Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1432/TCHQ-TXNK Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan Người ký: Hoàng Việt Cường
Ngày ban hành: 04/04/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1432/TCHQ-TXNK
V/v trả lời vướng mắc Thông tư số 205/2010/TT-BTC

Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 2011

 

Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố

Ngày 15 tháng 12 năm 2010, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 205/2010/TT-BTC hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trong quá trình triển khai thực hiện. Tổng cục Hải quan nhận được một số vướng mắc của các Cục Hải quan địa phương. Trên cơ sở các văn bản pháp quy hướng dẫn công tác kiểm tra, tham vấn và xác định trị giá, Tổng cục Hải quan đã tổng hợp và trả lời vướng mắc theo phản ánh của các Cục Hải quan địa phương tại Phụ lục kèm theo Công văn này, trong đó bao gồm nội dung vướng mắc tại Hội nghị tập huấn Thông tư số 205/2010/TT-BTC và nội dung vướng mắc do các đơn vị gửi về Tổng cục Hải quan.

Yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố quán triệt, tổ chức thực hiện thống nhất trong toàn đơn vị. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc thì báo cáo về Tổng cục Hải quan (Cục Thuế xuất nhập khẩu) để xem xét, xử lý.

Tổng cục Hải quan thông báo để Cục Hải quan các tỉnh, thành phố biết và thực hiện.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- TT. Đỗ Hoàng Anh Tuấn (để b/c);
- Vụ CST, Vụ PC (để p/hợp);
- LĐTC (để b/c);
- Các Vụ, Cục thuộc TCHQ (để biết);
- Lưu: VT, TXNK – PG (5b)

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Hoàng Việt Cường

 

TỔNG HỢP VƯỚNG MẮC PHÁT SINH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN THÔNG TƯ SỐ 205/2010/TT-BTC NGÀY 15/12/2010 CỦA BỘ TÀI CHÍNH

(Ban hành kèm theo Công văn số 1432 ngày 04 tháng 4 năm 2011)

TT

Nội dung vướng mắc

Yêu cầu thực hiện

HÀNG NHẬP KHẨU

 

Điều 5, Điều 6

 

1.

Doanh nghiệp có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện. Tuy nhiên, theo Luật Khiếu nại tố cáo thì khiếu nại hoặc khởi kiện Quyết định hành chính, hành vi hành chính… Vậy Thông báo xác định trị giá tính thuế hay Quyết định ấn định thuế là Quyết định hành chính?

Căn cứ Điều 29 Thông tư số 205/2010/TT-BTC, trường hợp người khai hải quan không đồng ý với kết quả xác định trị giá tính thuế của cơ quan hải quan thì có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định.

Người khai hải quan có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện đối với Thông báo về việc trị giá tính thuế hàng nhập khẩu của cơ quan hải quan:

- Trường hợp cấp Chi cục ra Thông báo về việc trị giá tính thuế thì cấp Chi cục giải quyết khiếu nại lần 1.

- Trường hợp cấp Cục ra Thông báo về việc trị giá tính thuế thì cấp Cục giải quyết khiếu nại lần 1.

Nếu người khai hải quan không khiếu nại Thông báo về việc trị giá tính thuế mà khiếu nại Quyết định ấn định thuế (liên quan đến mức giá do cơ quan hải quan xác định) thì cấp Chi cục chuyển hồ sơ lên cấp Cục để giải quyết.

2.

Trường hợp cấp Cục ra Thông báo xác định trị giá theo mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư số 205/2010/TT-BTC, Chi cục ra Quyết định ấn định thuế, thì cấp nào sẽ là cấp đầu tiên giải quyết khiếu nại khi người khai hải quan khiếu nại về mức giá do cơ quan hải quan xác định

 

Điều 14

 

 

Điều chỉnh trừ

 

3.

Bảng công bố giảm giá có phải xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nào không? Hình thức, nội dung của bảng công bố giảm giá như thế nào thì được coi là hợp pháp, hợp lệ? Bảng công bố có phải được công khai trên mạng internet hay các phương tiện thông tin đại chúng không?

- Bảng công bố giảm giá của người bán do người bán công bố, áp dụng đối với mọi người mua.

- Hình thức, nội dung của bảng công bố giảm giá được coi là hợp pháp nếu do người bán công bố công khai thể hiện với chính sách giảm giá chung của người bán đối với người mua. Cục Hải quan tỉnh, thành phố lưu ý so sánh, đối chiếu giữa các Bảng công bố giảm giá do cùng một người xuất khẩu phát hành trong quá trình kiểm tra trị giá.

4.

Bảng công bố giảm giá là bản chính hay bản sao?

Bảng công bố giảm giá là bản sao có xác nhận sao y bản chính của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 205/2010/TT-BTC 

5.

Bảng công bố giảm giá của người bán do doanh nghiệp xuất trình hay cơ quan hải quan sẽ kiểm tra Bảng công bố giảm giá trên các nguồn thông tin?

