Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 81/2022/NĐ-CP chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao

Số hiệu: 81/2022/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phạm Bình Minh
Ngày ban hành: 14/10/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Một số điểm mới về cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao

Ngày 14/10/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 81/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao.

Trong đó, cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao gồm:

- Vụ Châu Âu.

- Vụ Châu Mỹ.

- Vụ Đông Bắc Á.

- Vụ Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương.

- Vụ Trung Đông - Châu Phi.

- Vụ Chính sách đối ngoại.

- Vụ Tổng hợp kinh tế.

- Vụ ASEAN.

- Vụ các Tổ chức quốc tế.

- Vụ Hợp tác kinh tế đa phương.

- Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO.

- Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế.

- Vụ Biên Phiên dịch đối ngoại.

- Vụ Thông tin Báo chí.

- Vụ Tổ chức cán bộ.

- Văn phòng Bộ.

- Thanh tra Bộ.

- Cục Cơ yếu - Công nghệ thông tin.

- Cục Lãnh sự.

- Cục Lễ tân Nhà nước.

- Cục Ngoại vụ.

- Cục Quản trị Tài vụ.

- Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh.

- Ủy ban Biên giới quốc gia.

- Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.

- Học viện Ngoại giao.

- Báo Thế giới và Việt Nam.

- Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Như vậy, quy định mới trong cơ cấu tổ chức của Bộ này:

- Không còn Vụ Thi đua - Khen thưởng và Truyền thống ngoại giao.

- Hợp nhất Cục Cơ yếu và Trung tâm Thông tin thành Cục Cơ yếu - Công nghệ thông tin.

Nghị định 81/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/12/2022, thay thế Nghị định 26/2017/NĐ-CP và Nghị định 29/2020/NĐ-CP .

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 81/2022/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2022

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BỘ NGOẠI GIAO

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao.

Điều 1. Vị trí và chức năng

Bộ Ngoại giao là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đối ngoại, gồm: Công tác ngoại giao, biên giới, lãnh thổ quốc gia, công tác đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, quản lý các cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài) và hoạt động của các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Bộ Ngoại giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Chính phủ và các nghị quyết, dự án, đề án theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hằng năm và các dự án, công trình quan trọng, chương trình mục tiêu quốc gia về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao.

3. Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao hoặc theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

4. Ban hành thông tư và các văn bản khác về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao.

5. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao sau khi được phê duyệt; tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao.

6. Về quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại theo quy định của pháp luật:

a) Chủ trì tổng hợp, xây dựng kế hoạch hoạt động đối ngoại hằng năm và cả nhiệm kỳ của lãnh đạo Đảng và Nhà nước; tổ chức triển khai các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng và Nhà nước theo quy định và phân cấp quản lý;

b) Chủ trì, phối hợp xây dựng chủ trương bầu cử tại các tổ chức quốc tế và các cơ chế đa phương; chủ trương tổ chức các sự kiện quốc tế có ý nghĩa quan trọng về chính trị, đối ngoại và việc đặt văn phòng đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam theo quy định của pháp luật, báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

c) Tổng hợp kế hoạch, đôn đốc hoạt động đối ngoại của các bộ. cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan và các địa phương; hướng dẫn tổ chức thực hiện và yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan và các địa phương báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình thực hiện các hoạt động đối ngoại;

d) Xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ đối ngoại và hội nhập quốc tế theo quy định của pháp luật;

đ) Tham mưu, chuẩn hoá và thống nhất quản lý về việc sử dụng các ngôn ngữ nước ngoài thông dụng trong hoạt động chính trị, ngoại giao ở cấp cao của Đảng và Nhà nước.

7. Quản lý các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao theo quy định của pháp luật; định kỳ hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam.

8. Chủ trì, phối hợp nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất các vấn đề liên quan đến việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam, luật pháp quốc tế và theo phân công của Thủ tướng Chính phủ.

