Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Công văn 2385/VSDTTƯ-TCQG 2021 tiêm vắc xin phòng COVID 19 cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi

Số hiệu: 2385/VSDTTƯ-TCQG Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương Người ký: Đặng Đức Anh
Ngày ban hành: 02/11/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ
TRUNG ƯƠNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2385/VSDTTƯ - TCQG
V/v: Tài liệu Hướng dẫn triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi

Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2021

Kính gửi: Trung tâm kiểm soát bệnh tật 63 tỉnh/thành phố

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế tại văn bản s 8688/BYT-DP ngày 14 tháng 10 năm 2021 về việc triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi trên toàn quốc, trên cơ sở hướng dẫn Bộ Y tế ban hành và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia đã xây dựng tài liệu “Hướng dẫn triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi”. Đến ngày 02 tháng 11 năm 2021 Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã nhận được văn bản góp ý tài liệu của Cục Quản lý Khám chữa bệnh và các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur. Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia đã chỉnh sửa và hoàn thiện tài liệu nêu trên (Tài liệu gửi kèm theo).

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia đề nghị Trung tâm Kiểm soát bệnh tật 63 tỉnh/TP sử dụng tài liệu này để tập huấn về tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi.

Trân trọng cảm ơn.


Nơi nhận:
- Như kính gửi;
- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long (để báo cáo)
- Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên (để báo cáo)
- Cục Y tế dự phòng (để báo cáo)
- Cục Quản lý Khám chữa bệnh (để báo cáo)
- Lưu
HCVT, TCQG.

VIỆN TRƯỞNG




Đặng Đức Anh

HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI

CHIẾN DỊCH TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 CHO TRẺ EM TỪ 12 ĐẾN 17 TUỔI

Mục lục

I. Thông tin cơ bản về chiến dịch tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em

1. Thông tin chung về chiến dịch

2. Vắc xin COVID-19 sử dụng trong chiến dịch

II. Các hoạt động chuẩn bị trước khi triển khai chiến dịch

1. Công tác chỉ đạo

2. Xây dựng kế hoạch và phổ biến triển khai kế hoạch

3. Tập huấn tổ chức tiêm chủng cho cán bộ y tế

4. Điều tra và đăng ký đối tượng

5. Ước tính nhu cầu vắc xin và vật tư:

6. Truyền thông và huy động xã hội

7. Kiểm tra giám sát hoạt động trước chiến dịch

8. Chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng xử trí cấp cứu đối với sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19

