CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
31/2019/NĐ-CP
|
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2019
|
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI HÀNH LUẬT TỐ CÁO
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày
19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Tố cáo ngày 12 tháng 6
năm 2018;
Theo đề nghị của Tổng Thanh tra
Chính phủ;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định
chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết:
1. Các chương, điều, khoản sau đây của
Luật Tố cáo:
a) Điều 30 về thời hạn giải quyết tố cáo;
b) Điều 33 về rút tố cáo;
c) Khoản 5 Điều
38 về giải quyết tố cáo đối với trường hợp quá thời hạn quy định
mà chưa được giải quyết;
d) Điều 40 về công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định
xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo;
đ) Chương VI về bảo vệ người tố cáo.
2. Các biện pháp tổ chức thi hành Luật
Tố cáo, bao gồm:
a) Trình tự, thủ tục giải quyết tố
cáo;
b) Xử lý thông tin có nội dung tố cáo
và tiếp nhận, xử lý tố cáo do cơ quan báo chí, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền chuyển đến;
c) Xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công
chức, viên chức có hành vi vi phạm.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với cá nhân
tố cáo; cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo; cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có
liên quan trong việc giải quyết tố cáo, bảo vệ người tố cáo.
Chương II
QUY ĐỊNH CHI TIẾT
MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT TỐ CÁO
Mục 1. THỜI HẠN GIẢI
QUYẾT TỐ CÁO; RÚT TỐ CÁO; NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN, TỔ CHỨC CẤP TRÊN TRỰC TIẾP GIẢI
QUYẾT VỤ VIỆC TỐ CÁO THUỘC THẨM QUYỀN CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC CẤP DƯỚI TRONG TRƯỜNG
HỢP QUÁ THỜI HẠN QUY ĐỊNH MÀ CHƯA ĐƯỢC GIẢI QUYẾT; CÔNG KHAI KẾT LUẬN NỘI DUNG
TỐ CÁO, QUYẾT ĐỊNH XỬ LÝ HÀNH VI VI PHẠM BỊ TỐ CÁO
Điều 3. Thời hạn
giải quyết tố cáo
1. Thời hạn giải
quyết tố cáo được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Tố cáo. Việc gia hạn giải quyết tố cáo được áp dụng đối với vụ việc
phức tạp và đặc biệt phức tạp theo quy định tại khoản
2 và khoản 3 Điều 30 Luật Tố cáo.
2. Vụ việc phức tạp là vụ việc có một
trong các tiêu chí sau đây:
a) Tố cáo về một nội dung nhưng phải
xác minh từ 02 địa điểm trở lên;
b) Tố cáo có từ 02 nội dung phải xác
minh trở lên;
c) Nhiều người tố cáo về cùng một nội
dung hoặc nội dung tố cáo liên quan đến quyền và lợi ích của nhiều người;
d) Tố cáo có yếu tố nước ngoài: người
tố cáo ở nước ngoài hoặc là người nước ngoài; hành vi bị tố cáo xảy ra ở nước
ngoài; nội dung tố cáo phải xác minh ở nước ngoài;
đ) Nội dung tố cáo liên quan đến
trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, tổ chức;
e) Các cơ quan, tổ chức có liên quan
trong quá trình giải quyết tố cáo còn ý kiến khác nhau;
g) Có tài liệu, chứng cứ mâu thuẫn với
nhau cần có thời gian kiểm tra, xác minh, đánh giá hoặc tham khảo ý kiến của
các cơ quan chuyên môn.
3. Vụ việc đặc biệt phức tạp là vụ việc
có từ 02 tiêu chí trở lên được quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Việc gia hạn giải quyết tố cáo phải
được thực hiện bằng quyết định của người giải quyết tố cáo, được gửi đến cơ
quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định tại khoản
4 Điều 30 Luật Tố cáo. Quyết định gia hạn giải quyết tố cáo
được thực hiện theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành
kèm theo Nghị định này.
Điều 4. Rút tố
cáo
1. Người tố cáo có quyền rút một phần
hoặc toàn bộ nội dung tố cáo trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội
dung tố cáo. Việc rút tố cáo phải được thực hiện bằng văn bản, văn bản rút tố
cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm; họ và tên, địa chỉ của người rút tố cáo; nội
dung tố cáo được rút, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người rút tố cáo. Trường hợp
người tố cáo đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trực tiếp rút tố cáo thì người
tiếp nhận lập biên bản ghi lại việc rút tố cáo và người rút tố cáo phải ký tên
hoặc điểm chỉ vào biên bản. Văn bản rút tố cáo được thực hiện theo Mẫu số 02, biên bản ghi nhận việc rút tố cáo được thực
hiện theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo
Nghị định này.
2. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo
mà có một hoặc một số người rút tố cáo thì từng người rút tố cáo thực hiện việc
rút tố cáo theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp tất cả những người tố
cáo rút tố cáo thì người đại diện thực hiện việc rút tố cáo bằng văn bản hoặc
người tiếp nhận lập biên bản ghi lại việc rút tố cáo có chữ ký hoặc điểm chỉ
xác nhận của những người tố cáo hoặc của người đại diện.
3. Trường hợp người tố cáo rút tố cáo
mà người giải quyết tố cáo xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp
luật hoặc có căn cứ xác định việc rút tố cáo do bị đe dọa, mua chuộc hoặc người
tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố
cáo thì vụ việc tố cáo vẫn phải được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật Tố cáo. Người giải quyết tố
cáo áp dụng biện pháp theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo theo quy định của pháp luật; xử
lý người có hành vi đe dọa, mua chuộc người tố cáo hoặc người lợi dụng việc tố
cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo theo quy định của
pháp luật.
Điều 5. Người đứng
đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp giải quyết vụ việc tố cáo thuộc thẩm
quyền của cơ quan, tổ chức cấp dưới trong trường hợp quá thời hạn quy định mà
chưa được giải quyết
1. Khi có căn cứ xác định việc giải
quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức cấp dưới có vi phạm pháp luật nghiêm trọng
thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp phải giải quyết tố cáo
trong những trường hợp sau đây:
a) Có vi phạm về trình tự, thủ tục giải
quyết tố cáo dẫn đến kết luận tố cáo không chính xác,
khách quan hoặc làm sai lệch hồ sơ vụ việc;
b) Có một trong các căn cứ quy định tại
khoản 3 Điều 37 Luật Tố cáo.
