Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 6634/BCT-TTTN Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Công thương Người ký: Hoàng Anh Tuấn
Ngày ban hành: 27/09/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6634/BCT-TTTN
V/v đăng tải báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý về dự thảo Nghị định bãi bỏ Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 và Nghị định số 43/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009

Hà Nội, ngày 27 tháng 9 năm 2023

Kính gửi: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Để bảo đảm việc xây dựng Nghị định bãi bỏ Nghị định số 59/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12 tháng 6 năm 2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện (gọi là Nghị định số 59/2006/NĐ-CP) và Nghị định số 43/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh của Nghị định số 59/2006/NĐ-CP (gọi là Nghị định số 43/2009/NĐ-CP), theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Công Thương đề nghị Quý Cơ quan:

Đăng tải báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân đối với dự thảo Nghị định bãi bỏ Nghị định số 59/2006/NĐ-CP , Nghị định số 43/2009/NĐ-CP (nội dung báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý xin gửi kèm theo), trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ theo quy định để cơ quan, tổ chức, cá nhân biết và tham gia ý kiến.

Mọi chi tiết đề nghị liên hệ Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương, địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, điện thoại: 024.22205359, (email: [email protected], [email protected].).

Trân trọng./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- TTr. Đỗ Thắng Hải (để b/c);
- Vụ Pháp chế (để p/h);
- Cổng thông tin điện tử BCT (để đăng);
- Lưu: VT, TTTN.

TL. BỘ TRƯỞNG
K.T. VỤ TRƯỞNG
VỤ THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Hoàng Anh Tuấn

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 19 tháng 9 năm 2023

BÁO CÁO

TỔNG HỢP TIẾP THU, GIẢI TRÌNH Ý KIẾN GÓP Ý XÂY DỰNG NGHỊ ĐỊNH BÃI BỎ NGHỊ ĐỊNH SỐ 59/2006/NĐ-CP NGÀY 12 THÁNG 6 NĂM 2006 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT LUẬT THƯƠNG MẠI VỀ HÀNG HÓA, DỊCH VỤ CẤM KINH DOANH, HẠN CHẾ KINH DOANH VÀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 43/2009/NĐ-CP NGÀY 07 THÁNG 5 NĂM 2009 CỦA CHÍNH PHỦ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG DANH MỤC HÀNG HÓA, DỊCH VỤ CẤM KINH DOANH CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 59/2006/NĐ-CP NGÀY 12 THÁNG 6 NĂM 2006 CỦA CHÍNH PHỦ HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI VỀ HÀNG HÓA, DỊCH VỤ CẤM KINH DOANH, HẠN CHẾ KINH DOANH VÀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN

Sau hai lần xin ý kiến các Bộ, ngành, các đơn vị liên quan và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, một lần họp Ban Soạn thảo, Tổ biên tập; đồng thời xin ý kiến rộng rãi các tổ chức, cá nhân trên cổng thông tin điện tử Chính phủ và cổng thông tin Bộ Công Thương về việc góp ý đối với Dự thảo Nghị định bãi bỏ Nghị định số 59/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện (Nghị định số 59/2006/NĐ-CP) và Nghị định 43/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh của Nghị định số 59/2006/NĐ-CP (Nghị định 43/2009/NĐ-CP). Trên cơ sở tổng hợp, rà soát, tiếp thu, giải trình các ý kiến của các tổ chức, cá nhân, Bộ Công Thương báo cáo tổng hợp các ý kiến góp ý và giải trình của Bộ Công Thương như sau (chi tiết tại các Phụ lục Bảng tổng hợp ý kiến xây dựng Nghị định bãi bỏ Nghị định số 59/2006/NĐ-CP , Nghị định 43/2009/NĐ-CP đính kèm):

1. Đề xuất bãi bỏ Nghị định 59/2006/NĐ-CP

Có 25 đơn vị (14 Bộ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI, UBTW mặt trận tổ quốc Việt Nam và 8 đơn vị thuộc Bộ Công Thương) và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đều nhất trí với đề xuất xây dựng Nghị định bãi bỏ Nghị định số 59/2006/NĐ-CP , Nghị định 43/2009/NĐ-CP bởi các lý do sau:

(i) Điều 25 Luật Thương mại 2005 của Chính phủ quy định về hàng hóa cấm kinh doanh, hàng hóa hạn chế kinh doanh, hàng hóa kinh doanh có điều kiện. Điều 33 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Mặc dù Nghị định 59/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại nhưng Luật Thương mại 2005 ban hành trước Hiến pháp 2013. Theo đó, các quy định liên quan đến hạn chế quyền của công dân đều quy định tại văn bản cấp luật. Như vậy, Nghị định 59/2006/NĐ-CP ban hành Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh là chưa phù hợp về mặt thẩm quyền ban hành theo quy định tại Hiến pháp 2013;

(ii) Nghị định số 59/2006/NĐ-CP , Nghị định 43/2009/NĐ-CP được ban hành khá lâu nên có nhiều nội dung không còn phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế Việt Nam. Hiện nay, Quốc hội đã thông qua nhiều Luật mới liên quan đến hoạt động thương mại, như: Luật Đầu tư năm 2020, Luật Doanh nghiệp năm 2020, Luật Nhà ở năm 2014...

Sau khi Luật Đầu tư năm 2020 có hiệu lực, các quy định về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện tại Nghị định số 59/2006/NĐ-CP , Nghị định 43/2009/NĐ-CP không còn phù hợp. Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Đầu tư 2020:

“Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật Đầu tư và luật khác đã được ban hành trước ngày Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh hoặc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư.

Quy định về tên ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong các luật khác phải thống nhất với Điều 6 và các Phụ lục của Luật Đầu tư.”

Như vậy, tên gọi của hàng hóa, dịch vụ liệt kê tại các Danh mục của Nghị định số 59/2006/NĐ-CP là chưa phù hợp với nguyên tắc về tên gọi theo quy định tại Luật Đầu tư 2020. Các quy định về ngành, nghề cấm kinh doanh, kinh doanh có điều kiện sẽ áp dụng theo quy định tại Luật Đầu tư 2020;

(iii) Phụ lục về Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện thuộc phạm vi quản lý nhà nước của các Bộ, ngành tại Nghị định số 59/2006/NĐ-CP , Nghị định 43/2009/NĐ-CP có nội dung chỉ dẫn đến các văn bản chuyên ngành quy định cụ thể về từng loại hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, đến nay, các văn bản chuyên ngành này phần lớn đều đã được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế mà Nghị định số 59/2006/NĐ-CP , Nghị định 43/2009/NĐ-CP vẫn chưa được sửa đổi đã gây ra sự chồng chéo, mâu thuẫn, gây lúng túng trong việc áp dụng các quy định của pháp luật.

Hiện nay, một số hàng hóa, dịch vụ quy định tại các Danh mục của Nghị định số 59/2006/NĐ-CP , Nghị định 43/2009/NĐ-CP không được quy định hoặc đã sửa đổi tại Luật Đầu tư 2020, các Luật chuyên ngành và Nghị định hướng dẫn Luật. Việc tồn tại các Danh mục này đưa đến những rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp bởi Nghị định số 59/2006/NĐ-CP , Nghị định 43/2009/NĐ-CP vẫn đang còn hiệu lực thi hành;

(iv) Tên gọi của một số cơ quan quản lý Nhà nước như: Bộ Công nghiệp, Bộ Thương mại, Bộ Thủy sản... đã không còn phù hợp với quy định của Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

2. Một số ý kiến khác

Bên cạnh việc nhất trí bãi Nghị định số 59/2006/NĐ-CP , Nghị định 43/2009/NĐ-CP (như đã báo cáo ở trên). Một số bộ, ngành có một số ý kiến bổ sung. Bộ Công Thương tiếp thu và có ý kiến giải trình như sau:

(i) Kiến nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Bộ Công Thương: nghiên cứu, rà soát và đánh giá nội dung (trong đó làm rõ các yêu cầu về đối tượng điều chỉnh của văn bản không còn; toàn bộ quy định của văn bản trái, chồng chéo, mâu thuẫn với Luật Đầu tư và các VBQPPL khác có liên quan); có báo cáo đánh giá tác động nhằm bảo đảm sự phù hợp của đề xuất bãi bỏ Nghị định số 59/2006/NĐ-CP , Nghị định số 43/2009/NĐ-CP ; rà soát các Danh mục hàng hóa, dịch vụ tại Nghị định số 59/2006/NĐ-CP bảo đảm các ngành, nghề này được quy định đầy đủ trong Luật Đầu tư và văn bản pháp luật chuyên ngành:

Giải trình Bộ Công Thương

Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Công Thương đã có văn bản đề nghị các Bộ, ngành, các đơn vị có liên quan rà soát các Danh mục hàng hóa, dịch vụ (quy định tại các Phụ lục của Nghị định số 59/2006/NĐ-CP , Nghị định số 43/2009/NĐ-CP) thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của từng bộ, ngành; đồng thời xin ý kiến rộng rãi các tổ chức, cá nhân trên cổng thông tin điện tử Chính phủ; cổng thông tin Bộ Công Thương cũng như lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương đã ghi nhận, tổng hợp, rà soát, tiếp thu các ý kiến góp ý (chi tiết tại các Bảng tổng hợp ý kiến xây dựng Nghị định bãi bỏ Nghị định số 59/2006/NĐ-CP , Nghị định số 43/2009/NĐ-CP).

Qua rà soát, hầu hết các Danh mục các hàng hóa, dịch vụ (quy định tại Phụ lục của Nghị định số 59/2006/NĐ-CP , Nghị định 43/2009/NĐ-CP) thuộc phạm vi quản lý nhà nước của từng bộ ngành đã được sửa đổi tại Luật Đầu tư 2020, các Luật chuyên ngành và Nghị định hướng dẫn Luật. Hơn nữa, việc quy định các Danh mục tại Nghị định số 59/2006/NĐ-CP , Nghị định 43/2009/NĐ-CP là chưa bảo đảm tính hợp lý do các quy định này thực chất chỉ là sự tập hợp lại, liệt kê chi tiết các quy định của VBQPPL chuyên ngành quy định đối với từng ngành, nghề, lĩnh vực. Do vậy, tất cả các đơn vị tham gia có ý kiến đều nhất trí với đề xuất bãi bỏ Nghị định số 59/2006/NĐ-CP , Nghị định số 43/2009/NĐ-CP .

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã có Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Nghị định số 59/2006/NĐ-CP , Nghị định 43/2009/NĐ-CP , trong đó đã làm rõ kết quả đạt được cũng như các hạn chế, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định số 59/2006/NĐ-CP , Nghị định 43/2009/NĐ-CP , đồng thời đưa ra đề xuất, kiến nghị hướng xử lý (Bộ Công Thương sẽ bổ sung Báo cáo đánh giá này vào thành phần Hồ sơ gửi Bộ Tư pháp thẩm định và hồ sơ trình Chính phủ).

