Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1012/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Tây Ninh Người ký: Dương Văn Thắng
Ngày ban hành: 24/05/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1012/QĐ-UBND

Tây Ninh, ngày 24 tháng 5 năm 2024

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH TÂY NINH GIAI ĐOẠN 2021 - 2030, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2050

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020; Luật sa đi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư công, Luật đầu tư theo phương thức đi tác công tư, Luật Đầu tư, Luật nhà ở, Luật đấu thầu, Luật điện lực, Luật doanh nghiệp, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thi hành án dân sự ngày 11 tháng 01 năm 2022;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 năm 11 năm 2013.

Căn cứ Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích một số điều của Luật Quy hoạch.

Căn cứ Nghị quyết số 115/NQ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp h trợ;

Căn cứ Nghị quyết số 110/NQ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ về Danh mục các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch tỉnh quy định tại điểm c khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch;

Căn cứ Nghị định 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế;

Căn cứ Nghị định 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; Nghị định 62/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.

Căn cứ Quyết định 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phân b ch tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đt quốc gia 5 năm 2021-2025;

Căn cứ Quyết định 326/QĐ-TTg ngày 01/03/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2055/QĐ-TTg ngày 23/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1736/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tây Ninh lần thứ XI;

Căn cứ Chương trình hành động số 68-CTr/TU ngày 15/10/2021 của Tnh ủy đ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 36/TTr-SKHĐT ngày 01 tháng 4 năm 2024.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án phát triển Khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050.

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trưởng ban Ban quản lý Khu Kinh tế tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.


Nơi nhận:
- Như điều 2;
- TT.TU, TT.
HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành
- LĐVP, Phòng
KT;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Dương Văn Thắng

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH TÂY NINH GIAI ĐOẠN 2021 - 2030, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 1012/QĐ-UBND ngày 24 tháng 5 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tnh Tây Ninh)

Chương I

SỰ CẦN THIẾT, CĂN CỨ PHÁP LÝ

I. SỰ CẦN THIẾT

Tây Ninh là tỉnh nằm ở miền Đông Nam bộ, phía Đông giáp các tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An, phía Tây và phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 240km, với 03 cửa khẩu quốc tế là Mộc Bài, Xa Mát và Tân Nam cùng 4 cửa khẩu chính, 10 cửa khẩu phụ. Tỉnh có 02 trục lộ giao thông quan trọng là Xuyên Á (Quốc lộ 22) và Quốc lộ 22B, là cửa ngõ giao thông đường bộ quan trọng sang Campuchia và các nước ASEAN. Với vị trí địa lý hiện có, Tây Ninh không chỉ là một đầu mối giao thương, trung chuyn hàng hóa, dịch vụ, du lịch, thương mại giữa các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông mà còn là một vị trí chiến lược về quốc phòng an ninh.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tây Ninh ln thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra: “... Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn đến năm 2025: công nghiệp - xây dựng 51 - 52%; dịch vụ 32 - 33%; nông - lâm - thủy sản 14 - 15%. Tỷ lệ vn đầu tư thực hiện trên địa bàn từ 36% trở lên so với GRDP; chỉ s sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15,5% trở lên...”

Hoạt động của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã góp phần trong việc phát triển kinh tế - xã hội theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, thu hút vốn đầu tư, giải quyết việc làm, tiêu thụ sản phẩm, nguồn nguyên liệu của địa phương, tạo nguồn thu cho ngân sách tỉnh.

So với các tỉnh, thành trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam về tốc độ phát triển công nghiệp, Tây Ninh có lợi thế so sánh rất lớn về tiềm năng để thu hút đầu tư trong dài hạn.

Đ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới đồng thời đạt được mục tiêu phát triển công nghiệp, thu hút đầu tư theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tây Ninh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra, việc xây dựng Đề án phát triển Khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050 là cần thiết và phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh.

II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ĐỀ ÁN

1. Đối tượng

Các khu công nghiệp; các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

2. Phạm vi

Phạm vi về thời gian: Giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, phù hợp với Quy hoạch tỉnh.

Phạm vi về không gian: Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (không bao gồm khu công nghiệp trong Khu kinh tế).

III. CĂN CỨ PHÁP LÝ

1. Văn bản Trung ương

1.1. Bộ Chính trị

- Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030;

- Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

1.2. Quốc hi

- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020;

- Luật số 03/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư công, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật nhà ở, Luật đấu thầu, Luật điện lực, Luật doanh nghiệp, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thi hành án dân sự;

- Luật Xây dựng ngày 18/6/2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020;

- Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017; Luật sa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20/11/2018;

- Luật Đất đai số 45/2015/QH13 ngày 29/11/2013.

1.3. Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16/8/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích một số điều của Luật Quy hoạch.

1.4. Chính phủ

* Nghị quyết

- Nghị quyết số 64/NQ-CP ngày 06/5/2022 của Chính phủ về thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành và một số giải pháp nhm nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch thời kỳ 2021-2030; về việc hoàn thiện thủ tục, hồ sơ trình một số dự án Luật.

- Nghị quyết số 115/NQ-CP ngày 06/8/2020 của Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ;

- Nghị quyết số 110/NQ-CP ngày 02/12/2019 của Chính phủ về Danh mục các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch tỉnh quy định tại đim c khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch;

* Nghị định

- Nghị định 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế;

- Nghị định 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; Nghị định 62/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.

1.5. Thủ tướng Chính phủ

- Quyết định 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phân bổ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025;

- Quyết định 1736/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 2076/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng vùng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định 326/QĐ-TTg ngày 01/03/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 2055/QĐ-TTg ngày 23/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng đim phía Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

- Quyết định 252/QĐ-TTg ngày 13/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng th phát triển kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng đim phía Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Công văn số 27/TTg-CN ngày 12/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh;

- Công văn số 2628/TTg-KTN ngày 22/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu công nghiệp và hệ thng xử lý nước thải tập trung tại các khu công nghiệp.

- Công văn số 27/TTg-KTN ngày 12/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc đề án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

2. Văn bản địa phương

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tây Ninh lần thứ XI;

- Chương trình hành động s 68-CTr/TU ngày 15/10/2021 của Tỉnh ủy để thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng;

- Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND ngày 10/12/2020 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Tây Ninh về Nghị quyết phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tây Ninh 05 năm 2021-2025;

Chương II

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2011-2020, PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ GIAI ĐOẠN 2021 - 2030 VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2011 - 2020, PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020

Giai đoạn 2011-2020, kinh tế tỉnh Tây Ninh phát triển nhanh, toàn diện và đạt nhiều thành tựu ni bật. Cơ cấu ngành kinh tế thể hiện xu hướng dịch chuyển theo hướng công nghiệp hóa rõ nét. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 7,4%/năm. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn bình quân bằng 37% GRDP; GRDP bình quân đầu người đến năm 2020 (theo giá hiện hành) đạt 3.135 USD (năm 2010: 1.375 USD), năng suất lao động tăng bình quân 6,3%/năm; giải quyết việc làm vượt kế hoạch; tỷ lệ giảm hộ nghèo giai đoạn 2010 - 2014, áp dụng chun nghèo theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ, đạt 4,03%, bình quân giảm 1,01%/năm và giai đoạn 2016 - 2020, áp dụng chuẩn nghèo theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ, đạt 2,1%, bình quân giảm 0,42%/năm, đến cuối năm 2020, tỉnh không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn Trung ương; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đến cuối năm 2020 đạt 63,4% (tương dương 45/71 xã). Những đột phá về phát triển kinh tế đã giúp thu ngân sách nhà nước có những chuyển biến tích cực, tăng vượt bậc so với giai đoạn trước. Tỷ l thu ngân sách nhà nước (NSNN) so với tng sn phm trong tỉnh (GRDP giá hiện hành) đạt 10,9%[1]. Trong giai đoạn 2016 - 2020, thu ngân sách nhà nước đạt 41.530,9 tỷ đồng, tăng bình quân 10,2%/năm, tăng 58% so với giai đoạn 2011-2015 (26.264 tỷ đồng, tăng bình quân là 14,5%/năm). Tổng chi ngân sách địa phương giai đoạn 2016 - 2020 đạt 42.256,1 tỷ đồng, tăng bình quân 9,9%/năm (giai đoạn 2011 - 2015: 29.342 tỷ đồng, tăng bình quân 14,4%/năm). Trong giai đoạn, tnh quan tâm chi cho đầu tư phát triển nhằm phát triển cơ sở hạ tng, hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đề ra. Về cơ bản, đã đáp ứng các nhiệm vụ chi ngân sách địa phương, đảm bảo các nhiệm vụ giáo dục - đào tạo, y tế, quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội, nông thôn mới.

2. Mục tiêu, một số chỉ tiêu chủ yếu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030

2.1 Mục tiêu, một số ch tiêu chủ yếu về kinh tế

Phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực và yếu tố con người để đưa Tây Ninh phát triển nhanh, toàn diện và bền vững. Công nghiệp và dịch vụ du lịch là động lực chủ yếu cho tăng trưởng gắn với phát triển không gian mới, đưa Tây Ninh trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghiệp và dịch vụ du lịch của vùng Đông Nam bộ và cả nước.

Đến năm 2030, Tây Ninh trở thành địa phương phát triển năng động, văn minh, có môi trường sng tt, thích ứng tốt với biến đổi khí hậu, trở thành địa phương đáng đến và đáng sống.

Một số chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế:

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2021-2030 đạt khoảng 9,5%/năm; Cơ cấu kinh tế: nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 11%, công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 58%, dịch vụ chiếm 25% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 6%.

+ GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 210 triệu đồng (tương đương khoảng 7.700 USD).

+ Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt khoảng 10,5%/năm.

+ Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu từ 10%/năm trở lên.

2.2. Nhiệm vụ trọng tâm

- Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên. Tập trung phát triển mạnh công nghiệp chế biến, chế tạo gắn với công nghệ thông minh, thân thiện với môi trường, ít phát thải, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm sử dụng đất đai và lao động. Khai thác mạnh mẽ, có hiệu quả tiềm năng, lợi thế về du lịch; chú trọng phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu du lịch đặc sắc, đưa Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen trở thành khu du lịch đẳng cấp của khu vực và cả nước. Phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch.

- Huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; tập trung đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, đô thị. Đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm kết nối vùng, các dự án có tính lan tỏa, dẫn dắt phát triển KTXH, đặc biệt là hiện thực hóa dự án đường cao tốc TP. HCM - Mộc Bài; đẩy mạnh phát triển đô thị theo quy hoạch. Tăng cường công tác quản lý và sử dụng có hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đi khí hậu.

- Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động KHCN. Tạo sự chuyển biến toàn din về văn hóa, xã hội; nâng cao chất lượng, hiệu quả các thiết chế văn hóa, xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, trật tự, văn minh; bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính gắn với xây dựng Chính phủ điện tử, chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư thuận lợi, minh bạch, có tính cạnh tranh cao; từng bước đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư.

- Xây dựng tiềm lực và thế trận khu vực phòng thủ, củng cố quốc phòng, an ninh; giữ vng an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ vững chắc chủ quyền, biên giới quốc gia, nâng cao hiệu quả công tác cải cách tư pháp; chủ động, tích cực, hiệu quả trong công tác đối ngoại.