- Bảng công bố giảm giá của người bán do người khai hải quan nộp cho cơ quan hải quan cùng với bộ hồ sơ đề nghị xem xét giảm giá theo quy định tại tiết a.3.3 điểm 2.2.4.2 khoản 2 Điều 14 Thông tư số 205/2010/TT-BTC

- Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu trị giá khai báo và thực tế (về số lượng, cấp độ thương mại, hình thức và thời gian thanh toán) với Bảng công bố giảm giá của người bán theo quy định tại tiết b.2 điểm 2.2.4.2 khoản 2 Điều 14 Thông tư số 205/2010/TT-BTC

6.

Trường hợp khoản giảm giá phù hợp với hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng không có Bảng công bố giảm giá của người bán thì khoản giảm giá có được chấp nhận khấu trừ ra khỏi trị giá tính thuế không?

Khoản giảm giá không được khấu trừ ra khỏi trị giá tính thuế theo quy định tại điểm 2.2.4.2 khoản 2 Điều 14 Thông tư số 205/2010/TT-BTC

7.

Việc xét giảm giá chỉ xem xét đối với 2 phương thức thanh toán qua Ngân hàng là L/C và TTR. Các phương thức thanh toán khác như (DA; DP; …) hay bù trừ công nợ (như quy định tại Thông tư 194) có được xem xét để khấu trừ khoản giảm giá không?

Khoản giảm giá không được khấu trừ ra khỏi trị giá tính thuế đối với các lô hàng nhập khẩu có phương thức thanh toán ngoài 2 phương thức L/C hoặc TTR theo quy định tại tiết d điểm 2.2.4.1 khoản 2 Điều 14 Thông tư số 205/2010/TT-BTC

8.

Thủ tục khai báo, kiểm tra đối với hợp đồng mua bán hàng hóa có khoản giảm giá, chỉ nhập khẩu một lần.

- Người khai hải quan thực hiện khai báo theo đúng hướng dẫn tại tiết a, điểm 2.2.4.2 (trừ tiết a.3.2) khoản 2 Điều 14 Thông tư số 205/2010/TT-BTC: mức giá chưa giảm, mức giá sau khi đã trừ khoản giảm giá trên Tờ khai trị giá theo đúng quy định.

- Cơ quan hải quan trên cơ sở mức giá khai báo sau khi trừ đi khoản giảm giá để xác định nghi vấn về mức giá, tiến hành các thủ tục kiểm tra theo quy định tại Điều 24 Thông tư số 205/2010/TT-BTC

9.

Hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố giảm giá, nhập khẩu làm nhiều chuyến, có tổ chức tham vấn ngay từ chuyến hàng đầu tiên không hay đợi kết thúc hợp đồng mới tổ chức tham vấn?

Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố giảm giá, nhập khẩu làm nhiều chuyến thì tổ chức tham vấn ngay cho tờ khai hải quan (chuyến hàng) đầu tiên và cho từng chuyến hàng tiếp theo. Trường hợp đủ căn cứ để bác bỏ trị giá khai báo, tiến hành bác bỏ trị giá khai báo, xác định trị giá tính thuế theo đúng quy định tại Thông tư số 205/2010/TT-BTC và không tiến hành xem xét khoản giảm giá khi kết thúc hợp đồng.

10.

Hợp đồng có yếu tố giảm giá, nhập khẩu làm nhiều chuyến, trị giá tính thuế không được xác định theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu (phương pháp 1), thì có được xem xét khoản giảm giá khi kết thúc hợp đồng không?

- Trường hợp này không được xem xét để khấu trừ khoản giảm giá.

- Khoản giảm giá chỉ được xem xét khi kết thúc hợp đồng đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa có trị giá tính thuế là trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu (phương pháp 1).

11.

Các mặt hàng mà Cục trưởng phân cấp tham vấn cho cấp Chi cục nếu hợp đồng có yếu tố giảm giá thì Cục trưởng có thể ủy quyền cho cấp Chi cục xem xét quyết định trừ khoản giảm giá không?

Cục trưởng không được ủy quyền cho cấp Chi cục xem xét quyết định trừ khoản giảm giá vì Cục trưởng có trách nhiệm xem xét quyết định điều chỉnh trừ khoản giảm giá theo quy định tại tiết b điểm 2.2.4.2 khoản 2 Điều 14 Thông tư số 205/2010/TT-BTC

12.

Trường hợp hợp đồng giảm giá phát sinh tại thời điểm Thông tư 40/2008/TT-BTC nhưng hoàn thành việc nhập khẩu tại thời điểm Thông tư số 205/2010/TT-BTC có hiệu lực thì có yêu cầu doanh nghiệp nộp bảng công bố giảm giá của người bán không?

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư số 205/2010/TT-BTC thì thời điểm xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là ngày đăng ký tờ khai nhập khẩu. Vì vậy, phải căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực tại thời điểm xác định trị giá để xác định trị giá.