9. Về công tác nghiên cứu và tham mưu dự báo chiến lược:

a) Thông tin và tham mưu kịp thời cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các vấn đề liên quan đến tình hình thế giới và quan hệ quốc tế của Việt Nam;

b) Chủ trì nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất các vấn đề có tính dự báo, chiến lược liên quan đến tình hình thế giới, quan hệ quốc tế, luật pháp quốc tế, quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa của Việt Nam và các lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao;

c) Chủ trì chuẩn bị và xây dựng các báo cáo của Chính phủ tại các kỳ họp của Quốc hội về tình hình quốc tế và quan hệ đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

10. Về đại diện trong hoạt động đối ngoại nhà nước:

a) Đại diện cho Nhà nước trong quan hệ ngoại giao với các nước, các tổ chức quốc tế liên chính phủ; tiến hành các hoạt động đối ngoại của Nhà nước theo quy định của pháp luật;

b) Trình Chính phủ việc thiết lập, thay đổi mức độ hoặc đình chỉ quan hệ ngoại giao, lãnh sự với các nước, các tổ chức quốc tế liên chính phủ; việc thành lập, tạm đình chỉ hoặc chấm dứt hoạt động của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;

c) Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền, đại diện của Chủ tịch nước tại các tổ chức quốc tế;

d) Bổ nhiệm, triệu hồi đại diện thường trực của Việt Nam tại các tổ chức quốc tế, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này; người đứng đầu cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh sự danh dự Việt Nam ở nước ngoài.

11. Về công tác lễ tân nhà nước:

a) Thực hiện quản lý nhà nước về nghi lễ đối ngoại và quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, quản lý việc thực hiện quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao và nghi lễ ngoại giao đối với các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với pháp luật Việt Nam, luật pháp và thông lệ quốc tế;

b) Triển khai việc chấp thuận đại diện ngoại giao của các nước, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam và đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài;

c) Chuẩn bị và phục vụ các đoàn cấp cao nhà nước đi thăm các nước hoặc dự hội nghị quốc tế; tổ chức đón tiếp các đoàn cấp cao các nước, các tổ chức quốc tế thăm Việt Nam theo quy định của pháp luật;

d) Thực hiện cấp chứng minh thư cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, lãnh sự danh dự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam và thành viên gia đình theo quy định của pháp luật.

12. Về công tác ngoại giao kinh tế:

a) Xây dựng quan hệ chính trị và khung pháp lý song phương, đa phương phù hợp nhằm thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam;

b) Nghiên cứu, dự báo và thông tin về các vấn đề kinh tế quốc tế và quan hệ kinh tế quốc tế; phối hợp tham mưu, xây dựng chủ trương, chính sách phục vụ phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế; xử lý các vấn đề nảy sinh liên quan đến kinh tế đối ngoại và vận động chính trị, ngoại giao hỗ trợ các hoạt động kinh tế đối ngoại theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

c) Chủ trì xây dựng các chủ trương, chính sách, kế hoạch về ngoại giao kinh tế; hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, người dân xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch hoạt động ngoại giao kinh tế, mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế quốc tế theo quy định của pháp luật.

13. Về công tác ngoại giao văn hóa:

a) Xây dựng cơ sở pháp lý và chính sách về công tác ngoại giao văn hóa; tham mưu xử lý các vấn đề nảy sinh liên quan đến ngoại giao văn hóa theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

b) Chủ trì xây dựng và triển khai các chương trình, hoạt động ngoại giao văn hóa trong và ngoài nước thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao;

c) Thực hiện nhiệm vụ Chủ tịch và Ban Thư ký của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam; làm thường trực Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam.

14. Về công tác thông tin đối ngoại:

a) Chủ trì triển khai tuyên truyền về các hoạt động đối ngoại;

b) Chủ trì theo dõi, nghiên cứu, tổng hợp dư luận báo chí nước ngoài phục vụ công tác thông tin đối ngoại;

c) Phát ngôn quan điểm, lập trường chính thức của Việt Nam về các vấn đề quốc tế, đối ngoại; tổ chức họp báo quốc tế trong phạm vi thẩm quyền của Bộ Ngoại giao và theo quy định của pháp luật; chủ trì chuẩn bị nội dung trả lời phỏng vấn của lãnh đạo Đảng, Nhà nước liên quan đến các vấn đề quốc tế, đối ngoại;

d) Quản lý và cấp phép cho hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài tại Việt Nam và của báo chí nước ngoài đi theo các đoàn đại biểu nước ngoài thăm Việt Nam trong phạm vi thẩm quyền của Bộ Ngoại giao và theo quy định của pháp luật;

đ) Quản lý Cổng thông tin điện tử của Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phục vụ công tác thông tin đối ngoại.