(ii) Kiến nghị của một số cơ quan (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Tư pháp) đề nghị Bộ Công Thương: rà soát các Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện không có trong Luật Đầu tư và luật chuyên ngành để đưa vào luật hiện hành cho phù hợp; rà soát kỹ danh mục hàng hóa liên quan đến thuốc thú y, giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thủy sản cấm khai thác, thuốc lá điếu, xì gà; nghiên cứu đề xuất bổ sung mặt hàng thuốc lá nung nóng, thuốc lá điện tử vào Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư.

Giải trình Bộ Công Thương

Hiện nay, ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh và ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đã được quy định tại Điều 6, Điều 7 và các Phụ lục của Luật Đầu tư 2020. Trong quá trình tổng hợp lấy ý kiến xây dựng Nghị định bãi bỏ Nghị định số 59/2006/NĐ-CP , Nghị định số 43/2009/NĐ-CP , Bộ Công Thương đã đề nghị các bộ, ngành và đơn vị liên quan chủ động rà soát, nghiên cứu các Danh mục hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi quản lý của từng bộ, ngành để kịp thời đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung vào Danh mục của Luật Đầu tư, bảo đảm sự thống nhất.

(iii) Kiến nghị của Bộ Y tế:

- Đối với mặt hàng “Thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu”: tại Điều 9 của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định về hành vi bị nghiêm cấm: mua bán, tàng trữ, vận chuyển nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá nhập lậu. Bộ Y tế đề nghị lấy ý kiến Bộ Tư pháp, Bộ Công an trong trường hợp bãi bỏ Nghị định số 59/2006/NĐ-CP thì có đủ căn cứ pháp lý để thực hiện xử lý vi phạm hành chính, xử lý hình sự không?

Giải trình Bộ Công Thương: Việc xử lý nhập lậu các hàng hóa này đã được quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Đề nghị bổ sung mặt hàng: “Thuốc lá nung nóng, thuốc lá điện tử và các sản phẩm thuốc lá mới khác có sử dụng dung dịch chứa nicotine và thiết bị điện tử” vào Danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh tại Luật Đầu tư 2020 để có căn cứ xử lý vi phạm.

Giải trình Bộ Công Thương: Về vấn đề này, hiện Bộ Công Thương đang rà soát, nghiên cứu để đưa mặt hàng này vào quản lý tại Nghị định chuyên ngành.

(iv) Kiến nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư liên quan đến quy định tại Điều 6, Điều 7 Nghị định số 59/2006/NĐ-CP, theo đó: “thương nhân kinh doanh phải có Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật. Việc bãi bỏ Nghị định số 59/2006/NĐ-CP sẽ có tác động đến các đối tượng này. Do vậy, đề nghị nghiên cứu quy định chuyển tiếp đối với các trường hợp đã được cấp Giấy phép theo quy định tại Nghị định số 59/2006/NĐ-CP”.

Giải trình của Bộ Công Thương

Nghị định số 59/2006/NĐ-CP , Nghị định số 43/2009/NĐ-CP ban hành “Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện”, theo đó chỉ quy định các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc nhóm cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện chứ không quy định các điều kiện về kinh doanh và thành phần hồ sơ (có phát sinh thủ tục hành chính). Việc thực hiện các quy định về cấp Giấy phép đối với các loại hàng hóa, dịch vụ này đã có trong các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.

(v) Kiến của Bộ Quốc phòng

Tại cuộc họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng dự thảo Nghị định bãi bỏ Nghị định số 59/2006/NĐ-CP , Nghị định 43/2009/NĐ-CP , Bộ Quốc Phòng có ý kiến đề nghị chuyển Bộ Tư pháp để tổng hợp các nội dung liên quan đến việc bãi bỏ Nghị định số 59/2006/NĐ-CP , Nghị định 43/2009/NĐ-CP , đưa vào chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tư pháp chủ trì.

Giải trình của Bộ Công Thương

Như đã đề cập ở trên, Bộ Công Thương được giao là cơ quan chủ trì nghiên cứu việc bãi bỏ “Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện” tại Nghị định số 59/2006/NĐ-CP theo Quyết định số 889/QĐ-TTg. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Công Thương với vai trò là đơn vị chủ trì đã phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị liên quan hoàn thiện các bước xây dựng Nghị định bãi bỏ Nghị định số 59/2006/NĐ-CP , Nghị định 43/2009/NĐ-CP , bảo đảm sự phù hợp, thống nhất trong áp dụng các chính sách pháp luật có liên quan và theo đúng tiến độ./.

PHỤ LỤC I

BẢNG TỔNG HỢP Ý KIẾN XÂY DỰNG NGHỊ ĐỊNH BÃI BỎ NGHỊ ĐỊNH SỐ 59/2006/NĐ-CP , NGHỊ ĐỊNH SỐ 43/2009/NĐ-CP (CÁC BỘ, NGÀNH, ĐƠN VỊ LIÊN QUAN)

STT

Bộ, ngành

DANH MỤC HÀNG HÓA, DỊCH VỤ TẠI NĐ SỐ 59/2006/NĐ-CP THEO LĨNH VỰC QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

Ý KIẾN VÀ ĐỀ XUẤT

Ghi chú

STT

Tên hàng hóa, dịch vụ

Ý KIẾN VÀ ĐỀ XUẤT - LẦN 1 (theo đề nghị tại CV số 3116/BCT-TTTN ngày 06/6/2022)

Ý KIẾN VÀ ĐỀ XUẤT - LẦN 2 (theo đề nghị tại CV số 2159/BCT-TTTN ngày 13/4/2023)

1

Bộ Khoa học & Công nghệ

Phụ lục II phần A STT2

Hàng hóa có chứa chất phóng xạ, thiết bị bức xạ hoặc nguồn phóng xạ

Đồng ý với phương án bãi bỏ Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện tại NĐ 59/2006/NĐ-CP

(1) Đối với dự thảo Tờ trình: đề nghị làm rõ quan điểm xây dựng NĐ bãi bỏ NĐ 59, bảo đảm phù hợp với quy định. Đồng thời rà soát bố cục Tờ trình theo quy định về Luật ban hành VBQPPL;

(2) Nhất trí bãi bỏ Danh mục tại NĐ 59 thuộc phạm vi quản lý của Bộ KH&CN;

(3) Rà soát quy định tại Luật ban hành VBQPPL và các NĐ hướng dẫn để bảo đảm đủ thành phần hồ sơ đề nghị xây dựng NĐ trình CP.

Tiếp thu ý kiến:

(1) Nhất trí bãi bỏ NĐ 59;

(2) Bổ sung quan điểm, rà soát bố cục dự thảo Tờ trình CP.

2

Bộ Xây dựng

Phụ lục I phần A STT18

Sản phẩm, vật liệu có chứa amilăng thuộc nhóm amfibole

(1) Các Danh mục hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng tại NĐ 59/2006/NĐ-CP có nội dung chỉ dẫn đến các văn bản chuyên ngành quy định cụ thể về từng loại hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, đến nay các văn bản này đều đã hết hiệu lực thi hành, được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế;

(2) Danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đầu tư kinh doanh có điều kiện thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng hiện nay đã được quy định cụ thể tại Luật Đầu tư năm 2020 (trước là Luật Đầu tư năm 2014, Luật số 03/2016/QH14), trong đó, đã bao gồm các hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện được liệt kê tại NĐ 59/2006/NĐ-CP ;

(3) Khoản 2 Điều 156 Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 quy định trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. Theo đó, đối với hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện quy định tại NĐ 59/2006/NĐ-CP trùng với ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định tại Luật Đầu tư năm 2020 thì áp dụng Luật Đầu tư 2020.

Đề xuất: Nghiên cứu, cân nhắc phương án bãi bỏ Danh mục hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng quy định tại NĐ 59/2006/NĐ-CP .

(1) Nhất trí với nội dung dự thảo Tờ trình và dự thảo NĐ bãi bỏ NĐ 59;

(2) Qua rà soát, các Danh mục tại NĐ 59 thuộc lĩnh vực của Bộ Xây dựng đã được quy định tại Luật Đầu tư 2020, Luật Xây dựng năm 2014, Luật nhà ở năm 2014 và các Nghị định có liên quan;

Tiếp thu ý kiến: Nhất trí nội dung dự thảo NĐ bãi bỏ NĐ 59

Phụ lục III Mục 2 phần ASTT10

Vật liệu xây dựng

Phụ lục III Mục 2 phần B STT38

Các dịch vụ hoạt động xây dựng được quy định trong Luật Xây dựng

Phụ lục III Mục 2 phần B STT39

Dịch vụ cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuê nhà tại Việt Nam

3

Bộ Tài chính

Phụ lục III mục 1 phần B STT16

Các dịch vụ Bảo hiểm

(1) Quy định tại NĐ 59/2006/NĐ-CP mâu thuẫn, chồng chéo, trùng lắp với quy định tại Luật Đầu tư năm 2014 và Luật Đầu tư (sửa đổi) 2020;

- Đối với 06 nhóm danh mục thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính, hiện nay đã được quy định đầy đủ và đã được cập nhật, bổ sung 14 nhóm dịch vụ kinh doanh có điều kiện tại Phụ lục 4 Luật Đầu tư (sửa đổi) 2020;

- Hiện nay Bộ Tài chính có 20 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực quản lý. Đồng thời, việc quy định chi tiết các nội dung liên quan đến quản lý các nhóm dịch vụ kinh doanh có điều kiện này đều được cụ thể tại pháp luật chuyên ngành như: Luật chứng khoán, Luật Quản lý thuế, Luật hải quan, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Giá, Luật Kinh doanh bảo hiểm, các Nghị định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành.

(2) Các Danh mục tại NĐ 59/2006/NĐ-CP có nội dung dẫn chiếu đến các văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về từng loại hàng hóa, dịch vụ, tuy nhiên, các văn bản này phần lớn đều đã được sửa đổi, bổ sung, thay thế, nên nội dung này không còn chính xác, phù hợp với thực tiễn. Vì vậy, những quy định này cần thiết phải được rà soát và xử lý;

(3) Việc quy định Danh mục tại NĐ 59/2006/NĐ-CP chưa bảo đảm tính hợp lý. Các quy định này thực chất chỉ là sự tập hợp lại, liệt kê chi tiết các quy định của các văn bản pháp luật chuyên ngành quy định về vấn đề này.

