Kính gửi: Cục
Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành Quy trình giải
quyết đơn khiếu nại (ban hành kèm theo Quyết định số 178/QĐ-TCT ngày
25/2/2019); Quy trình giải quyết đơn tố cáo (ban hành kèm theo Quyết định số
183/QĐ-TCT ngày 26 tháng 2 năm 2019); Quy trình tiếp công dân (ban hành kèm
theo Quyết định số 1402/QĐ-TCT ngày 28/7/2015); Quy chế giải quyết khiếu nại
(ban hành kèm theo Quyết định số 177/QĐ-TCT ngày 25/2/2019); Quy chế giải quyết
tố cáo (ban hành kèm theo Quyết định số 177/QĐ-TCT ngày 25/2/2019); Quy chế tiếp
công dân (ban hành kèm theo Quyết định số 1400/QĐ-TCT ngày 28/7/2015).
Qua một thời gian triển khai, thực hiện Quy trình,
Quy chế; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân của ngành Thuế
đã đi vào nề nếp, đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Cán bộ,
công chức được giao nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo đều có
tinh thần trách nhiệm, chủ động tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao. Công tác
báo cáo của cơ quan Thuế các cấp được thực hiện đầy đủ, kịp thời, góp phần đánh
giá chính xác tình hình giải quyết khiếu nại tố cáo toàn ngành Thuế, từ đó kịp
thời đưa ra phương hướng và giải pháp chấn chỉnh nếu cần thiết.
Quốc Hội đã ban hành Luật Quản lý thuế số
38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2020) thay thế cho Luật
Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 25/2/2019;
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 124/2020/NĐ-CP
ngày 19/10/2020 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu
nại 2011 (có hiệu lực thi hành từ ngày 10/12/2020) thay thế Nghị định số
75/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ; Nghị định số
31/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo (có hiệu lực thi hành từ ngày
28/05/2019) thay thế cho Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của
Chính phủ;
Thanh tra Chính phủ đã ban hành Thông tư số
05/2021/TT-TTCP ngày 01/10/2021 quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố
cáo, đơn kiến nghị, phản ánh (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/11/2021) thay
thế Thông tư số 07/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 của Thanh tra Chính phủ; Thông
tư số 04/2021/TT-TTCP ngày 01/10/2021 quy định quy trình tiếp công dân (có hiệu
lực thi hành từ ngày 15/11/2021) thay thế cho Thông tư số 06/2014/TT-TTCP ngày
31/10/2014 của Thanh tra Chính phủ;
Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 03/2020/TT-BNV
ngày 21/07/2020 quy định chi tiết về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo
vệ vị trí công tác của Người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức.
Các văn bản mới ban hành sau Luật Khiếu nại, Tố
cáo, tiếp công dân nêu trên đã có một số hướng dẫn cụ thể mà Quy chế giải quyết
khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân tại cơ quan Thuế các cấp (ban hành kèm theo
Quyết định số 177/QĐ-TCT ngày 25/2/2019, Quyết định số 182/QĐ-TCT ngày 26 tháng
2 năm 2019, Quyết định số 1400/QĐ-TCT ngày 28/7/2015) và Quy trình giải quyết
khiếu nại, tố cáo tại cơ quan Thuế các cấp (ban hành kèm theo Quyết định số
178/QĐ-TCT ngày 25/2/2019, Quyết định số 183/QĐ-TCT ngày 26 tháng 2 năm 2019,
Quyết định số 1402/QĐ-TCT ngày 28/7/2015) chưa được sửa đổi, cập nhật, bổ sung.
Để đáp ứng với việc chuyển đổi mô hình tổ chức mới
theo Quyết định số 15/2021/QĐ-TTg ngày 30/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi
bổ sung khoản 1 Điều 3 Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg ngày
25/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài chính. Quyết định số 1969/QĐ-BTC
ngày 08/10/2021 của Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Cục Kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống
tham nhũng trực thuộc Tổng cục Thuế.
Do vậy, cần thiết phải nghiên cứu sửa đổi Quy chế,
quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân tại cơ quan Thuế các cấp
theo văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
Theo đó, Tổng cục Thuế dự kiến sửa đổi như sau:
I. Dự kiến nội dung sửa đổi bổ sung
Quy trình, Quy chế giải quyết đơn khiếu nại tại cơ quan thuế các cấp (Phụ
lục 1 kèm theo).
II. Dự kiến nội dung sửa đổi Quy
trình, Quy chế giải quyết đơn tố cáo tại cơ quan thuế các cấp (Phụ lục 2
kèm theo).
III. Dự kiến nội dung sửa đổi Quy
trình, Quy chế tiếp công dân tại cơ quan thuế các cấp (Phụ lục 3 kèm
theo).
Để thực hiện sửa đổi, bổ sung Quy trình, Quy chế giải
quyết đơn khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân tại cơ quan thuế các cấp cho phù hợp
với thực tế, Tổng cục Thuế đề nghị Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương:
1. Có ý kiến về các nội dung dự kiến
sửa đổi, bổ sung.
2. Báo cáo các vướng mắc trong quá
trình thực hiện, kiến nghị bổ sung, sửa đổi về nội dung cũng như các biểu mẫu
kèm theo.
3. Nêu vướng mắc trong quá trình
nhập liệu, sử dụng ứng dụng KTNB trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Đề nghị Cục Thuế các tỉnh, thành phố tổng hợp và
báo cáo về Tổng cục Thuế trước ngày 20/7/2022 (Qua đường công văn và qua hòm
thư điện tử: [email protected] và [email protected])./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lãnh đạo Tổng cục (để báo cáo);
- Vụ Pháp chế;
- Lưu: VT, Cục KTNB (2b).
|
TL. TỔNG CỤC
TRƯỞNG
CỤC TRƯỞNG CỤC KIỂM TRA NỘI BỘ,
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG
Phạm Ngọc Lai
|
PHỤ LỤC I
DỰ KIẾN NỘI DUNG SỬA ĐỔI BỔ SUNG QUY TRÌNH, QUY CHẾ GIẢI
QUYẾT ĐƠN KHIẾU NẠI TẠI CƠ QUAN THUẾ CÁC CẤP
I. Dự kiến nội dung sửa đổi bổ
sung Quy chế giải quyết đơn khiếu nại tại cơ quan thuế các cấp (Ban
hành kèm theo Quyết định số 177/QĐ-TCT ngày 25 tháng 02 năm 2019 của Tổng cục
trưởng Tổng cục Thuế).
1. Về căn cứ pháp lý hiện
hành và mô hình tổ chức mới
Quy chế 177: được ban hành căn cứ vào các văn bản
pháp luật đã hết hiệu lực, cụ thể Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29
tháng 11 năm 2006; Luật khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 11/11/2011; Nghị định số
75/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều của Luật Khiếu nại và Thông tư số 07/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 của
Thanh tra Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến
nghị, phản ánh. Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg ngày 25/9/2018 của Thủ tướng Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế
thuộc Bộ Tài chính
Hiện nay, các văn bản trên đã hết hiệu lực và được
thay thế bằng Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019, Nghị định số
124/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và
biện pháp thi hành Luật Khiếu nại 2011; Thông tư số 05/2021/TT-TTCP ngày
01/10/2021 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn
tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh; Quyết định số 15/2021/QĐ-TTg ngày 30/3/2021 của
Thủ tướng Chính phủ sửa đổi bổ sung khoản 1 Điều 3 Quyết định số
41/2018/QĐ-TTg ngày 25/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài chính; Quyết
định số 1969/QĐ-BTC ngày 08/10/2021 của Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại,
tố cáo và Phòng chống tham nhũng trực thuộc Tổng cục Thuế.