15. Về công tác lãnh sự:

a) Bảo hộ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế;

b) Thực hiện công tác hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự, ủy thác tư pháp, hộ tịch, quốc tịch, con nuôi, xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam và người nước ngoài thuộc đối tượng do Bộ Ngoại giao quản lý theo quy định của pháp luật;

c) Quản lý, chỉ đạo công tác lãnh sự của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, lãnh sự danh dự Việt Nam ở nước ngoài và các cơ quan ngoại vụ của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định của pháp luật;

d) Thực hiện công tác lãnh sự khác theo quy định của pháp luật, phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

16. Về công tác đối với hoạt động di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài:

a) Chủ trì xây dựng chủ trương, chính sách về vấn đề di cư quốc tế, các biện pháp thúc đẩy di cư hợp pháp, an toàn và trật tự phù hợp với điều kiện của Việt Nam và thông lệ quốc tế;

b) Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra công tác liên quan đến hoạt động di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài.

17. Về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài:

a) Chủ trì nghiên cứu, tổng hợp tình hình, đề xuất và thực hiện chủ trương, chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài;

b) Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài;

c) Thực hiện công tác đại đoàn kết dân tộc đối với người Việt Nam ở nước ngoài, vận động thu hút và hỗ trợ phát triển nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài; tổ chức, hỗ trợ, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài trong các mối liên hệ với trong nước và ngược lại, đóng góp vào sự phát triển đất nước;

d) Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài ổn định cuộc sống, hòa nhập vào đời sống xã hội nước sở tại, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, ngôn ngữ và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

18. Về biên giới, lãnh thổ quốc gia: Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan và các địa phương theo quy định của pháp luật:

a) Đề xuất chủ trương, chính sách, chiến lược, biện pháp và thực hiện nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá tình hình biên giới, lãnh thổ quốc gia trên đất liền, hải đảo, vùng trời, các vùng biển của Việt Nam; giải quyết tranh chấp pháp lý về biên giới, lãnh thổ; đấu tranh chính trị, ngoại giao, pháp lý, dư luận bảo vệ biên giới, toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trên đất liền, hải đảo, vùng trời, các vùng biển của Việt Nam;

b) Tham mưu, đề xuất xác định biên giới quốc gia, phạm vi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên đất liền, hải đảo, vùng trời, các vùng biển của Việt Nam;

c) Tham mưu, đề xuất và tổ chức đàm phán hoạch định biên giới, lãnh thổ quốc gia; xác định ranh giới vùng trời, các vùng biển của Việt Nam với các nước láng giềng liên quan; ký kết, hợp tác và tổ chức triển khai thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến biên giới, lãnh thổ quốc gia với các nước liên quan; yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan, địa phương có liên quan báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về công tác quản lý, bảo vệ biên giới;

d) Tham mưu, đề xuất xây dựng, triển khai chủ trương, chính sách, chiến lược, quy hoạch, phát triển hệ thống cửa khẩu biên giới đất liền trên toàn quốc; tham mưu cho Chính phủ về chủ trương mở, nâng cấp cửa khẩu biên giới trên đất liền và các biện pháp cần triển khai để bảo vệ sự ổn định, rõ ràng của đường biên giới, mốc quốc giới; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về biên giới lãnh thổ.

19. Về quản lý cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài:

a) Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước đối với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Nhà nước và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và thành viên của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;

b) Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tổ chức, biên chế của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài;

c) Bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ, cử, triệu hồi các thành viên của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật, trừ thành viên của cơ quan đại diện quy định tại điểm c khoản 10 Điều này;

d) Hướng dẫn, tổ chức quản lý, sử dụng tài sản, cơ sở vật chất, kỹ thuật và kinh phí của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.