Đề xuất:

(1) Xem xét bãi bỏ các Danh mục tại NĐ 59/2006/NĐ-CP ;

(2) Phối hợp với Bộ Kế hoạch đầu tư và các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, nghiên cứu đề xuất sửa đổi Luật Đầu tư và các văn bản quy định chi tiết (nếu cần thiết).

(1) Đối với dự thảo NĐ 59/2006/NĐ-CP: Nhất trí với các nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính;

(2) Đối với dự thảo Tờ trình CP: bổ sung nội dung bãi bỏ NĐ 43/2009/NĐ-CP ;

(3) Qua rà soát, các Danh mục quy định tại NĐ 59/2006/NĐ-CP và NĐ 43/2009/NĐ-CP thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính đã được quy định tại Danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư 2020, các Luật chuyên ngành và Nghị định hướng dẫn Luật;

(4) Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ KH&ĐT tiếp tục rà soát, nghiên cứu để đề xuất sửa đổi, bổ sung Danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, kinh doanh có điều kiện.

Tiếp thu ý kiến:

(1) Nhất trí bãi bỏ NĐ 59;

(2) Bổ sung dự thảo Tờ trình

Phụ lục III mục 1 phần B STT17

Các dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Phụ lục III mục 2 phần B STT34

Đại lý làm thủ tục hải quan

Phụ lục III mục 2 phần BSTT35

Dịch vụ kế toán

Phụ lục III mục 2 phần B STT36

Dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ liên quan khác về tài chính, kế toán, thuế

Phụ lục III mục 2 phần B STT37

Dịch vụ thẩm định giá

Tiếp thu ý kiến:

(1) Nhất trí bãi bỏ NĐ 59;

(2) Bổ sung dự thảo NĐ

4

Bộ Giao thông vận tải

Phụ lục III Mục 1 phần B STT14, STT15

DV vận tải đa phương thức quốc tế; DV thiết kế phương tiện vận tải

(1) Một số dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ GTVT tại Phụ lục II ban hành kèm theo NĐ 59/2006/NĐ-CP có dẫn chiếu đến các văn bản quy định quản lý đã hết hiệu lực và được thay thế bằng các văn bản quy phạm pháp luật khác (như NĐ số 10/2001/NĐ-CP ngày 19/3/2021 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh dịch vụ hàng hải đã được thay thế bằng NĐ số 30/2014/NĐ-CP ngày 14/4/2014 của Chính phủ; NĐ 21/2005/NĐ-CP ngày 01 /3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật giao thông đường thủy nội địa được thay thế bằng NĐ 24/2015/NĐ-CP ngày 27/02/2015 của Chính phủ, V.V.).

(2) Tại Luật Đầu tư 2020 quy định Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, trong đó đã có quy định đầy đủ các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ GTVT.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Đầu tư 2020, “Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật Đầu tư và luật khác đã được ban hành trước ngày Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh hoặc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư”. Như vậy, các quy định về ngành, nghề cấm kinh doanh, kinh doanh có điều kiện sẽ phải áp dụng theo quy định tại Luật Đầu tư 2020 Do vậy, việc xem xét bãi bỏ Danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ GTVT được quy định tại Nghị định số 59/2006/NĐ-CP của Chính phủ là phù hợp và có cơ sở.

(1) Thống nhất với nội dung dự thảo Tờ trình xây dựng NĐ bãi bỏ NĐ 59/2006/NĐ-CP ;

(2) Đối với dự thảo NĐ: Đề nghị rà soát, bãi bỏ NĐ 43/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của CP sửa đổi, bổ sung 1 số điều của NĐ59

Phụ lục III Mục 2 phần B STT16

DV vận tải bằng ô tô

Phụ lục III Mục 2 phần B STT17-20

DV vận tải đường sắt; Kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt; Các DV hỗ trợ vận tải đường sắt; DV vận tải đường sắt đô thị

Phụ lục III Mục 2 phần B STT21-23

DV đóng mới, hoán cải, sửa chữa.. DV xếp, dỡ hàng hóa, phục vụ hành khách tại cảng, bến thủy... DV vận tải đường thủy nội địa

Phụ lục III Mục 2 phần B STT24-32

DV đại lý tàu biển;DV đại lý vận tải đường biển;DV môi giới hàng hải;DV cung ứng tàu biển;DV kiểm đếm hàng hóa; DV lai dắt tàu biển; DV sửa chữa tàu biển DV xếp dỡ hàng hóa...

Phụ lục III Mục 2 phần B STT33

DV vận tải biển

5

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Phụ lục I phần ASTT13

Khoáng sản đặc biệt, độc hại

Sửa đổi: Tên “Khoáng sản đặc biệt, độc hại” thành “Khoáng sản độc hại” theo quy định của Luật Khoáng sản năm 2010 và NĐ15 8/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản

Các hàng hóa, dịch vụ: Nhập khẩu phế liệu; Kinh doanh khoáng sản; Kinh doanh dịch vụ thăm dò khoáng sản; Khai thác khoáng sản; Kinh doanh đo đạc và bản đồ đã được quy định tại Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020.

Tiếp thu ý kiến: Nhất trí nội dung dự thảo NĐ bãi bỏ NĐ 59

Phụ lục I phần A STT14

Phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm cho môi trường

Phụ lục III Mục 2 phần B STT12

Dịch vụ thành lập, in và phát hành các loại bản đồ không thuộc phạm vi quản lý của cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương

Đề nghị rà soát, bổ sung: Bổ sung vào Phụ lục I, bao gồm: (1) các chất làm suy giảm tầng ô-dôn và chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát trong khuôn khổ Nghị định thư Montreal; (2) sản phẩm, thiết bị, hàng hóa có chứa hoặc sản xuất từ chất làm suy giảm tầng ô-dôn và chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát trong khuôn khổ Nghị định thư Montreal; Bổ sung vào Phụ lục III 08 loại hình, bao gồm: (1) nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; (2) kinh doanh dịch vụ quản lý chất thải nguy hại; (3) nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng vào Danh mục hàng hóa, loại hình kinh doanh có điều kiện phải có Giấy phép môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp; (4) các chất làm suy giảm tầng ô-dôn được kiểm soát trong khuôn khổ Nghị định thư Montreal; (5) các chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát trong khuôn khổ Nghị định thư Montreal; (6) dịch vụ lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị có chứa các chất được kiểm soát trong khuôn khổ Nghị định thư Montreal; (7) dịch vụ thu gom, vận chuyển, lưu giữ các chất được kiểm soát trong khuôn khổ Nghị định thư Montreal; (8) thẩm định kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

(1) Nhất trí với nội dung dự thảo NĐ bãi bỏ NĐ 59; (2) Qua rà soát, các Danh mục tại NĐ 59 thuộc lĩnh vực tài nguyên, môi trường đã được quy định tại Luật Đầu tư, bảo đảm thống nhất với quy định tại Luật Bảo vệ môi trường, Luật Khoáng sản, Luật Đo đạc và bản đồ

6

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phụ lục I phần A STT7, 8, 9, 10, 11, 12

Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm...; Thực vật, động vật hoang dã; Thủy sản cấm khai thác; Phân bón, Giống cây trồng không có trong Danh mục được phép sản xuất, kinh doanh; Giống vật nuôi không có trong Danh mục được phép kinh doanh;

Bãi bỏ.

Lý do: Đã được điều chỉnh tại Luật Đầu tư 2020 và các văn bản pháp luật chuyên ngành

Nhất trí bãi bỏ Nghị định số 59/2026/NĐ-CP do các Danh mục hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN&PTNT đã được quy định tại Luật Đầu tư 2020 và Luật chuyên ngành khác

Tiếp thu ý kiến: Nhất trí bãi bỏ NĐ 59

Phụ lục II phần A STT05

Thực vật, động vật hoang dã quý hiếm

Phụ lục III Mục 1 phần A STT05

Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; Nguyên liệu sản xuất thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật

Bãi bỏ

Lý do: Đã được quy định cụ thể tại Phụ lục IV- Luật Đầu tư 2020 và các Văn bản pháp luật hiện hành như: Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013; Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật năm 2001;

Phụ lục III Mục 1 phần B STT3, STT4

Hành nghề thú y; Hành nghề xông hơi khử trùng

Phụ lục III Mục 2 phần A STT2

Thực phẩm ngoài Danh mục thực phẩm có nguy cơ cao, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm

Bãi bỏ

Lý do: Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm 2003 đã hết hiệu lực.

Phụ lục III Mục 2 phần A STT4, STT5

Ngư cụ và trang thiết bị khai thác thủy sản; Thức ăn nuôi thủy sản

Bãi bỏ

Phụ lục III Mục 2 phần A STT6

Giống vật nuôi được phép sản xuất kinh doanh

Bãi bỏ

Lý do: Quy định tại Luật Chăn nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành hiện không còn giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh

Phụ lục III Mục 2 phần A STT7

Thức ăn chăn nuôi

Bãi bỏ

Lý do: đã được quy định tại Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020

Phụ lục III Mục 2 phần A STT8

Giống cây trồng chính, giống cây trồng quý hiếm cần bảo tồn

Bãi bỏ

Lý do: đã được quy định tại Luật trồng trọt; Luật Đầu tư và các văn bản chuyên ngành khác

Phụ lục III Mục 2 phần A STT9

Phân bón

Bãi bỏ

Lý do: đã được quy định tại Luật Đầu tư 2020; Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013.

Phụ lục III Mục 2 phần B STT1

Giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật; bảo quản, vận chuyển sản phẩm động vật sau giết mổ

Bãi bỏ

Lý do: đã được quy định tại Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020

Phụ lục III Mục 2 phần B STT2

Dịch vụ về giống cây trồng, vật nuôi

Bãi bỏ

Lý do: đã được quy định tại Luật trồng trọt; Luật Đầu tư và các văn bản chuyên ngành khác

Bổ sung vào Phụ lục I :

(1) Sản xuất, buôn bán, nhập khẩu giống cây trồng..; (2) Xuất khẩu trái phép giống cây trồng...; (3) Giống thủy sản nằm ngoài Danh mục loài thủy sản...; (4) Hóa chất, chế phẩm sinh học...; (5) Kháng sinh, thuốc thú ý...; (6) Thức ăn thủy sản...; (7) Ngư cụ cấm sử dụng trong khai thác thủy sản; (8) Thủy sản cấm khai thác (Do đã quy định tại: Luật trồng trọt; NĐ 94/2019/NĐ-CP ; Luật Thủy sản; NĐ 26/2019/NĐ-CP)

Bổ sung vào Phụ lục II :

(1) Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn;

(2) Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu (Do đã được quy định tại Luật Chăn nuôi - Điều 19).