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP

1. Tình hình hoạt động và kết quả triển khai các khu công nghiệp

Các khu công nghiệp (KCN) đóng vai trò ngày càng quan trọng trong thu hút đầu tư và phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Tây Ninh giai đoạn vừa qua.

Hiện tỉnh Tây Ninh có 06 KCN nằm trong quy hoạch KCN Việt Nam đến năm 2020[2], với tổng điện tích đất theo quy hoạch là 3.959 ha. Trong đó, có 05 KCN đã được cấp phép thành lập và hoạt động (KCN Trảng Bàng, KCX & CN Linh Trung III, KCN Chà Là, KCN Phước Đông, KCN Thành Thành Công), với tổng diện tích đất được duyệt theo quy hoạch là 3.385,19 ha, diện tích đất thực hiện thực tế là 3.383,07 ha, diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê là 2.540,1 ha, đã cho thuê 1.709,87 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 67%; và 01 KCN được Thủ tướng Chính phủ có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư giai đoạn 1 vào ngày 01/03/2024 (KCN Hiệp Thạnh).

Lũy kế đến ngày 01/3/2024, tại các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 329 dự án đăng ký đầu tư (265 dự án FDI; 64 dự án trong nước), tổng số vốn đăng ký đầu tư đạt 8.748,63 triệu USD và 12.465,46 tỷ đồng. Tỷ lệ lấp đầy các KCN đạt 67%; diện tích đất công nghiệp còn lại có thể cho thuê là 330 ha (diện tích đất sạch đã hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, đã hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật có thể cho thuê; chưa bao gồm diện tích giai đoạn 3 KCN Phước Đông). Hiện có 264 dự án đang hoạt động, giải quyết việc làm cho 128.787 lao động.


1.1. Kết quả triển khai các khu công nghiệp:

STT

Tên KCN

Vị trí

Hạ tầng

Kết quả thu hút đầu tư

Hiệu quả

Tiến độ

1

KCN Trảng Bàng do Công ty Cổ phần Phát triển hạ tầng KCN Tây Ninh làm chủ đầu tư.

Km 32, QL22, KP An Bình, phường An Tịnh, thị xã Trảng Bàng, Tỉnh Tây Ninh; Quy mô: 189.1 ha; Được thành lập theo Quyết định số 100/QĐ-TTg, ngày 09/02/1999 của Th tướng Chính phủ

Đã đầu tư cơ bản hạ tầng theo quy hoạch được duyệt, vốn đầu tư hạ tầng đã thực hiện 213,17 t đng/248,83 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 85,6% so với vốn đầu tư đăng ký.

KCN đã thu hút được 84 dự án đầu tư (59 dự án FDI; 25 dự án trong nước), tổng vốn đăng ký 319,55 triệu USD và 3.691,82 tỷ đồng, diện tích đất đã cho thuê là 133,26 ha/137,75 ha. Tỷ lệ lấp đầy KCN đạt 96,7%.

Hiện nay, có 79 dự án đang hoạt động, giải quyết việc làm cho 16.596 lao động (trong đó: 16.321 lao động trong nước; 275 lao động nước ngoài). Từ khi đi vào hoạt động, KCN đã góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa tỉnh nhà, góp phần làm gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, nguồn thu ngân sách trên địa bàn tỉnh.

Các doanh nghiệp trong KCN chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, sản phẩm chủ yếu là gia công dệt may, gia giày, sản phẩm kim loại và nhựa và một số ngành nghề khác, giá trị gia tăng thấp.

Dự án đã đưa vào hoạt động từ năm 2000

2

KCX và KCN Linh Trung III do Công ty TNHH Seopzone - Linh Trung (Việt Nam) làm chủ đầu tư.

Khu phố Suối Sâu, phường An Tịnh, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh; Quy mô 202,67 ha; thành lập theo Giấy phép đầu tư điều chỉnh số 412/GPĐC ngày 27/12/2002 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Đã đầu tư cơ bản hạ tầng theo quy hoạch được duyệt, vốn đầu tư hạ tầng đã thực hiện 33,61 triệu USD/29 triệu USD, vượt 6,3% so với vốn đầu tư đăng .

KCN đã thu hút được 84 dự án đầu tư (66 dự án FDI; 18 dự án trong nước), tổng vn đăng ký 484,49 triệu USD và 2.411,13 tỷ đồng, diện tích đất đã cho thuê là 131,49 ha/134,76 ha. Tỷ lệ lấp đầy KCN đạt 97,57%.

Hiện nay, có 77 dự án đang hoạt động, giải quyết việc làm cho 12.684 lao động (trong đó: 12.337 lao động trong nước; 350 lao động nước ngoài). Từ khi đi vào hoạt động, KCN đã góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa tỉnh nhà, góp phần làm gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, nguồn thu ngân sách trên địa bàn tỉnh.

Các doanh nghiệp hoạt động trong KCN đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ, sản phẩm chủ yếu là dệt may, nhựa, các linh kiện cơ khí, sản xuất gỗ và một số ngành nghề khác, giá trị gia tăng thấp.

Dự án đã đưa vào hoạt động từ năm 2004

3

KCN Chà Là do Công ty TNHH Đầu tư Quốc tế làm chủ đầu tư.

p Bình Linh, xã Chà Là, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh. Quy mô: 42,19 ha; được thành lập theo chủ trương tại Công văn số 758/TTg-KTN ngày 12/5/2010 của Thủ tướng Chính Phủ và Quyết định số 1094/QĐ-UBND ngày 16/6/2010 của UBND tỉnh.

Đã đầu tư cơ bản hạ tầng theo quy hoạch được duyệt, vốn đầu tư hạ tầng đã thực hiện 6,81 triệu USD/29,7 triệu USD, đạt tỷ lệ 22,9% so với vốn đầu tư đăng ký.

KCN đã thu hút được 04 dự án đầu tư (03 dự án FDI; 01 dự án trong nước), tổng vốn đăng ký 188,5 triu USD và 50 tỷ đồng, diện tích đất đã cho thuê là 32,51 ha/33,35 ha. Tỷ lệ lấp đầy KCN đạt 97,47%.

Hiện nay, có 04 dự án đang hoạt động, giải quyết việc làm cho 10.248 lao động (trong đó: 10.183 lao động trong nước; 65 lao động nước ngoài). Từ khi đi vào hoạt động, KCN đã góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa tỉnh nhà, góp phần làm gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, nguồn thu ngân sách trên địa bàn tỉnh.

Các doanh nghiệp hoạt động trong KCN là doanh nghiệp vừa và lớn, sản phẩm chủ yếu là sản xuất và gia công giày dép và một số ngành nghề khác.

Dự án đã đưa vào hoạt động từ 2010

4

KCN Phước Đông do Công ty CP Đầu tư Sài Gòn VRG làm chủ đầu tư.

Huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh; Quy mô: 2.190 ha; được thành lập theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ tại công văn 595/TTg-KTN ngày 23/4/2008 và Quyết định số 1534/QĐ-UBND ngày 30/7/2009 của UBND tỉnh

Đã đầu tư cơ bản hạ tầng theo quy hoạch được duyệt, vốn đầu tư hạ tầng đã thực hiện 3.662 tỷ đồng/5.906 tỷ đồng, đạt t lệ 62% vốn đầu tư đăng ký.

KCN đã thu hút được 54 dự án đầu tư (48 dự án FDI; 06 dự án trong nước), tổng vốn đăng ký 5.781,86 triệu USD và 824,5 tỷ đồng, diện tích đất đã cho thuê là 845,27 ha/1.1717,77 ha. Tỷ lệ lấp đầy KCN đạt 55%.

Hiện nay, có 40 dự án đang hoạt động, giải quyết việc làm cho 59.877 lao động (trong đó: 57.903 lao động trong nước; 1.974 lao động nước ngoài). Từ khi đi vào hoạt động, KCN đã góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa tỉnh nhà, góp phần làm gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, nguồn thu ngân sách trên địa bàn tỉnh.

Các doanh nghiệp hoạt động trong KCN đa phần là doanh nghiệp lớn, sản phẩm chủ yếu là dệt sợi, may mặc và chế tạo lốp xe và một số ngành nghề khác, một số doanh nghiệp sản xuất thuộc ngành dệt may, da giày, ngành sản xuất lắp ráp ô tô (chủ yếu sản xuất săm lốp xe) có năng lực khá tốt, các sản phẩm này đã đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu tới các quốc gia trên thế giới.

Dự án đã đưa vào hoạt động từ năm 2009

5

KCN Thành Thành Công, do Công ty CP KCN Thành Thành Công làm chủ đầu tư.

Khu phố An Hội, phường An Hòa, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh; Quy mô: 760 ha; được thành lập theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ tại công văn 595/TTg-KTN ngày 23/4/2008 và Quyết định số 719/QĐ-UBND ngày 21/4/2009 của UBND tỉnh.

Đã đầu tư cơ bản hạ tầng theo quy hoạch được duyệt, vốn đầu tư hạ tầng đã thực hiện 3.625 tỷ đồng/4.600 tỷ đồng, đạt tỳ lệ 78,8% vốn đầu tư đăng ký.

KCN đã thu hút được 103 dự án đầu tư (89 dự án FDI; 14 dự án trong nước), tổng vốn đăng ký 1.974,23 triệu USD và 5.488 tỷ đồng, diện tích đất đã cho thuê là 467,35 ha/525,82 ha. Tỷ lệ lấp đy KCN đạt 88,88%.

Hiện nay, có 64 dự án đang hoạt động, giải quyết việc làm cho 29.379 lao động (trong đó: 28.223 lao động trong nước; 1.156 lao động nước ngoài). Từ khi đi vào hoạt động, KCN đã góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa tỉnh nhà, góp phần làm gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, nguồn thu ngân sách trên địa bàn tỉnh

Các doanh nghiệp hoạt động trong KCN sản xuất sản phẩm chủ yếu là dệt may, gia dày, các sản phẩm plastic, sản phẩm sản xuất từ kim loại và một số ngành nghề khác.

Dự án đã đi vào hoạt động từ năm 2010

6

KCN Hiệp Thạnh do Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam làm chủ đầu tư Giai đoạn 1 là 495,17 ha.

Ấp Giữa và ấp Đá Hàng, xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh; Quy mô: 573,81 ha; được thành lập theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 214/QĐ-TTg ngày 01/03/2024.

Đang triển khai lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng KCN Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh, tỷ lệ 1/5000 theo quy định, làm cơ sở thực hiện các bước tiếp theo để triển khai dự án.


