|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Công văn 1761/BTC-CST 2022 chính sách thuế đối với các cơ sở doanh nghiệp giáo dục
Số hiệu:
|
1761/BTC-CST
|
|
Loại văn bản:
|
Công văn
|
Nơi ban hành:
|
Bộ Y tế
|
|
Người ký:
|
Hồ Đức Phớc
|
Ngày ban hành:
|
23/02/2022
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
BỘ TÀI CHÍNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1761/BTC-CST
V/v chính sách thuế đối với các cơ sở,
doanh nghiệp giáo dục và các dịch vụ giáo dục
|
Hà
Nội, ngày 23 tháng 02
năm 2022
|
Kính
gửi: Thủ tướng Chính phủ
Căn cứ nội dung tại điểm
3c Mục I Nghị quyết số 138/NQ-CP ngày 10/11/2021 của Chính phủ về Phiên họp
Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2021 giao Bộ Tài chính: Chủ trì, phối hợp với
Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên
quan rà soát, nghiên cứu, đề xuất bổ sung nội dung về chính sách miễn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp,
tiền thuê đất cho cơ sở,
doanh nghiệp giáo dục và các dịch vụ giáo dục trong 02 năm bị ảnh hưởng 2020 -
2021 và cho giai đoạn 2022 - 2027 nhằm giảm chi phí trong vận hành, khuyến khích, huy động các nguồn lực công -
tư vào phát triển, phục hồi một cách nhanh nhất và
duy trì hoạt động trong các năm tiếp theo, Bộ Tài chính đã có công văn số 14098/BTC-CST ngày 10/12/2021 báo cáo Thủ tướng
Chính phủ về chính sách thuế đối với các cơ sở, doanh nghiệp giáo dục và các dịch
vụ giáo dục.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ
tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại công văn số 9569/VPCP-KTTH ngày 29/12/2021 của
Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính đã có công văn số
12/BTC-CST ngày 04/01/2022 gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ
Tư pháp, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Phòng Thương
mại và Công nghiệp Việt Nam để lấy ý kiến đề xuất về chính
sách thuế đối với cơ sở, doanh nghiệp giáo dục và các dịch vụ giáo dục. Đến nay, Bộ Tài chính đã nhận được văn bản tham gia
ý kiến của Bộ Tư pháp (công văn số 110/BTP-PLDSKT ngày 12/01/2022), Bộ Giáo dục
và Đào tạo (công văn số 118/BGDĐT-KHTC ngày 13/01/2022), Bộ
Kế hoạch và Đầu tư (công văn số 489/BKHĐT-TCTT ngày
20/01/2022).
Qua rà soát quy định của hệ thống
pháp luật về thuế hiện hành, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu
tác động của dịch Covid-19 đã được ban hành trong thời
gian qua và tổng hợp ý kiến tham gia của các Bộ, cơ quan nêu trên, Bộ Tài chính
xin báo cáo Thủ tướng Chính phủ như sau:
1. Hệ thống chính sách thuế hiện
hành đã quy định nhiều chính sách ưu đãi thuế nhằm khuyến khích các cơ sở, doanh
nghiệp trong lĩnh vực giáo dục và các dịch vụ giáo dục
Pháp luật thuế hiện hành áp dụng thống
nhất đối với tất cả các thành phần kinh tế, các tổ chức,
cá nhân, không phân biệt trong nước, nước ngoài hay hình thức sở hữu. Các ưu đãi thuế được quy định cụ thể tại các Luật thuế;
trong đó lĩnh vực giáo dục và đào tạo luôn được ưu tiên áp
dụng các chính sách ưu đãi thuế cao nhất trong khuôn khổ pháp luật về thuế nhằm
khuyến khích phát triển lĩnh vực này. Cụ thể:
- Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
(TNDN) quy định: Áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trong suốt
thời gian hoạt động đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện hoạt động xã
hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Đồng thời, trường hợp doanh nghiệp
thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa giáo
dục và đào tạo tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn thì được miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa trong 9 năm tiếp
theo; doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa giáo dục
và đào tạo tại địa bàn khác thì được miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa trong 5 năm tiếp theo.