Bổ sung vào Phụ lục III:

Mục A. Hàng hóa: (1)Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; (2) Giống thủy sản; (3) Sản xuất, buôn bán giống cây trồng (Do đã quy định tại Luật Thủy sản; NĐ 26/2019/NĐ-CP ; Luật trồng trọt; Điều 38 Luật Thủy sản 2017; Điều 34, 35 NĐ 26/2019/NĐ-CP); (4) Thủy sản nuôi làm thực phẩm, cảnh, giải trí, mỹ nghệ, mỹ phẩm; (5) Thủy sản thuộc nhóm II trong Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm (Do đã quy định tại Luật Thủy sản; NĐ 26/2019/NĐ-CP .

Mục B. Dịch vụ (1) Khảo nghiệm giống cây trồng; (2) Kiểm định ruộng giống; lấy mẫu vật liệu nhân giống: Bổ sung Danh mục các loại hàng hóa này theo Luật trồng trọt; Thông tư 26/2019/TT-BNNPTNT .(3) Các dịch vụ sau: STT 147, 148,149,177,167,173,175 (đã được quy định tại Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020); (4) Khảo nghiệm giống thủy sản (quy định tại Điều 28, Luật Thủy sản 2017; Điều 25 NĐ 26/2019/NĐ-CP); (5) Khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản (quy định tại Điều 35, Luật Thủy sản 2017; Điều 31 NĐ 26/2019/NĐ-CP); (6) Mua bán, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản (theo quy định tại Điều 33, Luật Thủy sản 2017); (7) Tổ chức kinh doanh dịch vụ thử nghiệm, kiểm định (theo quy định tại NĐ 107/2016/NĐ-CP ; NĐ 154/2018/NĐ-CP ; NĐ 74/2018/NĐ-CP)

7

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Phụ lục 1 phần A STT4

Các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan

Trong giai đoạn từ năm 2006 đến nay, danh mục hàng hóa và dịch vụ thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được quy định tại Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện đã có những thay đổi về nội dung, tên gọi, hình thức quản lý.

Đề nghị:

(1) Áp dụng trực tiếp các văn bản pháp luật hiện hành và bãi bỏ Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch quy định tại Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ; (2) Đối với danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện chưa có trong Luật Đầu tư năm 2020, Nghị định 59/2006/NĐ-CP như: dịch vụ thư viện, tư vấn dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan...đề nghị đưa vào Luật sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư năm 2020 để đảm bảo phù hợp, thống nhất với quy định của pháp luật hiện hành.

(1) Nhất trí sự cần thiết ban hành và nội dung dự thảo NĐ bãi bỏ NĐ 59;

(2) Đối với các Danh mục tại NĐ 59: Bộ VHTTDL đã rà soát và cập nhật thông tin về các Danh mục hàng hóa, dịch vụ thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ được quy định tại NĐ 59, hoặc chưa quy định tại NĐ 59 nhưng đã được quy định tại Luật Đầu tư và văn bản PL chuyên ngành (CV số 3300/BVHTTDL- KHTC ngày 13/9/2021).

Tiếp thu ý kiến: Nhất trí bãi bỏ NĐ 59

Phụ lục II phần B STT1

Dịch vụ Karaoke, vũ trường

Phụ lục III Mục I phần A STT6

Di vật, cổ vật, bảo vật QG

Phụ lục III Mục 1 phần A STT7

Phim, băng, đĩa hình (bao gồm cả hoạt động in, sao chép)

Phụ lục III Mục 1 phần B STT12

Dịch vụ Tổ chức biểu diễn Nghệ thuật

Phụ lục III Mục 1 phần B STT13

Dịch vụ hợp tác làm phim

Phụ lục III Mục 1 phần B STT23

Dịch vụ lữ hành quốc tế

Phụ lục III Mục 2 phần B STT7

Dịch vụ quảng cáo

Phụ lục III Mục 2 phần B Từ STT 40-45

Dịch vụ: lưu trú du lịch, lữ hành nội địa, đại lý lữ hành, vận chuyển khách du lịch, hướng dẫn viên...

8

Bộ Quốc phòng

Phụ lục I phần A STT1

Vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyện dùng quân sự, công an; quân trang (bao gồm cả phù hiệu, cấp hiệu, quân hiệu của quân đội, công an), quân dụng cho lực lượng vũ trang; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng

Danh mục hàng hàng hóa, dịch vụ cấm, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện quy định tại Nghị định số 59/2006/NĐ-CP có nội dung chồng chéo với Danh mục tại Luật Đầu tư năm 2014 cũng như Luật Đầu tư năm 2020;

Mặt khác, các Danh mục tại Nghị định 59/2006/NĐ-CP có nội dung dẫn chiếu đến các văn bản quy định cụ thể về từng loại hàng hóa, dịch vụ, tuy nhiên các văn bản này đều đã được sửa đổi, bổ sung, thay thế nên nội dung dẫn chiếu không còn chính xác, cần được rà soát, xử lý

Đề xuất:

1) Thống nhất bãi bỏ Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện quy định tại Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ;

(2) Rà soát các nội dung còn phù hợp đưa vào Danh mục ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh, đầu tư kinh doanh có điều kiện kèm theo Luật Đầu tư.

(1) Nhất trí bãi bỏ Nghị định 59/2006/NĐ-CP. Hiện nay, CP đã ban hành NĐ số 101/2022/NĐ-CP ngày 08/12/2022 quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh quân trang, quân dụng, vũ khí quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh;

(2) Tại cuộc họp ngày 12/4/2023, đại diện Bộ Tư pháp đã có ý kiến: đề nghị chuyển Bộ Tư pháp tổng hợp nội dung bãi bỏ Nghị định 59/2006/NĐ-CP vào NĐ chung do Bộ Tư pháp chủ trì về xây dựng bãi bỏ các VBQPPL do CP ban hành.

Tiếp thu ý kiến: Nhất trí bãi bỏ NĐ 59;

Phụ lục II phần A STT1

Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ

9

Bộ Tư pháp

Phụ lục I Phần B STT4

Hoạt động kinh doanh môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài nhằm mục đích kiếm lời

(1) Trong quá trình triển khai thực hiện, Chính phủ đã sửa đổi và ban hành nhiều chính sách mới phù hợp tình hình thực tế, do đó, Nghị định 59/2006/NĐ-CP có nhiều nội dung không còn phù hợp. Hiện nay, các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đầu tư kinh doanh có điều kiện được thực hiện thống nhất theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020;(2) Các văn bản quy phạm pháp luật quy định về các loại hình dịch vụ kinh doanh được viện dẫn trong Nghị định 59/2006/NĐ-CP đến nay đều đã hết hiệu lực thi hành, bị thay thế bởi các văn bản quy phạm pháp luật khác;(3) về nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật, theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Đầu tư 2020, không còn cơ sở để áp dụng Danh mục tại Nghị định số 59/2006/NĐ-CP. Đề xuất:(1) Rà soát, xử lý: bãi bỏ các Danh mục tại Nghị định 59/2006/NĐ-CP ; (2) Rà soát, chọn lọc một số nội dung còn phù hợp của Nghị định số 59/2006/NĐ-CP đưa vào Danh mục ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh và đầu tư kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Luật Đầu tư để đảm bảo phù hợp với mục tiêu quản lý, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước trong từng thời kỳ.

(1) Về dự thảo Tờ trình CP: cần xây dựng theo đúng mẫu số 03 Phụ lục V NĐ 154/2020/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Luật BHVBQPPL;(2) Qua rà soát, nhiều ngành nghề cấm, hạn chế đầu tư hiện được quy định tại các văn bản luật chuyên ngành , văn bản dưới Luật. Do vậy, để bảo đảm tính thống nhất, minh bạch về Danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh và ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, đề nghị thống kê và đề xuất với Bộ KH&ĐT để kiến nghị sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 6 và Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 cho phù hợp;(3) về dự thảo NĐ: - Việc ban hành NĐ bãi bỏ NĐ 59 là cần thiết; - Đề nghị rà soát tổng thể dự thảo NĐ với các quy định tại Luật chuyên ngành và các văn bản liên quan để bảo đảm tính hợp lý, thống nhất, đồng bộ, khả thi; Rà soát để xác định đúng phạm vi của dự thảo NĐ là bãi bỏ toàn bộ hay 1 phần NĐ 59; có bao gồm việc bãi bỏ NĐ 43 hay không?(4) về ngôn ngữ, thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản: Rà soát, chỉnh sửa dự thảo theo đúng quy định tại Luật BHVBQPPL.

Tiếp thu ý kiến:(1) Nhất trí bãi bỏ NĐ 59;(2) Bổ sung dự thảo Tờ trình;(3) Rà soát, chỉnh sửa dự thảo NĐ

Phụ lục I Phần B STT5

Hoạt động kinh doanh môi giới nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nhằm mục đích kiếm lời

Phụ lục III

Mục 1 phần B STT19

Dịch vụ pháp lý (bao gồm cả tư vấn pháp luật và bào chữa) do luật sư Việt Nam thực hiện

Phụ lục III Mục 1 phần B STT20

Dịch vụ tư vấn pháp luật do luật sư nước ngoài thực hiện

10

Bộ Thông tin và Truyền thông

Phụ lục III Mục 1 phần B STT6, 7, 8

DV truy cập Internet; DV kết nối internet; DV ứng dụng Internet trong bưu chính, viễn thông

Rà soát các ngành, nghề này để khi sửa đổi, bổ sung được đồng bộ, thống nhất với các ngành, nghề tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư

Thuộc ngành nghề: Kinh doanh dịch vụ viễn thông" (STT118 - Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020)

Tiếp thu ý kiến: (1) Nhất trí nội - dung dự thảo NĐ bãi bỏ NĐ 59;

Phụ lục III Mục 1 phần B STT9, 10

Cung cấp DV bưu chính; DV chuyển phát thư trong và nước ngoài

Bãi bỏ

Phụ lục III Mục 2 phần ASTT12

Vật tư, thiết bị viễn thông (trừ thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến

Rà soát ngành, nghề này để khi sửa đổi, bổ sung được đồng bộ, thống nhất với các ngành, nghề tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư

(2) Đối với các ngành,nghề đã được quy định tại Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020, rà soát các ngành nghề này trong trường hợp sửa đổi, bổ sung NĐ 59 để thống nhất;

Phụ lục III Mục 2 phần A STT13

Thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến

Sửa đổi cột “Văn bản pháp luật hiện hành” từ : “Pháp lệnh bưu chính, viễn thông 2002; Nghị định số 24/2004/NĐ-CP” thành: “Luật Tần số vô tuyến điện, Luật Viễn thông”; Rà soát ngành, nghề này để khi sửa đổi, bổ sung được đồng bộ, thống nhất với các ngành, nghề tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư.