1.2. Tỷ lệ lấp đầy các Khu công nghiệp đã được thành lập trên địa bàn tỉnh Tây Ninh:

TT

Tên Khu công nghiệp

Diện tích theo quy hoạch (ha)

Diện tích đất thực hiện (ha)

Diện tích đất có th cho thuê (ha)

Diện tích đất đã cho thuê (ha)

Tỷ lệ lấp đầy (%)

Diện tích đất còn lại có th cho thuê (ha)

1

2

3

4

5

6

7=6/5

8=5-6

1

KCN Trảng Bàng

190

189,10

137,75

133,26

96,74

4,49

2

KCX & CN Linh Trung III

203

202,67

134,76

131,48

97,57

3,28

3

KCN Thành Thành Công

760

760

525,82

467,35

88,88

58,47

4

KCN Phước Đông

2.183

2.189,11

1.717,77

945,27

55

772,5

5

KCN Chà Là

42

42,19

33,35

32,51

97,48

0,84

Tng cộng

3.385,19

3.383,07

2.540,1

1.709,87

67

839,58

(số liệu đến 01/03/2024)

2. Đánh giá kết quả

2.1. Đánh giá chung

Thời gian qua, hoạt động của các KCN trên địa bàn đã có nhiều đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; góp phần chuyn dịch cơ cấu kinh tế của địa phương; hỗ trợ thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp thương mại, dịch vụ; tăng thu ngân sách Nhà nước; thu hút vốn đầu tư, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, thúc đẩy quá trình đô thị hóa trên địa bàn.

Công tác quản lý nhà nước và hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh tại các KCN được tỉnh quan tâm, chỉ đạo các sở, ngành, huyện, thị xã có liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả. Các KCN đã thu hút được lượng vốn đầu tư lớn trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa tỉnh nhà, là nhân tố quan trọng góp phần tăng mạnh giá trị sản xuất công nghiệp và kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh.

Các KCN đã đầu tư hạ tầng cơ bản hoàn chỉnh như: đường giao thông, hệ thng cấp thoát nước, nhà máy xử lý nước thải, hệ thống điện, chiếu sáng...Công tác bảo vệ môi trường tại các KCN được thực hiện thường xuyên, có hiệu quả. 100% KCN hoạt động đều có nhà máy xử lý nước thải tập trung. Các nhà máy xử lý nước thải tập trung vận hành liên tục và ổn định, nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn loại A trước khi thải ra môi trường; chất thải rắn, chất thải nguy hại được kiểm soát chặt chẽ.

Việc hình thành và phát triển các KCN của tỉnh Tây Ninh là nhân tố quan trọng góp phần làm gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa của tỉnh nhà; góp phần vào kim ngạch xuất nhập khẩu; mở rộng nguồn thu ngân sách; tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng mới trong và ngoài KCN có giá trị lâu dài tại địa phương, đồng thời tác động tích cực đến việc hình thành đô thị mới và dịch vụ tại địa phương như tài chính, ngân hàng, dịch vụ lưu trú, ăn uống... tạo việc làm ổn định cho người dân địa phương, nâng cao dân trí.

Tuy nhiên, công tác quy hoạch, đầu tư và hoạt động của các KCN trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn, bất cập, thiếu tính ổn định; kết cấu hạ tầng trong các KCN chưa đồng bộ, hiện đại, chậm được đầu tư nâng cấp; các vướng mắc về đất đai chậm được tháo gỡ, thiếu quỹ chỉ tiêu đất công nghiệp trong KCN để phát triển thêm một số khu KCN mới để giới thiệu, thu hút đầu tư; hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong các KCN hiệu quả chưa cao.

2.2. Nhng khó khăn, hạn chế

- Chỉ tiêu phân bổ đất công nghiệp trong các KCN của Trung ương đối với tỉnh còn thấp so với nhu cầu, định hướng phát triển dẫn đến một số KCN đã cơ bản lắp đầy, nhà đầu tư có nhu cầu mở rộng hoặc Tỉnh đưa vào định hướng quy hoạch, phát triển KCN mới trình Trung ương phê duyệt thì không còn chỉ tiêu s dụng đất.

- Vốn đầu tư ngân sách Nhà nước còn hạn chế, chưa có nhiều nhà đầu tư phát triển hạ tầng nên việc phát triển các KCN còn chậm, hạ tầng không đồng bộ... ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư của tỉnh.

- Các dự án đầu tư vào các KCN đa số có quy mô vừa và nhỏ; hiệu quả sử dụng đất thấp. Phần lớn các dự án FDI đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á, chưa thu hút hút được những dự án lớn thuộc các tập đoàn đa quốc gia, từ các nước Châu Mỹ và Châu Âu.

- Tính liên kết giữa các doanh nghiệp trong KCN, nhất là các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp địa phương còn thấp. Hầu hết các dự án trong KCN đều xuất khẩu thành phẩm ra thị trường nước ngoài và nhập khẩu nguyên phụ liệu; chỉ một số ít tiêu thụ nội địa và là sản phẩm đầu vào của các doanh nghiệp khác trên địa bàn.

3. Nguyên nhân

3.1. Nguyên nhân khách quan

- Lợi thế so sánh của tỉnh Tây Ninh so với các tỉnh thành thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam còn hạn chế; hoạt động thu hút đầu tư, huy động vốn đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng các KCN còn khó khăn.

- Hạ tầng giao thông tỉnh Tây Ninh chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, đặc biệt là các tuyến giao thông kết nối Tây Ninh với các trung tâm kinh tế như TP.HCM và Bình Dương, khoảng cách từ các KCN đến các cảng biển, sân bay tương đối xa. Hai tuyến quốc lộ chính là QL.22 và QL.22B có quy mô nhỏ so với tầm quan trọng của nó và so với nhu cầu vận chuyển trong giai đoạn tới. Hệ thống giao thông quốc gia qua địa bàn tỉnh chưa nhiều, chỉ có 3 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài 132km với quy mô tương đối nhỏ và đang xuống cấp, làm hạn chế việc giao thương ra vào KCN cũng như khả năng thu hút đầu tư.

- Hệ thống pháp luật có liên quan đến hoạt động đầu tư, thu hút đầu tư vào các KCN thiếu tính ổn định, còn chồng chéo; cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư chưa đủ mạnh và có tính đặc thù đối với các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

- Các doanh nghiệp đầu tư chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranh hạn chế, vốn ít nên tiến độ triển khai dự án đầu tư chậm, một số dự án đăng ký nhưng không có khả năng triển khai phải thu hồi.

3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Quy hoạch và xây dựng các KCN thường xuyên thay đổi, điều chỉnh.

- Công tác cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính ở từng cấp, từng ngành chưa được thực hiện triệt để, chưa thực sự thông thoáng cho nhà đầu tư.

- Tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và việc phân cấp ủy quyền đối với Ban Quản lý Khu kinh tế quy định chưa rõ ràng và thiếu ổn định; các Nghị định của Chính phủ quy định về KCN được ban hành nhưng chậm được các Bộ, ngành hướng dẫn thực hiện.

Chương III

PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2021- 2030, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2050

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

Phát triển các KCN trên cơ sở ly hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường là mục tiêu cao nhất, phù hợp với định hướng phát triển và phân bố lực lượng sản xuất hợp lý của địa phương; gắn liền với việc đảm bảo quốc phòng - an ninh.

Phát triển các KCN với nhiều hình thức hoạt động và đa dạng hóa các hình thức đầu tư nhằm tăng cường sự tham gia của các thành phần kinh tế và hợp tác quốc tế; huy động, khai thác, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực; từng bước đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng; hạ tầng đô thị được chỉnh trang, nâng cấp, mở rộng, gắn với xây dựng các khu đô thị mới.

Cơ chế, chính sách và hoạt động của các KCN thực hiện theo pháp luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp, các nghị định và văn bản hướng dẫn về quản lý KCN.

2. Mục tiêu

Tập trung phát triển các KCN nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp; từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm.

Triển khai quy hoạch, bố trí hệ thống các KCN trên địa bàn toàn tỉnh đảm bảo hợp lý và đáp ứng nhu cầu thu hút đu tư.

Tập trung đầu tư có trọng điểm hạ tầng thiết yếu và mở rộng diện tích các KCN ở những nơi có hạ tầng đồng bộ, thuận lợi thu hút đầu tư gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp tham gia vào KCN.

Mật độ dân cư tỉnh Tây Ninh và quan hệ với các khu công nghiệp

(Nguồn: 1. Bản đồ: Nhóm tác giả (2021); Dữ liệu: Tổng hợp từ Niên giám thống kê các địa phương (2019) Ghi chú: Bản đồ chọn mức mật độ dân số 750 người/km2 là cao hơn khoảng 2 lần mức bình quân (368 người/km2) của các xã ở Tây Ninh trừ một số xã ở thị xã Hòa Thành và huyện Tân Biên có mật độ dân số cao và thấp đột biến. Mức mật độ 1.000 người/km2 là tiêu chuẩn để xét tiêu chí công nhận đô thị.)

II. PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2021 - 2030, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2050

1. Phương án phát triển các khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050

1.1. Tổ chức không gian

Dựa vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 và lựa chọn kịch bản 2 - tăng trưởng cao (Tây Ninh có nhiều động lực tăng trưởng chuyển biến tích cực, định hướng đẩy mạnh phát triển đồng thời công nghiệp và dịch vụ) trong Quy hoạch tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1736/QĐ-TTg ngày 29/12/2023, phương án phát triển các KCN giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050 như sau:

Trong giai đoạn 2021-2030, định hướng phát triển KCN phân bố chủ yếu nằm trong vùng động lực kinh tế của tỉnh, có điều kiện thuận lợi về mặt bằng, kết nối các hạ tầng, nhất là các hạ tầng thiết yếu như giao thông, điện, nước; đồng thời là những khu vực thuận lợi cho việc thu hút lao động làm việc tại các KCN. Phát triển KCN gắn với đô thị, dịch vụ để hình thành KCN gắn với phát triển các khu đô thị dịch vụ.

Trục phát triển kinh tế của tỉnh được xác định theo các tuyển giao thông chính trên địa bàn - hướng kết nối với trung tâm kinh tế của vùng là TP.HCM, Bình Dương, Long An. Đây là khu vực có tính kết nối cao trong tỉnh và với các tỉnh trong khu vực và cả nước. Theo đó, định hướng bố trí, phát triển các KCN phân bố chủ yếu dọc theo các trục: QL.22, QL.22B, cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, đường Hồ Chí Minh, các trục ĐT.784, 789, 782 - hướng kết ni với trung tâm kinh tế của vùng là TP.HCM, Bình Dương và kết nối Bình Dương - Tây Ninh - Long An, nằm trong vùng động lực của tỉnh tại TX. Trảng Bàng, Gò Dầu và Dương Minh Châu có điều kiện về qu đất, thuận lợi cho việc kết ni các hạ tầng; đồng thời đây cũng là những khu vực thuận lợi cho việc thu hút lao động và đặc biệt là thuận lợi về kết nối thị trường, kết nối với các cng hàng không, cảng bin lớn tại TP.HCM.