13.

Đề nghị giải thích rõ hơn khái niệm về ‘cấp độ thương mại’ và ‘số lượng hàng hóa mua bán’ trong quy định về khoản giảm giá. Ví dụ trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu ô tô thì một hợp đồng nhập khẩu số lượng bao nhiêu thì được coi là số lượng lớn?

Cơ quan hải quan không thể tự quy định cấp độ thương mại cho mỗi giao dịch nhập khẩu, vì cấp độ thương mại phụ thuộc vào chính sách bán hàng của mỗi người xuất khẩu, thể hiện qua bảng giá bán hàng, bảng công bố giảm giá… của người xuất khẩu.

 

Điều chỉnh cộng

 

14.

Hàng hóa về kho ngoại quan (hoặc ICD…); Hồ sơ nhập khẩu thể hiện cảng đích (destination port) là Hải Phòng, nhưng ghi địa điểm dỡ hàng (final port) là kho ngoại quan (hoặc ICD…), hình thức thanh toán là CIF Hải Phòng, trường hợp này xác định trị giá như thế nào?

Trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên; Cửa khẩu nhập đầu tiên là cảng đích ghi trên vận tải đơn của từng phương thức vận tải.

- Trường hợp vận tải đơn ghi cảng đích là cảng Hải Phòng thì trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cảng Hải Phòng.

- Trường hợp vận tải đa phương thức thì trị giá tính thuế là giá thực tế phải trả tính đến Kho ngoại quan (hoặc ICD…)

15.

Thông tư 40/2008/TT-BTC ngày 21/5/2008 hướng dẫn chi phí bốc, dỡ, xếp hàng từ phương tiện vận tải xuống cửa khẩu nhập đầu tiên là khoản phải cộng vào trị giá tính thuế. Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 hướng dẫn chi phí bốc, dỡ, xếp hàng từ phương tiện vận tải xuống cửa khẩu nhập đầu tiên là khoản không phải cộng vào trị giá tính thuế.

Vậy khi Thông tư số 205/2010/TT-BTC đã có hiệu lực thì có phải truy thu đối với các trường hợp doanh nghiệp khai báo thiếu chi phí bốc, dỡ, xếp hàng từ phương tiện vận tải xuống cửa khẩu nhập đầu tiên tại thời điểm Thông tư 40/2008/TT-BTC còn hiệu lực hay không?

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư số 205/2010/TT-BTC: Thời điểm xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là ngày đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Do vậy, tờ khai hải quan hàng nhập khẩu đăng ký tại thời điểm Thông tư số 205/2010/TT-BTC có hiệu lực thì không phải cộng chi phí bốc, dỡ, xếp hàng từ phương tiện vận tải xuống cửa khẩu nhập đầu tiên. Những tờ khai hàng nhập khẩu đăng ký tại thời điểm Thông tư 40/2008/TT-BTC  có hiệu lực thì phải cộng khoản phí này.

16.

Giá nhập C & F có được hiểu là trị giá thống kê hoặc trị giá tính thuế không?

- Trị giá thống kê hàng nhập khẩu được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 205/2010/TT-BTC

- Trị giá tính thuế hàng nhập khẩu được quy định tại Điều 12 Thông tư số 205/2010/TT-BTC

Đối chiếu với các quy định trên thì giá nhập khẩu C&F có được hiểu là trị giá thống kê hoặc trị giá tính thuế hay không, phải căn cứ vào điều kiện mua bán, thực tế các khoản phải thanh toán của từng lô hàng cụ thể.

 

Điều 19

 

17.

Tại điểm 2.7 khoản 2 Điều 19 quy định việc sử dụng trị giá cao hơn trong hai trị giá thay thế để làm trị giá tính thuế. Như vậy, đối với mặt hàng xe ô tô có thực hiện theo quy định này không vì trên thực tế hiện nay mặt hàng ô tô trong quá trình tham vấn, thu thập các dữ liệu đều lấy giá cao nhất trên chương trình GTT22 để xác định trị giá tính thuế đồng thời lấy dữ liệu trong danh mục do Tổng cục Hải quan ban hành làm căn cứ để so sánh.

Cơ quan hải quan không được sử dụng trị giá cao hơn trong hai trị giá thay thế để làm trị giá tính thuế. Trị giá được lựa chọn làm trị giá tính thuế phải không thuộc diện nghi ngờ về mức giá theo quy định tại Điều 24 Thông tư số 205/2010/TT-BTC, theo đó: Trị giá tính thuế được lựa chọn phải cao hơn mức giá tại Danh mục quản lý rủi ro cấp Tổng cục ban hành có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

 

Điều 20

 

18.

Cơ sở dữ liệu để kiểm tra trị giá đối với hàng hóa chuyển mục đích sử dụng lấy vào thời điểm nào (Ngày chuyển mục đích sử dụng hay ngày nhập khẩu đầu tiên của hàng chuyển mục đích)?