Phụ lục III Mục 2 phần B STT3

Đại lý DV bưu chính, DV chuyển phát thư

Bãi bỏ

Phụ lục III Mục 2 phần B STT4, 5

Đại lý DV viễn thông; Đại lý DV Internet công cộng

Rà soát ngành, nghề này để khi sửa đổi, bổ sung được đồng bộ, thống nhất với các ngành, nghề tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư

Thuộc ngành nghề: Kinh doanh dịch vụ viễn thông" (STT118 - Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020)

(1) Bổ sung vào Phụ lục I: “Thiết bị gây nhiễu” (Theo Luật Tần số vô tuyến điện và NĐ 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016, các thiết bị này do Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quản lý; sử dụng và cơ sở kinh doanh thuộc 2 Bộ này mới được kinh doanh;

(2) Bổ sung vào cột “Cơ quan quản lý chuyên ngành” của Phụ lục III Mục 2 phần B STT11 (Dịch vụ in): “Bộ Thông tin và Truyền thông” (Hiện quy định tại NĐ số 59/2006/NĐ-CP là Bộ Công an);

(3) Trường hợp sửa đổi, bổ sung các Danh mục tại NĐ 59/2006/NĐ-CP , đề nghị xem xét, cân nhắc, bổ sung các dịch vụ kinh doanh có điều kiện đã được quy định tại Phụ lục IV Luật Đầu tư bảo đảm phù hợp, thống nhất.

(STT 123. Kinh doanh dịch vụ mạng xã hội; STT 124: Kinh doanh trò chơi trên mạng viễn thông, mạng Internet; STT 125: Kinh doanh dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền; STT 126: Kinh doanh dịch vụ thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp; STT128: Kinh doanh dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động, mạng Internet; STT133: Kinh doanh dịch vụ phát hành báo chí nhập khẩu)

(1) Việc bãi bỏ các Danh mục tại NĐ 59 là phù hợp, nhằm bảo đảm tính công khai, minh bạch, thống nhất trong áp dụng chính sách pháp luật. Do vậy, nhất trí với nội dung dự thảo NĐ;

(2) Đề nghị nghiên cứu, làm rõ: các Danh mục quy định tại NĐ 59 nhưng chưa được quy định tại Luật Đầu tư và các Luật chuyên ngành khác để đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung tại Luật Đầu tư và các luật liên quan khác, bảo đảm phù hợp tình hình thực tế

11

Bộ Công an

Phụ lục I phần A STT1, 2, 4, 5, 6

Vũ khí quân dụng, trang thiết bị...; Các chất ma túy; Các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan; Các loại pháo; Đồ chơi nguy hiểm, đồ chơi có hại

(1) Sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ là phù hợp với tình hình thực tiễn, đồng bộ với các văn bản luật chuyên ngành khác:- Do Danh mục tại Nghị định 59/2006/NĐ-CP chưa được cập nhật thường xuyên, có nhiều nội dung chồng chéo với Danh mục tại Luật Đầu tư năm 2020;- Mặt khác Phụ lục về Danh mục tại Nghị định 59/2006/NĐ-CP có nội dung chỉ dẫn đến các văn bản quy định cụ thể về từng loại hàng hóa, dịch vụ;(2) Rà soát kỹ các hàng hóa cấm kinh doanh, hàng hóa cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam hiện nay, xác định các thành phần có nguy cơ độc hại, bổ sung vào danh mục hóa chất hoặc chất cấm Phụ lục II của Luật Đầu tư năm 2020, đồng thời quy định rõ việc kinh doanh các sản phẩm có chứa hóa chất, chất cấm cũng thuộc danh mục cấm đầu tư, kinh doanh;(3) Bổ sung:- Hoạt động liên quan lĩnh vực chế tạo trang thiết bị y tế trong nước, hoạt động kinh doanh xổ số, dịch vụ phát, truyền tải điện vào Danh mục hàng hóa kinh

doanh có điều kiện; - Dịch vụ tổ chức luyện tập, thi đấu thể thao mạo hiểm; dịch vụ chứng thực chữ ký số vào Danh mục hạn chế kinh doanh.

(1) Về dự thảo Tờ trình và dự thảo NĐ: Bổ sung thêm nội dung về bãi bỏ NĐ 43/2009/NĐ-CP ;(2) về Danh mục các hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công an: đều đã được quy định tại các VBQPPL hiện hành hoặc đã được bãi bỏ theo thẩm quyền;(3) Đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc Danh mục tại NĐ 59, NĐ 43 cũng như pháp luật hiện hành: đề nghị bổ sung vào ngành, nghề kinh doanh có điều kiện: Kinh doanh dịch vụ tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ; kinh doanh, mua bán, trao đổi các loại tiền mã hóa;(4) Đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh

mục tại NĐ 59, NĐ 43 nhưng không có trong quy định hiện hành khác (văn bản hết hiệu lực), đề nghị bổ sung vào ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh: Dịch vụ điều tra bí mật xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; đồ chơi nguy hiểm, đồ chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khỏe trẻ em hoặc an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Tiếp thu ý kiến:(1) Bổ sung dự thảo TT và dự thảo NĐ;

Phụ lục I phần B STT1,2, 3

Kinh doanh mại dâm, buôn bán phụ nữ..; Tổ chức đánh bạc, gá bạc dưới mọi hình thức; DV điều tra bí mật xâm phạm lợi ích NN, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

Phụ lục II phần A STT1

Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ

Phụ lục II phần B STT1

Dịch vụ Karaoke, vũ trường

Phụ lục III Mục 1 phần B STT21, 22

Dịch vụ khắc dấu; Dịch vụ bảo vệ

Phụ lục III Mục 2 phần B STT8,9, 10, 11, 39

DV cho thuê lưu trú; DV kinh doanh các tòa nhà cao trên 10 tầng ..; DV cầm đồ; DV in; DV cho người nước ngoài, người VN định cư ở nước ngoài thuê nhà tại VN

12

Bộ Lao động thương binh và Xã hội

Phụ lục III mục 1 phần B STT18

DV Xuất khẩu lao động

Phụ lục IV - Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại Luật Đầu tư năm 2020 đã quy định ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Bộ LĐ,TB&XH.

Đề xuất:(1) Rà soát, bãi bỏ Danh mục thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ tại Phụ lục III - Danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện của Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ;(2) Bổ sung vào Phụ lục IV - Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại Luật Đầu tư năm 2020 nội dung “Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em”.

Nhất trí sự cần thiết ban hành NĐ bãi bỏ NĐ 59

Tiếp thu ý kiến: Nhất trí ban hành NĐ bãi bỏ NĐ 59

Phụ lục III mục 2 phần A STT14

Các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động

Phụ lục III mục 2 phần B STT13

DV kiểm định các loại máy thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động

Phụ lục III mục 2 phần B STT14

Dịch vụ dạy nghề, tư vấn dạy nghề

Phụ lục III mục 2 phần B STT15

Dịch vụ giới thiệu việc làm

13

Bộ Y tế

Phụ lục I phần A STT15, 16

Các loại thuốc chữa bệnh cho người, các loại vắc xin,…; Các loại trang thiết bị y tế chưa được phép sử dụng tại VN

(1) Nhất trí bãi bỏ các Danh mục liên quan đến dược, an toàn thực phẩm, khám bệnh, chữa bệnh, thiết bị y tế; Riêng thuốc lá điếu, xì gà và các sản phẩm khác nhập lậu: Hiện nay, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định tại Điều 9 về hành vi bị nghiêm cấm: mua bán, tàng trữ, vận chuyển nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá nhập lậu. Do đó, đề nghị lấy ý kiến Bộ Tư pháp, Bộ Công an trong trường hợp bãi bỏ NĐ 59 thì có đủ căn cứ pháp lý để thực hiện xử lý vi phạm hành chính, xử lý hình sự không?

(2) Đối với thuốc lá nung nóng, thuốc lá điện tử và các sản phẩm thuốc lá mới khác có sử dụng dung dịch chứa nicotine và thiết bị điện tử: Đề nghị bổ sung vào Danh mục ngành nghề cấm kinh doanh tại Luật Đầu tư để có căn cứ xử lý vi phạm.

Tiếp thu ý kiến: (1) Nhất trí ban hành NĐ bãi bỏ NĐ 59; Bổ sung mặt hàng chưa có quy định vào Luật Đầu tư.

Phụ lục I phần A STT17

Phụ gia thực phẩm

Bãi bỏ

Lý do: Danh mục này đã được quy định tại Luật an toàn thực phẩm và Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ;

Phụ lục III Mục 1 phần A STT3

Các thuốc dùng cho người

Phụ lục III Mục 1 phần A STT4

Thực phẩm thuộc Danh mục thực phẩm có nguy cơ cao

Sửa tên STT4 thành “Thực phẩm”Lý do: do không có phân nhóm sản phẩm này trong Luật an toàn thực phẩm và Nghị định 15/2018/NĐ-CP):

(2) Không tiếp thu ý kiến Bộ Tư pháp, Bộ Công an do việc xử lý nhập lậu các hàng hóa này đã được quy định tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP

Phụ lục III Mục 1 phần B STT1, 2

DV y tế, dịch vụ y, dược cổ truyền; DV kinh doanh thuốc...

Phụ lục III Mục 2 phần A STT2

Thực phẩm ngoài Danh mục thực phẩm có nguy cơ cao, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm

Bãi bỏ

Lý do: vì không phù hợp với phân loại sản phẩm tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP và không thuộc các sản phẩm kinh doanh có điều kiện.

Phụ lục III Mục 2 phần A STT3, 14

Các loại trang thiết bị y tế; Các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động

3.Không tiếp thu ý kiến" Đối với thuốc lá nung nóng, thuốc lá điện tử, sản phẩm thuốc lá mới khác có sử dụng dung dịch chứa nicotin..:Đề nghị bổ sung vào DM ngành nghề cấm KD tại Luật Đầu tư để có căn cứ xử lý vi phạm". Hiện Bộ Công Thương đang nghiên cứu đưa mặt hàng này vào quản lý tại NĐ chuyên ngành.

Bổ sung vào Danh mục ngành nghề cấm kinh doanh tại Luật đầu tư 2020 hàng hóa sau:

(1) Thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu: là mặt hàng cấm kinh doanh đang được quy định tại Nghị định số 43/2009/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Nghị định 59/2006/NĐ-CP) để thống nhất với Luật phòng chống tác hại của thuốc lá;

(2) Mặt hàng thuốc lá nung nóng, thuốc lá điện tử và các sản phẩm thuốc lá mới khác có sử dụng dung dịch chứa nicotine và thiết bị điện tử (sản phẩm pha trộn/ kết hợp giữa thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng);

14

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1) Theo Khoản 2 Điều 4 Luật ĐT 2020: “Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật ĐT và luật khác đã được ban hành trước ngày Luật ĐT có hiệu lực thi hành về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh hoặc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì thực hiện theo quy định của Luật ĐT. Quy định về tên ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong các luật khác phải thống nhất với Điều 6 và các Phụ lục của Luật Đầu tư.”