20. Về quản lý hoạt động đối ngoại đối với đại diện của các cơ quan, tổ chức của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là các cơ quan, tổ chức Việt Nam ở nước ngoài):

a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện đường lối, chính sách của Nhà nước, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;

b) Chủ trì thực hiện các công tác hỗ trợ, tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức Việt Nam ở nước ngoài thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật nước tiếp nhận và luật pháp quốc tế.

21. Quản lý hoạt động của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan lãnh sự danh dự nước ngoài và các cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế liên chính phủ đặt tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế.

22. Quản lý các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam; cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy đăng ký của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

23. Về công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế:

a) Thực hiện quản lý nhà nước về công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế;

b) Kiểm tra đề xuất ký, gia nhập điều ước quốc tế của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan trước khi trình Chính phủ, cho ý kiến thỏa thuận quốc tế của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan khác theo quy định;

c) Chủ trì tham mưu, nghiên cứu, đề xuất về việc đàm phán điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia theo quy định của pháp luật;

d) Chủ trì hoặc phối hợp rà soát, đối chiếu văn bản cuối cùng của điều ước quốc tế, phối hợp với bên nước ngoài tổ chức lễ ký điều ước quốc tế trong chuyến thăm của đoàn cấp cao Việt Nam tại nước ngoài hoặc của đoàn cấp cao nước ngoài tại Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên ký kết nước ngoài hoặc quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

đ) Góp ý, đánh giá tính tương thích của các đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định với điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên theo quy định của pháp luật;

e) Chủ trì xây dựng và vận hành Cơ sở dữ liệu về điều ước quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

24. Chủ trì xây dựng và triển khai các chủ trương, chính sách của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương về phát triển luật pháp quốc tế.

25. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, vị trí việc làm, thực hiện chế độ tiền lương, đào tạo, bồi dưỡng, thi đua, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ, chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý của Bộ Ngoại giao theo quy định của pháp luật.

26. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao; tổ chức tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí và xử lý các vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao theo quy định của pháp luật.

27. Quản lý, tổ chức thực hiện công tác tài chính, tài sản nhà nước và đầu tư xây dựng cơ bản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Ngoại giao.

28. Quản lý, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về cải cách hành chính, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, công tác cơ yếu ngoại giao, bảo mật và an toàn thông tin trong phạm vi quản lý của Bộ Ngoại giao theo các nghị quyết, chương trình, kế hoạch đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và theo quy định của pháp luật.

29. Thực hiện các dịch vụ sự nghiệp công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao theo quy định của pháp luật.

30. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoặc theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Cơ cấu tổ chức

1. Vụ Châu Âu.

2. Vụ Châu Mỹ.

3. Vụ Đông Bắc Á.

4. Vụ Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương.

5. Vụ Trung Đông - Châu Phi.

6. Vụ Chính sách đối ngoại.

7. Vụ Tổng hợp kinh tế.

8. Vụ ASEAN.

9. Vụ các Tổ chức quốc tế.

10. Vụ Hợp tác kinh tế đa phương.

11. Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO.

12. Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế.

13. Vụ Biên Phiên dịch đối ngoại.

14. Vụ Thông tin Báo chí.

15. Vụ Tổ chức cán bộ.

16. Văn phòng Bộ.

17. Thanh tra Bộ.

18. Cục Cơ yếu - Công nghệ thông tin.

19. Cục Lãnh sự.

20. Cục Lễ tân Nhà nước.

21. Cục Ngoại vụ.

22. Cục Quản trị Tài vụ.

23. Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh.

24. Ủy ban Biên giới quốc gia.

25. Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.

26. Học viện Ngoại giao.

27. Báo Thế giới và Việt Nam.

28. Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 25 Điều này là các tổ chức giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 26 đến khoản 27 Điều này là các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Ngoại giao.

Các tổ chức quy định tại khoản 28 Điều này là các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được Chính phủ thành lập và do Bộ Ngoại giao trực tiếp quản lý.