Căn cứ vào cơ sở dữ liệu giá tại thời điểm nhập khẩu để kiểm tra trị giá theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư số 205/2010/TT-BTC

19.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư số 205/2010/TT-BTC thì:

(1) Dữ liệu giá cùng thời điểm có được hiểu là dữ liệu tra cứu trong thời hạn 60 ngày trước và sau ngày đăng ký tờ khai nhập khẩu hay không? Hay là 90 ngày trước và sau

(1) Dữ liệu giá cùng thời điểm là dữ liệu tra cứu trong khoảng thời gian 60 ngày trước hoặc 60 ngày sau ngày xuất khẩu đến Việt Nam của lô hàng nhập khẩu có thay đổi mục đích sử dụng. Trường hợp không tìm kiếm được thông tin giá trong khoảng thời gian nêu trên thì được mở rộng thời gian tìm kiếm dữ liệu nhưng không quá 90 ngày trước hoặc 90 ngày sau ngày xuất khẩu đến Việt Nam của lô hàng nhập khẩu có thay đổi mục đích sử dụng.

(2) Trường hợp tìm được nhiều mức giá tại cơ sở dữ liệu để so sánh với trị giá khai báo thì sử dụng mức giá cao nhất hay thấp nhất làm cơ sở xác định trị giá tính thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 20.

(2) Lựa chọn trị giá tính thuế thấp nhất nhưng không thuộc diện nghi ngờ về mức giá theo quy định tại Điều 24 Thông tư số 205/2010/TT-BTC làm cơ sở xác định trị giá tính thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 20.

20.

Tại điểm 5.1 và 5.2.1a Điều 20 quy định về hàng hóa không có hợp đồng mua bán, đề nghị hướng dẫn thực hiện như sau:

Khi có căn cứ xác định trị giá khai báo không phù hợp hoặc khai báo thấp hơn dữ liệu giá, thông tin có sẵn tại cơ quan hải quan thì trị giá tính thuế do cơ quan hải quan ấn định cho tất cả các mặt hàng

Chỉ xác định giá, ấn định thuế đối với mặt hàng thuộc đối tượng được áp dụng trị giá khai báo theo quy định tại khoản 5 Điều 20 nhưng có căn cứ xác định trị giá khai báo không phù hợp. Không xác định giá, ấn định thuế cho tất cả các mặt hàng thuộc tờ khai hải quan.

21.

Tại tiết 9.2.1 khoản 9 hướng dẫn “Ngày xuất khẩu được xác định là ngày xếp hàng lên phương tiện vận tải ghi trên vận đơn”, trong khi đó theo Quyết định số 30/2008/QĐ-BTC ngày 21/5/2008 thì ngày xuất khẩu là ngày phát hành vận đơn. Mặt khác, cần quy định nếu trên vận đơn không thể hiện ngày xếp hàng lên phương tiện vận tải thì được sử dụng ngày phát hành vận đơn là ngày xuất khẩu

- Theo quy định tại Thông tư số 205/2010/TT-BTC: Ngày xuất khẩu là ngày xếp hàng lên phương tiện vận tải ghi trên vận tải đơn.

 - Nếu trên vận đơn không thể hiện ngày xếp hàng lên phương tiện vận tải thì ngày xuất khẩu là ngày phát hành vận tải đơn.

22.

Nếu doanh nghiệp không đồng ý với mức giá xác định của cơ quan Hải quan trong trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, hoặc được miễn thuế, xét miễn thuế nay chuyển đổi mục đích sử dụng thuộc đối tượng phải tính thuế, có mức giá khai báo thấp hơn mức giá trong cơ sở dữ liệu giá cùng thời điểm thì xử lý như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 29 Thông tư số 205/2010/TT-BTC, trường hợp người khai hải quan không đồng ý với kết quả xác định trị giá tính thuế của cơ quan hải quan thì có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định.

23.

Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, hoặc được miễn thuế, xét miễn thuế nay chuyển đổi mục đích sử dụng thuộc đối tượng phải tính thuế có mức giá khai báo thấp nhưng không có giá tại cơ sở dữ liệu giá thì giải quyết như thế nào?

Câu hỏi đưa ra là chưa chính xác vì: Căn cứ khoản 1 Điều 20 Thông tư số 205/2010/TT-BTC, cơ sở để kết luận trị giá khai báo thấp là dựa trên mức giá tại cơ sở dữ liệu giá. Mức giá tại cơ sở dữ liệu giá này cũng chính là mức giá sẽ được sử dụng để xác định trị giá tính thuế

 

Điều 23

 

24.