Đề xuất sửa theo hướng: thay
các căn cứ pháp lý nêu trên tại dự thảo Quyết định; Vụ Kiểm tra nội bộ bằng Cục
Kiểm tra nội bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng; Vụ trưởng
Vụ Kiểm tra nội bộ bằng Cục trưởng Cục Kiểm tra nội bộ; giải quyết khiếu nại, tố
cáo và phòng chống tham nhũng.
2. Về quy định đơn đủ điều
kiện thụ lý giải quyết:
Thông tư số 05/2021/TT-TTCP đã bổ sung một số quy định
so với Thông tư số 07/2014/TT-TTCP như sau: (i) Đơn dùng chữ viết là tiếng Việt.
Trường hợp đơn được viết bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm bản dịch được công
chứng; (ii) đơn khiếu nại phải có tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại.
Quy chế 177 chưa có quy định về đơn đủ điều kiện thụ
lý.
Đề xuất sửa theo hướng: bổ
sung nội dung này vào dự thảo quy chế cho phù hợp với Luật Khiếu nại, Nghị định
số 124 và Thông tư số 05/2021/TT-TTCP .
3. Về quy định đơn không đủ
điều kiện thụ lý giải quyết:
Thông tư số 05/2021/TT-TTCP đã bổ sung một số điều
kiện so với Thông tư số 07/2014/TT-TTCP như sau:
- Đơn không đáp ứng yêu cầu sau: (i) đơn khiếu nại
không kèm theo tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại; (ii) đơn được viết bằng
tiếng nước ngoài mà không kèm bản dịch được công chứng;
- Đơn có nội dung chống đối đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đơn có nội dung chia rẽ đoàn kết dân
tộc, tôn giáo; đơn có lời lẽ thô tục, bôi nhọ, xúc phạm danh dự, uy tín của cá
nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Đơn rách nát, chữ viết bị tẩy xóa, không rõ,
không thể đọc được.
Đề xuất sửa theo hướng: bổ
sung nội dung này vào Điều 7 quy định về đơn khiếu nại không được thụ lý giải
quyết tại dự thảo quy chế cho phù hợp Thông tư số 05/2021/TT-TTCP .
4. Về quy định giải quyết
khiếu nại lần hai:
Trước đây Nghị định số 75/2012/NĐ-CP không có quy định
Quyết định giải quyết của người có thẩm quyền giải quyết lần hai đối với trường
hợp khiếu nại lần đầu quá thời hạn mà không được giải quyết thì được coi là quyết
định giải quyết khiếu nại lần đầu hay lần hai.
Đến Nghị định 124/2020/NĐ-CP về giải quyết khiếu nại
lần 2 đã nêu rõ điều kiện khiếu nại lần 2, tháo gỡ những bất cập trong tên gọi
ban hành quyết định giải quyết của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần
hai, hay hồ sơ công dân phải cung cấp trong trường hợp quá thời hạn giải quyết
khiếu nại lần đầu mà khiếu nại không được giải quyết. Đặc biệt, trong nghị định
số 124/2020/NĐ-CP về khiếu nại lần hai đã bổ sung thêm quy định về xử lý vi phạm
đối với trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu, tránh
việc “ỷ lại” của cấp dưới cho cấp trên trong giải quyết khiếu nại hành chính, cụ
thể như sau: “Trường hợp khiếu nại lần hai thì người khiếu nại phải gửi đơn
kèm theo quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, các tài liệu có liên quan cho
người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
Trường hợp quá thời hạn quy định mà khiếu nại lần
đầu không được giải quyết thì người khiếu nại gửi đơn đến người có thẩm quyền
giải quyết khiếu nại lần hai, nêu rõ lý do và gửi kèm các tài liệu có liên quan
về vụ việc khiếu nại. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai phải xem
xét thụ lý giải quyết theo trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai. Quyết
định giải quyết khiếu nại trong trường hợp này là quyết định giải quyết khiếu nại
lần hai.
Người giải quyết khiếu nại lần hai áp dụng biện
pháp xử lý trách nhiệm theo thẩm quyền đối với người có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại lần đầu nếu có hành vi vi phạm pháp luật. ”
Đề xuất sửa theo hướng: bổ
sung nội dung này vào điểm b, khoản 1 Điều 4 Chương II về thời hạn khiếu nại lần
2 của dự thảo Quy chế cho phù hợp với Nghị định số 124/2020/NĐ-CP và thực tế
công tác giải quyết khiếu nại thời gian qua..
5. Về quy định thi hành quyết
định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật:
- Nghị định số 75/2012/NĐ-CP chỉ quy định chung về
trách nhiệm của người giải quyết khiếu nại trong việc thi hành quyết định giải
quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, còn một số bất cập như: Trách
nhiệm theo dõi, kiểm tra và đảm bảo hiệu lực giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng
các ngành, các cấp còn chưa được làm rõ, đặc biệt là khi để xảy ra tình trạng
chậm hoặc không thực hiện, thực hiện không đầy đủ các quyết định giải quyết khiếu
nại có hiệu lực pháp luật; Thiếu các quy định nhằm theo dõi, đôn đốc và kiểm
tra việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật của người
khiếu nại, người bị khiếu nại và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Nghị định số 124/2020/NĐ-CP quy định rõ trách nhiệm
của người giải quyết khiếu nại trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu
nại có hiệu lực: Chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định giải quyết
khiếu nại có hiệu lực pháp luật, trong phạm vi, nhiệm vụ quyền hạn của mình,
người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm áp dụng các biện pháp để thực hiện hoặc
có văn bản chỉ đạo cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức thi hành quyết
định giải quyết khiếu nại có hiệu lực...; Người có thẩm quyền giải quyết khiếu
nại có trách nhiệm tự mình hoặc giao cho cơ quan, tổ chức có liên quan thi hành
hoặc cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thi
hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Trường hợp phát hiện
cơ quan, tổ chức cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ,
không kịp thời quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật thì áp dụng
các biện pháp theo thẩm quyền để xử lý kịp thời, nghiêm minh. Trường hợp vượt
quá thẩm quyền thì kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý.
Đề xuất sửa theo hướng: sửa đổi
điểm 1 Điều 19 Chương V dự thảo Quy chế cho phù hợp với quy định tại Điều 31 Chương V Nghị định số 124/2020/NĐ-CP.