Vụ Châu Âu được tổ chức 05 phòng; các Vụ: Tổ chức cán bộ, Luật pháp và Điều ước quốc tế được tổ chức 04 phòng; các Vụ: Châu Mỹ, Đông Bắc Á, Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương, Trung Đông - Châu Phi được tổ chức 03 phòng.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trình Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Ủy ban Biên giới quốc gia, Học viện Ngoại giao; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc Bộ Ngoại giao.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức thuộc bộ, trừ các tổ chức quy định từ khoản 24 đến khoản 26 Điều này.

Điều 4. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2022.

2. Nghị định này thay thế Nghị định số 26/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao và Nghị định số 29/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 26/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2017.

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, TCCV (2b).

TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Phạm Bình Minh

GOVERNMENT OF VIETNAM
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------

No. 81/2022/ND-CP

Hanoi, October 14, 2022

 

DECREE

ON FUNCTIONS, TASKS, POWERS AND ORGANIZATIONAL STRUCTURE OF THE MINISTRY OF FOREIGN AFFAIRS

Pursuant to the Law on Governmental Organization dated June 19, 2015; Law on amendments to the Law on Governmental Organization and the Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;

Pursuant to Decree No. 123/2016/ND-CP dated September 01, 2016 of the Government of Vietnam on functions, tasks, powers and organizational structure of ministries and ministerial agencies; Decree No. 101/2020/ND-CP dated August 28, 2020 amending certain Articles of Decree No. 123/2016/ND-CP;

At the request of the Minister of Foreign Affairs;

The Government of Vietnam promulgates a Decree on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Foreign Affairs.

Article 1. Functions

The Ministry of Foreign Affairs is the central government institution charged with leading the foreign affairs of Vietnam, including: affairs related to diplomacy, borders, national territory, affairs related to the Overseas Vietnamese community, international treaties, international agreements, management of representative missions of the Socialist Republic of Vietnam abroad (hereinafter referred to as “overseas Vietnamese representative missions”) and activities of foreign representative missions in Vietnam; state management of public services in areas under state management of the Ministry of Foreign Affairs in accordance with laws.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The Ministry of Foreign Affairs shall perform their tasks and powers according to regulations in Decree No. 123/2016/ND-CP dated September 01, 2016 of the Government of Vietnam on functions, tasks, powers and organizational structure of ministries and ministerial agencies; Decree No. 101/2020/ND-CP dated August 28, 2020 amending certain Articles of Decree No. 123/2016/ND-CP and the following specific tasks and powers:

1. Introduce bills, draft resolutions of the National Assembly, ordinance projects, draft resolutions of the Standing Committee of the National Assembly, draft decrees of the Government according to annual programs and law-making plans of the Government, resolutions, projects and schemes as assigned by the Government or the Prime Minister to the Government.

2. Submit strategies, master plans, long-term, medium-term and annual development plans and important projects, works, national target programs on sectors and fields under the state management of the Ministry of Foreign Affairs to the Government and the Prime Minister.

3. Submit draft decisions, directives and other documents on sectors and fields under the state management of the Ministry of Foreign Affairs or as assigned by the Government or the Prime Minister to the Prime Minister.

4. Promulgate circulars and other documents on state management of sectors and fields under state management of the Ministry of Foreign Affairs.

5. Provide direction, guidance, inspection and organization of implementation of legislative documents, strategies, master plans, plans and national target programs under the state management of the Ministry of Foreign Affairs after being approved; inform, disseminate, organize legal education, monitor the law enforcement situation in sectors and fields under the state management of the Ministry of Foreign Affairs.

6. Regarding uniform management of foreign affairs in accordance with provisions of laws:

a) Assume responsibility for consolidating and developing annual and long-term plans on foreign affairs of Party and State leaders; organize implementation of foreign affairs of Party and State leaders according to regulations and decentralization in management;

b) Take charge and cooperate in formulating policies for election at international organizations and multilateral mechanisms; guidelines for organization of significant international events of politics, foreign affairs and establishment of representative offices of international organizations in Vietnam in accordance with laws, and report them to competent agencies for approval;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Plan and organize professional training and guidance on foreign affairs and international integration in accordance with laws;

dd) Advise, standardize and uniformly manage the use of foreign languages commonly used in high-level political and diplomatic activities of the Party and the State.

7. Manage international conferences and seminars organized in Vietnam under its state management according to regulations of law; annually report the organization of conferences and seminars in Vietnam to the Prime Minister of Vietnam.