Theo hướng dẫn tại điểm 3.2.2 khoản 3: “Bổ sung vào Danh mục rủi ro hàng nhập khẩu cấp Cục những mặt hàng do Tổng cục Hải quan đưa ra khỏi Danh mục rủi ro hàng hóa nhập khẩu cấp Tổng cục”. Đề nghị sửa đổi điểm này thành “xem xét…” để tránh khó khăn vướng mắc cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố trong việc xây dựng điều chỉnh giá

Thực hiện đúng theo quy định tại điểm 3.2.2 khoản 3 Điều 23 của Thông tư số 205/2010/TT-BTC

 

Điều 24

 

25.

Đối với lô hàng có yếu tố giảm giá, trong đó mức giá khai báo sau khi trừ đi khoản giảm giá thấp hơn mức giá của hàng hóa giống hệt, tương tự trong cơ sở dữ liệu giá nhưng người khai hải quan đã tính và nộp thuế theo giá chưa được trừ khoản giảm giá cao hơn hoặc bằng mức giá của hàng hóa giống hệt, tương tự trong cơ sở dữ liệu giá thì có nghi vấn về mức giá và có phải tổ chức tham vấn giá không?

Trường hợp này thuộc diện có nghi vấn về mức giá, do vậy cơ quan hải quan thực hiện xử lý các trường hợp có nghi vấn về mức giá theo quy định tại tiết b.2 điểm 1.3.2.2 khoản 1 Điều 24 Thông tư số 205/2010/TT-BTC

26.

Khi kiểm tra mức giá khai báo, tìm kiếm dữ liệu về mặt hàng giống hệt, tương tự trong phạm vi 90 ngày trước hoặc sau ngày xuất khẩu của hàng đang kiểm tra trị giá là đúng hay sai?

Trường hợp này là sai với hướng dẫn tại Thông tư số 205/2010/TT-BTC. Cơ quan hải quan phải tìm kiếm dữ liệu về hàng hóa giống hệt, tương tự được xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng ngày hoặc trong khoảng thời gian 60 ngày trước hoặc 60 ngày sau ngày xuất khẩu của mặt hàng đang kiểm tra trị giá. Trường hợp không tìm kiếm được hàng hóa giống hệt, tương tự trong khoảng thời gian nêu trên thì mới được mở rộng thời gian tìm kiếm dữ liệu nhưng không quá 90 ngày trước hoặc 90 ngày sau ngày xuất khẩu của mặt hàng đang kiểm tra trị giá

27.

Nếu trị giá khai báo hàng nhập khẩu thấp hơn trị giá bộ linh kiện nhập khẩu, đã đủ cơ sở để bác bỏ trị giá khai báo chưa?

Trường hợp trị giá khai báo hàng nhập khẩu thấp hơn trị giá bộ linh kiện nhập khẩu chưa đủ cơ sở để cơ quan hải quan bác bỏ trị giá khai báo. Đây chỉ là cơ sở để xác định nghi vấn về mức giá theo quy định tại tiết b.4 điểm 1.3.2.2 khoản 1 Điều 24 Thông tư số 205/2010/TT-BTC

 

Điều 25

 

28.

Trường hợp hàng hóa thuộc diện nộp thuế xong trước khi nhận hàng nhưng cơ quan không đủ cơ sở dữ liệu giá để xác định khoản đảm bảo, nếu chờ thu thập dữ liệu để xác định khoản bảo đảm sẽ ảnh hưởng đến thời gian thông quan hàng hóa thì xử lý như thế nào?

Cơ sở xác định nghi vấn về mức giá sẽ là cơ sở xác định khoản bảo đảm theo các nguyên tắc, phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại Thông tư số 205/2010/TT-BTC

 

Điều 26

 

29.

Trường hợp hợp đồng có yếu tố giảm giá nhập khẩu làm nhiều chuyến được ký kết tại thời điểm Thông tư 40/2008/TT-BTC có hiệu lực, các mặt hàng đã nhập khẩu trước đây đều được chấp nhận trị giá khai báo tại thời điểm tham vấn. Tuy nhiên khi Danh mục quản lý rủi ro hàng nhập khẩu cấp Tổng cục ban hành theo Công văn 348/TCHQ-TXNK thì mức giá của các lô hàng nhập khẩu sau thấp hơn mức giá tại Danh mục. Trong quá trình tham vấn doanh nghiệp giải trình đầy đủ mọi vấn đề nghi vấn do cơ quan hải quan đưa ra, xuất trình được đầy đủ mọi chứng từ, tài liệu chứng minh tính trung thực của trị giá khai báo và không đủ cơ sở để bác bỏ trị giá khai báo. Vậy có được chấp nhận trị giá khai báo không?

Thực hiện xử lý các trường hợp có nghi vấn về mức giá theo quy định tại tiết b.2 điểm 1.3.2.2 khoản 1 Điều 24 Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 của Bộ Tài chính đối với từng lô hàng theo hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan. Cụ thể:

Tổ chức tham vấn, bác bỏ trị giá khai báo theo quy định tại tiết 4.4.1 điểm 4.4 khoản 4 Điều 26 Thông tư số 205/2010/TT-BTC và xác định trị giá tính thuế trên cơ sở dữ liệu sẵn có tại thời điểm có hiệu lực của Danh mục số 348/TCHQ-TXNK

30.