2. Khi có dấu hiệu không khách quan
trong việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức cấp dưới thì người đứng đầu
cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp phải giải quyết tố cáo trong những trường hợp
sau đây:
a) Người bị tố cáo là vợ hoặc chồng,
bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố mẹ bên vợ hoặc bên chồng, con đẻ, con nuôi,
con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được giao nhiệm vụ xác
minh nội dung tố cáo, của người giải quyết tố cáo;
b) Nội dung tố cáo có liên quan trực
tiếp đến vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố mẹ bên vợ hoặc bên
chồng, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột của người
được giao nhiệm vụ xác minh nội dung tố cáo, của người giải quyết tố cáo;
c) Người được giao nhiệm vụ xác minh
nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo có lợi ích liên quan trực tiếp với người
bị tố cáo.
3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp
trên trực tiếp lấy vụ việc tố cáo để giải quyết theo quy định tại khoản 1, khoản
2 Điều này phải có văn bản yêu cầu cơ quan, tổ chức cấp dưới chấm dứt việc giải
quyết và chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan, tổ chức cấp trên.
Khi nhận được hồ sơ vụ việc, thủ trưởng
cơ quan, tổ chức cấp trên ra quyết định thụ lý tố cáo và thông báo bằng văn bản
cho người tố cáo, người bị tố cáo, người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp dưới trực
tiếp giải quyết vụ việc và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Thời hạn giải quyết tố cáo được tính
từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo.
Điều 6. Công khai
kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo
1. Kết luận nội dung tố cáo, quyết định
xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo phải được công khai, trừ những nội dung thuộc
bí mật nhà nước và thông tin về người tố cáo.
2. Căn cứ vào tình hình thực tế, tính
chất vụ việc, yêu cầu của việc giải quyết tố cáo, người giải quyết tố cáo, người
có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính quyết định việc công
khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo theo
quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Tố cáo bằng một hoặc một số hình thức sau đây:
a) Công bố tại cuộc họp ở cơ quan, tổ
chức nơi người bị tố cáo công tác hoặc ở cơ quan, tổ chức của người giải quyết
tố cáo hoặc ở cơ quan, tổ chức của người được giao xác minh với thành phần gồm
người giải quyết tố cáo, người xác minh nội dung tố cáo, người bị tố cáo; người
đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người bị tố cáo công tác, cơ quan, tổ chức,
cá nhân khác có liên quan;
b) Niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc
nơi tiếp công dân của người đã giải quyết tố cáo, người đã ra quyết định xử lý
hành vi vi phạm bị tố cáo. Thời gian niêm yết ít nhất 15 ngày liên tục;
c) Đăng tải trên cổng thông tin điện
tử hoặc mạng thông tin nội bộ của cơ quan đã giải quyết tố cáo, cơ quan người
đã ra quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo. Thời gian đăng tải trên cổng
thông tin điện tử, trên mạng thông tin nội bộ của cơ quan giải quyết tố cáo ít
nhất 15 ngày liên tục;
d) Thông báo trên phương tiện thông
tin đại chúng, (bao gồm: báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử) và cổng thông tin
điện tử. Việc thông báo trên báo in, báo nói, báo hình phải được thực hiện ít
nhất 02 lần liên tục; việc thông báo trên báo điện tử, cổng thông tin điện tử
phải thực hiện ít nhất 15 ngày liên tục.
Mục 2. BẢO VỆ NGƯỜI
TỐ CÁO
Điều 7. Trách nhiệm
của người giải quyết tố cáo khi nhận được văn bản đề nghị áp dụng các biện pháp
bảo vệ
1. Khi nhận được văn bản đề nghị áp dụng
biện pháp bảo vệ (gọi tắt là đề nghị bảo vệ) của người tố cáo thì người giải
quyết tố cáo có trách nhiệm xem xét, đánh giá căn cứ, tính xác thực của đề nghị
bảo vệ và quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ theo thẩm quyền quy định tại Điều 52 Luật Tố cáo. Trường hợp không thuộc thẩm
quyền thì đề nghị hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ.
2. Trường hợp khẩn cấp, người giải
quyết tố cáo đề nghị hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ
ngay lập tức, sau đó gửi văn bản đến cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo
vệ.
Điều 8. Trách nhiệm
của cơ quan được đề nghị hoặc yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ
Khi nhận được đề nghị hoặc yêu cầu của
người giải quyết tố cáo thì cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ
của mình xem xét, quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ theo
quy định tại Điều 52 Luật Tố cáo và thông báo bằng văn bản
cho người giải quyết tố cáo, người được bảo vệ.
Chương III
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC
THI HÀNH LUẬT TỐ CÁO
Mục 1. TRÌNH TỰ,
THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
Điều 9. Thụ lý tố
cáo, thông báo việc thụ lý tố cáo
1. Trước khi thụ lý tố cáo, người giải
quyết tố cáo tự mình hoặc giao cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ
quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ
lý tố cáo. Trường hợp người tố cáo không cư trú tại địa bàn quản lý hoặc gặp
khó khăn trong việc xác minh thì người giải quyết tố cáo có thể ủy quyền cho cơ quan nhà nước ngang cấp hoặc cơ quan nhà nước cấp dưới xác minh thông
tin cần thiết phục vụ việc ra quyết định thụ lý tố cáo. Việc thụ lý tố cáo được
thực hiện theo quy định tại Điều 29 Luật Tố cáo. Quyết định thụ lý tố cáo được thực hiện theo Mẫu
số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể
từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm
thông báo cho người tố cáo và thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo
biết. Thông báo việc thụ lý tố cáo được thực hiện theo Mẫu
số 05, thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo thực hiện theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 10. Xác
minh nội dung tố cáo
1. Người giải quyết tố cáo tự mình tiến
hành xác minh hoặc thành lập Đoàn xác minh tố cáo hoặc Tổ xác minh tố cáo (sau
đây gọi chung là Tổ xác minh). Trường hợp thành lập Tổ xác minh thì phải có từ
hai người trở lên, trong đó giao cho một người làm Tổ trưởng. Quyết định thành
lập Tổ xác minh được thực hiện theo Mẫu số 07 tại
Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Trường hợp người giải quyết tố cáo
giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác
minh nội dung tố cáo thì văn bản giao xác minh nội dung tố cáo thực hiện theo
quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Tố cáo. Thủ trưởng cơ quan thanh tra hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác được
giao nhiệm vụ xác minh nội dung tố cáo có trách nhiệm thành lập Tổ xác minh
theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Người giải quyết tố cáo hoặc Thủ
trưởng cơ quan thanh tra hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác được giao nhiệm vụ
xác minh nội dung tố cáo không giao nhiệm vụ làm Tổ trưởng Tổ xác minh, thành
viên Tổ xác minh đối với những người có vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ
nuôi, bố mẹ bên vợ hoặc bên chồng, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột,
chị ruột, em ruột là người bị tố cáo hoặc có lợi ích liên quan trực tiếp với
người bị tố cáo.