Trên cơ sở đánh giá nhu cầu và điều kiện phát triển thực tế, dự kiến lựa chọn và bố trí các KCN cụ thể như sau:

Bng: Danh mục các KCN đến năm 2030 (ngoài Khu kinh tế)

STT

Tên khu công nghiệp

Vị trí

Quy mô dự kiến (ha)

A

Các KCN thực hiện theo chỉ tiêu phân bổ đất tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ

1

Khu công nghiệp đã thành lập

1

KCN Trảng Bàng

TX. Trảng Bàng

190

2

KCX&CN Linh Trung III

TX. Trảng Bàng

203

3

KCN Thành Thành Công

TX. Trảng Bàng

760

4

KCN Phước Đông

huyện Gò Dầu và TX. Trảng Bàng

2.183

5

KCN Chà Là

huyện Dương Minh Châu

42

6

KCN Hiệp Thạnh

huyện Gò Dầu

495,17

Tng cng

3.873,17

B

Các KCN có tiềm năng, d kiến thành lập mới trong trường hợp được bổ sung, điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đáp ứng các điều kin theo quy định của pháp luật về KCN

1

KCN Thành Thành Công mở rộng

TX. Trảng Bàng

Khoảng 479

2

KCN Hưng Thuận

xã Hưng Thuận, TX. Trảng Bàng

Khoảng 700

3

KCN Thạnh Đức

huyện Gò Dầu và Dương Minh Châu

Khoảng 2.765

4

KCN Bến Củi

huyện Dương Minh Châu

Khoảng 500

Tổng (A+B)

Khoảng 8.317,17

Lộ trình phát triển các KCN mở mới, mở rộng sẽ phải đảm bảo phù hợp với các quy định pháp luật về KCN và chỉ tiêu sử dụng đất được quốc gia phân bố.

1.2. Định hướng phát triển

- Phát triển các KCN trở thành các KCN tổng hợp, đa ngành nhàm thu hút tối đa các nguồn lực phát triển, đồng thời phát huy lợi thế đang có của các KCN. Mặt khác, việc phát triển các KCN tổng hợp, đa ngành còn tạo điều kiện cho tỉnh có nhiều lựa chọn trong lựa chọn dự án và kêu gọi đầu tư.

- Phát triển mô hình KCN tổng hợp, đa ngành nhưng có tính đến việc hình thành các phân khu chuyên biệt tại các KCN có quy mô lớn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và phát triển chuỗi sản phẩm, cũng như vấn đề xử lý rác thải, nước thải và bảo vệ môi trường trong các ngành nghề đặc thù.

Định hướng phát triển các KCN cụ thể như sau:

- KCN Trảng Bàng: Duy trì các ngành, lĩnh vực hiện có (tập trung chủ yếu: dệt, kéo sợi, may mặc, cơ khí, bao bì, đồ gia dụng, sản xuất các sản phẩm từ cao su và gia công cơ khí...).

- KCN Linh Trung III: Duy trì các ngành, lĩnh vực hiện có (chủ yếu là: dệt may, da giày và sản phẩm từ da, sản xuất sản phẩm từ nhựa và cao su, linh kiện máy, linh kiện cơ khí, linh kiện điện tử, đồ gia dụng,...).

- KCN Thành Thành Công: Duy trì các ngành, lĩnh vực hiện có (chủ yếu trong lĩnh vực dệt may và công nghiệp hỗ trợ, sản xuất các sản phẩm từ cao su và nhựa,...); ưu tiên thu hút các dự án quy mô lớn, hướng các dự án dệt may và hỗ trợ dệt may đưa vào trong phân khu dệt may (diện tích 278 ha, diện tích có th cho thuê 233ha); đồng thời ưu tiên ưu tiên thu hút các dự án công nghiệp công nghệ cao, các ngành điện tử, linh kiện điện tử, và cơ khí,...

- KCN Phước Đông: Ưu tiên thu hút các dự án quy mô lớn, công nghệ hiện đại trong lĩnh vực chế biến cao su, dệt may và phụ trợ (hiện nay một số dự án FDI quy mô lớn trong lĩnh vực dệt may, chế biến cao su đã lựa chọn đầu tư tại Phước Đông); hướng các dự án dệt may tập trung tại phân khu dệt may (diện tích 426,6 ha, diện tích có thể cho thuê 379 ha). Đồng thời, ưu tiên thu hút các dự án công nghiệp công nghệ cao, các ngành điện tử, linh kiện điện tử,...

- KCN Chà Là: Duy trì phát triển các lĩnh vực hiện hữu (da giày, dệt may và gia công kim loại,...).

- KCN Hiệp Thạnh và các KCN thành lập mới, KCN quy hoạch mới: ưu tiên thu hút các dự án ứng dụng công nghệ hiện đại, tự động hóa cao, các lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin, chế biến sâu, các dự án sản xuất, lp ráp thiết bị, máy móc, công cụ; sản xuất phụ tùng, linh kiện, cụm chi tiết, gia công cơ khí; cơ khí chính xác, khuôn mẫu, vật liệu cắt gọt và gia công áp lực.

- KCN phân bố chủ yếu trong vùng động lực kinh tế của tỉnh tại TX. Trảng Bàng, Gò Dầu, KKTCK Mộc Bài có điều kiện về không gian, thuận lợi cho việc kết ni các hạ tầng, nhất là các hạ tầng thiết yếu như giao thông, điện, nước; đồng thời, là những khu vực thuận lợi cho việc thu hút lao động làm việc tại các KCN.

- Phát triển KCN gắn với đô thị, dịch vụ để hình thành KCN gắn với phát triển các khu đô thị dịch vụ.

- Sớm hoàn thiện cơ sở hạ tầng KCN, tạo quỹ đất sạch, sẵn sàng cho việc đón đầu xu hướng lan tỏa đầu tư từ các trung tâm kinh tế của vùng TP.HCM.

- Tăng cường sức hút đối với các nhà đầu tư lớn, các nhà đầu tư chiến lược, có chất lượng trong và ngoài nước, các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, tầm cỡ quốc tế, có tính “dẫn dắt” thị trường và chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng tại tỉnh.

2. Phương án đầu tư, phát triển các KCN

2.1. Phân kỳ đầu tư, phát triển các KCN

a. Giai đoạn 2021-2025

Phấn đấu đến năm 2025: Tỷ lệ lấp đầy của KCN Thành Thành Công đạt 100%; lấp đầy KCN Phước Đông giai đoạn 2 (giai đoạn đã đền bù) đạt 80%, giai đoạn 3 (giai đoạn chưa đền bù) triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng để mời gọi đầu tư; thực hiện các thủ tục pháp lý tiếp theo đ trin khai KCN Hiệp Thạnh.

b. Giai đoạn 2026 - 2030

Lấp đầy KCN Phước Đông; đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng KCN Hiệp Thạnh và đạt tỷ lệ lấp đầy ít nhất 30%; triển khai thực hiện KCN Thạnh Đức.

c. Sau năm 2030

Triển khai đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng các KCN: Bến Củi, Hưng Thuận, KCN Thành Thành Công mở rộng.

d. Đến năm 2050

Nghiên cứu thêm các khu vực có tiềm năng để phát triển KCN và nghiên cứu thêm một số KCN có điều kiện mở rộng.

100% KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn trước khi hoạt động.

2.2. Các KCN dự kiến đầu tư mới và m rộng

2.2.1. Khu công nghiệp Thạnh Đức

- Địa điểm: Xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu và xã Cầu Khởi, huyện Dương Minh Châu, tnh Tây Ninh, có ranh giới xác định như sau:

+ Phía Đông giáp đường Trà Vỏ - Đất Sét;

+ Phía Tây giáp rạch Bàu Nâu, đất dân;

+ Phía Nam giáp khu dân cư xã Thạnh Đức;

+ Phía Bắc tiếp giáp với xã Truông Mít, xã Cầu Khởi huyện Dương Minh Châu.

- Quy mô: khoảng 2.765 ha, trong đó: Xã Cầu Khởi, huyện Dương Minh Châu: 315 ha; Xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu: 2.450 ha.

- Hiện trạng sử dụng đất:

TT

Loại đất

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Ghi chú

1

Đất nông nghiệp (đất trồng cây lâu năm)

2.765

100

Đất trồng cây Cao su do Công ty Cổ phần Cao su Tây Ninh đang quản lý, sử dụng.

Tổng cộng

2.765

100

- Hạ tầng kỹ thuật

a) Giao thông:

Quốc lộ 22B: Quốc lộ 22B dài 104 km là con đường chạy hoàn toàn trong địa phận tỉnh Tây Ninh theo hướng Đông Nam - Tây Bắc. Bắt đầu từ Thị trấn Gò Dầu, nơi giao với QL.22, huyện Gò Dầu, đi qua thị xã Hoà Thành, thành phố Tây Ninh, huyện Châu Thành và kết thúc tại cửa khu Quốc tế Xa Mát, xã Tân Lập, huyện Tân Biên. Độ dài tuyến đường: Gò Dầu - thành phố Tây Ninh: 37 km. QL.22B là trục giao thông quốc gia ni vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, từ huyện Gò Dầu đi thành phố Tây Ninh và nối với biên giới Campuchia ở ca khẩu Quốc tế Xa Mát. Q.L22B đã được nâng cấp mở rộng với mặt đường 4 làn xe, đáp ứng lưu thông tốt.

Đường Trà Vỏ - Đất Sét: là tuyến đường kết nối Quốc lộ 22B và các tỉnh lộ: ĐT782, ĐT784, là con đường nối dài qua các xã, huyện trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Đây là công trình giúp phát triển lưu thông từ KCN đến các khu vực lân cận. Cụ thể kết nối các KCN ở thị xã Trảng Bàng (KCN Phước Đông), ở huyện Dương Minh Châu (KCN Chà Là) và Thành phố Tây Ninh.

b) Hiện trạng thoát nước mưa:

Địa hình khu vực cao ở phía Đông Nam và thấp dần về phía Tây Bắc (phía QL.22B và sông Vàm Cỏ Đông, nơi cao nhất có cao độ 10 m và nơi thấp nhất có cao độ 7.50m). Khu vực đất cao nằm dọc hai bên Quốc lộ 22B phần lớn đã xây dựng công trình, còn lại chủ yếu là đất trồng cây ăn quả, cây cao su và đất vườn.

Khu vực nghiên cứu hầu hết chưa có hệ thống thoát nước mưa, nước mưa tự chảy theo địa hình tự nhiên từ cao xuống thấp, một phần tự thấm và một phần chảy ra rạch Bàu Nâu.

c) Cấp nước

Nguồn nước mặt: Nguồn nước ở khu vực nghiên cứu có kênh nước TN-18 đi qua, kênh này nằm trong hệ thống kênh Đông dẫn nước từ Hồ Dầu Tiếng.

Nguồn nước ngầm:

- Khu vực huyện Gò Dầu có nguồn nước ngầm được phân bố tương đi đều, chất lượng nước tốt, nhưng khả năng khai thác hiện nay của khu vực chưa cao, tối đa khoảng 5.000 m3/ngày.

- Theo đánh giá phân tích thì đối với khu vực huyện Gò Dầu nguồn cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt và phát triển không th sử dụng nguồn nước mặt của sông Vàm Cỏ Đông, nguồn nước ngầm thì chỉ khai thác ở mức độ hạn chế cho giai đoạn ngắn hạn, như vậy cần phải tìm kiếm nguồn nước ổn định lâu dài phục vụ cho khu vực.