9. Đảm bảo phòng chống lây nhiễm SAR-COV2

III. Tổ chức triển khai chiến dịch

1. Tiếp nhận, bảo quản vắc xin và vật tư tiêm chủng

2. Bố trí các điểm tiêm chủng

3. Thực hiện tiêm chủng an toàn:

4. Kết thúc buổi tiêm chủng:

5. Ghi chép, báo cáo

PHỤ LỤC

Những chữ viết tắt

DCL

Dây chuyền lạnh

HAT

HSSD

Hộp an toàn

Hệ số sử dụng

KSBT

Kiểm soát bệnh tật

TCMR

Tiêm chủng mở rộng

THCS

Trung học cơ sở

PTTH

Phổ thông trung học

YTDP

Y tế Dự phòng

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

I. Thông tin cơ bản về chiến dịch tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em

1. Thông tin chung về chiến dịch

1.1. Sự cần thiết về tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em

Thực hiện chiến lược tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, tính đến hết ngày 31/10/2021, Việt Nam đã tiếp nhận và tổ chức tiêm chủng hơn 81,9 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 cho người từ 18 tuổi trở lên. Một số loại vắc xin phòng COVID-19 theo hướng dẫn của nhà sản xuất đã có chỉ định tiêm cho trẻ em. Các kết quả nghiên cứu của nhà sản xuất cũng cho thấy tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em có hiệu quả phòng bệnh tương tự như ở người lớn và người cao tuổi. Hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đã triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em. Để từng bước tăng diện bao phủ và đạt hiệu quả sử dụng tối đa vắc xin phòng COVID-19, dựa vào kinh nghiệm sử dụng vắc xin của một số quốc gia, Bộ Y tế mở rộng đối tượng tiêm chủng cho trẻ từ 12 - 17 tuổi theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp (tiêm trước cho lứa tuổi từ 16 - 17 tuổi và hạ dần độ tuổi) theo tiến độ cung ứng vắc xin và tình hình dịch tại địa phương. Việc tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em được thực hiện theo hình thức chiến dịch tại các cơ sở tiêm chủng cố định, điểm tiêm lưu động và trường học. Hoạt động này có ý nghĩa quan trọng giúp tăng diện bao phủ và tỷ lệ bảo vệ phòng COVID-19.

Ngày 14 tháng 10 năm 2021, Bộ tế đã có công văn Số 8688/B T-DP về việc triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi trên toàn quốc.

1.2. Mục tiêu

Mục tiêu chung: Tăng diện bao phủ vắc xin phòng COVID-19 trong cộng đồng để chủ động phòng chống dịch COVID-19.

Mục tiêu cụ thể:

- Trên 90% trẻ từ 12 tuổi đến 17 tuổi trên toàn quốc được tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên quy mô xã/phường.

- Đảm bảo an toàn tiêm chủng.

1.3. Đối tượng tiêm vắc xin:

Trẻ em từ 12 tuổi đến 17 tuổi trên toàn quốc sẽ được tiêm đủ liều cơ bản vắc xin phòng COVID-19. Triển khai tại trường học đối tượng sẽ bao gồm toàn bộ học sinh đang học PTTH (lớp 10, 11, 12) và học sinh đang học lớp 7,8,9 của trường THCS.

1.4. Phạm vi triển khai: 100% xã/phường trên toàn quốc.

1.5. Thời gian triển khai: Từ tháng 11/2021.

1.6. Phương thức triển khai:

Tổ chức theo hình thức tiêm chủng chiến dịch tại các cơ sở tiêm chủng cố định, tại điểm tiêm lưu động và trường học. Căn cứ vào tình hình dịch COVID-19, lượng vắc xin được cấp để triển khai đồng loạt toàn tỉnh hay “cuốn chiếu” theo địa bàn.

- Tổ chức tiêm chủng tại trường học: Mở rộng đối tượng tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi theo lộ trình từ cao đến thấp, triển khai trước cho nhóm tuổi học sinh PTTH, lần lượt theo khối lớp từ khối 12 đến khối 11 và khối 10. Sau đó sẽ triển khai đến học sinh THCS học lớp 9, 8, 7.

- Tổ chức điểm tiêm chủng cố định: tại trạm y tế, bệnh viện.

- Tổ chức các điểm tiêm chủng lưu động: tại từng thôn/bản/khu phố hoặc cụm thôn/bản/khu phố gần nhau tại nơi có giao thông khó khăn.

2. Vắc xin COVID-19 sử dụng trong chiến dịch

2.1. Thông tin về vắc xin Comirnaty của hãng Pfizer - BioNTech

Vắc xin Comirnaty do hãng Pfizer - BioNTech (Mỹ-Đức) sản xuất. Đây là loại vắc xin ARN thông tin (mRNA) chứa mã di truyền đoạn protein gai của vi rút. Vắc xin giúp các tế bào cơ thể tạo ra một loại protein tương tự như gai của vi rút. Sau đó, protein này sẽ kích hoạt phản ứng miễn dịch của cơ thể tạo kháng thể chống lại vi rút SARS-CoV-2 là tác nhân gây bệnh COVID-19. Vắc xin này không làm thay đổi hoặc tương tác với DNA của người theo bất kỳ cách nào và không thể gây bệnh COVID-19 cho người được tiêm chủng.

