế độ đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin và an toàn thông tin được phê duyệt

Cục CNTT&TKHQ

Vụ Tổ chức cán bộ, các đơn vị có liên quan

2021-2025

 

IX

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

49

Tổ chức các lớp đào tạo nâng cao nhận thức về chuyển đổi s; kỹ năng làm việc, sử dụng hệ thống CNTT và các công nghệ số trong môi trường số, chuyển đổi sngành Hải quan

Các lớp đào tạo đáp ứng yêu cầu triển khai hệ thống CNTT nghiệp vụ mới, hệ thống thông tin phục vụ triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN

Cục CNTT&TKHQ

Trường Hi quan, Vụ Tổ chức cán bộ, các đơn vị có liên quan

2021-2025

 

50

Tổ chức các lớp đào tạo bổ sung kiến thức quản lý, qun trị, triển khai các hỗ trợ vận hành các hệ thống ứng dụng, cơ sở dữ liệu, trang thiết bị hệ thống CNTT, ứng dụng công nghệ của Cách mạng Công nghiệp 4.0; kỹ năng làm việc đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số

Đào tạo nâng cao quản lý, duy trì, vận hành hệ thống CNTT

Cục CNTT&TKHQ

Trưng Hải quan, Vụ Tổ chức cán bộ, các đơn vị có liên quan

2021-2025

 

Đào tạo nâng cao, hình thành đội ngũ chuyên gia về an ninh, an toàn thông tin

 

Đào tạo nâng cao về việc phát triển ứng dụng, cơ sở dữ liệu, quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, quản lý, phát triển và vận hành Cổng thông tin điện tử hải quan

 

Đào tạo, hình thành đội ngũ chuyên gia về Chính phủ điện tử và triển khai chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan

 

Đào tạo nâng cao nhận thức về Cách mạng Công nghiệp 4.0 và ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý nhà nước về hải quan như: Kết nối Internet vạn vật, Trí tuệ nhân tạo, Chuỗi khi, Ảo hóa, phân tích dữ liệu lớn

 

Đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng về công tác thống kê nhà nước về hải quan, kỹ năng, năng lực phân tích, khai thác, xử lý dữ liệu cho cán bộ công chức hải quan

 

51

Hợp tác đào tạo về CNTT với các Trường Đại học, Viện, Trung tâm nghiên cứu lớn về CNTT đđào tạo chuyên gia các lĩnh vực theo yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan

Các chương trình hợp tác về CNTT với các Trường Đại học, Viện, Trung tâm nghiên cứu lớn.

Cục CNTT&TKHQ

Các đơn vị có liên quan

2021-2025

 

52

Hoàn thiện quy trình tuyển dụng, phát hiện, đào tạo, quy hoạch và bổ nhiệm, bố trí cán bộ để khắc phục việc thiếu công chức chuyên trách công nghệ thông tin trình độ cao

Các quy trình đặc thù tuyển dụng cho cán bộ CNTT được ban hành

Cục CNTT&TKHQ

Các đơn vị có liên quan

2021-2025

 

53

Xây dựng và ban hành các văn bản pháp lý, quy trình, quy chế làm việc và môi trường văn hóa của cán bộ, công chức hải quan thực hiện công tác quản lý nhà nước về hải quan trên môi trường số, dựa trên dữ liệu và phân tích dữ liệu để ra quyết định quản lý.

Các văn bản pháp lý, quy trình, quy chế làm việc và môi trường, văn hóa của cán bộ, công chức hi quan thực hiện công tác quản lý nhà nước về hải quan trên môi trường sđược ban hành

Vụ Tổ chức cán bộ

Các đơn vị có liên quan

2021-2025

 

X

HOÀN THIỆN BỘ MÁY TỔ CHỨC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ

54

Thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số ngành Hải quan để chỉ đạo triển khai công tác chuyển đổi số ngành Hải quan

Ban Chỉ đạo chuyển đổi số ngành Hải quan được thành lập

Vụ TCCB

Cục CNTT&TKHQ

Tháng 6/2022

 

55

Nghiên cứu, tiến hành sắp xếp lại các Chi cục Hải quan và đơn vị tương đương trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố theo hướng quản lý thông quan tập trung.

Nghiên cứu, tiến hành sắp xếp lại các Chi cục Hải quan và đơn vị tương đương đáp ứng yêu cầu thực hiện chuyển đổi số

Vụ TCCB

Các đơn vị có liên quan

2021-2025

 

XI

CÁC NHIỆM VỤ KHÁC

56

Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền các hoạt động chuyển đổi số của ngành Hải quan, tạo động lực thúc đẩy chuyển đi số ngành Hải quan

Các hoạt động tuyên truyền

Văn phòng Tổng cục

Cục CNTT & TKHQ; Báo Hải quan, Cổng thông tin điện tử Hải quan, Viện Nghiên cứu Hải quan và các đơn vị có liên quan

2021-2025

 

57

Đẩy mạnh nghiên cứu các công nghệ then chốt của Cách mạng Công nghiệp ln thứ tư và từng bước ứng dụng trong công tác quản lý nhà nước về hải quan

Các đề tài, công trình nghiên cứu vứng dụng các công nghệ then chốt của Cách mạng Công nghiệp ln thứ tư và việc ứng dụng trong các bài toán nghiệp vụ hải quan

Cục CNTT & TKHQ

Viện Nghiên cứu Hải quan và các đơn vị có liên quan

2021-2025

 

58

Đẩy mạnh việc tham mưu, đề xuất Tổng cục Hải quan mrộng hợp tác quốc tế, tranh thủ nguồn lực, sự hỗ trợ của Hải quan các nước, các Tổ chức quốc tế trong quá trình thực hiện chuyển đổi số

Các nguồn lực hỗ trợ cho triển khai chuyển đổi số

Vụ Hợp tác quốc tế

Các đơn vị có liên quan

2021-2025

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 707/QĐ-TCHQ ngày 04/05/2022 phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.069

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.81.161
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!