Tổ trưởng Tổ xác minh, thành viên Tổ
xác minh có trách nhiệm báo cáo với người giao nhiệm vụ xác minh nếu thuộc trường
hợp quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
Điều 11. Làm việc
trực tiếp với người tố cáo
1. Người giải quyết tố cáo, Tổ xác
minh làm việc trực tiếp với người tố cáo; yêu cầu người tố cáo cung cấp thông
tin, tài liệu, bằng chứng mà họ có được để làm rõ nội dung tố cáo.
Người tố cáo có trách nhiệm trình bày
trung thực về nội dung tố cáo, hợp tác, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan
đến nội dung tố cáo mà mình có được.
2. Nội dung làm việc với người tố cáo
phải lập thành biên bản, có chữ ký của người tố cáo, người chủ trì làm việc với
người tố cáo. Biên bản được lập thành ít nhất 02 bản, giao 01 bản cho người tố
cáo (nếu người tố cáo có yêu cầu) và lưu 01 bản trong hồ sơ giải quyết tố cáo.
Trường hợp người tố cáo không ký biên bản làm việc thì người chủ trì làm việc với
người tố cáo và thành viên khác của Tổ xác minh ký biên bản và ghi rõ việc người
tố cáo không ký. Biên bản làm việc thực hiện theo Mẫu số
08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Trường hợp không làm việc trực tiếp
với người tố cáo vì lý do khách quan thì người giải quyết tố cáo, người ra quyết
định thành lập Tổ xác minh hoặc Tổ trưởng Tổ xác minh có văn bản yêu cầu người
tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng để làm rõ nội dung tố cáo.
Điều 12. Làm việc
trực tiếp với người bị tố cáo
1. Người giải quyết tố cáo, Tổ xác
minh phải làm việc trực tiếp với người bị tố cáo; yêu cầu người bị tố cáo giải
trình bằng văn bản về những nội dung bị tố cáo, cung cấp thông tin, tài liệu, bằng
chứng liên quan đến nội dung bị tố cáo, nội dung giải trình.
2. Nội dung làm việc với người bị tố
cáo phải được lập thành biên bản theo Mẫu số 08 tại
Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định
này. Biên bản phải có chữ ký của người bị tố cáo, người chủ trì làm việc với
người bị tố cáo và được lập thành ít nhất 02 bản, giao 01 bản cho người bị tố
cáo (nếu người bị tố có yêu cầu) và lưu 01 bản trong hồ sơ giải quyết tố cáo.
3. Trường hợp thông tin, tài liệu, bằng
chứng do người bị tố cáo cung cấp chưa đầy đủ, việc giải trình của người bị tố cáo chưa rõ thì người giải quyết tố cáo, Tổ xác
minh yêu cầu người bị tố cáo tiếp tục cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng,
giải trình về các vấn đề còn chưa rõ.
Điều 13. Yêu cầu
cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên
quan đến nội dung tố cáo
1. Người giải quyết tố cáo hoặc người
ra quyết định thành lập Tổ xác minh hoặc Tổ xác minh yêu cầu
cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên
quan để làm rõ nội dung tố cáo.
2. Trường hợp cần thiết, Tổ xác minh
trực tiếp làm việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân để thu thập thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung tố cáo.
Nội dung làm việc được lập thành biên bản theo Mẫu số
08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Biên bản phải có chữ ký của đại diện Tổ xác minh, người đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị,
cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng và được lập
thành ít nhất 02 bản, giao 01 bản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân cung cấp
thông tin, tài liệu, bằng chứng và lưu 01 bản trong hồ sơ giải quyết tố cáo.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông
tin, tài liệu, bằng chứng có liên quan đến nội dung tố cáo phải cung cấp kịp thời,
đầy đủ theo yêu cầu của người giải quyết tố cáo, người ra quyết định thành lập
Tổ xác minh hoặc Tổ xác minh.
Điều 14. Xác
minh thực tế
1. Căn cứ vào tình tiết vụ việc hoặc
chỉ đạo của người ra quyết định thành lập Tổ xác minh, Tổ xác minh tiến hành
xác minh thực tế ở những địa điểm cần thiết để thu thập, kiểm tra, xác định
tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu, bằng
chứng liên quan đến nội dung tố cáo.
2. Việc xác minh thực tế phải lập
thành biên bản ghi đầy đủ kết quả xác minh, ý kiến của những người tham gia xác
minh và những người khác có liên quan. Biên bản theo Mẫu
số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này phải có chữ ký của người
xác minh, những người có liên quan và phải lưu trong hồ sơ giải quyết tố cáo.
Điều 15. Trưng cầu
giám định
1. Khi xét thấy cần có sự đánh giá về
nội dung liên quan đến chuyên môn, kỹ thuật làm căn cứ cho việc kết luận nội
dung tố cáo, xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo thì người giải quyết tố cáo quyết
định việc trưng cầu giám định.
2. Việc trưng cầu giám định được thực
hiện bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên cơ quan, tổ chức
giám định; nội dung yêu cầu giám định; thời hạn đề nghị gửi kết luận giám định.
Văn bản trưng cầu giám định được gửi cho người giải quyết tố cáo, người tố cáo
và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Văn bản trưng cầu giám định thực hiện
theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định
này.
Trường hợp giao cơ quan thanh tra nhà
nước xác minh nội dung tố cáo thì người giải quyết tố cáo có thể ủy quyền cho
cơ quan thanh tra nhà nước quyết định việc trưng cầu giám
định.
3. Cơ quan, tổ chức giám định phải chịu
trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, khách quan, kịp thời của kết quả
giám định.
4. Thời gian giám định không tính vào
thời hạn giải quyết tố cáo.
Điều 16. Báo cáo
kết quả xác minh nội dung tố cáo
1. Tổ trưởng Tổ xác minh phải báo cáo
bằng văn bản về kết quả xác minh nội dung tố cáo với người ra quyết định thành
lập Tổ xác minh. Văn bản báo cáo phải được các thành viên
trong Tổ xác minh thảo luận, đóng góp ý kiến.
