Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2289/QĐ-TTg 2020 Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến 2030

Số hiệu: 2289/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 31/12/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2289/-TTg

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

Theo để nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các doanh nghiệp và các đơn vị, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN; các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, Công báo;
- Lưu: VT, KGVX (2b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA

VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2289/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ)

I. TÌNH HÌNH VÀ BỐI CẢNH

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang làm thay đổi các hoạt động kinh tế - xã hội, mở ra cơ hội, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với các nền kinh tế. Nhiều nước trên thế giới đã và đang xây dựng, thực hiện các chính sách khác nhau để chủ động khai thác lợi ích của các công nghệ mới, thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có tiềm năng đem lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế như: cắt giảm chi phí, nâng cao năng suất; các mô hình kinh doanh có chi phí cận biên rất nhỏ, tạo hiệu ứng mạng lưới; cơ hội phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới;...

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng thể hiện nhiều thách thức đối với nền kinh tế. Cụ thể như: (i) có thể thay đổi cơ cấu việc làm, gây tình trạng thất nghiệp trong nhóm lao động kỹ năng thấp, từ đó dẫn tới áp lực về bất bình đẳng xã hội; (ii) tạo rủi ro lớn hơn về an toàn, an ninh thông tin do các hoạt động kinh tế - xã hội được thực hiện nhiều hơn trên môi trường số; (iii) thách thức phát triển kinh tế và công nghệ đối với các nước đi sau vì các mô hình kinh doanh mới có thể tạo ra sức cạnh tranh vượt trội và có thể dẫn đến độc quyền trong sản xuất, kinh doanh; (iv) thách thức trong xây dựng thể chế và pháp luật do sự xuất hiện các mối quan hệ kinh tế - xã hội mới trên nền tảng số, như: các loại tài sản mới, các mô hình kinh doanh mới, hoạt động kinh doanh xuyên biên giới. Sự không tương thích giữa thể chế, pháp luật và thực tiễn kinh tế có thể tạo ra xung đột hoặc cản trở phát triển; và (v) rủi ro tụt hậu xa hơn đối với các nước chậm thay đổi, không kịp thời tranh thủ các lợi ích của cuộc cách mạng công nghiệp này.

Ở nước ta, đóng góp của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo còn hạn chế so với nhiều nền kinh tế ở giai đoạn phát triển tương tự; và về tổng thể, nền kinh tế chua thực sự sẵn sàng tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tăng trưởng kinh tế chưa dựa nhiều vào tri thức, khoa học công nghệ, chỉ số kinh tế tri thức thấp hơn trung bình của thế giới. Chất lượng thể chế cũng là thách thức, hiện ở vị trí 89/141 nền kinh tế trong xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 của Diễn đàn kinh tế thế giới (năm 2019). Ngoài ra, an ninh mạng và an toàn thông tin cũng là điểm hạn chế, ở vị trí rất thấp (90/100) theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới tại Báo cáo Sẵn sàng cho sản xuất tương lai (2018).

Nhận thức được lợi ích của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Đảng và Nhà nước ta đã có định hướng xây dựng chính sách và một số chương trình để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó nhấn mạnh tới ứng dụng và phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cụ thể là: Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhấn mạnh “khai thác triệt để thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”; Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 52-NQ/TW) xác định "Chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là yêu cầu tất yếu khách quan; là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội…". Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2020 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 50/NQ-CP); ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (sau đây gọi tắt là Quyết định số 749/QĐ-TTg).

Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 52-NQ/TW, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030 với quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể như sau:

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

- Nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế và tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh thông qua nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu tiên tiến của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cho các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Đồng thời, chủ động phòng ngừa, ứng phó nhằm hạn chế các tác động tiêu cực, bảo đảm quốc phòng, an ninh, an toàn, công bằng xã hội và phát triển bền vững.

- Thực hiện Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trên cơ sở: (i) lấy cải cách và hoàn thiện thể chế kinh tế và bảo đảm an toàn, an ninh mạng làm tiền đề; (ii) thúc đẩy nghiên cứu phát triển và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ trong doanh nghiệp và quản lý nhà nước, xây dựng Chính phủ số là đột phá; (iii) coi giáo dục, đào tạo lực lượng lao động chất lượng cao, nghiên cứu và làm chủ một số công nghệ ưu tiên để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là nhân tố cốt lõi.

- Đổi mới tư duy quản lý theo cách tiếp cận mở, tạo thuận lợi và thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Phát huy các nguồn lực, đảm bảo cho việc chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

2. Mục tiêu

Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030 nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 52-NQ/TW. Cụ thể như sau:

a) Mục tiêu tổng quát

Chủ động tận dụng có hiệu quả các cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; cơ bản làm chủ và ứng dụng rộng rãi công nghệ mới trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội; từng bước sáng tạo được công nghệ mới nhằm thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hóa đất nước; phát triển mạnh mẽ kinh tế số; phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc lợi và sức khỏe của người dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng an ninh bảo vệ môi trường sinh thái; nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế và gắn kết chặt chẽ quá trình ứng dụng Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với công tác bảo vệ an ninh mạng.

b) Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu đến năm 2025:

- Duy trì xếp hạng Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) thuộc 3 nước dẫn đầu ASEAN;

- Chỉ số An toàn, an ninh mạng toàn cầu của Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu;

- Chỉ số Chính phủ điện tử theo xếp hạng của Liên hợp quốc thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN;

- Kinh tế số chiếm khoảng 20% GDP; năng suất lao động tăng bình quân trên 7%/năm;

- Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã; phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh; 80% dân số sử dụng Internet; 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%;

- Có ít nhất 3 đô thị thông minh tại 3 vùng kinh tế trọng điểm (Bắc, Trung, Nam) và triển khai mạng 5G tại các đô thị này.