6. Về quy định xử lý vi phạm:
Nghị định số 124/2020/NĐ-CP bổ sung quy định chi tiết
các hình thức kỷ luật được áp dụng trong trường hợp người có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại, người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại, người có
trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp
luật mà có hành vi vi phạm pháp luật khiếu nại thì tùy theo tính chất, mức độ
vi phạm mà bị xử lý kỷ luật bằng các hình thức như: khiển trách, cảnh cáo, hạ
bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc. Nếu có dấu hiệu tội phạm
thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường
hoặc bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
Đề xuất sửa theo hướng: bổ
sung nội dung này vào dự thảo Quy chế cho phù hợp với Nghị định số
124/2020/NĐ-CP .
II. Dự kiến nội dung sửa đổi,
bổ sung quy trình giải quyết đơn khiếu nại tại cơ quan Thuế các cấp ban hành
kèm theo Quyết định số 178/QĐ-TCT ngày 25/2/2019 của Tổng cục Thuế:
1. Về căn cứ pháp lý hiện
hành và mô hình tổ chức mới
Quy trình 178: được ban hành căn cứ vào các văn bản
pháp luật đã hết hiệu lực, cụ thể Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29
tháng 11 năm 2006; Luật khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 11/11/2011; Nghị định số
75/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều của Luật Khiếu nại và Thông tư số 07/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 của
Thanh tra Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến
nghị, phản ánh. Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg ngày 25/9/2018 của Thủ tướng Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế
thuộc Bộ Tài chính
Hiện nay, các văn bản trên đã hết hiệu lực và được
thay thế bằng Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019, Nghị định số
124/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và
biện pháp thi hành Luật Khiếu nại 2011; Thông tư số 05/2021/TT-TTCP ngày
01/10/2021 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn
tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh; Quyết định số 15/2021/QĐ-TTg ngày 30/3/2021 của
Thủ tướng Chính phủ sửa đổi bổ sung khoản 1 Điều 3 Quyết định số
41/2018/QĐ-TTg ngày 25/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài chính; Quyết
định số 1969/QĐ-BTC ngày 08/10/2021 của Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại,
tố cáo và Phòng chống tham nhũng trực thuộc Tổng cục Thuế.
Đề xuất sửa theo hướng: thay
các căn cứ pháp lý nêu trên tại dự thảo Quyết định; Vụ Kiểm tra nội bộ bằng Cục
Kiểm tra nội bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng; Vụ trưởng
Vụ Kiểm tra nội bộ bằng Cục trưởng Cục Kiểm tra nội bộ; giải quyết khiếu nại, tố
cáo và phòng chống tham nhũng.
2. Về quy định giải quyết
khiếu nại lần hai
Trước đây Nghị định số 75/2012/NĐ-CP không có quy định
Quyết định giải quyết của người có thẩm quyền giải quyết lần hai đối với trường
hợp khiếu nại lần đầu quá thời hạn mà không được giải quyết thì được coi là quyết
định giải quyết khiếu nại lần đầu hay lần hai.
Đến Nghị định 124/2020/NĐ-CP về giải quyết khiếu nại
lần 2 đã nêu rõ điều kiện khiếu nại lần 2, tháo gỡ những bất cập trong tên gọi
ban hành quyết định giải quyết của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần
hai, hay hồ sơ công dân phải cung cấp trong trường hợp quá thời hạn giải quyết
khiếu nại lần đầu mà khiếu nại không được giải quyết. Đặc biệt, trong nghị định
số 124/2020/NĐ-CP về khiếu nại lần hai đã bổ sung thêm quy định về xử lý vi phạm
đối với trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu.
Đề xuất sửa theo hướng: bổ
sung thêm một khoản mới nội dung này vào bước 1 Mục I Phần
II Quy trình cho phù hợp với Nghị định số 124/2020/NĐ-CP và thực tế công tác giải
quyết khiếu nại thời gian qua như sau:
Trường hợp quá thời hạn quy định mà khiếu nại lần đầu
không được giải quyết và người khiếu nại gửi đơn đến người có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại lần hai, nêu rõ lý do và gửi kèm các tài liệu có liên quan về vụ
việc khiếu nại. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai phải xem xét
thụ lý giải quyết theo trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai. Quyết định
giải quyết khiếu nại trong trường hợp này là quyết định giải quyết khiếu nại lần
hai.
Người giải quyết khiếu nại lần hai áp dụng biện
pháp xử lý trách nhiệm theo thẩm quyền đối với người có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại lần đầu nếu có hành vi thiếu trách nhiệm hoặc cố tình trì hoãn việc
giải quyết khiếu nại đó. Trường hợp người giải quyết khiếu nại lần đầu chậm giải
quyết do nguyên nhân khách quan (vướng mắc về chính sách, vướng mắc trong việc
cung cấp hồ sơ tài liệu của người khiếu nại...) thì có giải trình cụ thể, tùy từng
trường hợp Người giải quyết khiếu nại lần hai xem xét xử lý theo quy định của
Pháp luật.
3. Về việc giải quyết đơn
khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan thuế nhận đơn nhưng chưa đủ
điều kiện thụ lý giải quyết (đơn khiếu nại không kèm theo tài liệu liên quan đến
nội dung khiếu nại; đơn được viết bằng tiếng nước ngoài mà không kèm bản dịch
được công chứng...);
- Tại khoản 2 Điều 7 Thông tư số
07/2014/TT-TTCP quy định: Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết
nhưng không đủ điều kiện thụ lý thì căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để trả
lời hoặc hướng dẫn cho người khiếu nại biết rõ lý do không được thụ lý giải quyết
hoặc bổ sung những thủ tục cần thiết để thực hiện việc khiếu nại (theo Mẫu số
02 - XLĐ ban hành kèm theo Thông tư này).
- Tại điểm B1.4.1 Mục I Phần II Quy trình hướng dẫn:
Đơn khiếu nại thuộc một trong các trường hợp không đủ điều kiện xử lý quy định
tại điểm b Khoản 2 Điều 6 Thông tư 07/2014/TT-TTCP ngày
31/10/2014 của TTCP thì thông báo không đủ điều kiện thụ lý giải quyết (mẫu số
04B/KN kèm theo) gửi cho người khiếu nại để biết và bổ sung những thủ tục cần
thiết để thực hiện việc khiếu nại.
- Tại khoản 2 Điều 7 Thông, tư số
05/2021/TT-TTCP quy định: “2. Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết
nhưng chưa đủ điều kiện thụ lý giải quyết thì hướng dẫn người khiếu nại bổ sung
thông tin, tài liệu để thực hiện việc khiếu nại theo quy định của pháp luật. Việc
hướng dẫn được thực hiện theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này”.
Như vậy, so với Thông tư số 07/2014/TT-TTCP thì
Thông tư số 05/2021/TT-TTCP đã bỏ quy định về việc trả lời cho người khiếu nại
biết lý do không thụ lý giải quyết mà thay vào đó là cơ quan có thẩm quyền
giải quyết đơn có văn bản hướng dẫn người khiếu nại bổ sung thông tin, tài liệu
để thực hiện việc khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Đề xuất sửa theo hướng: sửa đổi
nội dung này tại điểm B1.4 Mục 1 Phần II Quy trình cho phù hợp với Thông tư số
05/2021/TT-TTCP cụ thể như sau:
B1.4. Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của
Cơ quan thuế nhận đơn
B 1.4.1. Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết
của Cơ quan thuế nhận đơn và thuộc một trong các trường hợp không được thụ lý
giải quyết theo quy định tại Điều 11 Luật Khiếu nại số
02/2011/QH13 ngày 11/11/2011 thì Cơ quan thuế nhận đơn ban hành thông báo về
việc không thụ lý giải quyết khiếu nại (mẫu số ... /KN) gửi cho người khiếu nại
để biết.