- Giải pháp nguồn nước cho dự án là kết hợp 02 nguồn nước là nguồn nước ngm hiện hữu và nguồn nước mặt từ hệ thống Kênh Chính Đông (là nguồn nước từ Hồ Dầu Tiếng với chất lượng và lưu lượng ổn định lâu dài). Ngoài ra dự án có thể chủ động xây dựng nhà máy nước sạch, sử dụng nguồn nước thô đầu vào từ kênh TN-18 để cấp nước cho dự án và các khu dân cư lân cận.

d) Cấp điện

Theo quy hoạch của ngành điện, tuyến 110kV cấp điện cho trạm biến thế 110kV Trâm Vàng sẽ từ trạm 110KV Trảng Bàng kéo đến. Và từ trạm Trâm Vàng sẽ có các tuyến 110kV nối về các trạm 110kV Bến Cầu (Tây Ninh) và 110kV Đức Hòa (Long An). Nguồn cấp điện cho khu vực hiện trạng là xuất tuyến trung thế 22kV từ trạm biến thế 110/22kV Trảng Bàng đến. Dự kiến, khi trạm biến thế 110kV Gò Dầu được xây dựng xong, thì đây là nguồn cấp điện chính cho khu vực. Theo Quy hoạch đợt đầu xây dựng trạm 110/22kV có dung lượng 25MVA. Hiện có tuyến đường dây trung thế 22kV chạy dọc Quốc lộ 22B.

2.2.2. Khu công nghiệp Bến Củi

- Địa điểm: Xã Bến Củi, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh, có ranh giới xác định như sau:

+ Phía Đông giáp đường ĐT782 và sông Sài Gòn;

+ Phía Tây giáp Kênh Đông;

+ Phía Nam giáp rạch Cầu Ngang và nông trường cao su;

+ Phía Bắc giáp hồ Dầu Tiếng.

- Quy mô: khong 500 ha.

- Hiện trạng sử dụng đất:

TT

Loại đất

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Ghi chú

1

Đất nông nghiệp

(đất trồng cây lâu năm)

500

100

Đất trồng cây Cao su do Công ty Cổ phần Cao su Tây Ninh đang quản lý, sử dụng.

Tng cộng

500

100

- Hạ tầng kỹ thuật

a) Giao thông

- Giao thông đi ngoại:

+ Địa điểm nghiên cứu có đường Đất Sét - Bến Củi lộ giới 32m đi xuyên tâm, là một trong nhng công trình giao thông trọng điểm được tỉnh quan tâm đầu tư nhằm kết nối với tỉnh Bình Dương, tạo thuận lợi cho việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.

+ Phía Đông địa điểm nghiên cứu tiếp giáp với tuyến đường Tỉnh lộ 782, lộ giới 11 m nối đường tỉnh lộ 790 với đường Quốc lộ 22 - tuyến tránh Xuyên Á.

+ Phía Bắc có tuyến Tỉnh lộ 790 lộ giới 11m từ đường tỉnh Đất sét - Bến Củi tới ngã 3 tuyến ĐT 750 và ĐT 740.

- Giao thông đi nội: Trong phạm vi nghiên cứu có một số các tuyến đường khu dân cư hiện trạng, mặt đường bằng bê tông xi măng, lộ giới 3-6m.

- Giao thông đường thủy: Phía Đông khu đất nghiên cứu giáp với sông Sài Gòn chảy từ Hồ Dầu Tiếng về TP Hồ Chí Minh. Đoạn sông chảy qua khu vực có mặt cắt nhỏ, ngoằn nghèo nên hoạt động vận tải chưa được khai thác.

b) Hiện trạng nền xây dựng

Địa hình khu đất tương đối bằng phẳng, nơi cao nhất là 25.50m và thấp nhất 10.7m. Khu vực cao về phía Đông Bắc, thấp dần về phía Nam, độ dốc địa hình tự nhiên tương đối thuận lợi cho xây dựng.

c) Thoát nước mưa

- Khu vực nghiên cứu lựa chọn phần lớn là đất trồng cao su. Địa hình dốc từ Tây sang Đông. Cao độ thấp nhất +10,7m, cao độ cao nhất +25,5m. Hướng thoát nước được chia làm 2 lưu vực chính: Lưu vực phía Bắc thoát về sông Sài Gòn và lưu vực Phía Nam thoát vào rạch cầu Ngang rồi thoát ra sông Sài Gòn

- Với địa hình tự nhiên thuận lợi cho xây dựng, căn cứ vào cao độ các tuyến đường hiện có cũng như các tuyến đường quy hoạch để lựa chọn cao độ san nền phù hợp, đảm bảo không ngập lụt, khối lượng thi công là ít nhất, thoát nước mặt tốt.

d) Cấp nước: Khu vực quy hoạch giáp Kênh Đông và sông Sài Gòn rất thuận lợi cho nguồn cấp nước sạch và nguồn thoát nước chính cho khu vực và lưu vực phía trên.

e) Cấp điện

- Nguồn điện tại Dương Minh Châu: hiện có trạm 110 KV-2x40MVA Trảng Bàng, trạm 110/22kV KCN Trảng Bàng & KCN Linh Trung. Tuyến 110KV cấp cho các trạm 110/22KV lấy từ trạm 220KV Hóc Môn dẫn tới

- Khu vực nghiên cứu dự án chỉ có điện trung và hạ thế dùng cho sinh hoạt mà chưa có hệ thống điện cao thế đi qua.

2.2.3. Khu công nghiệp Hưng Thuận

- Địa điểm: ấp Lộc Trung, Lộc Trị, Bùng Binh, Xóm Suối, Cầu Xe, xã Hưng Thuận, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, có ranh giới xác định như sau:

+ Phía Đông giáp đất dân.

+ Phía Tây giáp khu dân cư theo trục đường 787B.

+ Phía Nam giáp đất dân.

+ Phía Bắc giáp khu dân cư theo trục đường 789.

- Quy mô: khoảng 700 ha.

- Hiện trạng sử dụng đất:

TT

Loại đất

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Ghi chú

I

Đất nông nghiệp

1

Đất trồng cây hàng năm khác

219,09

31,3

Đất do người dân đang canh tác sử dụng (trong đó: đất lúa 203,44 ha; cây hàng năm khác 16,65 ha)

2

Đất trồng cây lâu năm

303,44

43,4

Đất do người dân đang canh tác sử dụng

3

Đất nuôi trồng thủy sản

3,42

0,5

Đất do người dân đang sử dụng

II

Đất phi nông nghiệp

1

Đất ở tại nông thôn

74,24

10,6

2

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

84,25

12

Đất đang được tỉnh cho một số tổ chức kinh tế thuê sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh

3

Đất sử dụng vào mục đích công cộng

15,56

2,2

Trong đó: đất giao thông 13,46 ha; đất thủy lợi 2,1 ha.

Tổng cộng

700

100

- Hạ tầng kỹ thuật

a) Giao thông

Giao thông đường bộ:

- Tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây (CT.02), đoạn Chơn Thành (tỉnh Bình Phước) - Đức Hoà (tỉnh Long An) dài 84km, quy mô 6 làn xe, giai đoạn đầu tư trước năm 2030; đoạn qua địa bàn tỉnh Tây Ninh dài 21,7km, từ cầu Thanh An (giáp tỉnh Bình Dương) đi qua KCN Thành Thành Công, qua tỉnh Long An. Hiện nay, đoạn qua địa phận thị xã Trng Bàng đã xây dựng nền đường, và được nâng cấp lên đường cao tốc giai đoạn dài hạn, tạo điều kiện thuận lợi để kết nối lưu thông giữa KCN và các địa phương trong cả nước.

- ĐT.787: Bắt đầu từ ngã tư Hai Châu (giao đường tránh Xuyên Á) và kết thúc tại ngã ba Bùng Binh (giao ĐT 789), mặt nhựa rộng 12 m, nền 15 m, chất lượng tuyến tốt. Đây là một tuyến đường tỉnh ngắn nhưng có vai trò kết nối giao thông từ tỉnh Long An đến thị xã Trảng Bàng, đi qua các KCN, nên có mật độ phương tiện lưu thông cao, đi qua khu vực có dân cư đông.

- ĐT 789: Dài 27 km, điểm đầu tại ranh Củ Chi - TP Hồ Chí Minh, điểm cuối tại cầu 33 (giao ĐT 781). Tuyến chạy dọc theo sông Sài Gòn, lộ giới khoảng 10m, chất lượng tốt.

Giao thông đường thủy:

- Tuyến sông Sài Gòn nối tỉnh Tây Ninh với cụm cảng TP Hồ Chí Minh. Đoạn sông qua tỉnh Tây Ninh và thị xã Trảng Bàng đạt cấp III theo tiêu chuẩn đường thủy nội địa, tàu có tải trọng 2.000 tấn lưu thông tốt. Ch yếu vận tải hàng hóa nông sản và vật liệu xây dựng.

- Bến Hưng Thuận: thuộc ấp Bùng Binh, là bến thủy nội địa thuộc bờ phải sông Sài Gòn. Bến phục vụ xếp dỡ và tập kết vật liệu xây dựng, hàng nông sản. Công suất 240.000 tấn/năm, tải trọng tàu lớn nhất đạt 200 tấn.

b) Hiện trạng nền xây dựng

Cao độ nền thấp nhất là +0,4m, cao độ cao nhất là+18,1 m, hướng dốc từ Nam xuống Bắc, thấp dần về phía sông Sài Gòn. Các công trình đã xây dựng có cao độ trung bình >+2m, không chịu ảnh hưởng của lũ lụt. Khu vực dọc đường ĐT 789, ĐT 787 thuận lợi cho xây dựng hạ tầng kỹ thuật và công trình. Khu vực ven sông Sài Gòn có cao độ <1m, có khả năng bị ngập lụt.

c) Hiện trạng thoát nước mưa

Khu dân cư gần trung tâm xã đang sử dụng hệ thống thoát nước chung, mạng lưới chủ yếu là mương nắp đan (400 x 600mm) và mương hở. Hướng thoát nước chính theo các rạch tự nhiên và kênh tiêu thủy lợi về phía sông Sài Gòn. Các khu vực còn lại chưa đầu tư hệ thống thoát nước. Nước mưa tự chảy từ cao xuống thấp, vào các rãnh tụ thủy theo rạch tự nhiên và kênh thủy lợi thoát ra rạch Mang Cá và sông Sài Gòn.

d) Cấp nước

Theo quy hoạch chung đô thị Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh đến năm 2035 đã được phê duyệt, KCN Hưng Thuận sẽ sử dụng nước từ trạm cấp nước Phước Đông, công suất dự kiến 30.000 m3/ngày đêm.

e) Cấp điện

Dự kiến khu vực sử dụng nguồn điện từ trạm biến áp 110kV Phước Đông 2x63MvA. Trong giai đoạn lập đề án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tng kỹ thuật KCN sẽ tính toán cụ th nhu cầu sử dụng và các đề án cấp điện ngắn hạn và dài hạn.

2.2.4. Khu công nghiệp Thành Thành Công m rộng

- Địa điểm: khu phố An Phú, Hòa Phú và An Quới, phường An Hòa, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh; có ranh giới cụ thể:

+ Phía Bắc giáp khu dân cư khu phố An Phú, Hòa Phú và An Quới;

+ Phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh;

+ Phía Đông giáp phường An Tịnh, thị xã Trảng Bàng;

+ Phía Tây giáp khu dân cư - tái định cư Thành Thành Công.