8. Take charge and cooperate in researching, consolidating and proposing problems related to the protection of the State's sovereignty and interests, the legitimate rights and interests of Vietnamese organizations and citizens in foreign countries according to the regulations of Vietnamese laws, international laws and the Prime Minister's assignment.

9. Regarding strategic forecasting and research work:

a) Promptly provide information and advices to the Government and the Prime Minister about issues related to world situation and international relations of Vietnam;

b) Preside over researching, consolidating and proposing forecasts and strategies related to the world situation, international relations, international law, Vietnam's political, economic and cultural relations and other fields under state management of the Ministry of Foreign Affairs;

c) Preside over preparing and developing reports of the Government at the National Assembly's sessions on the international situation and diplomatic relations of the Party and State of Vietnam.

10. Regarding representation in foreign affairs of Vietnam:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Appeal to the Government of Vietnam to set up, change levels or suspend diplomatic and consular relations with nations and intergovernmental international organizations; conduct foreign affairs of state according to regulations of laws; establish, suspend or terminate affairs of overseas Vietnamese representative missions in accordance with laws;

c) Petition the Prime Minister to appeal to the Standing Committee of National Assembly to approve appointment or dismissal of the Ambassador Extraordinary and Plenipotentiary; petition the Prime Minister to appeal to the President to decide appointment or recall of the Ambassador Extraordinary and Plenipotentiary, representative of the President in international organizations;

d) Appoint or recall Vietnam's permanent representatives in international organizations, except the case specified at Point c of this Clause; heads of overseas Vietnamese consulates; decide to appoint or dismiss Vietnamese honorary consuls in foreign countries.

11. Regarding state protocol:

a) Perform the state management of diplomatic ceremonials, diplomatic privileges and immunities as prescribed by laws; provide guidance and management of the exercise of diplomatic privileges and immunities and performance of diplomatic ceremonials by foreign representative missions in Vietnam and overseas Vietnamese representative missions in accordance with Vietnamese laws and international laws and practices;

b) Approve diplomats of foreign countries and international organizations in Vietnam and overseas Vietnamese diplomats;

c) Prepare and serve Vietnam’s high-ranking delegations with visits to international countries or conferences; welcome Vietnam’s high-ranking delegations, international organizations to visit Vietnam according to regulations of laws;

d) issue identity cards to members of foreign diplomatic missions, consulates, honorary consulates, representative offices of international organizations in Vietnam and their family members in accordance with regulations of laws.

12. Regarding economic diplomacy:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Research, forecast and inform international economic issues and international economic relations; cooperate in providing and developing policies in service of economic development and international economic integration; handle arising issues related to  foreign trade and mobilize politics and diplomacy to support foreign trade as assigned by the Government and the Prime Minister of Vietnam;

c) Preside over the formulation of policies and plans on economic diplomacy; support ministries, central and local authorities, enterprises and people in formulating and implementing programs and plans for economic diplomacy activities, expanding and improving the efficiency of international economic cooperation in accordance with regulations of laws.

13. Regarding cultural diplomacy:

a) Develop legal bases and policies on cultural diplomacy; advise handling arising issues related to cultural diplomacy as assigned by the Government and the Prime Minister of Vietnam;

b) Preside over the development and execution of cultural diplomacy programs and activities at home and abroad under the state management of the Ministry of Foreign Affairs;

c) Work as a Chairman and Secretariat of the Vietnam National Commission for UNESCO; as a permanent member of the Vietnam National Commission for UNESCO.

14. Regarding external information:

a) Preside over the dissemination of external activities;

b) Preside over the monitoring, research and summary of public opinions of the foreign press in service of external information;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Manage and license the information and press of the foreign press in Vietnam and that accompanying foreign delegations to visit Vietnam under competence of the Ministry of Foreign Affairs and in accordance with regulations of laws;

dd) Manage the Web Portal of the Ministry of Foreign Affairs and overseas Vietnamese representative missions in service of external information.