B1.4.2. Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của
Cơ quan thuế nhận đơn nhưng chưa đủ điều kiện thụ lý giải quyết
theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 6 của Thông tư số 05/2021/TT-TTCP
ngày 01/10/2021 của Thanh tra Chính phủ thì Cơ quan thuế nhận đơn có công
văn gửi cho người khiếu nại (mẫu số .../KN kèm theo) hướng dẫn người khiếu nại
bổ sung thông tin, tài liệu và những thủ tục cần thiết để thực hiện việc khiếu
nại.
B1.4.3. Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền của Cơ quan
thuế nhận đơn không thuộc một trong các trường hợp không được thụ lý giải
quyết theo quy định tại Điều 11 Luật Khiếu nại số
02/2011/QH13 ngày 11/11/2011 và điều kiện thụ lý giải quyết theo
quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 6 của Thông tư số
05/2021/TT-TTCP ngày 01/10/2021 của Thanh tra Chính phủ thì dự thảo
Thông báo về việc thụ lý giải quyết khiếu nại (mẫu số /KN
kèm theo) gửi cho người khiếu nại để biết, đồng thời đề xuất phương án giải quyết
(phải xác minh; giải quyết ngay). Đối với trường hợp nhiều người khiếu nại về
cùng một nội dung và cử người đại diện để thực hiện việc khiếu nại thì thụ lý
đơn nếu trong đơn khiếu nại có đầy đủ chữ ký, họ tên, địa chỉ của những người
khiếu nại và có văn bản cử người đại diện, việc gửi thông báo thụ lý thông qua
người đại diện khiếu nại.
4. Về đơn khiếu nại không
thuộc thẩm quyền của Cơ quan thuế nhận đơn:
- Tại điểm B1.3 bước 1 Mục I Phần II Quy trình quy
định về đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền của Cơ quan thuế nhận đơn như sau:
“B1.3.1 Đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền
giải quyết của Cơ quan Thuế các cấp thì Cơ quan thuế nhận đơn phải dự
thảo Phiếu hướng dẫn gửi cho người khiếu nại (mẫu số 02/KN) kèm theo, việc
hướng dẫn chỉ thực hiện một lần và nếu người khiếu nại gửi kèm theo các giấy tờ,
tài liệu (bản gốc) thì cơ quan nhận đơn trả lại cho người khiếu nại kèm theo
Phiếu hướng dẫn.
B1.3.2 Đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải
quyết của Cơ quan thuế nhận đơn nhưng thuộc thẩm quyền của Cơ quan thuế khác
thì dự thảo Phiếu chuyển đơn khiếu nại (mẫu số 03/KN kèm theo) gửi Cơ quan thuế
có thẩm quyền giải quyết và gửi cho người khiếu nại biết để liên hệ giải quyết
”
- Tại khoản 1 Điều 8 Thông tư số
05/2021/TT-TTCP quy định: “Đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết
của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị mình thì người xử lý đơn hướng dẫn
người khiếu nại gửi đơn đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền giải
quyết. Việc hướng dẫn chi thực hiện một lần theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo
Thông tư này”.
Như vậy, theo quy định tại Thông tư 05 thì đối với
đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền của Cơ quan thuế nhận đơn thì Cơ quan thuế
nhận đơn hướng dẫn người khiếu nại gửi đơn đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, người
có thẩm quyền giải quyết, không dự thảo phiếu chuyển đơn khiếu nại gửi Cơ
quan có thẩm quyền giải quyết.
Đề xuất sửa theo hướng: Sửa đổi
điểm B1.3 bước 1 Mục I Phần II Quy trình cho phù hợp với Thông tư số
05/2021/TT-TTCP cụ thể như sau:
B1.3. Đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết
của Cơ quan Thuế nhận đơn:
B 1.3.1. Đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải
quyết cơ quan thuế nhận đơn thì người xử lý đơn hướng dẫn người khiếu nại gửi
đơn đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền giải quyết. Việc hướng
dẫn chỉ thực hiện một lần theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Về trình tự, thủ tục giải
quyết khiếu nại:
Nghị định số 75/2012/NĐ-CP không đề cập đến trình tự,
thủ tục giải quyết khiếu nại mà vấn đề này được quy định trong Thông tư số
07/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải
quyết khiếu nại hành chính; Nghị định số 124/2020/NĐ-CP đã đưa các nội dung về
trình tự, thủ tục khiếu nại trong Thông tư số 07/2013/TT-TTCP vào chương IV. Theo đó, Nghị định số 124/2020/NĐ-CP đã bỏ quy định
về lập Kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại và bỏ quy định thủ tục Công bố quyết
định xác minh nội dung khiếu nại tại Thông tư số 07/2013/TT-TTCP
Như vậy, có thể thấy, theo quy định tại Nghị định
124/2020/NĐ-CP thì quy trình giải quyết khiếu nại được tối giản hơn, quy định
này phù hợp với xu hướng đơn giản hóa các thủ tục hành chính nhằm rút ngắn thời
gian cũng như nâng cao hiệu quả giải quyết các khiếu nại.
Đề xuất sửa theo hướng: Nghị định
số 124/2020/NĐ-CP đã bỏ nội dung bỏ quy định về lập Kế hoạch xác minh nội dung
khiếu nại và quy định về thủ tục Công bố quyết định xác minh nội dung khiếu nại
này do đó đề xuất không đưa nội dung này vào quy trình để thực hiện đúng văn bản
quy phạm pháp luật như sau:
Gộp Bước 2 bước 3 Mục 2 quy trình thành Dự thảo quyết
định và duyệt ký Quyết xác minh nội dung khiếu nại, bỏ nội dung xây dựng kế hoạch
xác minh và công bố Quyết định xác minh cho phù hợp với quy định tại Nghị định
số 124.
6. Về việc thực hiện quy chế
tham vấn trong giải quyết khiếu nại tại Cơ quan Thuế
Ngày 13/6/2019, Quốc hội đã thông qua Luật Quản lý
thuế số 38/2019/QH14 với hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2020, quy định nhiều
nội dung mới về công tác quản lý thuế, trong đó có quy định việc thực hiện tham
vấn các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình giải quyết khiếu nại
thông qua việc thành lập hội đồng tham vấn.
Thực hiện quy định này, Tổng cục Thuế đã có Quyết định
số 1490/QĐ-TCT ngày 22/10/2021 về việc ban hành Quy chế tham vấn trực tiếp
trong hoạt động giải quyết khiếu nại tại Cơ quan thuế. Đây là lần đầu tiên việc
tham vấn trong hoạt động giải quyết khiếu nại được quy định cụ thể về trình tự,
thủ tục tổ chức tham vấn, quyền trách nhiệm của các bên tham gia tham vấn.