Mục tiêu đến năm 2030:

- Duy trì xếp hạng Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của WIPO thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu thế giới;

- Chỉ số An toàn, an ninh mạng toàn cầu của ITU thuộc nhóm 30 nước đứng đầu;

- Chỉ số Chính phủ điện tử theo xếp hạng của Liên hợp quốc thuộc nhóm 50 nước đứng đầu;

- Kinh tế số chiếm khoảng 30% GDP; năng suất lao động tăng bình quân trên 7,5%/năm;

- Phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang; phổ cập dịch vụ mạng di động 5G;

- Hoàn thành xây dựng Chính phủ số;

- Hình thành một số chuỗi đô thị thông minh tại các khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung; từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới.

III. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC CHỦ ĐỘNG THAM GIA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ

Thực hiện đầy đủ theo quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, chủ trương, chính sách của Nghị quyết số 52-NQ/TW; theo mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Nghị quyết số 50/NQ-CP và Quyết định số 749/QĐ-TTg ; và các định hướng trọng tâm sau:

1. Nâng cao chất lượng thể chế và năng lực xây dựng chính sách

a) Xây dựng thể chế mới cho các công nghệ mới, mô hình, thực tiễn kinh doanh mới; Chính phủ số và an toàn an ninh mạng

- Xây dựng, hoàn thiện thể chế cho các ngành có mô hình kinh doanh mới (như: thương mại điện tử, kinh tế chia sẻ, công nghệ tài chính, công nghệ ngân hàng số,...) nhằm bảo đảm thông thoáng, khuyến khích đổi mới, sáng tạo và phù hợp với mức độ rủi ro của từng ngành, nghề, hoạt động kinh doanh. Áp dụng khung thể chế thử nghiệm (regulatory sandbox) cho các ngành, nghề kinh doanh mới để tạo hành lang pháp lý cho các sản phẩm, dịch vụ sáng tạo.

- Rà soát, hoàn thiện thể chế theo hướng khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ số trong nước đầu tư phát triển ứng dụng và nghiên cứu làm chủ các công nghệ ưu tiên để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (như chính sách ưu đãi thuế; sử dụng linh hoạt công cụ tài chính làm đòn bẩy cho nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ;...).

- Hoàn thiện thể chế pháp luật về phòng, chống các loại tội phạm phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao.

b) Thực hiện mạnh mẽ các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh nhằm khuyến khích doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo

- Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp như được nêu tại các Nghị quyết số 19/NQ-CP (các năm 2014 - 2018) và Nghị quyết số 02/NQ-CP (các năm 2019 - 2020) về cải thiện môi trường kinh doanh; Nghị quyết số 35/NQ-CP (năm 2016) về hỗ trợ doanh nghiệp; Chỉ thị số 20/CT-TTg (năm 2017) về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp; Nghị quyết số 139/NQ-CP (năm 2018) về cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.

- Rà soát, sửa đổi thể chế về đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo hướng tạo thuận lợi cho các hoạt động góp vốn, mua cổ phần, mua bán sáp nhập doanh nghiệp công nghệ.

2. Phát triển hạ tầng kết nối, xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu

- Phát triển internet tốc độ cao, hạ tầng số an toàn, đáp ứng nhu cầu về kết nối và xử lý dữ liệu lớn.

- Xây dựng, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu quốc gia đã được nêu tại Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2015 và các cơ sở dữ liệu cần thiết khác phục vụ quản lý và kinh doanh (như cơ sở dữ liệu về lái xe, về dự án đầu tư công,...).

- Xây dựng, nâng cấp hệ thống kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

- Xây dựng, nâng cấp hạ tầng vật lý đáp ứng yêu cầu áp dụng công nghệ ưu tiên để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trước hết là hạ tầng năng lượng và giao thông. Khuyến khích đầu tư tư nhân phát triển và vận hành cơ sở hạ tầng công cộng.

3. Phát triển nguồn nhân lực

- Mở rộng, nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo đại học, sau đại học và đào tạo nghề, đặc biệt trong các ngành phục vụ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông theo hướng tăng hoạt động thực hành, nhất là giáo dục về khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học (STEM). Xây dựng chương trình thực tập trong các trung tâm hỗ trợ đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

- Tăng cường kết nối nghiên cứu khoa học, đào tạo và sản xuất kinh doanh.

4. Xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số

- Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số vào quản lý nhà nước trong tất cả các lĩnh vực; đầu tư, phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý nhà nước (GovTech) và cung cấp dịch vụ công. Xây dựng hệ thống thông tin kinh tế - xã hội thời gian thực phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ.

- Xây dựng hệ thống thông tin kinh tế - xã hội dùng chung của Chính phủ; số hóa, kết nối và chia sẻ các dữ liệu quản lý của các bộ, cơ quan và địa phương nhằm nâng cao chất lượng hoạt động quản lý nhà nước, tạo nguồn dữ liệu cho nghiên cứu và kinh doanh.

5. Phát triển và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia

- Phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm, cơ sở giáo dục đại học và viện nghiên cứu là chủ thể nghiên cứu.

- Xây dựng, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc biệt, có tính đột phá đối với việc xây dựng và vận hành các trung tâm đổi mới sáng tạo. Khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học, doanh nghiệp, tổ chức trong nước và nước ngoài thành lập các trung tâm đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.

6. Đầu tư, nghiên cứu, phát triển một số công nghệ ưu tiên để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư như công nghệ rô-bốt, vật liệu tiên tiến, năng lượng tái tạo, trí tuệ nhân tạo, công nghệ trong y học, internet vạn vật, dữ liệu lớn, chuỗi khối...

7. Mở rộng hợp tác quốc tế và hội nhập về khoa học và công nghệ, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ ưu tiên để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Theo dõi, đánh giá và đề xuất thực hiện có hiệu quả các quy định pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư, kinh doanh tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (2017), Luật Doanh nghiệp (2020), Luật Đầu tư (2020), Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) (2020).