Điểm 3.3 khoản 3 hướng dẫn “Cục trưởng quyết định tham vấn đối với các mặt hàng thuộc Danh mục rủi ro hàng nhập khẩu cấp Tổng cục hoặc Danh mục rủi nhập khẩu cấp Cục có nghi vấn về mức giá, nhưng mức giá khai báo thấp hơn không quá 5% so với mức giá có trong cơ sở dữ liệu giá tại thời điểm kiểm tra”. Quy định này không rõ ràng, đề nghị hướng dẫn cụ thể: Khi có nghi vấn về mức giá, nhưng mức giá khai báo thấp hơn không quá 5% so với mức giá có trong cơ sở dữ liệu giá thì Cục trưởng quyết định tham vấn hoặc không tham vấn; trường hợp khi có nghi vấn về mức giá, nhưng mức giá khai báo lớn hơn hoặc bằng 5% so với mức giá có trong cơ sở dữ liệu giá thì Cục trưởng quyết định tham vấn

Theo quy định tại điểm 3.1 khoản 3 Điều 26 Thông tư số 205/2010/TT-BTC thì các lô hàng thuộc Danh mục rủi ro hàng hóa nhập khẩu cấp Tổng cục hoặc Danh mục rủi ro hàng hóa nhập khẩu cấp Cục có nghi vấn về mức giá, nhưng người khai hải quan không đồng ý với mức giá và phương pháp xác định giá của cơ quan hải quan đều thuộc đối tượng phải tham vấn.

Tuy nhiên, trong thực tế có một số lô hàng thuộc đối tượng phải tham vấn nhưng hàng hóa nhập khẩu đơn lẻ hoặc số lượng ít, không mang tính chất thương mại đồng thời mức giá khai báo thấp hơn không quá 5% so với cơ sở dữ liệu giá, thì Cục trưởng Cục Hải quan địa phương căn cứ thực tế lô hàng nhập khẩu, các thông tin dữ liệu về hàng hóa để quyết định tham vấn hoặc không tham vấn theo quy định tại điểm 3.3 khoản 3 Điều 26 Thông tư số 205/2010/TT-BTC

31.

Theo quy định thì giá thấp hơn 5% so với cơ sở dữ liệu giá sẽ giao cho Cục trưởng quyết định có tham vấn hay không.

 

(1) Như vậy, giá thấp hơn trong phạm vi 5% so với cơ sở dữ liệu giá thì đương nhiên không tham vấn, hiểu như vậy là đúng hay sai? Nếu Cục trưởng quyết định không tham vấn thì mức giá khai báo này có được sử dụng làm mức giá tính thuế không?

(1) Giá thấp hơn trong phạm vi 5% so với cơ sở dữ liệu giá nhưng không tổ chức tham vấn là sai. Vì Cục trưởng phải căn cứ thực tế của từng lô hàng để quyết định tham vấn hoặc không tham vấn, phù hợp với quy định về kiểm tra, xác định trị giá tính thuế

(2) Cục trưởng có được giao việc xem xét quyết định tham vấn cho phòng tham mưu hay Chi cục không?

(2) Việc quyết định có tham vấn hoặc không tham vấn đối với các trường hợp mức giá khai báo thấp hơn không quá 5% so với cơ sở dữ liệu giá thuộc thẩm quyền của Cục trưởng. Do vậy, Cục trưởng không được giao thẩm quyền này cho Phòng tham mưu hoặc Chi cục quyết định.

32.

Tất cả các trường hợp mặt hàng nhập khẩu có giá thấp hơn 5% so với cơ sở dữ liệu giá đều phải trình Cục trưởng để quyết định có tham vấn hay không là đúng hay sai?

Tất cả các trường hợp mặt hàng nhập khẩu có giá thấp hơn 5% so với cơ sở dữ liệu giá đều phải trình Cục trưởng để quyết định có tham vấn hay không tham vấn là sai vì chỉ trình Cục trưởng quyết định tham vấn hoặc không tham vấn đối với các lô hàng có giá thấp hơn 5% so với cơ sở dữ liệu giá nhưng nhập khẩu đơn lẻ hoặc số lượng ít, không mang tính chất thương mại.

33.

Doanh nghiệp không đến tham gia tham vấn đúng hẹn theo giấy mời của cơ quan hải quan thì xử lý thế nào?

Trường hợp này, cơ quan hải quan bác bỏ trị giá khai báo theo quy định tại tiết 4.4.1 điểm 4.4 khoản 4 Điều 26 Thông tư số 205/2010/TT-BTC

34.

Trường hợp chấp nhận trị giá khai báo sau tham vấn thì có phải ra Thông báo trị giá theo mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư số 205/2010/TT-BTC không?