2. Báo cáo của Tổ
xác minh về kết quả xác minh nội dung tố cáo phải có các nội dung chính sau
đây:
a) Tóm tắt nội dung tố cáo;
b) Kết quả xác minh từng nội dung tố
cáo;
c) Nội dung giải trình của người bị tố
cáo (nếu có);
d) Đề xuất đánh giá về nội dung tố
cáo là đúng, đúng một phần hoặc tố cáo sai sự thật; xác định trách nhiệm của từng
cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến nội dung tố cáo;
đ) Kiến nghị xử lý đối với cơ quan, tổ
chức, cá nhân có hành vi vi phạm; các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Báo cáo của Tổ xác minh về kết quả
xác minh nội dung tố cáo được thực hiện theo Mẫu số 10
tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Trong quá trình xác minh, nếu phát
hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm thì Tổ trưởng Tổ xác minh báo cáo ngay với
người ra quyết định thành lập Tổ xác minh. Người ra quyết
định thành lập Tổ xác minh phải kịp thời báo cáo người giải quyết tố cáo xem
xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức được
giao nhiệm vụ xác minh nội dung tố cáo phải báo cáo với
người giải quyết tố cáo về kết quả xác minh nội dung tố cáo. Báo cáo kết quả
xác minh nội dung tố cáo được thực hiện theo Mẫu số 11
tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Trường hợp xác minh để giải quyết
lại tố cáo thì ngoài những nội dung quy định tại khoản 2 Điều này, trong báo
cáo của Tổ xác minh, báo cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ
xác minh còn phải nêu rõ những nội dung vi phạm pháp luật, sai lầm hoặc không
phù hợp của việc giải quyết tố cáo trước đó (nếu có) và kiến
nghị việc xử lý đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm
pháp luật trong quá trình giải quyết tố cáo trước đó (nếu có).
6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được
giao nhiệm vụ xác minh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người
giao nhiệm vụ xác minh về tính chính xác, khách quan của Báo cáo kết quả xác
minh nội dung tố cáo.
Điều 17. Kết luận
nội dung tố cáo
1. Kết luận nội dung tố cáo được thực
hiện theo Điều 35 Luật Tố cáo và theo Mẫu số 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Trường hợp giải quyết lại vụ việc
tố cáo thì ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, người giải quyết tố
cáo phải kết luận về những nội dung vi phạm pháp luật, sai lầm hoặc không phù hợp
của việc giải quyết tố cáo trước đó (nếu có); xử lý theo thẩm quyền hoặc chỉ đạo,
kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền xử lý đối với cơ
quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình giải
quyết tố cáo trước đó.
Điều 18. Xử lý kết
luận nội dung tố cáo
1. Việc xử lý kết luận nội dung tố
cáo được thực hiện theo Điều 36 Luật Tố cáo. Người giải quyết tố cáo căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm xử lý
theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý các
hành vi vi phạm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, khắc phục hậu quả xảy ra.
2. Người giải quyết tố cáo có trách
nhiệm theo dõi, đôn đốc hoặc giao cho cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp theo
dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận nội dung tố cáo.
Trường hợp giao cho cơ quan thanh tra
nhà nước cùng cấp theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận nội dung tố cáo thì
cơ quan thanh tra nhà nước phải định kỳ hàng tháng báo cáo với người giải quyết
tố cáo về kết quả theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận
nội dung tố cáo.
Điều 19. Trình tự,
thủ tục giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện
nhiệm vụ, công vụ có nội dung rõ ràng, chứng cứ cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay
Đối với tố cáo có nội dung rõ ràng,
chứng cứ cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay thì người giải quyết tố cáo thụ lý tố
cáo; tự mình tiến hành xác minh nội dung tố cáo; kết luận nội dung tố cáo; xử
lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý
đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo.
Mục 2. XỬ LÝ
THÔNG TIN CÓ NỘI DUNG TỐ CÁO VÀ TỐ CÁO DO CƠ QUAN BÁO CHÍ, CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ
NHÂN CÓ THẨM QUYỀN CHUYỂN ĐẾN
Điều 20. Xử lý
thông tin có nội dung tố cáo và tố cáo do cơ quan báo chí, cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền chuyển đến
1. Khi nhận được thông tin có nội
dung tố cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Tố
cáo hoặc tố cáo không đủ điều kiện thụ lý do cơ quan báo chí,
cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển đến theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 26 Luật Tố cáo thì cơ quan,
tổ chức, cá nhân tiếp nhận phải tiến hành phân loại, đánh giá tính chất, mức độ
vụ việc, nếu thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của mình thì quyết định việc thanh
tra, kiểm tra; nếu không thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của mình thì phải chuyển
thông tin đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, quyết định việc
thanh tra, kiểm tra.
2. Trình tự, thủ tục tiến hành thanh
tra, kiểm tra và việc công khai kết quả thanh tra, kiểm tra được thực hiện theo
quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra và pháp luật khác có liên quan.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền nhận được thông tin có trách nhiệm thông báo kết quả xử lý tố cáo cho cơ
quan báo chí, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đã chuyển thông tin đến
biết kết quả xử lý tố cáo.
Mục 3. XỬ LÝ KỶ LUẬT
ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CÓ HÀNH VI VI PHẠM
Điều 21. Nguyên
tắc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp
luật tố cáo
1. Người có thẩm quyền giải quyết tố cáo,
người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật tố
cáo thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật theo quy định của
pháp luật và quy định tại Điều 22, Điều 23 Nghị định này hoặc truy cứu trách
nhiệm hình sự. Trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của
pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
2. Nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự,
thủ tục xử lý kỷ luật và quy định khác có liên quan được thực hiện theo quy định
của pháp luật về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức,
viên chức.
Điều 22. Xử lý kỷ
luật đối với người có thẩm quyền giải quyết tố cáo
1. Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng
đối với người có thẩm quyền giải quyết tố cáo khi có một
trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong
việc giải quyết tố cáo để thực hiện hành vi trái pháp luật;
b) Không thực hiện hoặc thực hiện
không đầy đủ trách nhiệm bảo vệ người tố cáo dẫn đến việc người tố cáo bị trả
thù, trù dập.
2. Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng
đối với người có thẩm quyền giải quyết tố cáo khi có một trong các hành vi vi
phạm pháp luật sau đây:
a) Tiết lộ họ, tên, địa chỉ, bút tích
của người tố cáo và những thông tin khác làm lộ danh tính của người tố cáo;
b) Cố ý không thụ lý tố cáo, không ban
hành kết luận nội dung tố cáo; không quyết định xử lý tố cáo theo thẩm quyền hoặc
không kiến nghị người có thẩm quyền xử lý tố cáo.