- Nghiên cứu, đề xuất chính sách, giải pháp thúc đẩy hoạt động của Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia nhằm thực hiện hiệu quả công tác hỗ trợ, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan đánh giá, tổng kết kinh nghiệm, kiến nghị Chính phủ các giải pháp đầu tư, mở rộng mạng lưới các trung tâm đổi mới sáng tạo.

- Chỉ đạo Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng tỷ lệ vốn hỗ trợ cho các doanh nghiệp có ứng dụng công nghệ ưu tiên để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ

- Điều chỉnh phân bổ ngân sách nhà nước về khoa học và công nghệ do bộ quản lý theo hướng tập trung nguồn lực cho nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các công nghệ ưu tiên để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; ưu tiên nguồn lực triển khai một số chương trình nghiên cứu trọng điểm quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng và ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, dịch vụ theo thông lệ quốc tế tốt phục vụ việc tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; hợp tác với doanh nghiệp để bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn phù hợp với thực tiễn và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới.

- Xây dựng mạng lưới các chuyên gia tư vấn về các công nghệ ưu tiên để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để hỗ trợ doanh nghiệp nâng cấp, chuyển đổi công nghệ.

- Rà soát, kiến nghị sửa đổi các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ theo hướng đơn giản hóa về quy trình, thủ tục, phù hợp với thông lệ quốc tế.

3. Bộ Thông tin và Truyền thông

- Rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thông tin truyền thông để đảm bảo hạ tầng số đi trước và sẵn sàng cho các ngành khác triển khai Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Phát triển hạ tầng số an toàn, hiện đại, đáp ứng nhu cầu của các ngành trong quá trình chuyển đổi số, thực hiện thành công Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Tập trung nâng cao năng lực đảm bảo an toàn thông tin mạng, nhất là an toàn thông tin của hạ tầng viễn thông, thiết bị IoT, bảo vệ thông tin cá nhân; đẩy mạnh triển khai các trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng trên toàn quốc.

- Nghiên cứu, kiến nghị Chính phủ ban hành chính sách về dữ liệu mở; hướng dẫn các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng các giải pháp chia sẻ dữ liệu; phát triển nền tảng tích hợp, kết nối, chia sẻ dữ liệu quốc gia để cùng khai thác, sử dụng; tạo thuận lợi cho thương mại hóa dữ liệu.

- Nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về ứng dụng và phát triển công nghệ số cốt lõi của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, phổ biến kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm về bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho các cơ quan, tổ chức nhà nước và toàn xã hội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Phát triển các chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, chú trọng các ngành đào tạo chủ lực của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Hỗ trợ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo cho các cơ sở giáo dục đại học nhằm tạo ra sản phẩm công nghệ ưu tiên để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

- Định kỳ tổ chức khảo sát, đánh giá kỹ năng người lao động trong tương quan với yêu cầu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và đề xuất giải pháp, chính sách nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động.

- Điều chỉnh các chương trình đào tạo nghề theo hướng tăng cường đào tạo kỹ năng công nghệ thông tin, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin để phát triển kỹ năng chuyên môn; mở các chương trình đào tạo nghề chuyên ngành công nghệ ưu tiên để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Xây dựng các chương trình đào tạo lại cho người lao động để chuyển đổi sang các công việc cần các kỹ năng mới của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Rà soát, điều chỉnh các quy định về giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài có trình độ cao đến Việt Nam làm việc trong các ngành công nghệ ưu tiên để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại các trung tâm đổi mới sáng tạo, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, công viên phần mềm của Việt Nam theo hướng tạo thuận lợi, phù hợp với thông lệ quốc tế tốt.

6. Bộ Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước xây dựng khung thể chế thử nghiệm cho các dịch vụ công nghệ tài chính (Fintech) theo các thông lệ tốt trên thế giới, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển các dịch vụ tài chính số mới.

- Xây dựng các quy định pháp luật cho phép các tổ chức kinh doanh chứng khoán áp dụng các giải pháp nhận dạng khách hàng thông qua các phương thức điện tử (eKYC).

- Chủ trì, xây dựng khung thể chế cho các dịch vụ công nghệ tài chính (Fintech) gắn liền với chính sách khuyến khích hoạt động và giao dịch doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

- Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tăng cường giám sát nguồn vốn, lưu chuyển vốn thông qua các hình thức tiền số, tài sản số; huy động vốn mới như phát hành tiền ảo và tài sản mã hóa, tiền điện tử trên thị trường tài chính.

7. Ngân hàng Nhà nước

- Chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan triển khai quy hoạch phát triển hạ tầng thanh toán số quốc gia theo hướng đồng bộ, thống nhất và dùng chung. Hoàn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Nghiên cứu, xây dựng phương án quản lý giám sát các hình thức thanh toán trực tuyến qua biên giới.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng thực hiện chuyển đổi số, áp dụng các công nghệ ưu tiên để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; phát triển mô hình ngân hàng số. Xây dựng khuôn khổ thể chế quản lý thử nghiệm có kiểm soát cho hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng.

- Khuyến khích các tổ chức tín dụng kết nối, chia sẻ dữ liệu với cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức cung ứng dịch vụ qua Giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API) nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng.

- Ban hành mới, sửa đổi theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành mới, sửa đổi các quy định pháp luật cho phép các tổ chức tín dụng áp dụng các giải pháp nhận dạng khách hàng thông qua các phương thức điện tử (eKYC); tổ chức nghiên cứu, thử nghiệm dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI), tự động hóa quy trình bằng Rô-bốt (Robotic Process Automation) và công nghệ Chuỗi khối (Blockchain Technology) trong hoạt động ngân hàng.

8. Bộ Tư pháp

- Nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện khung pháp luật về tài sản, hợp đồng, quyền sở hữu và các vấn đề khác có liên quan của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Nghiên cứu giải pháp đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong dự báo, phân tích chính sách, soạn thảo, ban hành, tổ chức, giám sát thực thi pháp luật, bảo đảm cơ chế phản hồi thông tin, phản ứng chính sách kịp thời, chính xác, theo kịp sự thay đổi nhanh chóng của đời sống kinh tế - xã hội.