Vắc xin Comirnaty của Pfizer - BioNTech được Mỹ và Tổ chức Y tế thế giới thông qua chấp thuận sử dụng vắc xin trong trường hợp khẩn cấp vào tháng 12/2020 và được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp phép sử dụng đầy đủ vào ngày 23 tháng 8 năm 2021.

Tại Việt Nam vắc xin Comirnaty của Pfizer - BioNTech đã được Bộ tế phê duyệt có điều kiện vắc xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại Quyết định số 2908/QĐ-BYT ngày 12/6/2021 và Quyết định số 4035/QĐ-BYT ngày 21/8/2021.

- Tên vắc xin:

+ Comirnaty.

+ Tên khác: Pfizer BioNTech Covid-19 Vaccine.

- Thành phần hoạt chất, nồng độ/hàm lượng: Mỗi liều 0,3ml chứa 30 mcg vắc xin mRNA Covid-19 (được bọc trong các hạt nano lipid).

- Dạng bào chế: Lọ vắc xin chứa 0,45 ml vắc xin dạng hỗn dịch đậm đặc, tương đương 6 liều vắc xin sau pha loãng với dung dịch pha.

- Dung dịch dùng để pha loãng vắc xin là dung dịch nước muối sinh lý 0,9%. (NaCl 9‰)

- Quy cách đóng gói:

+ 1 khay chứa 195 lọ; mỗi lọ chứa 6 liều.

+ 1 khay chứa 25 lọ; mỗi lọ chứa 6 liều.

Theo kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy vắc xin Comirnaty của Pfizer - BioNTech có hiệu quả chống lại nhiễm trùng SARS-CoV-2 có triệu chứng là 95%.

Lịch tiêm chủng

Vắc xin Comirnaty của Pfizer - BioNTech được chỉ định tiêm phòng cho người từ 12 tuổi trở lên.

Lịch tiêm gồm 2 mũi, khoảng cách giữa mũi 2 và mũi 1 từ 3 đến 4 tuần (21-28 ngày).

Phản ứng sau tiêm chủng:

- Phản ứng rất phổ biến (≥10%): đau đầu, đau khớp, đau cơ, đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt (tần suất cao hơn đối với liều thứ 2), sưng tại chỗ tiêm.

- Phản ứng phổ biến (từ 1/100 đến dưới 1/10): Buồn nôn, mẩn đỏ chỗ tiêm

- Không phổ biến (≥1/1.000 đến ˂1/100): Nổi hạch, mất ngủ, đau tứ chi, khó chịu, ngứa chỗ tiêm.

- Hiếm gặp (≥1/10.000 đến ˂ 1/1.000): Bell’s palsy (liệt mặt ngoại biên cấp tính).

- Viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim: là biến chứng hiếm gặp được ghi nhận ở một số quốc gia.

II. Các hoạt động chuẩn bị trước khi triển khai chiến dịch

Các hoạt động liên quan đến tổ chức buổi tiêm chủng phải được thực hiện theo Quyết định số 3588/QĐ-BYT ngày 26/07/2021 của Bộ Y tế về Hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng phòng COVID-19.

1. Công tác chỉ đạo

Để đảm bảo tổ chức chiến dịch thành công, huy động được sự tham gia của các Ban nhành, đoàn thể và sự ủng hộ của người dân cần có Văn bản chỉ đạo của UBND, Sở Y tế, Sở giáo dục về việc triển khai kế hoạch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi tại địa phương.

2. Xây dựng kế hoạch và phổ biến triển khai kế hoạch

Xây dựng kế hoạch của tỉnh/thành phố

Căn cứ vào công văn số 8688/BYT-DP ngày 14/10/2021 của Bộ Y tế về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi, Trung tâm KSBT/ Sở Y tế tỉnh/thành phố sẽ xây dựng Kế hoạch trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi.