3. Hình thức kỷ
luật cách chức áp dụng đối với người có thẩm quyền giải quyết tố cáo khi có một
trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
a) Cố ý không giải quyết hoặc cố ý giải
quyết tố cáo trái pháp luật gây mất ổn
định, an ninh, trật tự xã hội;
b) Cố ý bỏ qua các bằng chứng, bỏ lọt
các thông tin, tài liệu, làm mất hoặc làm sai lệch hồ sơ vụ việc; bao che cho
người bị tố cáo gây mất ổn định, an ninh, trật tự xã hội;
c) Không áp dụng biện pháp bảo vệ người
tố cáo thuộc thẩm quyền làm cho người tố cáo bị trả thù, trù dập dẫn đến thương
tích hoặc tổn hại cho sức khỏe với tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc bị chết.
Điều 23. Xử lý kỷ
luật đối với người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức
Cán bộ, công chức, viên chức biết rõ
việc tố cáo là không đúng sự thật nhưng vẫn tố cáo nhiều lần hoặc biết vụ việc
đã được cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết đúng chính sách, pháp luật
nhưng vẫn tố cáo nhiều lần mà không có bằng chứng chứng minh nội dung tố cáo; cưỡng ép, lôi
kéo, kích động, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; sử dụng họ tên
của người khác để tố cáo gây mất đoàn kết nội bộ hoặc ảnh hưởng đến uy tín, hoạt
động bình thường của cơ quan, tổ chức, đơn vị thì tùy theo tính chất, mức độ vi
phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI
HÀNH
Điều 24. Hiệu lực
thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành
từ ngày 28 tháng 5 năm 2019.
2. Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03
tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Tố cáo hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Điều 25. Trách
nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương
Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng
Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc,
Công báo;
- Lưu: VT, V.I (2b).
|
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc
|
PHỤ
LỤC
(Kèm theo Nghị định
số 31/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ)
Mẫu số 01
|
Quyết định gia hạn giải quyết tố
cáo
|
Mẫu số 02
|
Đơn rút tố cáo
|
Mẫu số 03
|
Biên bản ghi nhận việc rút tố cáo
|
Mẫu số 04
|
Quyết định thụ lý tố cáo
|
Mẫu số 05
|
Thông báo việc thụ lý tố cáo
|
Mẫu số 06
|
Thông báo về nội dung tố cáo
|
Mẫu số 07
|
Quyết định thành lập Đoàn (Tổ) xác
minh nội dung tố cáo
|
Mẫu số 08
|
Biên bản
|
Mẫu số 09
|
Trưng cầu giám
định
|
Mẫu số 10
|
Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố
cáo của Đoàn (Tổ) xác minh
|
Mẫu số 11
|
Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố
cáo của cơ quan được giao xác minh nội dung tố cáo
|
Mẫu số 12
|
Kết luận nội dung tố cáo
|
Mẫu số 01
TÊN
CƠ QUAN, TỔ CHỨC
CHỦ QUẢN (1)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (2)
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: …../QĐ-...(3)...
|
…(4)…, ngày … tháng … năm …
|
QUYẾT ĐỊNH
Gia hạn giải quyết tố cáo
..………………..(5)…………………
Căn cứ Điều 30 của Luật Tố cáo ngày
12 tháng 6 năm 2018;
Căn cứ Điều 3 Nghị định số.../2019/NĐ-CP
ngày ... tháng ... năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện
pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo;
Căn cứ………………………………………..(6)…………………………………………..;
Xét đề nghị của………………………………(7)…………………………………………..;
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1.
Gia hạn giải quyết tố cáo đối với ……………………………………………………………… vụ việc tố cáo đã được thụ lý tại Quyết định ……………………………………..(8)...
Thời gian gia hạn là ……………..ngày, kể từ ngày ……………………..………………………..(9)..
Điều 2.
...(10)... chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- ……………;
- Lưu: VT, hồ sơ.
|
CHỨC
VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên
|
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực
tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức ban hành quyết
định.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức
ban hành quyết định.
(4) Địa danh.
(5) Chức danh của người ban hành quyết
định.
(6) Văn bản quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức ban hành quyết định.
(7) Người đề nghị gia hạn.
(8) Số, ngày, tháng, năm ban hành và
người ban hành quyết định thụ lý.
(9) Ngày hết hạn giải quyết tố cáo
theo quyết định thụ lý.
(10) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá
nhân có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Mẫu số 02
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…(1)…, ngày... tháng...năm...
ĐƠN RÚT TỐ CÁO
Kính gửi:
…………………..(2)……………………….
Tên tôi là:…………………………………………(3) …………………………………………….
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………..
Tôi đề nghị với …………………….(2)....cho tôi rút nội dung tố cáo ………………………(4)
|
NGƯỜI
RÚT TỐ CÁO (3)
(Chữ ký hoặc điểm chỉ)
Họ và tên
|
Ghi chú:
(1) Địa danh.
(2) Chức vụ, chức danh của người giải
quyết tố cáo.
(3) Họ và tên người làm đơn rút tố
cáo. Trường hợp nhiều người tố cáo thì có chữ ký (hoặc điểm
chỉ) của người đại diện hoặc những người tố cáo.
(4) Ghi rõ từng nội dung tố cáo được
rút hoặc rút toàn bộ nội dung tố cáo trong đơn tố cáo ngày
...tháng... năm....
Mẫu số 03
TÊN
CƠ QUAN, TỔ CHỨC
CHỦ QUẢN (1)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (2)
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
….(3)…., ngày … tháng … năm …
|
BIÊN BẢN
Ghi nhận việc rút tố cáo
Vào hồi... giờ ... ngày ... tháng ...
năm …….., tại ………………………………………………(3)
Tôi là …..(4) đã
làm việc trực tiếp với ……………..(5) về việc đề nghị rút nội
dung tố cáo. Ông (bà) ....(5) đề nghị với ……..(6) cho rút ……..(7)………………..
Buổi làm việc kết thúc hồi …….
giờ …… phút cùng ngày (hoặc ngày ……./.../….) …………………………………………………………………………………………………
Biên bản này đã được đọc cho người
rút tố cáo nghe và xác nhận dưới đây.
Biên bản được lập thành ... bản và
giao cho ...(5) 01 bản./.