9. Bộ Công Thương

- Tổ chức triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ có liên quan thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, khai thác triệt để thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Hoàn thiện và trình phê duyệt các Đề án, Chương trình về phát triển nhân lực kỹ thuật cao phục vụ công nghiệp 4.0; thí điểm mô hình đào tạo thực hành tiên tiến.

- Nghiên cứu, xây dựng đề án thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các hệ thống thương mại điện tử trên thế giới.

- Xây dựng Chương trình tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.

10. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Hoàn thiện chính sách khuyến khích nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ số, chuyển đổi số, quản trị thông minh trong sản xuất nông nghiệp; đặt hàng các doanh nghiệp công nghệ nghiên cứu các giải pháp nông nghiệp thông minh, quản trị chuỗi cung ứng nông sản, bảo quản và chế biến nông sản.

- Xây dựng đề án thúc đẩy ngành nông nghiệp tham gia thương mại điện tử; ưu tiên các ngành hàng thủ công mỹ nghệ, thực phẩm đóng gói.

11. Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Xây dựng và triển khai Chiến lược tổng thể tài nguyên số về tài nguyên và môi trường đến năm 2030.

- Nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý cho việc triển khai các mô hình mới về kiểm soát ô nhiễm môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

- Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách và tổ chức triển khai thực hiện để thu thập, tạo lập, quản lý toàn diện nguồn tài nguyên số về tài nguyên và môi trường, phục vụ cho mục tiêu quản lý “không gian phát triển” của đất nước.

12. Bộ Ngoại giao

- Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, thông tin về xu thế phát triển, chính sách và kinh nghiệm của các nước trong việc tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ hoàn thiện cơ chế, chính sách về huy động trí thức, nhà khoa học người Việt Nam ở nước ngoài và quốc tế cho thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển khoa học và công nghệ.

13. Bộ Xây dựng

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ vệ tinh, công nghệ ưu tiên để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, xây dựng cơ sở dữ liệu số phục vụ công tác quản lý quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và kiến trúc. Hướng dẫn các địa phương xây dựng cơ sở dữ liệu số kết nối các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong quản lý đô thị.

- Triển khai thực hiện hiệu quả “Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025, định hướng đến 2030”.

14. Bộ Công an

- Chủ trì triển khai có hiệu quả Chiến lược an ninh mạng quốc gia.

- Xây dựng, vận hành Trung tâm dữ liệu quốc gia. Nâng cao nhận thức của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân về bảo vệ dữ liệu cá nhân, quản trị dữ liệu.

- Hợp tác chặt chẽ với các tổ chức quốc tế để giám sát tội phạm mạng xuyên quốc gia. Hình thành các liên minh an ninh mạng.

- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách hình thành nền công nghiệp an ninh mạng; hình thành các trung tâm chỉ huy an ninh quốc gia vùng miền. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ Đề án “Xây dựng nền công nghiệp an ninh mạng Việt Nam” và Đề án xây dựng trung tâm chỉ huy an ninh quốc gia vùng miền theo 02 giai đoạn 2020 - 2025 và 2025 - 2030.

15. Bộ Giao thông vận tải

Ứng dụng công nghệ ưu tiên để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào lập dự án, quản lý chất lượng xây dựng; quản lý khai thác và bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải và điều hành, tổ chức giao thông.

16. Bộ Y tế

- Chủ trì xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh thông minh, bao gồm: hồ sơ sức khỏe điện tử toàn dân, ứng dụng trí tuệ nhân tạo và các công nghệ thông minh trong phòng bệnh, môi trường, an toàn thực phẩm, dinh dưỡng và phòng chống HIV/AIDS, nghiên cứu và sản xuất dược.

- Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh triển khai hệ thống khám, chữa bệnh thông minh, bao gồm: hồ sơ bệnh án thay bệnh án giấy, ứng dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ ra quyết định lâm sàng, trong các chuyên ngành sâu như chẩn đoán hình ảnh, tim mạch, hô hấp, xương khớp, ung thư, sản nhi.

- Xây dựng nền quản trị y tế thông minh, bao gồm: triển khai nền hành chính số, dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, thiết lập hệ sinh thái y tế áp dụng các công nghệ tiên tiến. Chỉ đạo 100% cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoàn thành triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, thực hiện liên thông giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Chủ động tiếp cận, chuyển giao ứng dụng thành tựu công nghệ ưu tiên để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là trong lĩnh vực công nghệ sinh học.

17. Bộ Nội vụ

Hướng dẫn, tập huấn cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có kiến thức, trình độ, năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

18. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

- Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp trực thuộc Ủy ban xây dựng kế hoạch đầu tư chuyển đổi công nghệ ưu tiên để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư phù hợp với ngành, lĩnh vực.

- Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp có năng lực công nghệ và tài chính phát triển các dịch vụ tư vấn, đào tạo và chuyển giao công nghệ ưu tiên để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; liên kết với nhau và với các doanh nghiệp công nghệ tư nhân để hình thành các mạng lưới hợp tác chuyên ngành và liên ngành.

19. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hiệp hội doanh nghiệp trung ương và địa phương

Tuyên truyền, phổ biến nội dung Chiến lược đến cộng đồng doanh nghiệp. Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và các chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp để chủ động thực hiện chuyển đổi số và tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

20. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

- Quán triệt và phổ biến tinh thần và nội dung của Chiến lược cho các đơn vị, doanh nghiệp tại địa phương.