Cơ quan hải quan phải ra Thông báo trị giá theo mẫu 4 quy định tại tiết 4.4.2 điểm 4.4 khoản 4 Điều 26 Thông tư số 205/2010/TT-BTC

35.

Đề nghị hướng dẫn thêm việc phân cấp không quá 10% số lượng các trường hợp hàng hóa thuộc Danh mục rủi ro hàng nhập khẩu cấp Cục phải tham vấn

Trên cơ sở Danh mục rủi ro hàng nhập khẩu do Cục xây dựng để xác định số lượng các mặt hàng phải tham vấn, từ đó phân cấp khoảng 10% số lượng các mặt hàng phải tham vấn theo tiêu chí tên hàng hoặc thuế suất đối với các mặt hàng thuộc Danh mục rủi ro hàng nhập khẩu cấp Cục.

36.

Có được tổ chức tham vấn đối với các mặt hàng không thuộc Danh mục rủi ro hàng nhập khẩu cấp Tổng cục hoặc cấp Cục không?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Thông tư số 205/2010/TT-BTC thì không được tổ chức tham vấn đối với các mặt hàng này.

37.

Về quy định tại điểm 3.4 khoản 3 Điều 26 Thông tư số 205/2010/TT-BTC:

Trường hợp Doanh nghiệp chấp nhận sử dụng kết quả tham vấn lần đầu cho các lần nhập khẩu tiếp theo thì doanh nghiệp gửi văn bản chấp nhận sử dụng kết quả tham vấn lần đầu ngay khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng tiếp theo hay khi cơ quan hải quan ra các mẫu 1, 2, 3, 4 theo quy định?

- Doanh nghiệp có thể gửi văn bản chấp nhận sử dụng kết quả tham vấn lần đầu ngay khi làm thủ tục hải quan.

- Về phía cơ quan hải quan chỉ chấp nhận sử dụng kết quả tham vấn lần đầu cho lô hàng tiếp theo sau khi đã thực hiện quy trình kiểm tra trị giá tính thuế và kết quả kiểm tra đáp ứng quy định tại điểm 3.4.1 khoản 3 Điều 26 Thông tư số 205/2010/TT-BTC

38.

Trường hợp Danh mục rủi ro nhập khẩu cấp Cục có ít mặt hàng, khoảng cách giữa các Chi cục và Cục khá xa, việc luân chuyển hồ sơ, chứng từ về Cục mất nhiều thời gian, thì có được quyền phân cấp cho các Chi cục thực hiện việc tham vấn đối với các mặt hàng thuộc Danh mục rủi ro nhập khẩu cấp Cục không?

Thực hiện phân cấp tham vấn theo quy định tại điểm 1.2 khoản 1 Điều 26 Thông tư số 205/2010/TT-BTC

39.

Về thẩm quyền tham vấn, có thể căn cứ theo tình hình thực tế mỗi đơn vị, Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh phân cấp cho các Chi cục thực hiện tham vấn được không?

 

CÁC MẪU THÔNG BÁO

 

40.

Tại mẫu số 4 vẫn phải kẻ bảng để liệt kê toàn bộ hàng hóa nhập khẩu thuộc diện phải tham vấn mà được chấp nhận trị giá khai báo. Đề nghị không liệt kê những mặt hàng được chấp nhận trị giá khai báo sau tham vấn. Trên cùng một tờ khai có mặt hàng được chấp nhận, có mặt hàng bị bác bỏ thì xác định từng mặt hàng bị bác bỏ theo đúng mẫu 04, số hàng được chấp nhận thì ghi “chấp nhận trị giá khai báo các mặt hàng còn lại”

Cơ quan hải quan phải ra Thông báo trị giá theo mẫu 4 quy định tại tiết 4.4.2 điểm 4.4 khoản 4 Điều 26 Thông tư số 205/2010/TT-BTC

41.

Người khai hải quan (Đại diện có thẩm quyền) phải có ý kiến và ký tại Thông báo theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 205/2010/TT-BTC là người nào? Có thể là người đi làm thủ tục hải quan không?

Người có ý kiến và ký tại Thông báo theo mẫu số 1 là người có quyền ghi ý kiến và ký đại diện cho doanh nghiệp tại mẫu 1 ban hành kèm theo Thông tư số 205/2010/TT-BTC

II

HÀNG XUẤT KHẨU

 

42.

Hàng xuất khẩu có phải khai báo trên tờ khai trị giá không?

Tờ khai trị giá chỉ áp dụng đối với hàng nhập khẩu. Hàng xuất khẩu chỉ phải khai trị giá trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu.

43.

Hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng không phải khai báo trên tờ khai trị giá nên để quản lý giá, đề nghị các mặt hàng xuất khẩu có thuế phải khai báo tờ khai trị giá

Hàng xuất khẩu không có các khoản điều chỉnh cộng; điều chỉnh trừ nên không phải khai tờ khai trị giá

44.