NGƯỜI
RÚT TỐ CÁO (5)
(Chữ ký hoặc điểm chỉ)
Họ và tên
|
NGƯỜI
LẬP BIÊN BẢN (4)
(Chữ ký)
Họ và tên
|
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực
tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức người lập
biên bản công tác.
(3) Địa danh.
(4) Họ và tên, chức danh, chức vụ, cơ
quan, tổ chức của người lập biên bản ghi nhận việc rút tố
cáo.
(5) Họ và tên của người rút tố cáo hoặc
người đại diện.
(6) Chức vụ, chức danh của người giải
quyết tố cáo.
(7) Ghi rõ từng nội dung tố cáo được
rút hoặc rút toàn bộ nội dung tố cáo trong đơn tố cáo ngày ...tháng…năm....
Mẫu số 04
TÊN
CƠ QUAN, TỔ CHỨC
CHỦ QUẢN (1)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (2)
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: …../QĐ-...(3)...
|
…(4)…, ngày … tháng … năm …
|
QUYẾT ĐỊNH
Thụ lý tố cáo
………………….(5)………………….
Căn cứ Điều 29 Luật Tố cáo ngày 12
tháng 6 năm 2018;
Căn cứ Điều 9 Nghị định số.../2019/NĐ-CP
ngày... tháng ... năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện
pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo;
Căn cứ …………………………………….(6) ………………………………………………..
Xét đề nghị của …………………………..(7) ……………………………………………….
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1.
Thụ lý tố cáo đối với: ………(8) ngày...tháng...năm …………………………….
Nội dung tố cáo được thụ lý: ……….(9) …………………………………………………..
Thời hạn giải quyết tố cáo là ……………………………………………………………….
Điều 2.
Các ông (bà).........(10)... và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- …………….;
- Lưu: VT, hồ sơ.
|
CHỨC
VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên
|
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức ban hành quyết
định.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức
ban hành quyết định.
(4) Địa danh.
(5) Chức danh của người ban hành quyết
định.
(6) Văn bản quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức ban hành quyết định.
(7) Người đề nghị thụ lý.
(8) Người bị tố cáo.
(9) Các nội dung tố cáo được thụ lý.
(10) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị bị
tố cáo; họ tên, chức vụ, chức danh, địa chỉ của cá nhân bị
tố cáo.
Mẫu số 05
TÊN
CƠ QUAN, TỔ CHỨC
CHỦ QUẢN (1)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (2)
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: …../TB-...(3)...
|
…(4)…, ngày … tháng … năm …
|
THÔNG BÁO
Việc thụ lý tố cáo
....(5)...đã nhận được đơn tố cáo của ……..(6) ngày …… tháng....
năm ….., tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của ....(7)....
Theo quy định của pháp luật, ……………………………………………..(8) …………………
Vậy thông báo để …………………(6) biết và thực hiện quyền, nghĩa vụ của người tố cáo theo quy định của
pháp luật./.
Nơi nhận:
- ……(6);
- ……………;
- Lưu: VT.
|
CHỨC
VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên
|
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực
tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức ban hành
thông báo.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức
ban hành thông báo.
(4) Địa danh.
(5) Tên cơ quan, tổ chức ban hành
thông báo.
(6) Họ và tên của người tố cáo hoặc
người đại diện.
(7) Tên cơ quan, tổ chức bị tố cáo, họ
tên, chức vụ, chức danh, địa chỉ cá nhân bị tố cáo.
(8) Người có thẩm quyền giải quyết tố
cáo, thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo. Trường hợp thụ lý thì ghi rõ nội dung thụ
lý và thời hạn giải quyết tố cáo. Trường hợp không thụ lý tố cáo thì ghi rõ lý
do không thụ lý. Trường hợp do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển đến
thì phải ghi tố cáo do cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền chuyển đến.
Mẫu số 06
TÊN
CƠ QUAN, TỔ CHỨC
CHỦ QUẢN (1)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (2)
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: …../TB-...(3)...
|
…(4)…, ngày … tháng … năm …
|
THÔNG BÁO
Về nội dung tố cáo
....(5)...đã nhận được đơn tố cáo về
hành vi vi phạm pháp luật của …….(6)……………………………………………………………………………………………..
Theo quy định của pháp luật, …………………………………….(7) …………………………
Vậy thông báo để ……………..(6) biết và thực hiện quyền, nghĩa vụ của người bị tố cáo theo quy định
của pháp luật./.
Nơi nhận:
- …….(6);
- ……………;
- Lưu: VT.
|
CHỨC
VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên
|
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức ban hành
thông báo.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức
ban hành thông báo.
(4) Địa danh.
(5) Tên cơ quan, tổ chức ban hành
thông báo.
(6) Họ và tên của người bị tố cáo.
(7) Người có thẩm quyền giải quyết tố
cáo đã thụ lý tố cáo (ghi rõ nội dung thụ lý tố cáo và thời hạn giải quyết tố
cáo).
Mẫu số 07
TÊN
CƠ QUAN, TỔ CHỨC
CHỦ QUẢN (1)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (2)
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: ……/QĐ-...(3)...
|
…(4)…, ngày … tháng … năm …
|
QUYẾT ĐỊNH
Thành lập Đoàn (Tổ) xác minh nội
dung tố cáo
…………..(5)…………
Căn cứ Luật Tố cáo ngày 12 tháng 6
năm 2018;
Căn cứ Nghị định số.../2019/NĐ-CP
ngày ...tháng ... năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện
pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo;
Căn cứ ………………………………………..(6) …………………………………….;
Căn cứ ………………………………………..(7) …………………………………….;
Xét đề nghị của……………………………….(8) …………………………………….,
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1.
Thành lập Đoàn (Tổ) xác minh nội dung tố cáo, gồm: …………………….
1. Ông (bà)…………….chức vụ………………………..- Trưởng đoàn (Tổ trưởng);
2. Ông (bà)…………….chức vụ………………………..- Thành viên;
……………………………………………………………………………………………..
Điều 2.
Đoàn (Tổ) xác minh có nhiệm vụ kiểm tra, xác minh nội dung tố cáo
……………………………………………….(9)………………………………………….
Thời gian tiến hành xác minh là………
ngày, kể từ ngày ký Quyết định này.
Đoàn (Tổ) xác minh thực hiện các quyền,
nghĩa vụ, trách nhiệm quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 và điểm a, b, c,
khoản 2 Điều 11 của Luật Tố cáo.
Điều 3.
Các ông (bà) ...(10)...,...(11)...., cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên
quan và các ông (bà) có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
………………;
- Lưu: VT, hồ sơ.
|
CHỨC
VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên
|
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan,
tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức ban hành quyết
định.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức
ban hành quyết định.