- Xây dựng các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp về đào tạo, tư vấn chuyển giao công nghệ ưu tiên để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Điều phối, theo dõi và đánh giá tình hình và kết quả thực hiện:

a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối theo dõi, đánh giá tình hình và kết quả triển khai Chiến lược. Định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện Chiến lược của các bộ, ngành, địa phương trước ngày 20 tháng 12.

b) Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu, đề xuất kiện toàn, bổ sung, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử để đảm nhận thêm chức năng, nhiệm vụ về tham mưu, theo dõi, điều phối thực hiện các nội dung liên quan của Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

c) Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu, đề xuất kiện toàn, bổ sung, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Chính sách Khoa học và Công nghệ quốc gia để đảm nhận thêm chức năng, nhiệm vụ về tham mưu, theo dõi, điều phối thực hiện các nội dung liên quan của Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

2. Các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

- Ưu tiên bố trí ngân sách cho các hoạt động thực hiện Chiến lược, trong đó chú trọng đầu tư cho khoa học và công nghệ, hỗ trợ chuyển giao và phát triển công nghệ trong doanh nghiệp; bảo đảm mục tiêu về chi cho nghiên cứu và phát triển đề ra tại Chiến lược.

- Thực hiện Chiến lược trong phạm vi thẩm quyền của mình, cụ thể hóa Chiến lược bằng cách lồng ghép thực hiện nhiệm vụ vào các kế hoạch, đề án trong các ngành, lĩnh vực phụ trách; định kỳ hàng năm (trước ngày 10 tháng 12) gửi báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ./.

PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 2289/QD-TTg

Hanoi, December 31, 2020

 

DECISION

ADOPTING THE NATIONAL STRATEGY FOR FOURTH INDUSTRIAL REVOLUTION BY 2030  

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law on Amending and Supplementing certain Articles of the Law on Government Organization and the Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;

Pursuant to the Resolution No. 52-NQ/TW dated September 27, 2019 of the Politburo on several guidelines and policies for proactive participation in the Fourth Industrial Revolution;

At the request of the Minister of Planning and Investment;

HEREBY DECIDES

Article 1. The National Strategy for Fourth Industrial Revolution by 2030 is annexed hereto. 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 3. Ministers, Heads of Ministry-level agencies, Heads of Governmental bodies, Presidents of People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces, enterprises, other organizations and individuals involved shall be responsible for implementing this Decision./.

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Xuan Phuc

 

NATIONAL STRATEGY FOR FOURTH INDUSTRIAL REVOLUTION BY 2030 

(Annexed to the Prime Minister’s Decision No. 2289/QD-TTg dated December 31, 2020)

I. BACKGROUND AND CURRENT SITUATIONS

Not only the Fourth Industrial Revolution is changing socio-economic activities and opening up opportunities, but it is also posing many challenges for economies. Many countries around the world have been formulating and implementing different policies to actively exploit the benefits of new technologies, promote economic development and improve competitiveness. The fourth industrial revolution has the potential to bring significant benefits to economies, such as cutting costs, improving productivity; minimizing marginal costs of business models, creating network effects; offering opportunities to develop new products and services; and so on.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In our country, the contribution of science, technology and innovation is still limited compared with many economies at a similar stage of development; and overall, our economy is not really ready to take part in the Fourth Industrial Revolution. Our economic growth does not rely much on knowledge, science and technology. Also, our knowledge economy index is lower than the world on average. Institutional quality is also a challenge when we are currently placed 89 out of 141 economies on the World Economic Forum's Global Competitiveness Index 4.0 2019 ranking. In addition, cybersecurity and information security are our demerit points and are ranked at a very low place (90/100) on the World Economic Forum’s ranking in the Readiness for the Future of Production Report (2018).

On recognizing the benefits of the Fourth Industrial Revolution, our Party and State have been oriented towards formulating policies and a number of programs to actively participate in the Fourth Industrial Revolution, especially placing more emphasis on to apply and promote science and technology, innovation and improve the quality of human resources. For instance, The Politburo’s Resolution No. 23-NQ/TW dated March 22, 2018, regarding the orientation towards formulating the national industrial development policy by 2030 with vision to 2045, stressing that “the achievements of the 4th Industrial Revolution must fully exploited”; the Politburo’s Resolution No. 52-NQ/TW dated September 27, 2019, regarding a number of guidelines and policies for actively participating in the Fourth Industrial Revolution (hereinafter referred to as Resolution No. 52-NQ/TW), that stating "Active and proactive participation in the Fourth Industrial Revolution is an objectively indispensable requirement; is a mission of particularly important strategic significance, which is both urgent and long-term, of both the political system and the whole society...". Therefore, the Government has issued the Resolution No. 50/NQ-CP dated April 17, 2020 regarding the Government's Action Program for implementing the Politburo’s Resolution No. 52-NQ/TW dated September 27, 2019 on a number of guidelines and policies for actively participating in the Fourth Industrial Revolution (hereinafter referred to as Resolution No. 50/NQ-CP); issued the Decision No. 749/QD-TTg dated June 3, 2020, approving the "National digital transformation program by 2025 with vision to 2030" (hereinafter referred to as Decision No. 749/QD-TTg).

On implementing the assigned tasks referred to in the Resolution No. 52-NQ/TW, the Prime Minister adopts the National Strategy for the Fourth Industrial Revolution by 2030, including specific viewpoints, objectives and tasks as follows:

II. VIEWPOINTS AND OBJECTIVES

1. Viewpoints

- Promptly grasping and making effective use of opportunities of the Fourth Industrial Revolution to improve labor productivity, efficiency and competitiveness of the economy and develop the national defense and security potential through strongly researching, transferring and applying advances of the Fourth Industrial Revolution in all aspects of socio-economic life. At the same time, proactively taking preventive and response actions to limit negative impacts, ensuring national defense, security, safety, social equity and sustainable development.

- Implementing the Fourth Industrial Revolution on the basis of: (i) adopting the reform, improvement of economic institutions, assured cybersecurity and information security as a prerequisite; (ii) considering strongly promoting the process of research, development and application of technologies for enterprises and state management activities, and building a digital Government, as a breakthrough; (iii) deeming education and training of high-quality workforce, researching, and mastering a number of prioritized technologies to actively participate in the Fourth Industrial Revolution, as a core factor.