Ngoài ra, Luật thuế TNDN cũng quy định miễn thuế TNDN đối với: Phần thu
nhập không chia của cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh
vực giáo dục và đào tạo để lại để đầu tư phát triển cơ sở đó theo quy định của luật chuyên ngành; Khoản tài trợ nhận được để
sử dụng cho hoạt động giáo dục. Đối với
doanh nghiệp, tổ chức thực hiện chi tài trợ cho giáo dục
thì cũng được tính vào chi phí được
trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
- Theo quy định của Luật thuế giá trị
gia tăng (GTGT) thì hầu hết hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực
giáo dục và đào tạo thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT bao gồm: Dạy học, dạy
nghề; Hoạt động xuất bản, nhập khẩu, phát hành báo, tạp
chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa,
giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách khoa học - kỹ thuật... qua đó góp phần giảm chi phí, giá thành của các sản phẩm, dịch vụ giáo dục.
- Theo quy định của các Luật thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu, Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp thì chính sách ưu
đãi các sắc thuế này được áp dụng căn cứ theo ngành nghề ưu đãi đầu tư và địa
bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư, trong đó giáo dục là
ngành nghề ưu đãi đầu tư và được áp dụng các chính sách ưu đãi như miễn thuế nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư; miễn
thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được phục vụ
cho giáo dục; miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với đất của cơ sở thực hiện xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo
dục;...
- Về tiền thuê đất, theo quy định tại
Nghị định số 59/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 và Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày
16/6/2014 của Chính phủ thì các dự án
xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo được ưu đãi với mức tối đa là miễn tiền thuê đất cho toàn bộ thời gian của dự án, mức tối thiểu bằng mức ưu đãi theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp
luật về đầu tư.
2. Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19
Trước tác động của dịch Covid-19 ảnh hưởng
đến hoạt động của doanh nghiệp, người dân, trên cơ sở rà soát hệ thống pháp luật
hiện hành và điều kiện, tình hình thực tiễn, đã có nhiều
giải pháp hỗ trợ được ban hành và triển
khai nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của
dịch Covid-19.
Đối với nhóm giải pháp hỗ trợ về thuế,
phí, lệ phí và tiền thuê đất, trong năm 2020, Bộ Tài chính
đã trình cấp có thẩm quyền và ban hành theo thẩm quyền để thực hiện: gia hạn thời hạn nộp thuế (thuế GTGT, thuế TNDN, thuế thu
nhập cá nhân (TNCN)) và tiền thuê đất cho hầu hết các đối tượng là doanh nghiệp,
hộ kinh doanh gặp khó khăn do tác động của dịch Covid-19
(Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 8/4/2020 của Chính phủ); giảm (15%) tiền thuê đất phải nộp của năm 2020 đối với các đối tượng trả tiền thuê đất hàng năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 (Quyết định số 22/2020/QĐ-TTg ngày 10/8/2020 của Thủ tướng
Chính phủ); giảm (30%) số thuế TNDN phải nộp của năm 2020
đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ
chức khác có tổng doanh thu năm 2020 không quá 200 tỷ đồng (Nghị quyết số 116/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của
Quốc hội); miễn, giảm nhiều khoản phí và lệ phí để giảm chi phí cho doanh nghiệp,
người dân;....