- Quy mô: khoảng 479 ha (giai đoạn 2).

- Hiện trạng sử dụng đất:

TT

Loại đất

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Ghi chú

1

Đất nông nghiệp

(đất trồng cây hàng năm)

423

88

Đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác do người dân đang canh tác, sử dụng.

2

Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng

45

10

Đất mặt nước, kênh rạch.

3

Đất sử dụng vào mục đích công cộng

11

2

Đất giao thông.

Tổng cộng

479

100

- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật

a) Hệ thống giao thông

Giao thông đường bộ:

- Tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây (CT.02), đoạn Chơn Thành (tỉnh Bình Phước) - Đức Hoà (tỉnh Long An) dài 84km, quy mô 6 làn xe, giai đoạn đầu tư trước năm 2030; đoạn qua địa bàn tỉnh Tây Ninh dài 21,7km, từ cầu Thanh An (giáp tnh Bình Dương) đi qua KCN Thành Thành Công, qua tỉnh Long An. Hiện nay, đoạn qua địa phận thị xã Trảng Bàng đã xây dựng nền đường, và được nâng cấp lên đường cao tốc giai đoạn dài hạn, tạo điều kiện thuận lợi để kết nối lưu thông giữa KCN và các địa phương trong cả nước.

- Quốc lộ 22: Điểm đầu: ngã tư An Sương; Điểm cuối: Cửa khẩu Mộc Bài, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh; chiều dài 59km; quy mô quy hoạch cấp I-II, 4-6 làn xe: là tuyến giao thông huyết mạch nối Tây Ninh với các tỉnh thành lân cận, đồng thời nằm trên trục đường Xuyên Á kết nối Việt Nam với các nước Đông Nam Á thông qua cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài. Tuyến có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội - an ninh quốc phòng. Đoạn đi qua thị xã Trảng Bàng dài 13,55km, kết cấu BTN, mặt đường rộng 18m, nền rộng 22,5m.

- Quốc lộ 14C: dài khoảng 200km, quy mô quy hoạch ti thiểu cấp III-IV, 2-4 làn xe: Tuyến chạy dọc phía Tây, cách KCN Thành Thành Công khoảng 6km. Tuyến được quy hoạch nối dài kết nối đến các KCN, khu cửa khẩu phía Tây tỉnh (cửa khẩu Tân Thanh, cửa khu Quốc tế Xa Mát) giúp giảm tải cho trục giao thông chính QL.22B, và tạo nên cực động lực phát triển.

- ĐT.787: Bắt đầu từ ngã ba Chợ Mới, thị xã Trảng Bàng (giao QL.22) đến ranh tỉnh Long An, với chiều dài 5,15km, mặt nhựa rộng 12,0m, nền 15,0m, chất lượng tuyến tốt. Đây là một tuyến đường tỉnh ngắn nhưng có vai trò kết nối giao thông từ tỉnh Long An đến thị xã Trảng Bàng, đi qua các KCN, nên có mật độ phương tiện lưu thông cao, đi qua khu vực có dân cư đông.

Giao thông đường thủy:

- Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ Campuchia chảy qua địa phận Tây Ninh xuống phía Nam, hợp lưu với sông Vàm Cỏ Tây tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An thành sông Vàm Cỏ chảy ra sông Xoài Rạp rồi đổ ra biển Đông. Đây là một trong hai tuyến giao thông thủy quan trọng nhất (cùng với sông Sài Gòn) của tỉnh Tây Ninh. Đoạn chảy qua tỉnh Tây Ninh có chiều dài khoảng 105 km.

- Rạch Trảng Bàng chảy từ đô thị Trảng Bàng ra sông Vàm Cỏ có chiều dài khoảng 10 km, chiều rộng từ 10 - 15 m, sâu từ 1 - 1,5 m. Rạch Trảng Bàng cũng ni với kênh Xáng chảy qua địa phận huyện Củ Chi, TP HCM rồi đ ra sông Sài Gòn. Hiện nay, ghe thuyền khoảng 10 tấn đang được lưu thông.

- Bến phà ngang sông: Bến đò Lộc Giang - Phước Chỉ phục vụ vận chuyển hành khách kết nối 3 xã phía Tây với trung tâm thị xã Trảng Bàng qua sông Vàm Cỏ Đông.

b) Hiện trạng nền xây dựng

Khu vực nghiên cứu là vùng đồng bằng bằng phẳng nằm ở phía Nam của Thị xã Trảng Bàng. Cao độ nền biến thiên từ -(3,4) ÷ + (1,99) m. Hiện trạng đã xây dựng ở phía Tây tiếp giáp với KCN và dịch vụ Thành Thành Công có cao độ nên: +(1,40) ÷ +(1,99) m. Khu vực ruộng trũng có cao độ nền: +(0,20) ÷ + (1,40) m.

c) Hiện trạng thoát nước mưa

Khu vực nghiên cứu chưa có hệ thống thoát nước mưa. Nước mưa thoát trực tiếp ra kênh rạch rồi thoát ra kênh Mộc Bài, rạch Trảng Bàng, kinh Thầy Cai rồi thoát ra sông Vàm Cỏ Đông. Trong quá trình phát triển xây dựng phải giữ lại, hoàn trả các tuyến kênh rạch để tiếp tục đảm nhiệm nhiệm vụ tiêu thoát nước đồng thời kết nối với hệ thống thoát nước mưa của KCN Thành Thành Công.

d) Cấp nước

Theo quy hoạch chung nguồn nước và công trình đầu mối cấp nước: Hiện nay KCN Thành Thành Công đã hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng công trình nhà máy nước sạch với công suất là 20.000 m3/ngày.đêm và công suất sử dụng hiện tại là 11.000 m3/ngày.đêm để cung cấp cho các doanh nghiệp trong KCN, nguồn nước nguyên liệu là sử dụng nguồn nước mặt từ rạch Trảng Bàng. Theo giấy phép số 2810/GP-STNMT thì công suất khai thác nước mặt được cấp phép là 49.000 m3/ngày. Đêm, đủ đ cung cấp cho hệ thống xử lý nước sạch của KCN Thành Thành Công khi các nhà đầu tư lấp đầy trong KCN hiện hữu. Về dài hạn khi KCN mở rộng vẫn tiếp tục sử dụng nguồn nước mặt để cung cấp cho nhà máy xử lý nước sạch với công suất 20.000 m3/ngày đêm, hạn chế và tiến tới ngưng việc khai thác nước ngầm lâu dài.

e) Cấp điện

Giai đoạn đầu: khu vực thiết kế được cấp điện từ trạm trung gian 110KV Thành Công (An Hòa) được thiết kế 2x63MVA, hiện tại đang lắp 01 máy 63MVA.

Giai đoạn dài hạn: dự kiến xây dựng 01 trạm trung gian 110KV Thành Công 2, công suất trạm là 2x63MVA trong khu quy hoạch (vị trí trạm thể hiện trên bản vẽ quy hoạch cấp điện). Điểm đấu nối chính cho khu quy hoạch là tuyến cao thế 110 KV đi qua khu dự án.

Từ trạm 110/22 KV sẽ cấp cho tuyến 22 KV đi nổi trên trụ điện BTLT 14 m dọc trên vỉa hè, đoạn giao nhau giữa tuyến cao thế 110 KV thì hạ ngầm. Đường dây 22 KV trong khu quy hoạch được xây dựng ni ở vị trí đấu nối vào trạm biến áp, được thể hiện cụ thể trên bình đồ quy hoạch tổng thể cấp điện. Với công suất tính toán như trên, dự kiến tuyến chính cấp điện cho khu quy hoạch dùng cáp nhôm treo bọc cách điện hoặc trần 3AC240mm2 đi trên trụ điện BTLT 14 m, đoạn giao nhau với tuyến 110 KV dùng cáp ngầm lõi đồng CU/XLPE/PVC/DSTA/PVC - 3x240mm2 đi ngầm trong ống HDPE - TFP chịu lực.

Căn cứ dự báo phát triển phụ tải tính toán, ta chọn biến áp hạ thế cho từng phụ tải đảm bảo cấp điện đủ cho mỗi khu vực (công suất điện được thể hiện trên bản vẽ mặt bằng cấp điện). Toàn bộ hệ thng điện chiếu sáng 0,4 KV đi ngm đảm bảo mỹ quan cho khu quy hoạch. Kết cấu mạng trung thế 22KV của khu vực là kết cấu mạch vòng, vận hành hở đảm bảo độ an toàn trong cung cấp điện.

Chương IV

GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp về quy hoạch đảm bảo đồng bộ, hiệu quả

Nội dung Đề án đảm bảo phù hợp với Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1736/QĐ-TTG ngày 29/12/2023 và tích hợp các quy hoạch có liên quan, làm cơ sở đ triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, chủ động nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung phương án phát triển các KCN trên cơ sở bám sát tình hình thực tế, định hướng phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh theo từng thời kỳ và nguồn lực thực hiện.

Nâng cao hiệu quả công tác lập quy hoạch phát triển các KCN, đảm bảo các KCN là nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của từng huyện, thị xã, thành phố. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất làm cơ sở xác định quỹ đất cho phát triển KCN.

Có giải pháp tăng tính kết nối trong hoạt động sản xuất, kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong các KCN trên địa bàn tỉnh theo chuỗi cung ứng để tiết kiệm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đy ngành công nghiệp hỗ trợ ít thâm dụng lao động và công nghiệp chế biến phát triển.

2. Đẩy mạnh thu hút đầu tư

Xây dựng chương trình chi tiết và đa dạng hình thức xúc tiến đầu tư thông qua nhiều kênh thông tin giới thiệu những tiềm năng, lợi thế, chính sách thu hút đầu tư của tỉnh. Tổ chức hoặc tham gia tích cực vào các hội nghị xúc tiến đầu tư trong nước và quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả công tác quảng bá, giới thiệu nguồn lực của tỉnh, nâng cao hiệu quả công tác vận động, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào KCN.

Công tác xúc tiến đầu tư phải được xác định là công tác quan trọng, là cầu nối đ các nhà đầu tư đến với các KCN tại Tây Ninh. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao tinh thần trách nhiệm, chất lượng trong việc tư vấn, hướng dẫn, giải quyết các thủ tục cho nhà đầu tư.

Tăng cường công tác quảng bá, phân tích, giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh, sản phẩm chủ lực, các nguồn lực và khả năng đáp ứng địa phương trên nhiu phương tiện thông tin; quảng bá hình ảnh tinh Tây Ninh để thu hút các dự án đầu tư. Thực hiện tốt cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”. Tập trung tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư.

Cơ cấu lại ngành công nghiệp, tập trung phát triển mạnh công nghiệp chế biến, chế tạo gắn với công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm sử dụng đất đai và lao động. Ưu tiên thu hút các dự án đầu tư lớn có công nghệ tiên tiến, sản phẩm có chất lượng, giá trị gia tăng cao và thị trường ổn định.