- Refreshing management thinking by using open approaches, facilitating and promoting innovation. Bringing available resources into full play, ensuring the proactive participation in the Fourth Industrial Revolution.

2. Objectives

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Overall objectives

Actively taking advantage of opportunities of the Fourth Industrial Revolution in an effective manner; basically mastering and widely applying new technologies in socio-economic sectors; step by step creating new technologies in order to promote the process of renewing the growth model, restructuring the economy in connection with implementing strategic breakthroughs and modernizing out country; strongly developing the digital economy; ensuring the rapid and sustainable development based on science and technology, innovation and high-quality human resources; improving the quality of life, welfare and health of the public; ensuring the strengthened national defense, security and environmental protection; ensuring greater efficiency in international integration and closely linking the process of application of the Fourth Industrial Revolution with cybersecurity affairs.

b) Specific goals

By 2025:

- Continuing to be ranked as one of the top three ASEAN countries on the World Intellectual Property Organization (WIPO)’s Global Innovation Index ranking;

- Striving to be placed in the top 40 countries on the International Telecommunication Union (ITU)’s Global Cybersecurity Index ranking;

- Expecting to be ranked as one of the top four ASEAN countries on the United Nations (UN)’s Digital Government Index ranking;

- Expecting that the digital economy accounts for approximately 20% of GDP; labor productivity is increased to greater than 7%/year on average;

- Optical fiber broadband network infrastructure will cover over 80% of households, 100% of communes; 4G/5G mobile network services and smart phones will be universalized; 80% of the population will use Internet; 80% of level-4 online public services will be provided on a variety of access hubs, including mobile devices; the rate of population holding electronic payment accounts will be over 50%;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

By 2030:

- Continuing to be ranked as one of the top forty countries in the world on the WIPO’s Global Innovation Index (GII) ranking;

- Striving to be placed in the top 30 countries on the ITU’s Global Cybersecurity Index ranking;

- Expecting to be ranked as one of the top 50 countries on the United Nations’ Digital Government Index ranking;

- Expecting that the digital economy accounts for approximately 30% of GDP; labor productivity is increased to greater than 7.5%/year on average;

- Universalizing optical fiber broadband network services; 5G mobile network services;

- Completely building the digital Government;

- Forming a number of smart city chains in key economic regions of the North, the South and the Central Coast; gradually linking these smart cities to the regional and global smart city networks.

III. STRATEGIC ORIENTATION TOWARDS ACTIVE PARTICIPATION IN THE FOURTH INDUSTRIAL REVOLUTION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Improving the regulatory quality and policy making capacity

a) Adapting new regulatory frameworks for new technologies, new business models and business contexts; the digital Government and cybersecurity

- Building and completing regulatory frameworks for industries and sectors with new business models (e.g. e-commerce, sharing economy, financial technology, digital banking technology, etc.) in order to ensure they are streamlined, encourage innovation and are adaptable to the level of risks of each industry or business activity. Applying the regulatory sandbox for new business lines to create a legal corridor for innovative products and services.

- Reviewing and completing institutions or regulatory frameworks oriented towards encourage domestic digital technology enterprises to invest in application development and research to master priority technologies so that they can actively participate in the Fourth Industrial Revolution (e.g. tax incentives; flexibly using financial instruments as a leverage for technological research, development and application;...).

- Completing laws on the prevention and control of non-conventional and high-tech crimes.

b) Strongly implementing solutions to improving the business environment to encourage enterprises to engage in innovation tasks.

- Strictly and fully implementing the guidelines of the Government and the Prime Minister on improving the business environment and reducing costs for businesses as suggested in the Resolution No. 19/NQ-CP (for the period of 2014 - 2018) and the Resolution No. 02/NQ-CP (for the period of 2019 - 2020) on improvement of the business environment; the 2016 Resolution No. 35/NQ-CP on support for enterprises; the 2017 Directive No. 20/CT-TTg on reorganization of corporate inspection and examination activities; the 2018 Resolution No. 139/NQ-CP on cutting costs for enterprises.

- Reviewing and amending institutions for innovative start-up investment with a view to facilitating capital contribution, share purchase, merger and acquisition of technology enterprises.

2. Developing connected infrastructures, building and exploiting databases

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Developing and completing the national databases specified in the Decision No. 714/QD-TTg dated May 22, 2015 and other databases necessary for management and business activities (e.g. databases of drivers and public investment projects, ...).

- Building and upgrading technical systems in order to raise the capacity to ensure cybersecurity.

- Building and upgrading physical infrastructure to meet the requirements for application of priority technologies to actively participate in the Fourth Industrial Revolution, including energy and transport infrastructure as the top priority. Encouraging private sector investment in development and operation of public infrastructure.

3. Human resource development

- Expanding and improving the quality of undergraduate, postgraduate and vocational training programs, especially in disciplines or areas of study needed for the Fourth Industrial Revolution.

- Reforming and improving the quality of the universal education system with a view to increasing practice training, especially education in science, technology, engineering, and mathematics (STEM). Designing programs for internship at innovation support centers and start-ups.

- Strengthening the correlation between scientific research, training, production and trading activities.

4. Developing the e-Government into the digital Government

- Strongly applying the digital technology to state management activities in all domains; investing in development of information technology applications facilitating state management activities (GovTech) and provision of public services. Building a real-time socio-economic information system meeting the Government's direction and administration needs.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Developing and enhancing national innovation capacity

- Developing the national innovation system in the expectation that it becomes the enterprise-centered system in which higher education institutions and research institutes are treated as research entities.

- Developing and proposing special and breakthrough mechanisms and policies for the construction and operation of innovation centers. Encouraging higher education institutions, domestic and foreign enterprises and organizations to set up innovation centers in Vietnam.

6. Investing, researching and developing a number of priority technologies to actively participate in the Fourth Industrial Revolution, such as robotics, advanced materials, renewable energy, artificial intelligence, health technology, internet of things, big data, blockchain, etc.