Trong năm 2021 cũng đã thực hiện: tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế
(thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN) và tiền thuê đất (Nghị định số 52/2021/NĐ-CP
ngày 19/4/2021 của Chính phủ); giảm (30%) tiền thuê đất phải nộp của năm 2021
cho các đối tượng gặp khó khăn do ảnh
hưởng của dịch Covid-19 (Quyết định số 27/2021/QĐ-TTg ngày
25/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ); tiếp tục giảm thuế TNDN phải nộp của năm 2021, đồng thời thực hiện miễn thuế (thuế TNCN, thuế GTGT và các loại thuế khác) trong quý III và quý IV của năm 2021 đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, giảm (30%) mức thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ
thuộc các ngành nghề chịu ảnh hưởng nặng
nề bởi dịch Covid-19, miễn tiền chậm nộp phát sinh trong các năm 2020, 2021 đối với các doanh nghiệp,
tổ chức phát sinh lỗ trong năm 2020 (Nghị quyết số
406/NQ-UBTVQH15 ngày 19/10/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội); thực hiện tính
vào chi phí được trừ đối với khoản ủng
hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch
Covid-19 tại Việt Nam (Nghị định số 44/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021 của Chính phủ);
tiếp tục giảm mức thu nhiều khoản phí và lệ phí;...
Vừa qua, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 43/2022/NQ-QH15 ngày
11/01/2022 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát
triển kinh tế xã hội, trong đó có quy định một số chính
sách miễn, giảm thuế áp dụng trong năm 2022 như: Giảm 2%
thuế suất thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10% (còn 8%),
trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động
tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất
động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than
cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; Cho phép tính vào chi phí được trừ khi
xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với khoản chi ủng hộ,
tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng,
chống dịch Covid-19 tại Việt Nam.
Đồng thời, thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15
nêu trên, Bộ Tài chính cũng đang nghiên cứu, xây dựng để
trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét theo thẩm quyền việc tiếp tục thực
hiện các giải pháp hỗ trợ khác về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất trong năm
2022 như: gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất; giảm tiền thuê đất phải nộp của năm 2022;... Bộ Tài chính
cũng tiếp tục thực hiện việc giảm mức thu nhiều khoản phí, lệ phí theo thẩm quyền trong năm 2022.
Như vậy, trong thời gian qua, đã có nhiều giải pháp về thuế, phí, lệ phí và tiền thuế đất nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động
của dịch Covid-19 nói chung (trong đó có các cơ sở giáo dục
và đào tạo).
Bên cạnh các giải pháp về thuế, phí,
lệ phí và tiền thuê đất nêu trên thì cũng đã có nhiều giải pháp hỗ trợ khác được triển khai thực hiện như giải pháp về tín dụng, về chi hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước, cắt giảm chi phí tiền điện, nước, viễn thông...
3. Ý kiến của các Bộ và đề xuất
Qua tổng hợp ý kiến của các Bộ Giáo dục
và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp thì chỉ có Bộ Giáo dục và Đào tạo có ý kiến đề xuất một số
nội dung về chính sách thuế đối với các cơ sở, doanh nghiệp
giáo dục, cụ thể như sau:
(i) Tiếp tục áp dụng các ưu đãi về
thuế và tiền thuê đất cho các cơ sở giáo dục, doanh nghiệp giáo dục. Nghiên cứu
mở rộng giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí và tiền thuê
đất theo hướng miễn thuế GTGT, thuế TNDN, tiền thuê đất cho toàn bộ các cơ sở, doanh
nghiệp giáo dục, nhất là các cơ sở giáo dục mầm non ngoài
công lập và các dịch vụ giáo dục trong 02 năm 2022-2023 để
giảm chi phí trong vận hành, khuyến
khích, huy động các nguồn lực công - tư vào phát triển, phục hồi ngành giáo dục một cách nhanh nhất.
Về ý kiến này của Bộ Giáo dục và Đào
tạo, Bộ Tài chính xin báo cáo như sau:
- Đối với các cơ sở, doanh nghiệp giáo dục, khó khăn chủ yếu xuất phát từ công tác thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch
Covid-19, dẫn đến các cơ sở, doanh nghiệp giáo dục phải tạm ngừng hoạt động như trong thời gian qua (nhất là cấp học giáo dục
mầm non). Tuy nhiên cũng sẽ không phát sinh doanh thu, thu nhập phải nộp thuế
GTGT, thuế TNDN. Khi các cơ sở, doanh nghiệp giáo dục hoạt
động trở lại thì với các chính sách ưu đãi thuế như đã báo cáo ở phần trên đã
đảm bảo tính thống nhất và có trọng
tâm.