(4) Địa danh.
(5) Chức danh của người ban hành quyết
định.
(6) Văn bản quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức ban hành quyết định.
(7) Văn bản giao nhiệm vụ xác minh nội
dung tố cáo.
(8) Người đề nghị thành lập Đoàn (Tổ)
xác minh nội dung tố cáo.
(9) Các nội dung
tố cáo được giao xác minh.
(10) Người đứng
đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thi hành quyết định xác minh.
(11) Tên cơ
quan, tổ chức bị tố cáo; họ tên, chức vụ, chức danh của cá nhân bị tố cáo.
Mẫu số 08
TÊN
CƠ QUAN, TỔ CHỨC
CHỦ QUẢN (1)
ĐOÀN (TỔ) XÁC MINH
NỘI DUNG TỐ CÁO
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
…(2)…, ngày … tháng … năm …
|
BIÊN BẢN
…………..(3)………….
Vào hồi....giờ....ngày…tháng....năm ……, tại …………………………………………….
Đoàn (Tổ) xác minh tố cáo được thành
lập theo Quyết định số ..../QĐ... ngày.../.../... của………..,
gồm:
1. Ông (bà)
…………………………………………………… chức vụ ……………………
2. Ông (bà) …………………………………………………….
chức vụ …………………...
Tiến hành làm việc với: …………………(4) ………………………………………………..
Nội dung làm việc: ……………………….(5) ……………………………………………….
Buổi làm việc kết thúc hồi... giờ...
phút cùng ngày (hoặc ngày …/.../…) ………………………………………………………………………………………………….
Biên bản này đã được đọc cho những
người cùng làm việc nghe và xác nhận dưới đây.
Biên bản được lập thành.... bản và
giao cho...(6)..../.
NHỮNG
NGƯỜI CÙNG LÀM VIỆC
(Chữ ký hoặc điểm chỉ) (*)
Họ và tên
|
ĐOÀN
(TỔ) XÁC MINH (**)
(Từng thành viên làm việc ký)
Họ và tên
|
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức ban hành Quyết
định thành lập Đoàn (Tổ) xác minh.
(2) Địa danh.
(3) Tên biên bản, ví dụ: Biên bản làm
việc trực tiếp với người tố cáo, người bị tố cáo, Biên bản làm việc với cơ quan,
tổ chức, cá nhân, để thu thập thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội
dung tố cáo...
(4) Họ, tên, chức danh, địa chỉ, số
điện thoại liên hệ (nếu có) của những người cùng làm việc. Người cùng làm việc
có thể là: người tố cáo, người bị tố cáo... Đại diện cơ
quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân có liên quan.
(5) Ghi nội dung làm việc; ý kiến của
những người cùng làm việc, của thành viên Đoàn (Tổ) xác minh.
(6) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân
liên quan được Đoàn (Tổ) xác minh giao biên bản.
(*) Trường hợp có người không ký thì
phải ghi rõ trong biên bản.
(**) Đại diện Đoàn (Tổ) xác minh nội
dung tố cáo ký vào từng trang của Biên bản.
Mẫu số 09
TÊN
CƠ QUAN, TỔ CHỨC
CHỦ QUẢN (1)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (2)
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: ……/...(3)...
|
…(4)…, ngày … tháng … năm …
|
Kính gửi:
…………………………(5)…………………………..
Để có cơ sở cho việc kết luận nội
dung tố cáo bảo đảm chính xác, khách quan,...(2)…… trưng cầu
giám định các thông tin, tài liệu, bằng chứng sau đây: ………………………… (6)
Vậy đề nghị ……….(5)……………..
tiến hành giám định và gửi kết quả cho ………………………(2)………………………. trước ngày...tháng... năm....
………...(2)……….. cử
ông (bà)...(7)... là thành viên Đoàn (Tổ) xác minh tố cáo trực tiếp bàn giao
các tài liệu, bằng chứng và nhận kết quả giám định./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- ………........(8);
- Lưu: VT, hồ sơ.
|
CHỨC
VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên
|
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực
tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức trưng cầu
giám định.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức
trưng cầu giám định.
(4) Địa danh.
(5) Tên cơ quan, tổ chức được trưng cầu
giám định.
(6) Các thông tin, tài liệu, bằng chứng
đề nghị giám định và nội dung cần giám định.
(7) Họ tên, chức vụ, chức danh của
người được cử bàn giao thông tin, tài liệu, bằng chứng, tiếp nhận kết quả giám
định.
(8) Người giải quyết tố cáo, người tố
cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Mẫu số 10
TÊN
CƠ QUAN, TỔ CHỨC
CHỦ QUẢN (1)
ĐOÀN (TỔ) XÁC MINH
NỘI DUNG TỐ CÁO
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
….(2)…, ngày … tháng … năm …
|
BÁO CÁO
Kết quả xác minh nội dung tố cáo
Kính gửi:
…………………………..(3)…………………..
Thực hiện Quyết định số.../QĐ... ngày
…/…/……… của ………………………………….(4)
Từ ngày .../.../... đến ngày .../…/……., Đoàn (Tổ) xác minh đã tiến hành xác minh
nội dung tố cáo đối với: …………………………………………………………………………………………..(5)
Đoàn (Tổ) xác minh nội dung tố cáo
báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo, như sau:
1. Kết quả xác minh: …………………..(6)........................................................................
2. Nhận xét, đánh giá: …………………(7)……………………………………………………
3. Kiến nghị: …………………………….(8)……………………………………………………
Trên đây là báo cáo kết quả xác minh
nội dung tố cáo, đề nghị... (3)... xem xét, chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- ……………;
- Lưu: VT, hồ sơ.
|
TRƯỞNG
ĐOÀN (TỔ) XÁC MINH (*)
(Chữ ký)
Họ và tên
|
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức ban hành Quyết
định thành lập Đoàn (Tổ) xác minh.
(2) Địa danh.
(3) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức
ban hành Quyết định thành lập Đoàn (Tổ) xác minh.
(4) Người ban hành, trích yếu Quyết định
thành lập Đoàn (Tổ) xác minh.
(5) Tên cơ quan, tổ chức hoặc họ tên,
chức vụ, chức danh, địa chỉ của cá nhân bị tố cáo và tóm tắt nội dung tố cáo.
(6) Kết quả xác minh theo từng nội
dung tố cáo, nội dung giải trình của người bị tố cáo.