7. Expanding international cooperation and integration in science and technology, especially in sectors of priority technologies, to actively participate in the Fourth Industrial Revolution.

IV. DUTIES AND SOLUTIONS

1. The Ministry of Planning and Investment

- Monitoring, evaluating and proposing the effective implementation of legislation on enterprises, investment and business in the Law on Support for Small and Medium Enterprises (2017), the Law on Enterprises (2020), the Law on Investment (2020), the Law on Public-Private Partnership (PPP) Investment (2020).

- Researching and proposing policies and solutions to promote activities of the National Innovation Center in order to effectively support and develop start-up and innovation ecosystems. Taking charge of, and cooperating with concerned ministries and agencies in, carrying out experience evaluation and review, and petitioning the Government for solutions to investing in and expanding the networks of innovation centers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Ministry of Science and Technology

- Adjusting the State budget allocations for science and technology under its authority in order to orient them towards concentrating resources on research, development and application of priority technologies to actively participate in the Fourth Industrial Revolution; prioritizing the use of resources for implementing a number of national key research programs regarding the Fourth Industrial Revolution.

- Taking charge of, and cooperating with concerned ministries and sectoral authorities in, studying, formulating and adopting a system of national technical standards and regulations for products and services according to international good practices facilitating the participation of the Fourth Industrial Revolution; cooperating with enterprises to ensure standards and regulations are appropriate for the practical conditions and provide favorable conditions for enterprises to develop new products and services.

- Building a network of consultants on priority technologies to actively participate in the Fourth Industrial Revolution to assist enterprises in upgrading and transforming technologies.

- Reviewing and proposing amendments to intellectual property legislation in the expectation that processes and procedures are simplified, and such legislation is in line with international practices.

3. The Ministry of Information and Communications

- Reviewing and completing legislative documents in the information and communication sector to ensure that digital infrastructure takes a step ahead and gets ready for other industries to implement the Fourth Industrial Revolution.

- Developing safe and modern digital infrastructure to meet the needs of industries arising during the digital transformation process, and succeeding in implementing the Fourth Industrial Revolution.

- Focusing on improving the capacity to ensure cybersecurity, especially information security of telecommunications infrastructure, IoT devices and personal information protection; promoting the deployment of cybersecurity operations centers nationwide.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Researching, reviewing, amending, supplementing or proposing amendments to technical standards and regulations, economic and technical norms regarding the application and development of core digital technologies of the Fourth Industrial Revolution.

- Propagating, raising awareness, disseminating knowledge, skills and responsibilities for ensuring cybersecurity and network safety for state agencies and organizations and for the whole society.

4. Ministry of Education and Training

- Developing training programs and human resources with attention paid to key disciplines to be involved in the Fourth Industrial Revolution.

- Supporting scientific research, technology transfer and innovation for higher education institutions to create priority technology products to actively participate in the Fourth Industrial Revolution.

5. Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs

- Periodically conducting evaluation surveys on workers' skills in relation to the requirements of the Fourth Industrial Revolution, suggesting solutions and policies to improve workforce’s skills.

- Adjusting vocational training programs in order for them to be oriented towards strengthening training in information technology skills, skills in using information technology to develop professional competencies and qualifications; opening vocational training programs for priority technologies to actively participate in the Fourth Industrial Revolution.

- Providing retraining programs for workers so that they can shift to jobs requiring new skills in the Fourth Industrial Revolution.- Reviewing and adjusting regulations on work permits granted to foreign workers with high qualifications to enter Vietnam to work in priority technology industries in order for them to actively participate in the Fourth Industrial Revolution at innovation centers, hi-tech parks, concentrated information technology zones and software parks of Vietnam in the expectation that facilitations are provided and they are in line with good international practices.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Taking charge of and cooperating with the State Bank in developing a pilot regulatory framework for financial technology (Fintech) services so that it accords with global good practices, and provides favorable conditions for businesses to develop new digital financial services.

- Developing legislative regulations to allow securities trading organizations to apply electronic Know Your Client (eKYC) solutions.

- Leading and building a regulatory framework for financial technology (Fintech) services associated with incentive policies for operations and transactions of startups.

- Cooperating with the State Bank to strengthen the supervision of capital sources, capital flows through forms of digital money and digital assets; raising new capital by issuing virtual money and crypto assets, electronic money in financial markets.

7. The State Bank

- Taking charge of, and cooperating with the Ministry of Finance and concerned ministries and sectoral authorities in, implementing the national plan for digital payment infrastructure development in the expectation that such infrastructure is synchronous, consistent and is intended for common uses. Complete mechanisms and policies to promote non-cash payments. Researching and developing a plan to manage and supervise the cross-border online payment method.

- Providing favorable conditions for credit institutions to carry out digital transformation and apply priority technologies to actively participate in the Fourth Industrial Revolution; promoting digital banking models. Building a regulatory framework for controlled tests on financial technology (Fintech) activities in the banking sector.

- Encouraging credit institutions to connect and share data with state regulatory authorities and service providers through the Open Application Programming Interface (Open API) to create new products and services and improve banking service quality.

- Issuing, amending according to its competence or requesting competent authorities to issue or amend legal regulations enabling credit institutions to apply electronic Know Your Client (eKYC) solutions; conducting researches and tests on Big Data, Artificial Intelligence (AI), Robotic Process Automation and Blockchain Technology in banking operations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Studying and proposing the completion of the legal framework on property, contracts, ownership rights and other related matters in the Fourth Industrial Revolution.

- Examining solutions to robustly applying technologies of the Fourth Industrial Revolution to the forecast, analysis of policies, drafting, promulgation, organization and monitoring of law enforcement activities, and ensuring the mechanism for giving feedback and responding to policies is carried out in a timely, accurate manner and keeps up with rapid changes in the socio-economic life.