Đề xuất sửa theo hướng: Sửa đổi,
bổ sung Bước 7 nội dung về thành lập hội đồng tham vấn như sau:
Trong quá trình giải quyết khiếu nại, người được
giao nhiệm vụ xác minh nếu xét thấy đơn khiếu nại thuộc một hoặc nhiều yếu tố
như đơn khiếu nại có nội dung phức tạp; số tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp
lớn; Có nhiều quan điểm khác nhau khi áp dụng quy định tại các văn bản quy phạm
pháp luật; Liên quan đến các chính sách pháp luật khác ngoài chính sách pháp luật
về thuế; Liên quan đến chuyên môn, chuyên ngành của cơ quan ngoài ngành thuế và
các trường hợp khác do Thủ trưởng cơ quan thuế quyết định thì người được giao nhiệm
vụ xác minh báo cáo Thủ trưởng cơ quan thuế (theo mẫu số 01 ban hành kèm theo
Quy chế tham vấn số 1490/QĐ-TCT) xem xét, quyết định việc tổ chức hội đồng tham
vấn.
Trình tự, thủ tục thành lập hội đồng tham vấn, tổ
chức hội đồng tham vấn và sử dụng kết quả tham vấn được thực hiện theo quy định
tại Điều 12, 13, 14 của Quy chế tham vấn trực tiếp trong hoạt
động giải quyết khiếu nại tại Cơ quan thuế (ban hành kèm theo Quyết định số
1490/QĐ-TCT ngày 22/10/2021 của Tổng cục Thuế)./.
PHỤ LỤC II
MỘT SỐ NỘI DUNG DỰ KIẾN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUY TRÌNH, QUY
CHẾ GIẢI QUYẾT ĐƠN TỐ CÁO TẠI CƠ QUAN THUẾ CÁC CẤP
I. Về căn cứ pháp lý hiện
hành và mô hình tổ chức mới
1. Căn cứ pháp lý giải quyết
tố cáo hiện hành
- Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13 tháng 6
năm 2019;
- Luật Tố cáo số 25/2018/QH14 ngày 12 tháng 6 năm
2018
- Căn cứ Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4
năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi
hành Luật Tố cáo;
- Căn cứ Thông tư số 05/2021/TT-TTCP ngày 01 tháng
10 năm 2021 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn
tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh;
- Thông tư số 03/2020/TT-BNV ngày 21/07/2020 quy định
chi tiết về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ vị trí công tác của
Người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức.
- Căn cứ Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg ngày
25/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài chính;
- Căn cứ Quyết định số 15/2021/QĐ-TTg ngày 30/3/2021
của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi bổ sung khoản 1 Điều 3 Quyết định
số 41/2018/QĐ-TTg ngày 25/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài
chính;
- Căn cứ Quyết định số 1969/QĐ-BTC ngày 08/10/2021
của Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Cục Kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng trực
thuộc Tổng cục Thuế
2. Quy chế giải quyết tố cáo tại cơ quan Thuế các cấp
(ban hành kèm theo Quyết định số 182/QĐ-TCT ngày 26 tháng 2 năm 2019) và
Quy trình giải quyết tố cáo tại cơ quan Thuế các cấp (ban hành kèm theo Quyết
định số 183/QĐ-TCT ngày 26 tháng 2 năm 2019) được xây dựng dựa trên Luật Tố
cáo số 25/2018/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2018 nên đã đảm bảo thực hiện theo các
quy định mới của Luật tố cáo.
Tuy nhiên để đáp ứng với việc chuyển đổi mô hình tổ
chức mới theo Quyết định số 15/2021/QĐ-TTg ngày 30/3/2021 của Thủ tướng Chính
phủ sửa đổi bổ sung khoản 1 Điều 3 Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg
ngày 25/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài chính. Quyết định số
1969/QĐ-BTC ngày 08/10/2021 của Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và
Phòng chống tham nhũng trực thuộc Tổng cục Thuế.
Mặt khác, hiện nay Quốc Hội đã ban hành Luật Quản
lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2020) thay thế
cho Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 25/2/2019; Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo (có hiệu lực thi hành từ
ngày 28/05/2019) thay thế cho Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm
2012 của Chính phủ; Thanh tra Chính phủ đã ban hành Thông tư số 05/2021/TT-TTCP
ngày 01/10/2021 quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến
nghị, phản ánh (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/11/2021) thay thế Thông tư số
07/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 của Thanh tra Chính phủ và Bộ Nội vụ đã ban
hành Thông tư số 03/2020/TT-BNV ngày 21/07/2020 quy định chi tiết về thẩm quyền,
trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ vị trí công tác của Người tố cáo là cán bộ,
công chức, viên chức.
Các văn bản mới ra đời sau Luật Tố cáo nêu trên đã
có một số hướng dẫn cụ thể mà Quy chế giải quyết tố cáo tại cơ quan Thuế các cấp
(ban hành kèm theo Quyết định số 182/QĐ-TCT ngày 26 tháng 2 năm 2019) và
Quy trình giải quyết tố cáo tại cơ quan Thuế các cấp (ban hành kèm theo Quyết
định số 183/QĐ-TCT ngày 26 tháng 2 năm 2019) chưa được cập nhật, bổ sung.
Đề xuất sửa theo hướng: bổ
sung các căn cứ pháp lý mới nêu trên tại dự thảo Quyết định; Vụ Kiểm tra nội bộ
bằng Cục Kiểm tra nội bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham
nhũng; Vụ trưởng Vụ Kiểm tra nội bộ bằng Cục trưởng Cục Kiểm tra nội bộ; giải
quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng.
II. Về nội dung thay đổi
quy trình giải quyết tố cáo
1. Về mẫu biểu
1.1. Mẫu biểu về giải quyết đơn tố cáo thuộc
thẩm quyền và được thụ lý giải quyết:
Tại Quy trình 183 (Mục II): một
số mẫu biểu chưa có và các mẫu biểu của quy trình với các mẫu biểu tại Điều 9, Điều 10 của Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4
năm 2019 và Thông tư số 05/2021/TT-TTCP ngày 01/10/2021 cũng không giống nhau,
cụ thể như sau:
* Theo Nghị định số 31 thì:
Tại Điều 9: Thụ lý tố
cáo, thông báo việc thụ lý tố cáo
- Quyết định thụ lý tố cáo được thực hiện theo Mẫu
số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
- Thông báo việc thụ lý tố cáo được thực hiện theo Mẫu
số 05, thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo thực hiện theo Mẫu
số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Tại Điều 10: Xác minh nội
dung tố cáo
- Trường hợp thành lập Tổ xác minh thì phải có từ
hai người trở lên, trong đó giao cho một người làm Tổ trưởng. Quyết định thành
lập Tổ xác minh được thực hiện theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban
hành kèm theo Nghị định này.
Tại Điều 15: Trưng cầu
giám định
- Văn bản trưng cầu giám định thực hiện theo Mẫu
số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 31.