Đa dạng hóa quốc tịch thu hút đầu tư nước ngoài, quan tâm lựa chọn nhà đầu tư có uy tín, các tập đoàn có thương hiệu quốc tế, có khoa học công nghệ tiên tiến, có khả năng liên kết và chuyển giao với doanh nghiệp trong nước, nhằm khai thác một cách hiệu quả các nguồn lực tại địa phương.

Đôn đốc các chủ đầu tư hạ tầng KCN tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh các hạng mục hạ tầng còn lại trong KCN theo quy hoạch được duyệt; đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng và đầu tư hạ tầng giai đoạn 3 KCN Phước Đông nhằm tạo quỹ đất sạch có sẵn hạ tầng hoàn chỉnh đ mời gọi đu tư.

Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống dịch vụ việc làm, dự báo thị trường lao động và kết nối cung cầu lao động. Theo đó, các doanh nghiệp có thể tìm hiểu, tham vấn các thông tin về số lượng, chất lượng nguồn lao động trong hiện tại và cả dự báo để có chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp.

Lập danh mục dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật KCN để kêu gọi đầu tư; Căn cứ tình hình thực tiễn và dự báo thu hút đầu tư trong thời gian tới, xác định tính chất ngành nghề trong KCN là KCN tập trung, đa ngành, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại để kêu gọi và thu hút đầu tư trong và ngoài nước thuộc các lĩnh vực: Chế biến nông lâm sản, chế biến thực phẩm, cơ khí chế tạo máy, linh kiện điện tử, bao bì và các ngành công nghiệp phụ trợ... Ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Tạo ra sự đột phá lớn về kết cấu hạ tầng thông qua thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách, đặc biệt là hạ tầng giao thông kết nối liên vùng, hạ tầng Khu kinh tế, KCN. Đy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm có ý nghĩa đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, có tính kết nối và lan tỏa.

3. Đẩy mạnh khai thác các nguồn lực, nhất là kết cấu hạ tầng đồng bộ

Tiếp tục quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông, theo hướng đồng bộ, hiện đại; trọng tâm là các tuyến đường tạo không gian phát triển mới về công nghiệp, dịch vụ. Ưu tiên phát triển các công trình giao thông trọng đim, kết nối với hệ thống giao thông quốc gia và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trong đó trọng điểm là đẩy nhanh việc khởi công tuyến đường cao tốc Tp. HCM - Mộc Bài. Hoàn thành dự án nâng cấp, mở rộng đường Đất Sét - Bến Củi, đường 782 - 784, dự án đường liên tuyến kết nối vùng N8 - 787B - 789. Khai thác lợi thế của vận tải đường thủy trên sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông. Đầu tư hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng cảng cạn ICD Mộc Bài; trung tâm Logistics và cảng tổng hợp Hưng Thuận.

Huy động khai thác có hiệu quả các nguồn lực (nguồn ngân sách trung ương h trợ, nguồn ngân sách địa phương, nguồn vn của doanh nghiệp...) đ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng Khu kinh tế, các KCN. Trong đó tiếp tục huy động vốn đầu tư có trọng tâm, trọng điểm hạ tầng thiết yếu trong khu kinh tế tỉnh để phát triển mạnh kinh tế cửa khẩu, kinh tế biên mậu. Thu hút đầu tư hạ tầng các KCN, cụm công nghiệp gắn với thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh tại các KCN trên địa bàn.

Quy hoạch hình thành các khu đô thị, thương mại, dịch vụ gắn kết với phát triển KCN theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ quy định về quản lý KCN và Khu kinh tế, nhằm vừa thực hiện mục tiêu phát triển đô thị, vừa tạo vốn từ quỹ đất để đầu tư hạ tầng thực hiện được quy hoạch các KCN, khu kinh tế.

Chủ động nguồn vốn từ ngân sách để lập quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bng tạo qu đất sạch đ thu hút đầu tư.

Tùy vào đặc điểm riêng của từng huyện, thị xã, thành phố dự kiến phát triển sản xuất và bố trí ngành nghề ở các lĩnh vực khác nhau. Hạn chế các dự án đầu tư ngoài các KCN để thuận tiện cho công tác quản lý và xử lý môi trường. Thường xuyên rà soát tiến độ đầu tư, hiệu quả hoạt động của các KCN, đảm bảo phù hợp điều kiện thực tế của từng địa phương, hiệu quả sử dụng và tuân thủ quy định của pháp luật, nhất là pháp luật bảo vệ môi trường, đất đai, xây dựng...

4. Khả năng đáp ứng quỹ đất, giải pháp thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng để tạo quỹ đất sạch

Tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp về thu hồi đất, đy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bng tạo qu đất sạch thực hiện quy hoạch phát triển các KCN để thu hút đầu tư. Nghiên cứu có giải pháp phù hợp về thời gian thuê đất, hình thức trả tiền thuê đất tại KCN gắn với tăng cường kiểm tra, rà soát hiệu quả sử dụng đất để nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, tuyệt đi không để tình trạng thuê đất dài hạn mà không thực hiện dự án.

Thực hiện công tác đăng ký, điều chỉnh, bổ sung chỉ tiêu sử dụng đất các KCN; dự kiến phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất quốc gia theo quy định. Rà soát quỹ đất lập quy hoạch, kế hoạch khai thác quỹ đất tạo vn để đầu tư kết cấu hạ tầng đồng thời kiểm tra việc thực hiện pháp luật về đất đai đối với các dự án đang thực hiện, công tác giao đất, cho thuê đất phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật.

5. Giải pháp để đảm bảo môi trường

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường, đảm bảo các dự án khi đưa vào hoạt động phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của Luật bảo vệ môi trường.

Ưu tiên những ngành công nghiệp sạch, ít ô nhiễm môi trường; nâng cao chất lượng thẩm định các dự án, trong đó yếu tố môi trường cần được xem xét đánh giá kỹ về lượng khí thải, nước thải, rác thải và chất thải nguy hại.

Các dự án đầu tư khi được thuê đất phải có đầy đủ hồ sơ về bảo vệ môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định, đảm bảo tuyệt đi an toàn khi vận hành và xả thải ra môi trường.

Ưu tiên và có lộ trình đầu tư xây dựng các công trình xử lý nước thải, khu tập kết, xử lý chất thải rắn tại các KCN để bảo đảm công tác bảo vệ môi trường, thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy đối với các cơ sở công nghiệp.

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến rộng rãi và triển khai mạnh mẽ chương trình sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất trong các KCN; có chính sách hỗ trợ chuyển đổi công nghệ sản xuất theo hướng hiện đại, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường.

Thường xuyên tiến hành việc đánh giá hiện trạng môi trường đối với các KCN đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm, kịp thời đối với các doanh nghiệp vi phạm về môi trường. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác bảo vệ môi trường; xây dựng và nhân rộng các mô hình về sản xuất sạch.

6. Khả năng cung ứng nguồn lao động và giải pháp thu hút lao động

6.1. Khả năng cung ứng nguồn lao động

Theo Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh, dân số trung bình sơ bộ năm 2021 là 1.1871.907 người. Mật độ dân số của tỉnh là 292,4 người/km2. Phân bố dân cư có sự chênh lệch lớn giữa các huyện, thành phố trong tỉnh. Thành phố Tây Ninh có mật độ dân số (969,6 người/km2), thị xã Hòa Thành (1.676,8 người/km2), thị xã Trảng Bàng (529,3 người/km2), huyện Gò Dầu (593,8 người/km2), huyện Bến Cầu (297,3 người/km2), huyện Châu Thành (244,9 người/km2), huyện Tân Biên (119,9 người/km2), huyện Tân Châu (123,5 người/km2), huyện Dương Minh Châu (276,4 người/km2).

Tng số lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh Tây Ninh sơ bộ năm 2021 là 655.635 người, chiếm 55,47% dân số của toàn tỉnh. Trong đó, tỷ lệ lao động nam chiếm 55,96%, tỷ lệ lao động nữ là 44,04%; lao động tại thành thị chiếm 31,49%, lao động tại nông thôn chiếm 68,51%.

Khả năng cung ứng nguồn lao động của các huyện, thành phố cơ bản đáp ứng được nhu cầu lao động của các KCN được thành lập.

6.2. Giải pháp thu hút lao động

Thực hiện có hiệu quả Đề án giải quyết lao động cho các KCN, khu kinh tế giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt, ban hành kèm theo Quyết định số 1738/QĐ-UBND ngày 31/7/2017.

Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống dịch vụ việc làm, dự báo thị trường lao động và kết nối cung cầu lao động theo hướng nhà quản lý và doanh nghiệp phải tiếp cận, kết nối với nhau ngay từ khâu đề xuất, thẩm định đu tư. Qua đó, nhà quản lý năm rõ nhu cầu về cơ cấu, phân kỳ tuyn dụng của các doanh nghiệp, tạo cơ sở cho việc hoạch định các chính sách điều tiết thị trường lao động; về phía các doanh nghiệp có thể tìm hiểu, tham vấn các thông tin về số lượng, chất lượng nguồn lao động trong hiện tại và cả dự báo để có chiến lược mở rộng sản xuất kinh doanh phù hợp.

Triển khai đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt nhân lực chất lượng cao gắn với nhu cầu thị trường và các ngành là lợi thế, ưu tiên phát triển của địa phương. Thực hiện điều tra, phân tích, thu thập thông tin nhu cầu của các doanh nghiệp, khuyến khích thực hiện cơ chế đặt hàng đào tạo, gắn ngành nghề, chuyên môn đào tạo của các trường với yêu cầu thực tế về chuyên môn của các doanh nghiệp.

Thúc đẩy liên kết với các tổ chức giáo dục, nghề nghiệp trong và ngoài nước, khuyến khích chủ động hợp tác để cải thiện chất lượng giảng dạy đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.

Tăng cường kết nối giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp; hỗ trợ đào tạo nghề và cung ứng lao động tại chỗ, lao động có tay nghề, chuyên môn cao phục vụ cho nhu cầu sử dụng lao động tại Khu kinh tế, các KCN.

Tập trung đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho các ngành nghề có tính chất quyết định đến hình thành và phát triển các KCN trong các ngành dịch vụ, sản xuất như: xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư, quản lý và giám sát dự án, logistic, quản lý kho bãi, qun lý thuế, nghiệp vụ xuất nhập khẩu, tài chính, ngân hàng...

Thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động làm việc trong các KCN. Tổ chức đào tạo nghề cho những lao động nông nghiệp chuyển đổi sang sản xuất công nghiệp đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp hoạt động trong cụm công nghiệp.

7. Xây dựng cơ chế chính sách, khuyến khích phát triển doanh nghiệp công nghiệp

Tỉnh thực hiện chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư kịp thời và đúng với quy định của Chính phủ. Đồng thời, tỉnh cam kết đảm bảo những lợi ích chính đáng của nhà đầu tư, luôn dành cho nhà đầu tư những ưu đãi cao nhất và chỉ yêu cầu nhà đầu tư thực hiện những nghĩa vụ thấp nhất trong khung quy định chung của Nhà nước; tập trung hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện nhanh các thủ tục để giảm chi phí và thời gian gia nhập thị trường.