Nội dung kế hoạch bao gồm số đối tượng, nhu cầu vắc xin, vật tư tiêm chủng, kinh phí, nhân lực, kế hoạch cung ứng vắc xin, vật tư, phương thức và thời gian triển khai, tập huấn, điều tra đăng ký đối tượng, truyền thông, đảm bảo an toàn tiêm chủng, kiểm tra giám sát...

Triển khai hướng dẫn lập kế hoạch

Triển khai, phổ biến và xây dựng kế hoạch có thể được tổ chức với hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến ở tuyến tỉnh, huyện để đảm bảo tổ chức tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em thành công.

Thành phần tham gia tương ứng với từng tuyến gồm:

- Lãnh đạo Ủy ban nhân dân.

- Ban chỉ đạo chiến dịch.

- Lãnh đạo ngành Y tế.

- Lãnh đạo ngành Giáo dục

- Lãnh đạo ban, ngành, đoàn thể tham gia chiến dịch (truyền thông, tài chính, quân y, biên phòng, phụ nữ, thanh niên……).

Nội dung bao gồm:

- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em.

- Mục tiêu, đối tượng, phương thức triển khai.

- Phổ biến nội dung kế hoạch triển khai vắc xin COVID-19 của tỉnh/thành phố và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị liên quan.

- Yêu cầu xây dựng kế hoạch triển khai chi tiết đối với tuyến huyện, tuyến xã, nhằm đạt được các mục tiêu của chiến dịch. Kế hoạch của xã/phường cần cụ thể từng điểm tiêm chủng, kế hoạch quận/huyện cần chi tiết đến tình xã/phường.

- Công tác đảm bảo an toàn tiêm chủng và sẵn sàng phương án xử trí phản ứng sau tiêm chủng.

3. Tập huấn tổ chức tiêm chủng cho cán bộ y tế.

Tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho nhóm trẻ từ 12-17 tuổi có những điểm khác so với triển khai cho đối tượng người lớn từ 18 tuổi trở lên trong khâu tổ chức, khám sàng lọc do đó cần tập huấn kỹ cho cán bộ y tế về tổ chức tiêm chủng, khám sàng lọc, giám sát phản ứng sau tiêm chủng và sẵn sàng xử trí phản ứng sau tiêm chủng. Có thể tập huấn với hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến.

Thành phần tham dự tập huấn gồm: Lãnh đạo Sở Y tế/phòng nghiệp vụ y, Lãnh đạo TTKSBT tỉnh/TTYT huyện, các cán bộ y tế tham gia tiêm chủng chiến dịch và tham gia của các bệnh viện trong công tác xử trí phản ứng sau tiêm chủng.

Nội dung tập huấn:

- Mục đích, yêu cầu, đối tượng tiêm chủng

- Hướng dẫn điều tra, lập danh sách trẻ trong độ tuổi từ 12-17 tuổi theo trường học và trẻ tại cộng đồng.

- Truyền thông, thông báo tới các bậc cha mẹ

- Bố trí điểm tiêm chủng phù hợp

- Thực hành tiêm chủng an toàn: thực hiện khám sàng lọc trước tiêm chủng và hướng dẫn theo dõi phản ứng sau tiêm chủng đối với nhóm tuổi từ 12-17 tuổi

- Các biểu mẫu ghi chép, báo cáo chiến dịch.

- Các yêu cầu và kế hoạch kiểm tra giám sát trước, trong và sau chiến dịch.

4. Điều tra và đăng ký đối tượng

Điều tra đối tượng là hoạt động bắt buộc trong chuẩn bị chiến dịch để hạn chế tối đa trẻ bị bỏ sót, đặc biệt trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng giáp ranh, di nhập cư, tạm trú (nhà trọ), khu công nghiệp.

Lập danh sách toàn bộ trẻ từ ≥ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi.