- Báo cáo về kết quả xác minh Mẫu số 10 trong nghị
định khác mẫu số 29/TC và mẫu số 30/TC theo quy trình giải quyết tố cáo của Tổng
cục.
* Theo Thông tư số 05/2021/TT-TTCP ngày
01/10/2021 thì:
Tại Điều 13, Mục 2. Xử lý đơn tố
cáo có nêu: Đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn
vị mình và đủ điều kiện thụ lý theo quy định tại khoản 1 Điều
29 Luật Tố cáo thì người xử lý đơn báo cáo người đứng đầu để thụ lý giải
quyết theo quy định. Việc đề xuất thụ lý giải quyết được thực hiện theo Mẫu
số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
Các mẫu biểu nêu trên tại Nghị định số 31 và Thông
tư số 05 thì trong Quy trình giải quyết tố cáo số 183 chưa có.
Đề xuất: bổ sung thêm vào Mục II của Quy trình giải quyết tố cáo tại cơ quan Thuế các cấp
các mẫu biểu theo Nghị định số 31 và Thông tư số 05/2021/TT-TTCP ngày
01/10/2021.
1.2. Về mẫu phiếu chuyển đơn
- Theo Quy trình giải quyết đơn tố cáo số
183/QĐ-TCT ngày 26/02/2019 thì mẫu Phiếu chuyển đơn tố cáo được áp dụng theo mẫu
số 03/TC.
- Theo quy định tại Thông tư số 05/2021/TT-TTCP
ngày 01/10/2021 của Thanh tra Chính phủ (có hiệu lực thi hành kể từ ngày
15/11/2021) thì: Mẫu phiếu chuyển đơn tố cáo áp dụng theo mẫu số 03 - Phiếu
chuyển đơn tố cáo.
Mẫu phiếu chuyển đơn tại quy trình giải quyết tố
cáo số 183 và Thông tư 05 là không giống nhau.
Đề xuất: sửa đổi mẫu phiếu chuyển đơn
tại quy trình giải quyết tố cáo theo mẫu tại Thông tư 05 cho phù hợp.
2. Xử lý đơn tố cáo hành vi
vi phạm thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại (được hướng
dẫn tại điều 17 Thông tư số 05/2021/TT-TTCP ngày
01/10/2021) chưa có hướng dẫn trong Quy trình giải quyết tố cáo 183, cụ thể:
+ Đơn tố cáo người giải quyết khiếu nại vi phạm
về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại thì không thụ lý đơn theo
quy định của Luật Tố cáo. Trong trường hợp này, người xử lý đơn hướng dẫn người
có đơn tiếp tục thực hiện việc khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại
Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
+ Đối với đơn tố cáo mà người tố cáo cung cấp được
thông tin, tài liệu, chứng cứ xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi
phạm một trong các điều cấm được quy định tại các khoản 1, 2 và
4 của Điều 6 Luật Khiếu nại thì thụ lý giải quyết theo quy định của Luật Tố
cáo.
Đề xuất: bổ sung thêm vào điểm 2.1 (trường hợp được xem xét để thụ lý giải quyết) và 2.2 (trường hợp không được thụ lý giải quyết) tại khoản 2, Điều 2, Mục I, Phần II Quy trình giải quyết đơn tố
cáo số 183.
3. Rút tố cáo
Quy trình 183 (tại Mục III):
Chưa có các nội dung theo Điều 4 của Nghị định số 31/2019/NĐ-CP
ngày 10 tháng 4 năm 2019, cụ thể như sau:
- Trường hợp nhiều người cùng tố cáo mà có một hoặc
một số người rút tố cáo thì từng người rút tố cáo thực hiện việc rút tố cáo
theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp tất cả những người tố cáo rút tố
cáo thì người đại diện thực hiện việc rút tố cáo bằng văn bản hoặc người tiếp
nhận lập biên bản ghi lại việc rút tố cáo có chữ ký hoặc điểm chỉ xác nhận của
những người tố cáo hoặc của người đại diện.
- Trường hợp người tố cáo rút tố cáo mà người giải
quyết tố cáo xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có
căn cứ xác định việc rút tố cáo do bị đe dọa, mua chuộc hoặc người tố cáo lợi dụng
việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì vụ việc
tố cáo vẫn phải được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều
33 Luật Tố cáo. Người giải quyết tố cáo áp dụng biện pháp theo thẩm quyền
hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ
người tố cáo theo quy định của pháp luật; xử lý người có hành vi đe dọa, mua
chuộc người tố cáo hoặc người lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây
thiệt hại cho người bị tố cáo theo quy định của pháp luật.
- Nghị định số 31/2019/NĐ-CP đã có quy định mẫu văn
bản rút tố cáo được thực hiện theo Mẫu số 02, biên bản ghi nhận
việc rút tố cáo được thực hiện theo Mẫu số 03 của Nghị định. Hai
mẫu văn bản này chưa có tại quy trình.
Đề xuất bổ sung: bổ sung thêm vào mục III. Xử lý tố cáo trong trường hợp người tố cáo rút tố cáo
tại Quy trình giải quyết tố cáo tại cơ quan Thuế các cấp (ban hành kèm theo
Quyết định số 183/QĐ-TCT ngày 26 tháng 2 năm 2019).
4. Trường hợp không đủ điều
kiện để xử lý giải quyết
Đề xuất bổ sung điểm 2.2.2, khoản 2.2, điều 2, Phần
II thành: “Đối với đơn tố cáo thuộc trường hợp không đủ điều kiện để thụ lý giải
quyết theo quy định tại Điều 29 Luật Tố cáo số 25/2018/QH14
và tại điểm b, khoản 2, Điều 6 Thông tư số 05/2021/TT-TTCP
ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn
khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh thì người được phân công xử
lý đơn dự thảo thông báo về việc không thụ lý giải quyết đơn tố cáo (mẫu số
05/TC) thông qua Trường bộ phận được giao nhiệm vụ xử lý đơn, trình thủ trưởng
cơ quan Thuế xem xét, quyết định.
5. Trường hợp khác
Sửa đổi điểm 2.3.6, khoản 2.3, điều
2 phần II Quy trình giải quyết tố cáo tại cơ quan Thuế các cấp (ban hành
kèm theo Quyết định số 183/QĐ-TCT ngày 26 tháng 2 năm 2019) cho phù hợp với
quy định tại Điều 21. Xử lý đơn có nhiều nội dung khác nhau
tại Thông tư số 05/2021/TT-TTCP ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Thanh tra Chính
phủ quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản
ánh, cụ thể:
Tại điểm 2.3.6, khoản 2.3, điều 2
phần II Quy trình giải quyết tố cáo tại cơ quan Thuế các cấp đã có hướng dẫn:
“Trường hợp đơn vừa có nội dung tố cáo, vừa có nội dung khiếu nại, kiến nghị,
phản ánh thì người được phân công xử lý đơn phải tách riêng từng nội dung đơn để
xử lý theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật. Đối với nội dung tố cáo
thì giải quyết theo trình tự thủ tục quy định tại quy trình này" được
sửa đổi thành: “Đơn có cả nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản
ánh thì người xử lý đơn hướng dẫn người gửi đơn tách riêng từng nội dung để gửi
đến đúng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết. Việc hướng
dẫn được thực hiện theo Mẫu số ... tại quy trình này (quy trình sẽ bổ sung
Mẫu số 05 theo Thông tư số 05/2021/TT-TTCP ngày 01 tháng 10 năm 2021).