Rà soát, xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển khu, ngành nghề truyền thống phù hợp theo quy định pháp luật. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước, tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu, các nguồn vốn vay, nguồn kinh phí khuyến công để thực hiện hỗ trợ các chương trình, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, đào tạo nghề, nâng cao năng lực quản lý của doanh nghiệp.

Bổ sung và điều chỉnh các chính sách ưu đãi đầu tư phát triển các KCN phù hợp với tình hình thực tiễn và quy định pháp luật theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia đầu tư trên địa bàn. Qua đó có cơ chế, chính sách đ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân được tiếp cận vn vay của các ngân hàng, quỹ tín dụng Nhân dân đầu tư sản xuất nông, lâm nghiệp, phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân liên doanh, liên kết để kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển KCN; duy trì, mở rộng các ngành nghề truyền thống trên địa bàn và các nguồn nguyên liệu đầu vào cho các KCN, khu nông nghiệp chất lượng cao..

Có cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi và khuyến khích phù hợp với quy định của pháp luật để thu hút đầu tư vào KCN; đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng thương mại, dịch vụ, các dự án hậu cần xuất nhập khẩu (Logistics) tại các KCN trên địa bàn tỉnh.

8. Giải pháp về cung ứng nguồn vật liệu cho xây dựng; đồng thời định hướng các nguồn cung cấp nguyên vật liệu xây dựng để chủ động trong việc triển khai thực hiện

Có cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi, khuyến khích và định hướng các doanh nghiệp phát triển vật liệu xây dựng công nghệ hiện đại; chất lượng cao về kỹ, mỹ thuật; vật liệu mới, thân thiện môi trường đầu tư vào triển các KCN.

H trợ doanh nghiệp giới thiu sản phẩm nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm với nhiều hình thức đa dạng như tham gia trưng bày, trình bày tham luận, giới thiệu sản phẩm tại các hội nghị chuyên đề; công bố giá vật liệu xây dựng trên trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng tỉnh, hướng dẫn các chủ đầu tư, tư vấn và đơn vị thi công xây dựng chủ động trong công tác quản lý nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng hàng hóa vật liệu xây dựng sử dụng trong công trình xây dựng.

9. Giải pháp về quản lý nhà nước

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đầu tư, phát triển các KCN; thường xuyên theo dõi, giám sát, tổ chức thanh tra, kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành và phát triển KCN. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển hạ tầng giao thông kết nối liên vùng, hạ tầng KCN.

Phổ biến, hướng dẫn, và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến việc thành lập, đầu tư, xây dựng, phát triển và quản lý hoạt động của KCN; xây dựng và quản lý hệ thống thông tin về KCN.

Tiếp tục triển khai mạnh mẽ cải cách hành chính nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tăng cường trách nhiệm các cấp, các ngành trong giải quyết và xử lý công việc; thực hiện tốt cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong thu hút đầu tư.

Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp và cơ quan quản lý chuyên ngành đối với hoạt động của KCN đ kiểm tra, đánh giá việc chấp hành các quy định của pháp luật về quy hoạch, đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường, lao động ... đối với các dự án đầu tư trong KCN. Tổ chức kiểm tra, thanh tra và giám sát việc giải quyết các vn đ trong quá trình hình thành và phát triển KCN; những vấn đề vượt quá thẩm quyền thì phối hợp với các bộ, ngành giải quyết hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

10. Giải pháp về tuyên truyền, vận động người dân, doanh nghiệp để có sự đồng thuận, hỗ trợ

Phát huy vai trò của chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn thể trong vận động Nhân dân tin tưởng vào chính sách phát triển của tỉnh. Truyền thông tốt công tác tuyên truyền chủ trương, pháp luật của Nhà nước, lấy ý kiến người dân để tạo sự đồng thuận trong triển khai dự án.

Tạo sự nhất quán trong thực thi pháp luật nhất là đối với công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng cần thực hiện đúng các quy định của pháp luật về thu hi đất, bồi thường giải phóng mặt bng công khai, minh bạch, cho thỏa đáng, đảm bảo quyền lợi nhân dân. Dự án cần chú trọng đánh giá tác động môi trường, chú trọng phát triển bền vững.

Đối với các doanh nghiệp sau khi có chủ trương của cấp có thẩm quyền cần phải đảm bảo thực hiện triển khai dự án theo tiến độ đặt ra, tránh trường hợp giữ đất không triển khai, chậm triển khai thực hiện dự án gây lãng phí tài nguyên, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và mất lòng tin đối với nhân dân.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Các sở, ban ngành, các đơn vị, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ và trên cơ sở Quy hoạch tỉnh và các quy hoạch khác có liên quan được duyệt và Đề án này, chủ động xây dựng chương trình, đề án, dự án, kế hoạch hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt để thực hiện có hiệu quả Đề án. Cụ thể:

1. Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch trình UBND tỉnh phê duyệt để thực hiện Đề án này. Hằng năm, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo UBND tỉnh về kết quả thực hiện Đề án; đồng thời theo dõi, đề xuất kịp thời việc điều chỉnh, bổ sung phương án phát triển KCN (nếu có).

Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng (gồm: quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng và quy hoạch chi tiết xây dựng (nếu cần)) của các KCN mới theo quy định;

Hướng dẫn nhà đầu tư đã được lựa chọn thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN phân kỳ đầu tư theo các giai đoạn đảm bảo phù hợp với chỉ tiêu đất KCN đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, điều chỉnh (nếu có); các thủ tục có liên quan đ triển khai dự án theo quy định; giám sát việc thực hiện dự án theo đúng tiến độ theo cam kết.

Chủ động rà soát, đề xuất danh mục các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật KCN kêu gọi đầu tư sau khi các dự án đảm bảo phù hợp quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng KCN, quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác có liên quan, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh công bố danh mục dự án thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hàng năm theo quy định.

Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan xây dựng, tham mưu UBND tỉnh chương trình, kế hoạch về xúc tiến đầu tư phát triển KCN.

Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định tại Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/05/2022 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Công Thương, Ban Quản lý Khu kinh tế tham mưu UBND tỉnh trình cấp có thẩm quyền phân b kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn và hng năm để thực hiện các nội dung theo Đề án được duyệt, đảm bảo khả năng cân đối ngân sách và điều kiện thực tế.

Tham mưu UBND tỉnh triển khai các cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích, thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh theo quy định.

Phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế và UBND các huyện, thị xã thành phố thực hiện các hoạt động quảng bá, giới thiệu, xúc tiến đầu tư; các biện pháp vận động, kêu gọi các nguồn vốn để đầu tư phát triển hạ tầng KCN.

3. Sở Tài chính

Phối hợp với các ngành có liên quan b trí nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ chi thường xuyên của Đề án theo quy định.

4. Sở Giao thông vận tải

Phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan đề xuất, xây dựng kế hoạch đầu tư, nâng cấp các công trình hạ tầng giao thông kết nối vào KCN.

5. Sở Xây dựng

Tham mưu UBND tỉnh tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao.

Hướng dẫn, kiểm tra, phối hợp với các đơn vị liên quan trong công tác quản lý, thực hiện quy hoạch xây dựng các KCN trên địa bàn tỉnh theo quy định hiện nh.

Phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh quy hoạch xây dựng khu nhà ở và các công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong KCN trong quá trình tổ chức lập các đồ án quy hoạch đô thị, quy hoạch khu chức năng tại các khu vực có quy hoạch các KCN mới.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường

Tham mưu UBND tỉnh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung chỉ tiêu sử dụng đất các KCN; dự kiến phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất quốc gia theo quy định.

Trên cơ sở quy hoạch các KCN đã được phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp vi Ban Quản lý Khu kinh tế, các ngành và địa phương tham mưu, thực hiện các nội dung liên quan về đất đai theo quy định.

Chủ trì phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện công tác thanh tra về môi trường; công tác quản lý, sử dụng đất trong các KCN.

7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Đẩy mạnh công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động phù hợp với yêu cầu cho các đơn vị, doanh nghiệp trong KCN trên địa bàn tỉnh.

Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế, UBND các huyện, thị xã thành phố thực hiện có hiệu quả Đ án giải quyết lao động cho các KCN, khu kinh tế giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt, ban hành kèm theo Quyết định số 1738/QĐ-UBND ngày 31/7/2017 đồng thời thực hiện công tác thanh tra về sử dụng lao động và chấp hành các quy định của pháp luật về lao động trong KCN.

8. UBND các huyện, thị xã, thành phố

Căn cứ vào Đề án và tình hình thực tế của địa phương, tổ chức khảo sát, xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp trong từng giai đoạn. Phối hợp tổ chức lập quy hoạch chi tiết và đầu tư, kêu gọi đầu tư xây dựng hạ tầng và thu hút đầu tư vào các KCN trên địa bàn.

UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế và các đơn vị có liên quan nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh quy hoạch xây dựng khu nhà ở và các công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong KCN trong quá trình tổ chức lập các đồ án quy hoạch đô thị, quy hoạch khu chức năng tại các khu vực có quy hoạch các KCN mới.

Theo dõi hoạt động của các KCN trên địa bàn; phối hợp với các cơ quan kiểm tra, thanh tra chuyên ngành thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra tình hình chấp hành các quy định của pháp luật về quy hoạch, xây dựng, đầu tư, đất đai, môi trường, lao động ... trong KCN.

Chương V

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, tỉnh Tây Ninh đã tập trung mọi nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội; trong đó, ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng, bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan. Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng mạnh trong những năm gần đây. Cơ cấu kinh tế chuyn dịch theo hướng tích cực, thu hút và giải quyết việc làm cho nhiều lao động, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

Việc xây dựng Đề án phát triển KCN tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2050 là cần thiết, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và phù hợp xu hướng chung của cả nước; đồng thời, nhằm chuẩn bị quỹ đất thu hút đầu tư trong tình hình mới đúng theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ. Nội dung xây dựng Đề án phát triển KCN tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2050 đảm bảo phù hợp với Quy hoạch tỉnh Tây Ninh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1736/QĐ-TTg ngày 29/12/2023.

Đề án này được duyệt là cơ sở để xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai và các nguồn lực khác có hiệu quả, b trí và kêu gọi các dự án đầu tư, góp phần đưa Tây Ninh trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.

Với quyết tâm, đoàn kết nhất trí của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Tây Ninh trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa của Tỉnh, tập trung mọi nguồn lực, thời cơ để phát triển kinh tế, ưu tiên đầu tư phát triển trong các KCN, thực hiện thng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI và chuẩn bị cho sự phát triển nhanh và bền vng của tỉnh trong nhng năm tiếp theo./.



[1] Giai đoạn 2011-2015: 10,3%; giai đoạn 2016-2020: 11,4%.

[2] Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Công văn số 2628/TTg-KTN ngày 22/12/2014 và Công văn số 27/TTg-KTN ngày 12/01/2021.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1012/QĐ-UBND ngày 24/05/2024 phê duyệt Đề án Phát triển Khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2050

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


691

DMCA.com Protection Status
IP: 3.141.45.90
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!