- Trẻ đi học: Sở GD&ĐT lập danh sách các trường học trên địa bàn bao gồm trại giáo dưỡng, trung tâm bảo trợ xã hội, có trẻ trong độ tuổi từ 12-17 tuổi. Chỉ đạo Nhà trường lập danh sách đối tượng theo lớp bao gồm tất cả học sinh trong lớp, kể cả học sinh trên độ tuổi (nếu có)

- Trẻ không đi học: Cán bộ Y tế phối hợp với chính quyền lập danh sách các khu vực dân cư, chú ý khu công nghiệp/cụm dân cư giáp ranh. Lập danh sách trẻ trong cộng đồng theo thôn/bản, đưa vào danh sách cả trẻ vãng lai, trẻ lang thang cơ nhỡ trong độ tuổi từ 12-17 tuổi không có hộ khẩu thường trú nhưng có mặt tại địa phương trong thời gian tiêm chủng.

- Rà soát, kiểm chứng lại số liệu điều tra với các nguồn quản lý đối tượng có sẵn tại Trạm Y tế, công an xã/phường….cập nhập thông tin đối tượng chuyển đến, chuyển đi vào danh sách khi có sự thay đổi.

- Sử dụng nền tảng quản lý tiêm chủng COVID-19 theo quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 08/07/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021-2022 để đăng ký, quản lý đối tượng và lập kế hoạch tiêm chủng.

- Trên cơ sở danh sách đối tượng đã được điều tra, thông báo/gửi Giấy mời cho từng đối tượng, phụ huynh học sinh trước ngày chiến dịch bắt đầu từ 3 - 5 ngày bao gồm đầy đủ thông tin ngày, giờ, địa điểm tiêm vắc xin. Phân chia khoảng thời gian cho trẻ tới điểm tiêm theo vùng địa lý (lớp, thôn, tổ dân phố...) để số trẻ không tập trung quá nhiều vào một thời điểm nhất định.

- Hướng dẫn cha/ mẹ/phụ huynh người giám hộ đọc kỹ thông tin dành cho các bậc cha mẹ và ký vào Phiếu đồng ý tiêm chủng và chủ động thông báo cho giáo viên, cán bộ y tế tình trạng sức khỏe của trẻ như: đang ốm, sốt, tiền sử dị ứng, dị tật bẩm sinh, đặc biệt có phản ứng mạnh với vắc xin phòng COVID-19 ở lần tiêm chủng trước như phản ứng phản vệ, sốt cao,...

5. Ước tính nhu cầu vắc xin và vật tư:

Vắc xin, vật tư được dự trù trước để đảm bảo đủ nhu cầu sử dụng. Dựa trên số đối tượng cần được tiêm chủng vắc xin COVID-19, dự trù nhu cầu vắc xin và vật tư tiêm chủng theo công thức dưới đây:

5.1. Vắc xin

TỔNG SỐ LIỀU VẮC XIN = SỐ ĐỐI TƯỢNG x TỶ LỆ DỰ KIẾN (≥90%) x 2 (mũi) x HSSD 1

5.2. Bơm kim tiêm 0,3ml hoặc 1 ml

SỐ BƠM KIM TIÊM = SỐ ĐỐI TƯỢNG x TỶ LỆ DỰ KIẾN (≥90%) x 2 (mũi) x HSSD 1,1

5.3. Bơm kim tiêm pha loãng vắc xin

SỐ BƠM KIM TIÊM =

TỔNG SỐ LIỀU VẮC XIN X HSSD 1,1

SỐ LIỀU TRONG 01 LỌ (6 liều/lọ)

5.4. Hộp an toàn

SỐ HỘP AN TOÀN =

TỔNG SỐ BƠM KIM TIÊM X HSSD 1,1

100

*Mỗi bàn tiêm chủng hoặc đội tiêm chủng lưu động phải có số hộp an toàn tương ứng với số đối tượng theo cách tính trên

5.5. Dụng cụ khác

- Phích vắc xin: mỗi bàn tiêm cần có 1 phích vắc xin bảo quản vắc xin đang sử dụng. Một điểm tiêm cần có đủ phích vắc xin, bình tích lạnh để bảo quản vắc xin/nước pha chưa sử dụng.