- Đối với ý kiến đề nghị miễn tiền thuê đất cho các cơ sở, doanh nghiệp giáo dục trong các năm 2022
- 2023, Bộ Tài chính sẽ tổng hợp để báo
cáo Thủ tướng chính phủ xem xét, quyết định trong quá
trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 như đã nêu trên.
(ii) Đề xuất sửa đổi Luật thuế GTGT theo hướng đưa sách giáo khoa thuộc
đối tượng chịu thuế suất GTGT mức 0%; sửa đổi quy định cho phép các
cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên
không phải nộp thuế TNDN đối với học phí chính quy (theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP
thì mức thu học phí còn thấp, chưa đủ bù đắp chi phí).
- Về đề xuất sửa
đổi Luật thuế GTGT theo hướng đưa sách giáo khoa thuộc đối
tượng chịu thuế suất GTGT mức 0%, Bộ Tài chính xin báo cáo
như sau: Theo quy định của Luật thuế GTGT hiện hành thì mặt hàng sách giáo khoa
đang thuộc đối tượng không chịu thuế
GTGT. Về nguyên tắc và thông lệ quốc tế thì mức thuế suất
thuế GTGT 0% chỉ áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.
Do vậy, để đảm bảo tính thống nhất, Bộ
Tài chính đề nghị thực hiện theo quy định hiện hành.
- Về đề xuất xem
xét, sửa đổi quy định cho phép các cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên không phải nộp thuế TNDN đối
với học phí chính quy: Bộ Tài chính tổng hợp ý kiến này của Bộ Giáo dục và Đào tạo để trình
cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phù hợp trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật thuế TNDN để có cơ sở pháp lý cho
việc thực hiện ổn định, lâu dài (hiện nay, Bộ Tài chính đang
phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và cơ quan, tổ chức
xây dựng Báo cáo rà soát, đánh giá và đề xuất sửa đổi Luật
thuế TNDN, sẽ báo cáo Chính phủ trước ngày 31/3/2022, báo cáo Ủy ban Thường vụ
Quốc hội trước ngày 30/6/2022 để xem xét đưa vào Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh các năm 2023 - 2025).
Từ các nội dung báo cáo nêu trên, về
chính sách thuế đối với cơ sở, doanh nghiệp giáo dục và dịch
vụ giáo dục trong thời gian tới, Bộ Tài chính xin đề xuất với Thủ tướng Chính
phủ như sau:
- Tiếp tục thực hiện các chính sách
ưu đãi về thuế và tiền thuê đất đối với các cơ sở giáo dục, doanh nghiệp giáo dục
và dịch vụ giáo dục theo quy định của pháp luật về thuế, về tiền thuê đất hiện
hành.
- Tổng hợp, báo
cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét đề xuất miễn tiền thuê đất
các cơ sở, doanh nghiệp giáo dục khi xây dựng văn bản quy định về việc giảm tiền thuê đất để triển khai thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15.
- Nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền
để tháo gỡ vướng mắc về thuế TNDN đối
với khoản thu học phí theo quy định của Nhà nước (còn chưa đủ bù đắp chi phí) của các cơ sở giáo dục công lập khi thực hiện sửa đổi, bổ sung Luật thuế TNDN.
Bộ Tài chính kính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Phó Thủ tướng Lê Minh Khái (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các cơ quan: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Phòng Thương mại
và Công nghiệp Việt Nam;
- Vụ Pháp chế;
- Lưu: VT, CST(TN).
|
BỘ TRƯỞNG
Hồ Đức Phớc
|
Official Dispatch No. 1761/BTC-CST dated February 23, 2022 on Tax policies applicable to education institutions, education enterprises, and education services
MINISTRY OF
FINANCE OF VIETNAM
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------
|
No. 1761/BTC-CST
Tax policies applicable to education
institutions, education enterprises, and education services
|
Hanoi, February
23, 2022
|
To: Prime
Minister Pursuant to Point 3c Section I of Resolution No.