9. The Ministry of Industry and Trade

- Organize the implementation of related objectives and tasks to carry out the Politburo's Resolution No. 23-NQ/TW dated March 22, 2018 on the guidelines for formulation of national industrial development policies by 2030 with vision to 2045, and to fully exploit the achievements of the Fourth Industrial Revolution.

- Completing and seeking the approval of projects and programs on developing high technology human resources for industry 4.0; piloting the advanced practice training model.

- Researching and developing projects to promote Vietnamese businesses to participate in the e-commerce system in the world.

- Building the national master program for e-commerce development during the period of 2021 – 2025.

10. Ministry of Agriculture and Rural Development

- Completing incentive policies for researches into the application and development of digital technologies, digital transformation, smart administration in agricultural production activities; commissioning technology businesses to research smart agricultural solutions, solutions for management of agricultural supply chains, post-harvest preservation and processing of agricultural products.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

11. Ministry of Natural Resources and Environment

- Developing and implementing the digital resource master strategy regarding natural resources and environment by 2030.

- Researching, developing and completing the legal framework for the implementation of new models for environmental pollution control, climate change adaptation and sea level rise.

- Designing and completing mechanisms, policies and organizing the implementation thereof to comprehensively collect, create and manage digital resources in terms of natural resources and environment, serving the goal of managing "space for development” of the nation.

12. Ministry of Foreign Affairs

- Cooperating with the Ministry of Science and Technology and relevant ministries and sectoral authorities in studying and providing information about development trends, policies and experience of countries with respect to participation in the Fourth Industrial Revolution.

- Cooperating with the Ministry of Science and Technology in perfecting mechanisms and policies to mobilize overseas Vietnamese and international intellectuals and scientists to promote innovation and development of science and technology.

13. Ministry of Construction

- Examining the application of satellite technologies and priority technologies to actively participate in the Fourth Industrial Revolution, building the digital databases needed for the management of construction, urban and architectural planning. Guiding localities to build digital databases to connect technical and social infrastructures for use in urban management activities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

14. Ministry of Public Security

- Leading the effective implementation of the national cybersecurity strategy.

- Building and operating the national database center. Raising awareness of personal data protection and data management amongst organizations, businesses and people.

- Working closely with international organizations to monitor transnational cybercrime. Forming cybersecurity alliances.

- Researching and proposing mechanisms and policies to form the cybersecurity industry; set up national security operations centers in regions. Taking charge of, and cooperating with ministries and construction authorities in, submitting the Project titled "Building Vietnam's cybersecurity industry" and the Project on building national security operations centers in regions for two phases of 2020 - 2025 and 2025 - 2030 to the Prime Minister.

15. Ministry of Transport

Applying technologies prioritized for active participation in the Fourth Industrial Revolution to the project formulation and construction quality management; management, operation and maintenance of transportation infrastructure systems and traffic operation and organization activities.

16. Ministry of Health

- Taking charge of the development of smart health care and disease prevention systems, including: universal electronic health records, application of artificial intelligence and smart technologies in disease prevention, environment, food safety, nutrition, HIV/AIDS prevention and control, pharmaceutical research and production.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Forming the smart healthcare administration system, including: deploying the digital and level-4 online public service administration system, establishing health ecosystems powered by advanced technologies. Directing 100% of healthcare service providers to completely deploy electronic medical records and make interconnection with each other.

- Acting on its initiative in approaching and transferring priority technology achievements to proactively participate in the Fourth Industrial Revolution, especially in the biotechnology industry.

17. Ministry of Home Affairs

Instructing and training public officials, civil servants and public employees with knowledge, qualifications, capabilities and experience to meet the requirements of the Fourth Industrial Revolution.

18. Committee for Management of State Capital at Enterprises

- Encouraging and supporting enterprises directly under the Committee’s authority to develop priority technology transformation investment plans to actively participate in the Fourth Industrial Revolution that accord with specific sectors and industries.

- Encouraging and supporting enterprises having technological and financial capacity to develop priority technology transfer, training and consulting services to proactively participate in the Fourth Industrial Revolution for small and medium enterprises; encouraging them to build a link with each other and with private technology enterprises to form specialized and interdisciplinary cooperative networks.

19. Vietnam Chamber of Commerce and Industry, central and local associations

Communicating and disseminating contents of the Strategy to the business community. Supporting businesses to access information about the Fourth Industrial Revolution, enterprise support policies and programs to proactively implement digital transformation and participate in the Fourth Industrial Revolution.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Thoroughly grasping and disseminating the essence and contents of the Strategy to their units and local businesses.

- Developing enterprise support programs regarding training and consultancy of priority technology transfer to actively participate in the Fourth Industrial Revolution.

V. IMPLEMENTATION

1. Coordinating, monitoring and assessing the progress and results of implementation:

a) The Ministry of Planning and Investment acts as the lead entity to monitor and review the progress and the results of the implementation of the Strategy. Annually, sending a general review report to the Prime Minister on the results of implementation of the Strategy by ministries, sectoral authorities and local authorities by December 20.

b) The Ministry of Information and Communications shall take charge of, and cooperate with ministries and sectoral authorities in, researching and proposing the consolidation, supplementation and adjustment of the functions and tasks of the National E-Government Committee to undertake more functions and tasks of advising, monitoring and coordinating the implementation of the relevant contents of the National Strategy for the Fourth Industrial Revolution.

c) The Ministry of Science and Technology shall take charge of, and cooperate with ministries and sectoral authorities in, researching and proposing the consolidation, supplementation and adjustment of the functions and tasks of the National Council for Science and Technology Policy to undertake more functions and tasks of advising, monitoring and coordinating the implementation of the relevant contents of the National Strategy for the Fourth Industrial Revolution.

2. Ministries, Governmental bodies and provincial People’s Committees:

- Prioritizing budget allocations for activities to implement the Strategy, especially investment in science and technology, technology transfer and enterprise development support activities; meeting the spending targets for research and development activities as stated in the Strategy.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2289/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 về Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


16.428

DMCA.com Protection Status
IP: 3.17.154.9
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!