(7) Nhận xét, đánh giá theo từng nội
dung tố cáo, trong đó nêu rõ căn cứ pháp luật để xác định có hay không có hành
vi vi phạm pháp luật, nội dung tố cáo là tố cáo đúng, đúng một phần hoặc sai;
việc cố ý tố cáo sai (nếu có); nhận xét, đánh giá về hành vi vi phạm pháp luật
của người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác (nếu có); xác định trách
nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến nội dung tố cáo.
(8) Kiến nghị xử lý đối với cơ quan,
tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm; các biện pháp cần thiết
để bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức,
cá nhân.
(*) Trưởng Đoàn (Tổ) xác minh nội dung tố cáo ký vào từng trang của Báo cáo.
Mẫu số 11
TÊN
CƠ QUAN, TỔ CHỨC
CHỦ QUẢN (1)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (2)
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: ……/BC- ...(3)...
|
…(4)…, ngày … tháng … năm …
|
BÁO CÁO
Kết quả xác minh nội dung tố cáo
Kính gửi:
……………..(5)……………………………….
Thực hiện nhiệm vụ được giao xác minh
nội dung tố cáo tại …………………………..(6)
... (2) ... đã thành lập Đoàn (Tổ)
xác minh nội dung tố cáo đối với: …………………….(7)
Căn cứ Báo cáo của Đoàn (Tổ) xác minh
về kết quả xác minh nội dung tố cáo và các thông tin, tài liệu, bằng chứng có
liên quan,... (2)... báo cáo ... (5) ……………………………. như sau:
……………………………….
1. Kết quả xác minh: ………………………. (8) ……………………………………………..
2. Nhận xét, đánh giá: ……………………..
(9) ……………………………………………..
3. Kiến nghị: ……………………………….. (10) …………………………………………….
Trên đây là báo cáo kết quả xác minh nội
dung tố cáo, đề nghị ... (5) ... xem xét, kết luận./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- ……………..;
- Lưu: VT, hồ sơ.
|
CHỨC
VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên
|
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực
tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức báo cáo kết
quả xác minh nội dung tố cáo.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức
báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo.
(4) Địa danh.
(5) Người giải quyết tố cáo.
(6) Văn bản giao nhiệm vụ xác minh nội
dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.
(7) Tên cơ quan, tổ chức hoặc họ tên,
chức vụ, chức danh, địa chỉ của cá nhân bị tố cáo và tóm tắt nội dung tố cáo.
(8) Kết quả xác minh theo từng nội
dung tố cáo, nội dung giải trình của người bị
tố cáo.
(9) Nhận xét, đánh giá theo từng nội dung
tố cáo, trong đó nêu rõ căn cứ pháp luật để xác định có
hay không có hành vi vi phạm pháp luật, nội dung tố cáo là
tố cáo đúng, đúng một phần hoặc sai; việc cố ý tố cáo sai
(nếu có); nhận xét, đánh giá về hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo,
cơ quan, tổ chức, cá nhân khác (nếu có); xác định trách nhiệm của từng cơ quan,
tổ chức, cá nhân liên quan đến nội dung tố cáo.
(10) Kiến nghị xử lý đối với cơ quan,
tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm; các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích
của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Mẫu số 12
TÊN
CƠ QUAN, TỔ CHỨC
CHỦ QUẢN (1)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (2)
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: ……./KL-….(3)….
|
…(4)…, ngày … tháng … năm …
|
KẾT LUẬN NỘI DUNG TỐ CÁO
Đối
với …………(5)………………………
Ngày.../../..., …………….(2)... đã ban hành Quyết định số.../QĐ-... thụ lý tố cáo đối với ……………………..(5) ……………………………………………………………………………..
Căn cứ nội dung tố cáo, giải trình của
người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, các tài liệu, chứng cứ có
liên quan và đối chiếu với các quy định của pháp luật,... (2)... kết luận nội
dung tố cáo như sau:
1. Kết quả xác minh nội dung tố cáo:
(6) ………………………………………………………...
2. Căn cứ pháp luật để xác định có
hay không có hành vi vi phạm pháp luật (7)
3. Kết luận: ……………………………(8) …………………………………………………………
4. Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền
cần thực hiện và kiến nghị: …………………….(9)
Nơi nhận:
- …(1)…;
- ...(10)…;
- …(11)…;
- ...(12)...;
- …(13)…;
- …(14)…;
- Lưu: VT, hồ sơ.
|
NGƯỜI
GIẢI QUYẾT TỐ CÁO
(Chữ ký)
Họ và tên
|
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực
tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức kết luận nội
dung tố cáo.
(3) Chữ viết tắt
tên cơ quan, tổ chức kết luận nội dung tố cáo.
(4) Địa danh.
(5) Tên cơ quan, tổ chức bị tố cáo hoặc
họ tên, chức vụ, chức danh, địa chỉ cá nhân bị tố cáo.
(6) Kết quả xác minh theo từng nội
dung tố cáo, nội dung giải trình của người bị tố cáo.
(7) Nêu rõ căn cứ pháp luật để xác định
có hay không có hành vi vi phạm pháp luật.
(8) Kết luận từng nội dung tố cáo,
trong đó nêu rõ nội dung tố cáo là tố cáo đúng, đúng một
phần hoặc sai; việc cố ý tố cáo sai (nếu có) kết luận về hành vi vi phạm pháp
luật của người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác (nếu có); nguyên nhân;
trách nhiệm của người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân
có liên quan trong những nội dung tố cáo đúng hoặc đúng một phần; thiệt hại về
vật chất, tinh thần do hành vi vi phạm pháp luật gây ra; đối
tượng bị thiệt hại; những nội dung vi phạm pháp luật, sai lầm hoặc không phù hợp
của việc giải quyết tố cáo trước đó (nếu có) và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức,
đơn vị, cá nhân có liên quan.
(9) Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền
cần thực hiện; kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác áp
dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có
vi phạm pháp luật; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét
sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật, áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo
vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá
nhân.
(10) Cơ quan thanh tra nhà nước cấp
trên.
(11) Cơ quan thanh tra nhà nước cùng
cấp.
(12) Người bị tố cáo (trong trường hợp
văn bản Kết luận có thông tin thuộc bí mật nhà nước, thông
tin có hại cho người tố cáo thì phải trích văn bản, lược bỏ
thông tin đó trước khi gửi cho người bị tố cáo).
(13) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân quản
lý người bị tố cáo.
(14) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân
khác có liên quan được nhận kết luận.