(2) Theo khoản 1, khoản 4 Điều 7 Luật ĐT 2020, “ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia....”, và “điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định phù hợp với lý do quy định tại khoản 1 Điều này và phải đảm bảo công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư”.

(1) Nhất trí với các nội dung dự thảo Tờ trình CP và dự thảo NĐ;(2) Ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh và ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đã được quy định tại Điều 6, 7 và các Phụ lục của Luật Đầu tư 2020. Căn cứ yêu cầu quản lý nhà nước và đề xuất của các Bộ, ngành nếu có đề xuất bổ sung, sửa đổi hoặc bãi bỏ vào Danh mục của Luật Đầu tư: đề nghị gửi Bộ KH&ĐT để tổng hợp, báo cáo cấp thẩm quyền.

(2) Theo ý kiến góp ý tại cv số 5345/BKHĐT-QLKTTW ngày 07 tháng 7 năm 2023:

(i) Về dự thảo Tờ trình : Điểm a Khoản 1 Điều 143 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định “bãi bỏ toàn bộ văn bản được áp dụng trong trường hợp đối tượng điều chỉnh của văn bản không còn hoặc toàn bộ quy định của văn bản trái, chồng chéo, mâu thuẫn với văn bản là căn cứ để rà soát hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội mà không cần thiết ban hành văn bản để thay thế".Tại dự thảo Tờ trình, Bộ Công Thương đề nghị ban hành Nghị định bãi bỏ Nghị định số 59/2006/NĐ-CP. Đề nghị Bộ Công Thương nghiên cứu rà soát và đánh giá nội dung quy định tại Nghị định số 59/2006/NĐ-CP để bảo đảm sự phù hợp của đề xuất bãi bỏ Nghị định số 59/2006/NĐ-CP với quy định nêu trên; theo đó, lưu ý làm rõ các yêu cầu về đối tượng điều chỉnh của văn bản không còn; toàn bộ quy định của văn bản trái, chồng chéo, mâu thuẫn với văn bản là căn cứ để rà soát (gồm Luật Đầu tư và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan) để có cơ sở báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định. Nghị định số 59/2006/NĐ-CP đã được áp dụng trong một thời gian dài. Việc bãi bỏ Nghị định này sẽ có ảnh hưởng đến đối tượng áp dụng. Tuy nhiên, hồ sơ xây dựng Nghị định chưa có báo cáo đánh giá tác động của việc bãi bỏ Nghị định số 59/2006/NĐ-CP. Do vậy, đề nghị nghiên cứu bổ sung báo cáo này. Ngoài ra, theo Bảng kê danh mục hàng hóa, dịch vụ tại Nghị định số 59/2006/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật kèm theo văn bản số 2159/BCT- TTTN, một số bộ, ngành (như: Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Tư pháp) có ý kiến đề nghị Bộ Công Thương rà soát các danh mục hàng hóa cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện không có trong Luật Đầu tư và luật chuyên ngành để đưa vào luật hiện hành cho phù hợp; rà soát kỳ danh mục hàng hóa liên quan đến thuốc thú y, giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thủy sản cấm khai thác, thuốc lá điếu, xì gà; nghiên cứu đề xuất bổ sung thuốc lá nung nóng, thuốc lá điện tử vào danh mục hàng hóa cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư; đánh giá tác động của việc bãi bỏ Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ,... Tuy nhiên, dự thảo Tờ trình chưa có nội dung giải trình cụ thể ý kiến của các bộ, ngành nêu trên. Do vậy, đề nghị Bộ Công Thương nghiên cứu làm rõ các nội dung này.

(ii) Về dự thảo Nghị định:

Thứ nhất, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhất trí về sự cần thiết ban hành Nghị định bãi bỏ Nghị định số 59/2006/NĐ-CP để bảo đảm phù hợp với Luật Đầu tư.

Thứ hai, về các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, điều kiện đầu tư kinh doanh: Điều 8 Luật Đầu tưĐiều 13, Điều 14 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư quy định: Căn cứ điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu quản lý nhà nước trong từng thời kỳ và điều ước quốc tế về đầu tư, bộ, cơ quan ngang bộ trình Chính phủ đề xuất sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh; nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh; nội dung và nhiệm vụ của bộ, ngành trong việc rà soát, đánh giá tình hình thực hiện quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.Do vậy, đề nghị Bộ Công Thương rà soát Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, Danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện tại Nghị định số 59/2006/NĐ-CP bảo đảm các ngành, nghề này được quy định đầy đủ trong Luật Đầu tư và văn bản pháp luật chuyên ngành, đánh giá nhu cầu thực tiễn và mục tiêu quản lý để xác định sự cần thiết quy định điều kiện đối với các ngành, nghề nêu trên. Trường hợp cần bổ sung vào Luật Đầu tư, đề nghị thực hiện theo quy định tại Luật này và Nghị định số 31/2021/NĐ-CP , đồng thời, xác định lộ trình đề xuất sửa luật phù hợp

Thứ ba, theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Nghị định số 59/2006/NĐ-CP, thương nhân kinh doanh phải có Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật. Việc bãi bỏ Nghị định số 59/2006/NĐ-CP sẽ có tác động đến các đối tượng này. Do vậy, đề nghị nghiên cứu quy định chuyển tiếp đối với các trường hợp đã được cấp Giấy phép theo quy định tại Nghị định số 59/2006/NĐ-CP .

Việc bãi bỏ Nghị định đã được Bộ Tư pháp báo cáo và Chính phủ giao Bộ Công Thương thực hiện. Để có đủ cơ sở về thực tiễn và pháp lý, Bộ Công Thương đã xin ý kiến các Bộ, ngành liên quan và các địa phương.

Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 8 Luật ĐT 2020: “Việc sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh phải phù hợp với quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều 7 của Luật này”.

Cơ bản các bộ, ngành và địa phương nhất trí việc bãi bỏ Nghị định số 59/2006/NĐ-CP , Nghị định số 43/2009/NĐ-CP. Ngoài ra Tờ trình cũng đã báo cáo, đề xuất hướng xử lý đối với một số ý kiến khác (Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh và ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đã được quy định tại Điều 6, 7 và các Phụ lục của Luật Đầu tư 2020. Nghị định số 59/2006/NĐ-CP , Nghị định số 43/2009/NĐ-CP ban hành “Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện”, nghĩa là, các Nghị định này chỉ quy định hàng hóa, dịch vụ thuộc nhóm cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện chứ không quy định các điều kiện về kinh doanh và thành phần hồ sơ (có phát sinh thủ tục hành chính). Việc thực hiện các quy định (về điều kiện, thành phần hồ sơ) đối với các loại hàng hóa, dịch vụ này đã có trong các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành. Do vậy cần căn cứ vào yêu cầu quản lý nhà nước và đề xuất của từng Bộ, ngành (nếu có) để đề xuất hướng bổ sung, sửa đổi hoặc bãi bỏ vào các Danh mục của Luật Đầu tư 2020.

Theo khoản 2 Điều 13 NĐ 31/2021/NĐ-CP :“Việc đề xuất sửa đổi, bổ sung ngành,nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hoặc điều kiện đầu tư kinh doanh” được thực hiện trong Đề nghị xây dựng văn bản QPPL theo quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL Đề xuất:

(1) Nghiên cứu, đề xuất bãi bỏ “DM hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện” quy định tại Nghị định số 59/2006/NĐ-CP là cần thiết và cần thực hiện khẩn trương để đảm bảo tuân thủ đúng quy định của Luật Đầu tư năm 2020 và xử lý tình trạng chồng chéo giữa Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện và Danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, kinh doanh có điều kiện;

(2) Nghiên cứu sự cần thiết đề xuất chọn lọc một số nội dung đưa vào Danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đầu tư kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Luật Đầu tư

15

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Vàng

Nhất trí bãi bỏ Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện tại Nghị định 59/2006/NĐ-CP

(1) Về dự thảo NĐ: Nghiên cứu, bổ sung nội dung bãi bỏ NĐ 43; (2) Hiện nay, ngành nghề kinh doanh vàng được quy định tại Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 (STT226). Các điều kiện về hoạt động kinh doanh vàng đã được quy định cụ thể tại các NĐ và Thông tư chuyên ngành

Tiếp thu ý kiến

16

UB Trung ương MTTQVN

Nhất trí

17

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Việc ban hành NĐ bãi bỏ NĐ 59/2006/NĐ-CP là cần thiết và hợp lý.

(1) Về tính pháp lý: Điều 25 Luật Thương mại 2005 trao quyền cho Chính phủ quy định về Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh, hàng hóa hạn chế kinh doanh, hàng hóa kinh doanh có điều kiện và điều kiện để được kinh doanh hàng hóa đó. Các quy định tại NĐ 59/2006/NĐ-CP hướng dẫn Điều này của Luật Thương mại 2005 có tính chất hạn chế quyền công dân, chưa phù hợp với quy định tại Hiến pháp 2013 và Bộ luật dân sự 2015;

(2) Về tính thống nhất: Các Danh mục tại NĐ 59/2006/NĐ-CP và Luật Đầu tư 2020 có tính chất giống nhau, đều ràng buộc điều kiện đối với chủ thể kinh doanh. Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Đầu tư 2020 “Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật Đầu tư và luật khác đã được ban hành trước ngày Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh hoặc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư.”. Như vậy, các quy định về ngành, nghề cấm kinh doanh, kinh doanh có điều kiện sẽ áp dụng theo quy định tại Luật Đầu tư 2020.

(3) Một số hàng hóa, dịch vụ quy định tại NĐ 59/2006/NĐ-CP không có hoặc đã sửa đổi trong Luật Đầu tư. Việc tồn tại Danh mục tại NĐ 59/2006/NĐ-CP đưa đến những rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp. Ngoài ra, các hàng hóa, dịch vụ được liệt kê trong Danh mục tại NĐ 59/2006/NĐ-CP được dẫn chiếu tới các văn bản đã hết hiệu lực. Tên của hàng hóa, dịch vụ trong Danh mục này cùng với cơ chế quản lý cũng đã thay đổi theo quy định hiện hành. Vì vậy, nếu áp dụng theo NĐ 59/2006/NĐ-CP doanh nghiệp sẽ không biết áp dụng theo quy định nào, tại văn bản nào. Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Đầu tư 2020: “Quy định về tên ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong các luật khác phải thống nhất với Điều 6 và các Phụ lục của Luật Đầu tư”. Như vậy, việc thiết kế tên của hàng hóa, dịch vụ (có tính chất tương tự như là ngành nghề kinh doanh) tại Danh mục là chưa phù hợp với nguyên tắc về tên gọi theo quy định tại Luật Đầu tư 2020

4) Tính chất của Danh mục quy định tại NĐ 59/2006/NĐ-CP: Không rõ NĐ 59/2006/NĐ-CP có tập hợp tất cả các hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện không? Các văn bản khác không được ban hành thêm và/hoặc khác các hàng hóa, dịch vụ đã được liệt kê trong Danh mục tại NĐ 59/2006/NĐ-CP? Danh mục trong NĐ này có tương tự như tính chất của Danh mục ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh, kinh doanh có điều kiện quy định tại Luật Đầu tư 2020 không? Đây là vấn đề chưa được làm rõ trong NĐ 59/2006/NĐ-CP cũng như Luật Thương mại 2005. Chính vì vậy, các Danh mục quy định tại NĐ 59/2006/NĐ-CP chưa thể hiện rõ vai trò, ý nghĩa hay mục tiêu chính sách.