138/NQ-CP dated November 10, 2021 of the Government on Regular Government
Meeting in October 2021, Ministry of Finance is assigned to: Take charge and
cooperate with Ministry of Education and Training and relevant authorities in
reviewing, researching, and proposing amendments to policies on exemption of
VAT, corporate income tax, land rent for education institutions, education
enterprises, and education services for the 2 years of 2020 - 2021 and for the
period of 2022 - 2027 in order to reduce operational costs, encourage, mobilize
public - private resources for developing and recovering at the fastest pace
and maintaining operation in subsequent years, Ministry of Finance issued
Official Dispatch No. 14098/BTC-CST dated December 10, 2021 reporting to the
Prime Minister regarding tax policies applicable to education institutions,
education enterprises, and education services. Implementing order of Deputy Prime Minister Le Minh
Khai under Official Dispatch No. 9569/VPCP-KTTH dated December 29, 2021 of the
Office of the Government, Ministry of Finance sent Official Dispatch No.
12/BTC-CST dated January 4, 2022 to Ministry of Education and Training,
Ministry of Planning and Investment, Ministry of Justice, Ministry of Labor -
War Invalids and Social Affairs, Vietnam Chamber of Commerce and Industry in
order to collect feedback regarding tax policies applicable to education
institutions, education enterprises, and education services. So far, Ministry
of Finance has received written feedback of Ministry of Justice (under Official
Dispatch No. 110/BTP-PLDSKT dated January 12, 2022), Ministry of Education and
Training (under Official Dispatch No. 118/BGDDT-KHTC dated January 13, 2022),
and Ministry of Planning and Investment (under Official Dispatch No.
489/BKHDT-TCTT dated January 20, 2022). After reviewing the current legal system regarding
tax and policies assisting enterprises and the general public affected by
COVID-19 issued the past few years and the collective feedback of the
aforementioned ministries and authorities, Ministry of Finance hereby reports
to the Prime Minister: 1. Various preferential tax
policies under the current tax policy system incentivizing education
institutions, education enterprises, and education services The current tax laws apply consistently to all
types of ownership, organizations, and individuals regardless of nationality
and forms of ownership. Tax incentives are elaborated under tax laws, in which,
education and training sectors are always prioritized for the highest
preferential tax policies within the legal framework regarding tax in order to
encourage development of these sectors. To be specific: - Pursuant to the Law on
Corporate Income Tax: Adopt 10% preferential tax rate on revenues of
enterprises generated from the mobilization of private sector involvement in
education and training sectors. At the same time, if enterprises implement new
investment projects in education and training sectors in which private sector
investment is encouraged in areas with disadvantaged socio-economic conditions
or extremely disadvantaged socio-economic conditions, they shall benefit from 4
years of tax exemption and subsequent 9 years of 50% tax payable reduction; if
enterprises implement new investment projects in education and training sectors
in which private sector investment is encouraged in other areas, they shall
benefit from 4 years of tax exemption and subsequent 5 years of 50% tax payable
reduction In addition, the Law on Corporate Income Tax also
prescribes corporate income tax exemption for: Leftover undistributed income of
institutions implementing private sector involvement in education and training
sectors invested in development of the institutions as per field-specific laws;
Donations received for education activities. In case of enterprises and
organizations spending on education purposes, such expenses shall also be
deducted upon determining income subject to corporate income tax. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. - Pursuant to the Law on
Import, Export Duties and the Law on Levy of Non-agricultural Land,
preferential policies of these taxes are applied depending on incentivized
lines of business and incentivized areas in accordance with investment laws, in
which, education is incentivized for investment and subject to preferential tax
policies such as import duty exemption in order to create fixed assets
belonging to beneficiaries of preferential tax treatment; exempt from import
duties for imports for domestic consumption that have not been domestically
produced and are serving education; exempt land rent for non-agricultural land
of institutions implementing private sector involvement for education
activities; etc. - Regarding land rent,
pursuant to Decree No. 59/2008/ND-CP dated May 30, 2008 and Decree No.