Đối với hàng xuất khẩu, đề nghị chương trình GTT22 thiết kế thêm chức năng “tra cứu mặt hàng đã xuất khẩu có thuế” trong mục “kiểm tra giá”

Tổng cục Hải quan sẽ sửa đổi phần mềm thay thế chương trình GTT22 trong năm 2011, trong đó có cả phần mềm tra cứu trị giá hàng hóa xuất khẩu.

45.

(1) Có phải tiến hành kiểm tra trị giá đối với hàng hóa xuất khẩu không thuộc Danh mục rủi ro hàng hóa xuất khẩu cấp Cục không?

(1) Các hàng hóa này không thuộc đối tượng kiểm tra trị giá theo quy định tại tiết 1.2 khoản 1 Điều 22 Thông tư số 205/2010/TT-BTC

(2) Trường hợp phát hiện các sai phạm về khai báo, xác định trị giá tính thuế của hàng hóa xuất khẩu không thuộc Danh mục rủi ro hàng hóa xuất khẩu cấp Cục thì có tiến hành tham vấn không?

(2) Trong trường hợp này cơ quan hải quan xác định trị giá tính thuế hàng xuất khẩu theo quy định tại tiết 2.2.1 khoản 2 Điều 22 Thông tư số 205/2010/TT-BTC, không phải tổ chức tham vấn. 

46.

Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa theo điều kiện EXW (tại mỏ khai thác hoặc nơi sản xuất), việc vận chuyển hàng hóa từ mỏ khai thác hoặc nơi sản xuất ra nước ngoài theo phương thức vận chuyển đa phương thức, do bên mua chịu chi phí vận chuyển. Cơ quan hải quan hướng dẫn doanh nghiệp khai báo trị giá tính thuế xuất khẩu bao gồm trị giá hàng hóa (C) cộng với chi phí vận tải (F) và các chi phí có liên quan để đưa hàng đến cửa khẩu xuất.

Đề nghị Tổng cục hướng dẫn rõ trường hợp này.

Hướng dẫn của cơ quan hải quan là đúng quy định về việc xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu.

Tuy nhiên, cơ quan hải quan cần giải thích thêm về bản chất chi phí cho doanh nghiệp hiểu. Đối với trường hợp này, chi phí vận tải từ mỏ khai thác (hoặc nơi sản xuất) tại Việt Nam đến cửa khẩu xuất là chi phí vận tải nội địa; chi phí vận tải từ cửa khẩu xuất đến chân công trình ở nước nhập khẩu là chi phí vận tải quốc tế.

 

VƯỚNG MẮC KHÁC

 

47.

Thời hạn quy định tại văn bản quy phạm pháp luật về trị giá không ghi cụ thể là ngày làm việc hay ngày theo lịch thì sẽ được hiểu là ngày nào (theo lịch hay làm việc)

Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật không ghi cụ thể thì sẽ được hiểu là ngày theo lịch.

 

THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ

 

48.

Tại tiết a.1 điểm 2.2.4.2 khoản 2 hướng dẫn “Khai báo khoản giảm giá tại tiêu thức tương ứng trên tờ khai trị giá nhưng chưa thực hiện điều chỉnh trừ khoản giảm giá trên tờ khai trị giá”. Tuy nhiên, khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử nếu doanh nghiệp nhập khoản giảm giá vào tiêu thức tương ứng thì chương trình tự động điều chỉnh khoản giảm giá trên tờ khai trị giá, do đó sẽ phản ánh không đúng trị giá tính thuế của tờ khai.

Về phần mềm thủ tục hải quan điện tử, Tổng cục sẽ xem xét và sửa đổi phần mềm trong thời gian tới.

49.

Thông tư số 205/2010/TT-BTC hướng dẫn kiểm tra trị giá đối với tờ khai trị giá điện tử in nhưng hiện nay hệ thống xử lý dữ liệu điện tử không in được tờ khai trị giá. Đề nghị nâng cấp phần mềm khai báo của doanh nghiệp cho phép in tờ khai trị giá điện tử ra giấy.

50.

Điều 24 Thông tư số 205/2010/TT-BTC hướng dẫn Chi cục trưởng Chi cục Hải quan có thẩm quyền “Quyết định cập nhật Danh mục rủi ro hàng hóa nhập khẩu cấp Tổng cục và Danh mục rủi ro hàng hóa nhập khẩu cấp Cục vào Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để phân luồng hồ sơ”. Tuy nhiên Chi cục không có thẩm quyền cập nhật. Đề nghị giao thẩm quyền cập nhật Danh mục quản lý rủi ro về giá vào Hệ thống để phân luồng tờ khai.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 1432/TCHQ-TXNK ngày 04/04/2011 vướng mắc Thông tư 205/2010/TT-BTC do Tổng cục Hải quan ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.762

DMCA.com Protection Status
IP: 18.218.38.125
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!