Mặt khác, việc ban hành Danh mục tập hợp tất cả các hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện trong một văn bản cấp NĐ sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát các văn bản cùng cấp hay các văn bản cấp luật ban hành thêm các hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, kinh doanh có điều kiện.

Tiếp thu ý kiến: Nhất trí nội dung dự thảo NĐ bãi bỏ NĐ 59

PHỤ LỤC II

BẢNG TỔNG HỢP Ý KIẾN XÂY DỰNG NGHỊ ĐỊNH BÃI BỎ NGHỊ ĐỊNH SỐ 59/2006/NĐ-CP (CÁC ĐƠN VỊ THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG)

STT

ĐƠN Vị

DANH MỤC HÀNG HÓA, DỊCH VỤ TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 59/2006/NĐ-CP THEO LĨNH VỰC QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

Ý KIẾN VÀ ĐỀ XUẤT CỦA CÁC ĐƠN VỊ

STT

Tên hàng hóa, dịch vụ

Văn bản PL hiện hành

Ý KIẾN VÀ ĐỀ XUẤT - LẦN 1 (theo đề nghị tại CV số 3116/BCT-TTTN ngày 06/6/2022)

Ý KIẾN VÀ ĐỀ XUẤT - LẦN 2 (theo đề nghị tại CV số 2159/BCT-TTTN ngày 13/4/2023)

1

Vụ Khoa học & Công nghệ

Phụ lục III Mục 2 phần A STT01

Các loại hóa chất độc khác không thuộc hóa chất bảng (theo Công ước quốc tế)

NĐ 100/2005/NĐ-CP

(1) Các thực phẩm thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện tại Phụ lục III NĐ 59/2006/NĐ-CP theo Pháp lệnh Vệ sinh và An toàn thực phẩm 2003 và thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế không còn phù hợp với quy định tại Luật An toàn thực phẩm và NĐ 15/2018/NĐ-CP hiện hành.

Do vậy: Đồng ý bãi bỏ NĐ 59/2006/NĐ-CP vì Danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện đã được quy định tại Luật Đầu tư năm 2020, phù hợp với Luật An toàn thực phẩm và NĐ 15/2018/NĐ-CP ;

(2) Rà soát, bãi bỏ “Thực phẩm có nguy cơ cao” thuộc Phụ lục III NĐ 59/2006/NĐ-CP .

Lý do: Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003 và NĐ 163/2004/NĐ-CP thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế đã hết hiệu lực thi hành. Đồng thời, lĩnh vực này đã được quy định tại Luật Đầu tư 2020, phù hợp với Luật An toàn thực phẩm và NĐ 15/2018/NĐ-CP .

Theo ý kiến của Bộ Tư pháp tại cuộc họp ngày 12/4/2023, đề nghị lấy ý kiến Vụ Pháp chế và các cơ quan liên quan hoàn thiện Tờ trình báo cáo và gửi Bộ Tư Pháp kết quả rà soát để tổng hợp, xây dựng 01 NĐ bãi bỏ nhiều NĐ của Chính phủ, trong đó có NĐ 59/2006/NĐ-CP ;

Phụ lục III Mục 2 phần B STT46

Dịch vụ giám định thương mại

Luật Thương mại 2005; NĐ 20/2006/NĐ-CP

(1) Vụ KHCN không được giao đầu mối thực hiện chức năng quản lý đối với lĩnh vực này.

(2) Đề nghị rà soát, bãi bỏ danh mục này do đã được quy định tại Luật Đầu tư 2020

2

Vụ Dầu khí và Than

Phụ lục III Mục 1 phần A STT2

Khí đốt các loại (bao gồm cả hoạt động chiết nạp)

Nghị định này

Rà soát, điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện quy định tại NĐ 59/2006/NĐ-CP đối với hoạt động dầu khí và hoạt động kinh doanh than đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.

(1) Nhất trí với nội dung dự thảo Tờ trình và dự thảo NĐ;

(2) Về các Danh mục quy định tại NĐ 59:

“Than mỏ” là hàng hóa kinh doanh có điều kiện không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Theo quy định tại Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020, “Kinh doanh khoáng sản” (trong đó có khoáng sản than) thuộc Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;

Điều kiện kinh doanh mặt hàng này được quy định tại Điều 14 NĐ 17/2020/NĐ-CP nhưng chưa có điều, khoản quy định việc có/không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh như quy định tại NĐ 59.

Do vậy, trường hợp bãi bỏ NĐ 59 cần bổ sung quy định liên quan đến việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với mặt hàng than tại các VBQPPL liên quan.

Phụ lục III Mục 2 phần A STT 11

Than mỏ

Luật Khoáng sản 1996, NĐ 160/2005/NĐ-CP

3

Cục Công nghiệp

Phụ lục II phần A STT06

Thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác

76/2001/NĐ-CP ; NĐ 59/2006/NĐ-CP

Thống nhất về sự cần thiết nghiên cứu, xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện tại NĐ 59/2006/NĐ-CP .

(1) Đề nghị bổ sung vào "Căn cứ ban hành" của dự thảo NĐ: "Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019"

(2) Đề nghị bổ sung việc bãi bỏ NĐ 43/2009/NĐ-CP ;

Phụ lục II phần A STT07

Rượu các loại

NĐ 59/2006/NĐ-CP

4

Cục Hóa chất

Phụ lục I phần A STT3

Hóa chất bảng 1 (theo công ước quốc tế)

NĐ 100/2005/NĐ-CP

Nhất trí bãi bỏ Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện tại NĐ 59/2006/NĐ-CP

(1) Đồng ý với đề xuất xây dựng dự thảo Nghị định bãi bỏ NĐ 59/2006/NĐ-CP ;

(2) Các loại hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ hiện nay đã được quản lý bởi các văn bản pháp luật chuyên ngành. Do vậy, việc bãi bỏ các Danh mục này là phù hợp

Phụ lục II phần A STT3

Vật liệu nổ công nghiệp, Nitrat Amon (NH4NO3) hàm lượng cao từ 98,5% trở lên

NĐ 27/1995/NĐ-CP;

NĐ 02/1995/NĐ-CP;

NĐ 08/2001/NĐ-CP

Phụ lục II phần A STT4

Hóa chất bảng 2 và 3 theo công ước QT

NĐ 100/2005/NĐ-CP

5

Cục Điều tiết điện lực

Phụ lục III Mục 1 - Phần B STT11

Phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện và tư vấn chuyên ngành về điện lực

Luật Điện lực năm 2004

(1) Quy định về hoạt động kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực điện lực tại NĐ 59/2006/NĐ-CP không còn phù hợp với quy định tại Luật Điện lực (đã được sửa đổi, bổ sung) và các văn bản hướng dẫn về điều kiện cấp giấy phép hoạt động điện lực như: NĐ số 137/2013/NĐ-CP , NĐ số 08/2018/NĐ-CP , NĐ số 17/2020/NĐ-CP) và Luật Đầu tư năm 2020;

(2) Để đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật, đề nghị rà soát và bãi bỏ quy định về danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực điện lực tại NĐ số 59/2006/NĐ-CP. Trường hợp không bãi bỏ, đề nghị quy định thống nhất với quy định tại Luật Đầu tư.

Thống nhất việc bãi bỏ Danh mục này.

Lý do: “Hoạt động phát điện, truyền tải, phân phối, bán buôn, bán lẻ, tư vấn chuyên ngành điện lực” thuộc Danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện đã được quy định tại Mục 5- Phụ lục IV ban hành kèm theo Luật Đầu tư năm 2020 và Luật Điện lực 2004 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2012).

6

Cục Xuất nhập khẩu

Việc xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các Danh mục tại NĐ 59/2006/NĐ-CP theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng CP tại Báo cáo số 442/BC-CP ngày 01/01/2020 về kết quả rà soát VBQPPL thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước cần thiết. Vì các lý do sau đây:

- Các Danh mục này có nội dung chồng chéo với Danh mục ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh, đầu tư kinh doanh có điều kiện tại Luật Đầu tư.

- Theo quy định tại Luật Đầu tư, trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật Đầu tư và luật khác đã được ban hành trước đó về ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh hoặc ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư.

Về bản chất, điều kiện đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện được quy định cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành. NĐ 59/2006/NĐ-CP chỉ thống kê, dẫn chiếu đến các văn bản quy phạm pháp luật này, tuy nhiên, do thời gian ban hành đã lâu, các văn bản đều đã được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, nên nội dung chỉ dẫn không còn chính xác và không cần thiết.

Nhất trí với nội dung dự thảo Tờ trình Chính phủ và nội dung dự thảo Nghị định

7

Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường công nghiệp

Phụ lục II phần A STT3

Vật liệu nổ công nghiệp, Nitrat Amôn (NH4NO3) hàm lượng cao từ 98,5% trở lên

NĐ 27/1995/NĐ-CP;

NĐ 02/1995/NĐ-CP;

NĐ 08/2001/NĐ-CP

Đề nghị xem xét bãi bỏ danh mục này Lý do: Đã được quy định là hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện tại Luật Đầu tư số 61/2020/QH14.

Nhất trí với nội dung dự thảo NĐ

8

Vụ Pháp chế

Không có ý kiến

(1) Nội dung bãi bỏ Danh mục tại NĐ 59/2006/NĐ-CP , NĐ 43/2009/NĐ-CP đã được Vụ PC rà soát, báo cáo và được Bộ trưởng đồng ý (CV số 1160/PC-TH ngày 19/7/2021);

(2) Trong quá trình nghiên cứu xây dựng dự thảo NĐ, Vụ PC đã có CV số 575/PC-TH ngày 22/4/2022 hướng dẫn bãi bỏ NĐ 59; CV số 1809/PC-XDPL ngày 05/10/2022 ý kiến về Báo cáo đánh giá thực hiện NĐ 59; CV số 2015/PC-XDPL ngày 08/11/2022 ý kiến về hướng xây dựng NĐ bãi bỏ NĐ 59.