59/2014/ND-CP dated June 16, 2014 of the Government, private sector involvement
projects in education and training sectors shall benefit from the maximum
preferential treatment in form of exemption from land rent for the entire
duration of the projects and the minimum preferential treatment in form of
preferential tax rate in accordance with regulations on land and investment. Under the impact of COVID-19 on operation of
enterprises and the general public, on the basis of reviewing the current legal
system and practical situations, multiple support solutions have been
promulgated and implemented in order to assist enterprises and the general
public affected by COVID-19. Regarding support solutions in terms of tax, fees,
charges, and land rent, in 2020, Ministry of Finance requested competent
authorities and promulgated document on: extension of tax submission dead line
(VAT, corporate income tax, personal income tax) and land rent for mostly
enterprises and households affected by COVID-19 (Decree No. 41/2020/ND-CP dated
April 8, 2020 of the Government); 15% reduction of land rent payable in 2020
for annual land rent payers affected by COVID-19 (Decision No. 22/2020/QD-TTg
dated August 10, 2020 of the Prime Minister); 30% reduction of corporate income
tax payable in 2020 for enterprises, cooperatives, service providers, and other
organizations whose total revenues in 2020 do not exceed 200 billion VND
(Resolution No. 116/2020/QH14 dated June 19, 2020 of the National Assembly);
exemption and reduction of various fees and charges to reduce costs incurred by
enterprises and the general public, etc. In 2021, the followings have also been implemented:
further extension of tax submission deadline (VAT, corporate income tax,
personal income tax) and land rent (Decree No. 52/2021/ND-CP dated April 19,
2021 of the Government); 30% reduction of land rent payable in 2021 for
entities affected by COVID-19 (Decision No. 27/2021/QD-TTg dated September 25,
2021 of the Prime Minister); further reduction of corporate income tax payable
in 2021 and exemption of taxes (VAT, corporate income tax, and other taxes) in
the 3rd Quarter and the 4th Quarter of 2021 for household
businesses and individual businesses, 30% reduction of VAT for goods and
services within sectors severely affected by COVID-19, exemption of late
payment fine to be incurred in 2020 and 2021 by enterprises and organizations
facing deficit in 2020 (Resolution No. 406/NQ-UBTVQH15 dated October 19, 2021
of the Standing Committee of the National Assembly); inclusion of sponsors,
donations of enterprises and organizations financing COVID-19 control
activities as deductibles (Decree No. 44/2021/ND-CP dated March 31, 2021 of the
Government); further reduction of fees and charges payable; etc. Recently, National Assembly promulgated Resolution
No. 43/2022/NQ-QH15 dated January 11, 2022 on fiscal and monetary policies
assisting Program for socio-economic recovery and development, which prescribes
several tax reduction and exemption policies to be applied in 2022 such as:
Reduce 2% of VAT for goods and services under 10% VAT (to 8%), except the
following goods and services: telecommunication, information technology,
financial operation, banking, securities, insurance, real estate trading,
metal, pre-cast metal products, mining products (excluding coal mining), coke,
refined petroleum, chemical products, goods and service subject to excise tax;
Record sponsors, donations of enterprises and organizations financing COVID-19
control activities as deductibles. At the same time, implementing the aforementioned
Resolution No. 43/2022/QH15, Ministry of Finance is also research, requesting
Government and Prime Minister to consider the continuation of other support
solutions regarding taxes, fees, charges, and land rents in 2022 such as:
extension of tax and land rent submission deadline; reduction of land rent
payable in 2022; etc. Ministry of Finance also reduces various fees and charges
within their competence in 2022. Thus, there have been multiple solutions regarding
taxes, fees, charges, and land rent imposed to assist enterprises and the
general public affected by COVID-19 (including education and training
institutions). In addition to the aforementioned solutions
regarding taxes, fees, charges, and land rent, various other solutions have
been implemented such as those relating to credit, direct financing from state
budget, reducing electricity, water, telecommunication costs, etc. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. After consolidating remarks of Ministry of
Education and Training, Ministry of Planning and Investment, and Ministry of
Justice, Ministry of Education and Training remarks on tax policies applicable
to education institutions and enterprises, to be specific: (i) Continue to adopt preferential tax and land
rent treatment applicable to education institutions and education enterprises.