II. Về nội dung sửa đổi Quy chế
tố cáo
(Ban hành kèm theo Quyết định số 182/QĐ-TCT ngày
26 tháng 2 năm 2019)
Đề xuất sửa đổi các nội dung sau:
(1) Về tên gọi và cơ cấu tổ chức
Căn cứ Quyết định số 1969/QĐ-BTC ngày 08/10/2021 của
Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục
Kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng trực
thuộc Tổng cục Thuế thì cần sửa đổi lại Điều 3, Quy chế giải
quyết tố cáo kèm theo Quyết định số 182/QĐ-TCT ngày 26/02/2019 cho phù hợp (đổi
tên Vụ KTNB thành Cục KTNB; Vụ trưởng thành Cục trưởng ...)
(2) Bảo vệ Người tố cáo
- Quy chế, quy trình giải quyết đơn tố cáo: Chưa
quy định về bảo vệ người tố cáo.
- Theo quy định tại Luật Tố cáo số 25/2018/QH14
ngày 12 tháng 6 năm 2018; Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố
cáo và Thông tư số 03/2020/TT-BNV ngày 21/07/2020 quy định chi tiết về thẩm quyền,
trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ vị trí công tác của Người tố cáo là cán bộ,
công chức, viên chức thì đã quy định về phạm vi, quyền và nghĩa vụ của người được
bảo vệ và trình tự, thủ tục bảo vệ (tại thông tư 03 đã quy định chi tiết về thẩm
quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là
cán bộ, công chức, viên chức).
Đề xuất: do nội dung bảo vệ người tố
cáo thuộc phạm vi trách nhiệm của Người giải quyết tố cáo (cơ quan có thẩm quyền)
do đó đề nghị bổ sung một mục mới về bảo vệ người tố cáo vào quy chế giải quyết
tố cáo kèm theo Quyết định số 182/QĐ-TCT ngày 26/02/2019 (không bổ sung trong
quy trình).
PHỤ LỤC III
DỰ KIẾN NỘI DUNG SỬA ĐỔI BỔ SUNG QUY TRÌNH, QUY CHẾ TIẾP
CÔNG DÂN TẠI CƠ QUAN THUẾ CÁC CẤP
I. Dự kiến nội dung sửa đổi bổ
sung Quy chế tiếp công dân tại cơ quan thuế các cấp (Ban hành kèm
theo Quyết định số 1400/QĐ-TCT ngày 28 tháng 7 năm 2015 của Tổng cục trưởng Tổng
cục Thuế).
1. Đáp ứng với việc chuyển
đổi mô hình tổ chức mới
Quy chế 1400: được ban hành căn cứ vào các văn bản
pháp luật đã hết hiệu lực, cụ thể Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29
tháng 11 năm 2006; Thông tư số 06/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014; Thông tư số
03/2013/TT-TTCP ngày 10/6/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định chế độ báo cáo
công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;
Quyết định số 115/2009/QĐ-TTg ngày 28/09/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ
Tài chính;
Hiện nay, các văn bản trên đã hết hiệu lực và được
thay thế bằng Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019; Thông tư số
04/2021/TT-BTC ngày 01/10/2021 của Thanh tra Chính phủ quy định Quy trình tiếp
công đoàn; Quyết định số 15/2021/QĐ-TTg ngày 30/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ
sửa đổi bổ sung khoản 1 Điều 3 Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg
ngày 25/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài chính; Quyết định số
1969/QĐ-BTC ngày 08/10/2021 của Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Kiểm tra nội bộ; Giải quyết khiếu nại, tố cáo và
Phòng chống tham nhũng trực thuộc Tổng cục Thuế.
Đề xuất sửa theo hướng: thay các căn
cứ pháp lý nêu trên tại dự thảo Quyết định; Vụ Kiểm tra nội bộ bằng Cục Kiểm
tra nội bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng; Vụ trưởng Vụ
Kiểm tra nội bộ bằng Cục trưởng Cục Kiểm tra nội bộ; giải quyết khiếu nại, tố
cáo và phòng chống tham nhũng
2. Về mục đích tiếp công
dân
Quy chế 1400: chưa quy định
Đề xuất sửa theo hướng: Hướng dẫn
công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đúng quy định
pháp luật, góp phần tuyên truyền, phổ biến pháp luật; chỉ tiếp nhận khiếu nại,
tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền của cơ quan thuế tiếp công dân để
xem xét, giải quyết theo quy định.
Dự thảo sửa: bổ sung thêm 01 điều sau Điều 3 quy định
về Mục đích tiếp công dân.
3. Về trách nhiệm của thủ
trưởng cơ quan thuế các cấp
Quy chế 1400: chưa có mục đích của việc quy định
trách nhiệm tiếp công dân của thủ trưởng cơ quan thuế
Đề xuất sửa theo hướng:
- Bổ sung nội dung này vào khoản 6
Điều 4 Quy chế, cụ thể:
6. Thủ trưởng cơ quan thuế phải trực tiếp tiếp công
dân để lắng nghe, xem xét, giải quyết và chỉ đạo việc giải quyết các khiếu nại,
tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền của mình hoặc thuộc thẩm quyền của
cơ quan thuế cấp dưới trong công tác tiếp công dân, xử lý đơn và giải quyết khiếu
nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
6.1. Tiếp công dân theo định kỳ...
6.2. Ngoài việc tiếp công dân theo định kỳ, thủ trưởng
cơ quan thuế các cấp phải tiếp công dân đột xuất trong các trường hợp sau
đây...
- Sửa Khoản 7, 8 và thêm 1 khoản
mới để thống nhất với Thông tư 04/2021/TT-TTCP theo nguyên tắc chỉ tiếp nhận
các vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh thuộc thẩm quyền như sau:
7. Việc tiếp công dân của thủ trưởng cơ quan Thuế
phải được công chức giúp việc ghi chép đầy đủ vào Sổ tiếp công dân hoặc nhập
thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu
nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc phần mềm quản lý công tác tiếp công dân
và được lưu tại nơi tiếp công dân. Ý kiến chỉ đạo của thủ trưởng cơ quan thuế
trong việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp
công dân phải được lập thành văn bản; ấn định thời gian giải quyết phù hợp với
quy định của pháp luật và gửi kết quả giải quyết cho công dân được biết.
8. Đối với những vụ việc rõ ràng, cụ thể có cơ sở
giải quyết và thuộc thẩm quyền thì khi tiếp công dân, thủ trưởng cơ quan thuế
phải trả lời ngay cho công dân biết; nếu vụ việc phức tạp cần nghiên cứu, xem
xét thì phải nói rõ thời hạn giải quyết, người cần liên hệ tiếp để biết kết quả
giải quyết.
9. Kết thúc việc tiếp công dân, thủ trưởng cơ quan
thuế ra thông báo kết luận việc tiếp công dân.
10. Kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị, người có
trách nhiệm thuộc quyền quản lý trong việc thực hiện các quy định của pháp luật
về tiếp công dân.
4. Về việc từ chối tiếp
công dân
Quy chế 1400: chưa quy định việc người tiếp công
dân phải báo cáo người phụ trách tiếp công dân đối với trường hợp từ tiếp công
dân và việc phải ra Thông báo từ chối tiếp công dân đối với người khiếu nại, tố
cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải
thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài
Đề xuất sửa theo hướng:
10. Người tiếp công dân được từ chối tiếp công dân
trong các trường hợp sau đây:
10.1. Người trong tình trạng say do dùng chất kích
thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc
khả năng điều khiển hành vi của mình;
10.2. Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ
chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác
vi phạm nội quy nơi tiếp công dân;
10.3. Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải
quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra,
rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn
cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài;
10.4. Những trường hợp khác theo quy định của pháp
luật.
Đối với trường hợp từ chối tiếp công dân theo quy định
tại khoản 10.1 và 10.2, người tiếp công dân phải giải thích cho công dân được
biết lý do từ chối tiếp, đồng thời báo cáo trưởng bộ phận được phân công tiếp
công dân. Trường hợp từ chối tiếp công dân theo quy định tại khoản 10.3 thì Thủ
trưởng cơ quan thuế ra Thông báo từ chối tiếp công dân.
5. Về nội dung tiếp công
dân
Quy chế 1400: chưa quy định việc hướng dẫn công dân
thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đúng quy định của pháp
luật.
Đề xuất sửa theo hướng:
Hướng dẫn công dân thực hiện việc khiếu nại, tố
cáo, kiến nghị, phản ánh đúng quy định của pháp luật.
Tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản
ánh; tiếp thu ý kiến trình bày về việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về
quyết định hành chính, hành vi hành chính, các ý kiến, nguyện vọng liên quan đến
việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, công tác quản lý
thuộc thẩm quyền, lĩnh vực quản lý, giải quyết của cơ quan thuế tiếp công dân.
II. Dự kiến nội dung sửa đổi bổ
sung Quy trình tiếp công dân tại cơ quan thuế các cấp (Ban hành kèm theo Quyết
định số 1402/QĐ-TCT ngày 28 tháng 7 năm 2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế).
1. Về việc xác định nhân
thân và tính hợp pháp của công dân đến kiến nghị, phản ánh
Quy trình 1402: Khi tiếp công dân đến kiến nghị, phản
ánh thì người tiếp công dân yêu cầu công dân nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất
trình giấy tờ tùy thân, giấy giới thiệu, giấy ủy quyền (nếu có).
Thông tư 04/2021/TT-TTCP chỉ quy định việc ủy quyền
đối với khiếu nại, các trường hợp công dân đến tố cáo, kiến nghị, phản ánh
không được ủy quyền.
Đề xuất sửa theo hướng: gộp khoản 2 và 3 của B2.1 Bước 2 Phần II Quy trình 1402 cho đúng với
quy định tại Thông tư 04/2021/TT-TTCP
2. Trường hợp khiếu nại
thuộc thẩm quyền của cơ quan thuế cấp dưới nhưng không giải quyết
Quy trình 1402: người tiếp công dân báo cáo thủ trưởng
cơ quan Thuế yêu cầu cơ quan Thuế cấp dưới giải quyết.
Đề xuất sửa theo hướng: người tiếp
công dân yêu cầu người khiếu nại nêu rõ lý do và xem xét các tài liệu có liên
quan. Nếu thuộc trường hợp đủ điều kiện thụ lý thì tiếp nhận đơn và báo cáo thủ
trưởng cơ quan Thuế xem xét thụ lý giải quyết theo trình tự, thủ tục giải quyết
khiếu nại lần hai. Quyết định giải quyết khiếu nại trong trường hợp này là quyết
định giải quyết khiếu nại lần hai như quy định tại khoản 2 Điều
4 Nghị định 124/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.
3. Trường hợp công dân đến
tố cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật
Tố cáo năm 2011
Quy trình 1402: người tiếp công dân không tiếp nhận
hồ sơ, đồng thời giải thích cho người tố cáo biết, trong trường hợp cần thiết
có thể ra thông báo từ chối tiếp công dân.
Đề xuất sửa theo hướng: Luật Tố cáo năm 2011
đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Luật Tố cáo năm 2018. Do đó, căn cứ quy định
Điều 29 Luật Tố cáo năm 2018, trường hợp này sửa như sau:
Trường hợp công dân đến tố cáo nhưng nội dung tố
cáo không có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật thì người
tiếp công dân không tiếp nhận hồ sơ, đồng thời giải thích cho người tố cáo biết.
4. Về việc lập phiếu hẹn
Quy trình 1402: Trường hợp công dân đến khiếu nại,
tố cáo, kiến nghị, phản ánh không đúng lịch trực tiếp công dân của thủ trưởng
cơ quan nhưng công dân vẫn đề nghị được gặp thủ trưởng cơ quan để khiếu nại, tố
cáo, phản ánh, kiến nghị thì những trường hợp khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến
nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của thủ trưởng cơ quan được người tiếp công
dân ghi lại đề nghị, báo cáo Trưởng bộ phận được giao nhiệm vụ tiếp công dân để
xin ý kiến thủ trưởng cơ quan; nếu thủ trưởng cơ quan đồng ý thì lập phiếu hẹn
(mẫu số 04/TCD kèm theo) và ghi vào sổ tiếp công dân; trường hợp thủ trưởng
cơ quan không tiếp phải nói rõ lý do cho công dân biết.
Đề xuất sửa theo hướng: Thông tư số
04/2021/TT-TTCP quy định quy trình tiếp công dân đã bỏ nội dung này do đó đề xuất
không đưa nội dung này vào để thực hiện đúng văn bản quy phạm pháp luật.
5. Về việc tiếp nhận tài liệu,
bằng chứng
Quy trình 1402: Sau khi tiếp nhận đơn thuộc thẩm
quyền, người tiếp công dân yêu cầu công dân cung cấp các thông tin, tài liệu, bằng
chứng có liên quan đến khiếu nại như: quyết định hành chính bị khiếu nại, quyết
định giải quyết khiếu nại (nếu có), các thông tin, tài liệu, hành chính khác có
liên quan và kiểm tra tính hợp lệ của các thông tin, tài liệu, bằng chứng đó, nếu
thấy các thông tin, tài liệu, bằng chứng có liên quan đến khiếu nại không đúng
với quy định của pháp luật thì hướng dẫn, giải thích cho công dân được biết để
công dân rút lại đơn khiếu nại (trường hợp công dân muốn rút).
Đề xuất sửa theo hướng: Khoản
2 Điều 8 Thông tư số 04/2021/TT-TTCP không yêu cầu kiểm tra tính hợp lệ của
các thông tin, tài liệu, bằng chứng cung cấp do đó đề xuất sửa nội dung này vì
trên thực tế việc tiếp công dân diễn ra trong thời gian ngắn nên không thể kiểm
tra tính hợp lệ của các tài liệu.