15. Regarding consular work:

a) Protect state interests, legal rights and benefits of overseas Vietnamese citizens and legal persons according to regulations of Vietnamese laws and international laws;

b) Apply consular legalization, consular certification, mandate, civil status, nationality, adoption, exit and entry of Vietnamese citizens and foreigners subject to the management of the Ministry of Foreign Affairs in accordance with laws;

c) Manage and direct consular work of overseas Vietnamese consulates, overseas Vietnamese honorary consulates, foreign affairs agencies of provinces and central-affiliated cities in accordance with laws.

d) Perform another consular work according to regulations of laws, assignments of the Government, Prime Minister and international treaties to which Vietnam is a signatory.

16. Regarding the migration of Vietnamese citizens to foreign countries:

a) Preside over the formulation of policies on international migration and measures to promote legal, safe and orderly migration in accordance with Vietnam’s conditions and international practices;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



17. Regarding work for overseas Vietnamese:

a) Preside over the study and summary of situations, proposal and implementation of policies for overseas Vietnamese;

b) Preside over the instruction and inspection of work performance for overseas Vietnamese;

c) Encourage unity of overseas Vietnamese nationals, mobilize and support overseas Vietnamese to attract and develop them; organize, support and guide overseas Vietnamese organizations and individuals in their contacts with Vietnam and vice versa for contributing to the development of Vietnam;

d) Support and enable overseas Vietnamese to stabilize their lives, integrate into the social life of their host countries, preserve and promote the culture, language and fine traditions of Vietnam.

18. Regarding national borders and territory: take charge and cooperate with ministries, ministerial agencies, related agencies and local authorities as prescribed by law:

a) Propose policies, strategies and measures and carry out researches, syntheses and assessment of situations of national borders and territory in the mainland, islands, airspace and territorial waters of Vietnam; settle legal disputes over borders and territory; struggle for political, foreign and legal affairs, and public opinions to provide protection of national borders, territorial integrity, sovereignty, sovereign rights and jurisdiction of Vietnam in the mainland, islands, airspace and territorial waters of Vietnam;

b) Advise on and propose determining national borders, territorial integrity, sovereignty, sovereign rights and jurisdiction of Vietnam in the mainland, islands, airspace and territorial waters of Vietnam;

c) Advise on, propose and organize negotiations on forming national borders and territory; determining boundaries of Vietnam's airspace and territorial waters with related neighboring countries; signing, cooperating in and implementing international treaties concerning national borders and territory with the related countries; requesting ministries, ministerial agencies, related agencies and local authorities to regularly or irregularly report on the border management and protection;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



19. Regarding management of overseas Vietnamese representative missions:

a) Take responsibility before the Government for performing the state management of overseas Vietnamese representative missions; direct and inspect the implementation of the State's foreign policies and the performance of functions and tasks of overseas Vietnamese representative missions and members of overseas Vietnamese representative missions according to regulations of the Law;

b) Comply with regulations of the law on organization and personnel of Vietnamese diplomatic missions;

c) Appoint, relieve from duty and summon members of overseas Vietnamese representative missions in accordance with law, except for members of the representative missions specified at point 10 of this Article;

d) Guide and organize management and use of property, technical facilities and expenditures of overseas Vietnamese representative missions in accordance with law.

20. Regarding management of foreign affairs of representatives of overseas missions and organizations of the Socialist Republic of Vietnam (hereinafter referred to as “overseas Vietnamese agencies and organizations”):

a) Guide and inspect the implementation of policies of the State, tasks and powers of overseas Vietnamese missions and organizations in accordance with law;

b) Preside over the support for and facilitation of performance of functions, tasks and powers of overseas Vietnamese missions and organizations in accordance with Vietnamese law and laws of to host countries and international law.