Research and expand support solutions regarding taxes, fees, charges, and land
rent in order to exempt VAT, corporate income tax, and land rent for all
education institutions and education enterprises, especially non-public
preschools and education services in 2022-2023 in order to reduce operational
costs, encourage and mobilize public - private resources to develop and recover
education sector as fast as possible. Ministry of Finance hereby responds to the remark
made by Ministry of Education and Training: - In case of education
institutions and education enterprises, the primary difficulty originates from
implementation of COVID-19 control measures which causes them to temporarily shut
down as seen in recent years (especially preschool education). However, no
revenues or incomes subject to VAT and corporate income tax will be incurred.
When these education institutions and education enterprises reopen, the
preferential tax policies reported above are already consistent and specific. - Regarding request for land
rent exemption for education institutions and education enterprises in 2022 -
2023, Ministry of Finance shall report to the Prime Minister during
implementation of Resolution No. 43/2022/QH15. (ii) Propose amendments to the Law on Value-added
Tax so that textbooks are subject to 0% VAT; amend regulations to allow public
education institutions that have not guaranteed recurrent expenditure by
themselves to not submit corporate income tax for full-time education tuition
(according to Decree No. 81/2021/ND-CP, tuition is insufficient to cover the
costs). - Regarding request for
amendments to the Law on Value-added Tax so that textbooks are subject to 0%
VAT, Ministry of Finance reports as follows: Pursuant to the current Law on
Value-added Tax, textbooks are currently exempt from VAT. Regarding
international principals and practice, 0% VAT only applies to export goods and
services. Thus, in order to ensure consistency, Ministry of Finance hereby
requests adherence to applicable laws. - Regarding the request for
amendments of regulations in order to allow public education institutions that
have not guaranteed recurrent expenditure by themselves to not submit corporate
income tax for full-time education tuition: Ministry of Finance consolidates
this remark made by Ministry of Education and Training and requests competent
authorities to consider and decide during the amendment process of the Law on
Corporate Income Tax in order to establish the legal basis for stable and
long-term implementation (currently, Ministry of Finance is cooperating with
relevant ministries, departments, provinces, and authorities in develop Report
on review, assessment, and proposition regarding amendments to the Law on
Corporate Income Tax and will report to the Government before March 31, 2022,
to the Standing Committee of the National Assembly before June 30, 2022 for
consideration and inclusion in the Program for development of Law and Ordnance
of 2023 - 2025). Based on the aforementioned reports, regarding tax
policies applicable to education institutions, education enterprises, and
education services in the near future, Ministry of Finance hereby proposes the
following: ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. - Consolidate and request the
Prime Minister to consider and include exemption of land rent for education
institutions and education enterprises when developing legislative documents on
reduction of land rent for the implementation of Resolution No. 43/2022/QH15. - Research and report to
competent authorities in order to resolve difficulties regarding corporate
income tax applicable to tuition revenues as per regulations of the Government
(tuition that is insufficient to cover other costs) of public education
institutions when amending the Law on Corporate Income Tax. For your consideration and decision./. MINISTER
Ho Duc Phoc
Official Dispatch No. 1761/BTC-CST dated February 23, 2022 on Tax policies applicable to education institutions, education enterprises, and education services
3.228
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|