Việc ban hành NĐ bãi bỏ NĐ 59/2006/NĐ-CP , NĐ 43/2009/NĐ-CP là cần thiết để bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống PL. Tuy nhiên, cần phải đánh giá hậu quả pháp lý khi bãi bỏ đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ;

(3) Về hình thức dự thảo: NĐ 59/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi NĐ 43/2009/NĐ-CP. Do đó, cần rà soát, xác định rõ nội dung: chỉ bãi bỏ NĐ 59/2006/NĐ-CP hay cả NĐ 43/2009/NĐ-CP và chỉnh sửa lại dự thảo cho phù hợp với Luật BHVPQPPL.

PHỤ LỤC III

BẢNG TỔNG HỢP Ý KIẾN ĐỐI VỚI DỰ THẢO TỜ TRÌNH VÀ DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH BÃI BỎ NGHỊ ĐỊNH SỐ 59/2006/NĐ-CP VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 43/2009/NĐ-CP (63 TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG; CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ; CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ CÔNG THƯƠNG)

STT

Đơn vị

Ý kiến đối với dự thảo Tờ trình và Nghị định bãi bỏ Nghị định 59/2006/NĐ-CP

Ý kiến của đơn vị chủ trì

1

Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

Tổ chức, cá nhân không có ý kiến
(CV số 676/TTĐT-DLĐT ngày 25/8/2023)

2

Cổng Thông tin điện tử Bộ Công Thương

Tổ chức, cá nhân không có ý kiến

3

UBND An Giang

Nhất trí

4

SCT Bạc Liêu

Nhất trí

5

SCT Bắc Giang

Nhất trí

6

SCT Bắc Kạn

Nhất trí

7

UBND Bình Dương

Nhất trí

8

SCT Bình Phước

Nhất trí

9

UBND Bình Thuận

Nhất trí

10

SCT Cà Mau

Nhất trí

11

UBND Cao Bằng

Nhất trí

12

SCT Cần Thơ

Nhất trí

13

SCT Đà Nẵng

Nhất trí

14

SCT Đăk Lăk

Nhất trí

15

SCT Đăk Nông

Nhất trí

16

UBND Đồng Nai

Nhất trí

17

UBND Đồng Tháp

Nhất trí

18

UBND Gia Lai

Nhất trí

19

SCT Hà Nam

Nhất trí

20

SCT Hải Dương

Nhất trí

21

SCT Hải Phòng

Nhất trí

22

SCT Hậu Giang

Nhất trí

23

UBND Hòa Bình

Nhất trí

24

SCT Tp. Hồ Chí Minh

Nhất trí

25

SCT Hưng Yên

Nhất trí

26

SCT Khánh Hòa

Nhất trí

27

UBND Kiên Giang

Nhất trí

28

UBND Kon Tum

Nhất trí

29

SCT Lai Châu

Nhất trí

30

UBND Lạng Sơn

Nhất trí

31

SCT Lâm Đồng

Nhất trí

32

SCT Long An

Nhất trí

33

SCT Nam Định

Nhất trí

34

UBND Nghệ An

Nhất trí

35

SCT Ninh Bình

Nhất trí

36

SCT Ninh Thuận

Nhất trí

37

SCT Phú Yên

Nhất trí

38

UBND Quảng Bình

Nhất trí

39

SCT Quảng Nam

Nhất trí

40

SCT Quảng Ngãi

Nhất trí

41

SCT Quảng Ninh

Nhất trí

42

SCT Quảng Trị

Nhất trí

43

SCT Sơn La

Nhất trí

44

UBND Tây Ninh

Nhất trí

45

SCT Thái Nguyên

Nhất trí

46

SCT Thanh Hóa

Nhất trí

47

UBND Thừa thiên Huế

Nhất trí

48

SCT Tiền Giang

Nhất trí

49

SCT Trà Vinh

Nhất trí

50

UBND Vĩnh Long

Nhất trí

51

SCT Yên Bái

Nhất trí

52

SCT Tuyên Quang

Nhất trí

53

SCT Bà Rịa - Vũng Tàu

Nhất trí

54

SCT Hà Giang

Nhất trí (Không gửi văn bản, nhất trí theo Công văn số 4692/BCT-TTTN)

55

UBND Bến Tre

Nhất trí (Không gửi văn bản, nhất trí theo Công văn số 4692/BCT-TTTN)

56

SCT Hà Tĩnh

Tại Phần kết (trang 7) đề nghị xem xét, sửa đổi, bổ sung lại như sau:

“Trên đây là Tờ trình Chính phủ về đề nghị xây dựng Dự thảo Nghị định bãi bỏ Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 và Nghị định số 43/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ, Bộ Công Thương kính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định”.

Tiếp thu ý kiến

57

SCT Sóc Trăng

Qua giải trình của Bộ Công Thương đối với ý kiến của Bộ Y tế về mặt hàng “Thuốc lá nung nóng, thuốc lá điện tử và các sản phẩm thuốc lá mới khác có sử dụng dung dịch chứa nicotine và thiết bị điện tử”, Sở Công Thương kính đề nghị Bộ Công Thương sớm tham mưu ban hành văn bản quy định quản lý đối với mặt hàng này

Tiếp thu ý kiến

58

SCT Phú Thọ

Đề nghị bổ sung vào danh mục Luật Đầu tư: sản phẩm thuốc lá điện tử

59

SCT Bắc Ninh

Đề nghị soạn thảo bổ sung, sử dụng dấu “;” (dấu chấm phẩy) khi kết thúc phần căn cứ và dấu “,” (dấu phẩy) giữa hai từ “hàng hóa” và “dịch vụ” trong dự thảo nhằm đảm bảo về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định số 154/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP và đúng tên của Nghị định thay thế.

Tiếp thu ý kiến

60

SCT Hà Nội

(1) Tại phần căn cứ, đề nghị bổ sung thêm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự ngày 11/01/2022 do Luật này có sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư ngày 17/6/2020;

(2) Đề nghị bổ sung dấu (dấu chấm phẩy) khi kết thúc phần căn cứ “Luật Tổ chức Chính phủ.”, thêm dấu “,” (dấu phẩy) giữa hai từ “hàng hóa” và “dịch vụ” trong phần nội dung của Nghị định số 59/2006/NĐ-CP , từ “hàng hóa dịch vụ” thành “hàng hóa, dịch vụ” cho đúng với tên của Nghị định.

Tiếp thu ý kiến

61

SCT Thái Bình

Đề nghị nghiên cứu, xem xét, sửa đổi bổ sung vào khổ đầu tiên của mục 2 "2. Nội dung cơ bản của dự thảo Nghị định" như sau:

Qua rà soát, Nghị định số 43/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ bổ sung số thứ tự 19 (thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu) vào Mục A của Phụ lục I trong Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh (ban hành kèm theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ); Nội dung này đã được Bộ Công Thương làm rõ tại I. Sự cần thiết ban hành Nghị định.

62

UBND Vĩnh Phúc

Đề nghị nghiên cứu, xem xét, sửa đổi bổ sung vào khổ đầu tiên của mục 2 “2. Nội dung cơ bản của dự thảo Nghị định” như sau:

“Qua rà soát, Nghị định số 43/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ bổ sung số thứ tự 19 (thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu) vào Mục A của Phụ lục I trong Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh (ban hành kèm theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ); Nội dung này đã được Bộ Công Thương làm rõ tại I. Sự cần thiết ban hành Nghị định

63

SCT Bình Định

(1) Đề nghị rà soát, trình bày chính xác: “Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện” và “Nghị định số 43/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh của Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện” (chỉnh sửa phần in đậm, gạch chân);

(2) Chỉnh sửa lại tên của dự thảo Nghị định cho thống nhất:

+ Căn cứ ban hành: Đề nghị rà soát, trình bày chính xác “Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005” (chỉnh sửa phần in đậm, gạch chân).

+ Điều 1 dự thảo Nghị định: Đề nghị chỉnh sửa cụm từ “các Nghị định” thành “các nghị định” vì đây là danh từ chung nên không viết hoa từ “nghị định”. ' Việc chỉnh sửa này nhằm đảm bảo quy tắc viết hoa trong VBQPPL quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của 'Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành ' Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; đồng thời, phù hợp với cách trình bày tại ' Mẫu số 38 - Nghị định của Chính phủ bãi bỏ Nghị định/các nghị định của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP .

Tiếp thu ý kiến

64

UBND Điện Biên

Đề nghị xem xét, sửa đổi tên dự thảo Tờ trình Chính phủ, dự thảo Nghị quyết đầy đủ trích dẫn, để đảm bảo phù hợp theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật Ban hành VBQPPL năm 2015, như sau:

“Bãi bỏ Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện và Nghị định số 43/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh của Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 hướng dẫn thi hành Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện”.

Tiếp thu ý kiến

65

UBND Lào Cai

(1) Đề nghị điều chỉnh tên Tờ trình thành: “Tờ trình về việc ban hành Nghị định bãi bỏ các Nghị định của Chính phủ: Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện; Nghị định số 43/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh của Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện” (Lý do: để đảm bảo tính chính xác về mục đích của tờ trình, đồng thời thống nhất với tên của Dự thảo Nghị định bãi bỏ).

(2) Đề nghị điều chỉnh nội dung: “Trên đây là nội dung của dự thảo Nghị định bãi bỏ Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 và Nghị định số 43/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009” thành “Trên đây là báo cáo của Bộ Công Thương về việc đề xuất ban hành dự thảo Nghị định bãi bỏ Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 và Nghị định số 43/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009” (Lý do: Dự thảo của tờ trình không chỉ có nội dung của dự thảo Nghị định bãi bỏ mà còn bao gồm nhiều nội dung như: Sự cần thiết ban hành Nghị định; Mục đích, quan điểm xây dựng Nghị định; Quá trình xây dựng Nghị định; Bố cục và Nội dung của dự thảo Nghị định).

(3) Đề nghị điều chỉnh tên Nghị định bãi bỏ thành: “Nghị định bãi bỏ các Nghị định của Chính phủ: Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện; Nghị định số 43/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh của Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ Hướng dẫn thi hành Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện”.

Lý do: Dự thảo Nghị định bãi bỏ 02 Nghị định của Chính phủ do đó cần sửa đổi lại tên theo đúng Mẫu số 38 mục III Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP .

Tiếp thu ý kiến

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 6634/BCT-TTTN ngày 27/09/2023 đăng tải báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý về dự thảo Nghị định bãi bỏ Nghị định 59/2006/NĐ-CP và 43/2009/NĐ-CP do Bộ Công Thương ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


337

DMCA.com Protection Status
IP: 3.139.70.69
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!