21. Manage operations of foreign diplomatic missions, consulates and honorary consulates and representative offices of intergovernmental international organizations located in Vietnam in accordance with regulations of Vietnamese law and international law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



23. Regarding international treaties and agreements:

a) Perform state management of international treaties and agreements:

b) Review proposals to conclude and join international treaties of ministries, ministerial agencies and related agencies before submitting them to the Government and asking for comments on international agreements proposed by other ministries, ministerial agencies and other related agencies according to the regulations;

c) Preside over the provision of advice, researches and proposals on the negotiation of international treaties related to war, peace, national sovereignty in accordance with law;

d) Take charge or cooperate in reviewing and comparing the final documents of treaties, and cooperate with foreign parties in organizing international treaty signing ceremonies during visits of high-ranking Vietnamese delegations to foreign countries or of high-ranking foreign delegations to Vietnam, unless there are other agreements with these foreign parties or other decisions of competent state agencies;

dd) Comment and evaluate the compatibility of proposals for formulation of laws, ordinances and decrees with relevant international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory in accordance with law;

e) Preside over formulation and operation of database on international treaties of the Socialist Republic of Vietnam.

24. Preside over formulation and implementation of Vietnamese policies in multilateral forums on development of international law.

25. Manage its organizational apparatus, payroll and working positions, implement policies on salary, training, emulation, reward and discipline and other policies for officials and public employees and laborers under its management in accordance with law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



27. Manage and organize the implementation of state finance- and property-related works as well as basic construction investment under its management.

28. Manage and organize the performance of tasks of administrative reform, digital transformation, and application of technology to the development of e-Government, digital government, diplomatic cipher, information security and safety under its management according to resolutions, programs and plans approved by the Government and the Prime Minister of Vietnam and according to regulations of law.

29. Provide public services in the fields under its state management in accordance with law.

30. Perform other tasks and entitlements assigned by the Government and Prime Minister or according to regulations of law.

Article 3. Organizational structure

1.  Europe Department.

2. Americas Department.

3. North East Asia Department.

4. South East Asia - South Asia - South Pacific Department.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. Policy Planning Department.

7.  Economic Affairs Department.

8. ASEAN Department.

9. International Organizations Department.

10. Multilateral Economic Cooperation Department.

11. Cultural Diplomacy and UNESCO Affairs Department.

12. Law and International Treaties Department.

13. Department of Diplomatic Translation and Interpretation.

14. Press and Information Department.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



16. Office of the Ministry.

17. Inspection Department.

18. Information Safety - Information Technology Department.

19. Consular Department.

20. State Protocol Department.

21. Department of Foreign Affairs Provincial.

22. Administrative and Financial Department.

23. Ho Chi Minh City’s Department for External Relations.

24. National Border Committee.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



26. Diplomatic Academy of Vietnam.

27. Viet Nam and the World Report.

28. Overseas Representative Missions of Viet Nam.

The organizations prescribed in Clauses 1 through 25 of this Article shall assist the Minister of Foreign Affairs in performing the state management functions; the organizations referred to in Clauses 26 through 27 of this Article are public service providers of the Ministry of Foreign Affairs.

The organizations specified in Clause 28 of this Article are overseas Vietnamese representative missions established by the Government of Vietnam and directly managed by the Ministry of Foreign Affairs.

The Europe Department may organize 5 divisions; the Personnel and Organization Department, the Law and International Treaties Department may organize 4 divisions; the Americas Department, the North East Asia Department, the South East Asia - South Asia - South Pacific Department, and the Middle East - Africa Department may organize 3 divisions.

The Minister of Foreign Affairs shall appeal to the Prime Minister to define the functions, tasks, powers and organizational structures of the Committee of Overseas Vietnamese, the Committee of National Border and the Diplomatic Academy of Vietnam; and appeal to the Prime Minister to promulgate a list of other public service providers of the Ministry of Foreign Affairs.

The Minister of Foreign Affairs shall define the functions, tasks, powers and organizational structures of its attached organizations, except those referred to in Clauses 24 through 26 of this Article.

Article 4. Effect and implementation responsibility

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. This Decree shall replace the Government's Decree No. 26/2017/ND-CP dated March 14, 2017 defining functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Foreign Affairs and the Government's Decree No. 29/2020/ND-CP dated March 03, 2020 on amendments to Article 3 of the Government's Decree No. 26/2017/ND-CP dated March 14, 2017.

3. Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of the People's Committees of provinces and central-affiliated cities and relative agencies and organizations are responsible for implementation of this Decree.

 

 

ON BEHALF OF. GOVERNMENT OF VIETNAM
PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Pham Binh Minh

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 81/2022/NĐ-CP ngày 14/10/2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


12.670

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.200.223
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!