- Khay, bông, cồn theo thực tế từng bàn/đội/điểm tiêm chủng và HỘP CẤP CỨU chống sốc cho mỗi điểm tiêm chủng cố định hoặc điểm tiêm chủng lưu động hoặc điểm tiêm tại trường học.

Những tài liệu khác liên quan phải chuẩn bị trước khi triển khai gồm các tài liệu truyền thông (nếu có) như áp phích, đĩa truyền thông, các biểu mẫu thống kê và đăng ký đối tượng, biểu mẫu ghi chép, báo cáo kết quả tiêm chủng.

6. Truyền thông và huy động xã hội

Truyền thông cần được thực hiện trước khi triển khai chiến dịch tiêm chủng để đảm bảo các bảo các bậc cha mẹ biết cụ thể về ý nghĩa, sự cần thiết của việc tiêm vắc xin COVID-19 cho đối tượng trẻ em, tính an toàn của vắc xin, các phản ứng sau tiêm có thể gặp và cách xử trí, địa điểm và ngày giờ được tổ chức ở địa phương.

Nên áp dụng nhiều hình thức và phương tiện truyền thông đa dạng như các bài đăng trên báo địa phương, hệ thống loa truyền thanh của xã/ phường, trang mạng xã hội (zalo, facebook...) của trường học, trạm y tế, trung tâm y tế.... và truyền thông trực tiếp hộ gia đình khi tiến hành điều tra, đăng ký và phát giấy mời tiêm cho các đối tượng.

Thông báo cho các thầy cô giáo về công tác tổ chức triển khai, theo dõi phản ứng sau tiêm chủng và liên hệ với cán bộ y tế khi cần thiết.

Phối hợp với nhà trường/các thầy cô giáo trong truyền thông cho các bậc phụ huynh. Giấy mời hay thông báo gửi đến các bậc cha mẹ/phụ huynh/người giám hộ gồm các thông tin cơ bản về tiêm chủng (loại vắc xin, phản ứng sau tiêm...), địa điểm và thời gian tiêm chủng trong chiến dịch.

Trong thời gian triển khai tại các điểm tiêm chủng nên có băng rôn, khẩu hiệu để giúp mọi người có thể dễ dàng nhận biết thông tin về chiến dịch. Hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, phát thanh cần được duy trì liên tục trong suốt thời gian chiến dịch.

Huy động xã hội bao gồm việc hỗ trợ nguồn lực, nhân lực của các Ban, ngành đoàn thể xã hội và đặc biệt là các bậc cha mẹ, gia đình để đưa con em trong độ tuổi đi tiêm chủng đầy đủ, phối hợp chặt chẽ với ngành y tế trong việc điều tra, lập danh sách đối tượng tiêm chủng, tổ chức điểm tiêm chủng, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi triển khai chiến dịch.

Khuyến khích sự tham gia của các bố mẹ hoặc người giám hộ của trẻ trong quá trình triển khai chiến dịch.

Tại những vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng dân tộc ít người Lực lượng Quân y, Bộ đội biên phòng tuyên truyền, vận động người dân tại khu vực đóng quân, để người dân tin tưởng, tích cực đưa con em đi tiêm chủng đầy đủ, phối hợp chặt chẽ với y tế địa phương trong việc điều tra, lập danh sách đối tượng tiêm chủng, tổ chức điểm tiêm chủng.

7. Kiểm tra giám sát hoạt động trước chiến dịch

Thực hiện các hoạt động giám sát trước chiến dịch nhằm đảm bảo tiến độ triển khai các hoạt động chuẩn bị đúng kế hoạch, đặc biệt các hoạt động như điều tra đăng ký danh sách đối tượng trẻ tiêm, kế hoạch bố trí các điểm tiêm, kế hoạch về hoạt động truyền thông huy động cộng đồng và nhân lực, hậu cần.

Ban Chỉ đạo tỉnh/thành phố, Trung tâm kiểm soát bệnh tật phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể có lịch bố trí cán bộ đi kiểm tra giám sát địa bàn trực thuộc (và các quận/huyện kiểm tra xã/phường) về các nội dung gồm công tác chỉ đạo, sự phối hợp với các ban, ngành và giữa các tuyến, danh sách đối tượng tiêm, kế hoạch triển khai chiến dịch và tiến độ thực hiện, kể cả hoạt động truyền thông huy động cộng đồng, kế hoạch và thực tế chuẩn bị đầy đủ vắc xin, bơm kim tiêm và các loại trang bị khác, kế hoạch và phương tiện chuẩn bị phòng chống sốc.

8. Chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng xử trí cấp cứu đối với sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19

Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các bệnh viện, các cơ sở tổ chức tiêm chủng rà soát, hoàn thiện kế hoạch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, trong đó có kế hoạch sẵn sàng xử trí cấp cứu đối với các sự cố bất lợi sau tiêm chủng.

Bố trí các đội cấp cứu lưu động để hỗ trợ các điểm tiêm chủng trong thời gian tổ chức chiến dịch, đội cấp cứu có ít nhất là 01 bác sỹ được tập huấn về cấp cứu hồi sức cơ bản; 01 điều dưỡng của bệnh viện, có các trang thiết bị, vật tư, thuốc thiết yếu về cấp cứu, sẵn sàng hỗ trợ các điểm tiêm chủng, thời gian tiếp cận dưới 10 phút.

Sở Y tế phân công cụ thể các bệnh viện (gồm cả bệnh viện tư nhân, các cơ sở y tế Bộ, Ngành đóng trên địa bàn khi có yêu cầu) chịu trách nhiệm thường trực sẵn sàng xử trí cấp cứu các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.

Các cơ sở tiêm chủng cần có đầy đủ thông tin liên hệ của đội cấp cứu lưu động, các bệnh viện (được phân công hỗ trợ cấp cứu) trước khi triển khai tiêm chủng.

9. Đảm bảo phòng chống lây nhiễm SAR-COV2

Nhân viên tham gia tiêm chủng và người đến tiêm chủng, người nhà phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo khuyến cáo của Bộ tế, thực hiện khai báo y tế trước khi vào điểm tiêm chủng, đeo khẩu trang, rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên.

Hạn chế nói chuyện, tiếp xúc với người khác tại điểm tiêm chủng và đảm bảo khoảng cách theo quy định.

III. Tổ chức triển khai chiến dịch

Thực hiện theo các Hướng dẫn Bộ tế đã ban hành, tổ chức tương tự như các chiến dịch đã thực hiện.

Quyết định số 3588/QĐ-BYT ngày 26/7/2021 về Hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

Quyết định số 5002/QĐ-BYT ngày 29/10/2021 về Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn Khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đối với trẻ em.

Quyết định số 3518/QĐ-BYT ngày 20/7/2021 về việc ban hành Tiêu chí cơ sở an toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, văn bản số 4198/B T-KCB ngày 22/5/2021 về triển khai công tác đảm bảo an toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 và văn bản số 5488/B T-KCB hướng dẫn bảo đảm an toàn tiêm chủng.

Văn bản số 3866/BYT- TDP ngày 11/5/2021 về Hướng dẫn giám sát sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

1. Tiếp nhận, bảo quản vắc xin và vật tư tiêm chủng

1.1. Tiếp nhận và phân phối vắc xin, vật tư tiêm chủng

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh/thành phố tiếp nhận, bảo quản, thực hiện cấp phát/vận chuyển vắc xin cho tuyến huyện.

Trung tâm tế huyện tiếp nhận vắc xin từ kho tỉnh về kho huyện để bảo quản, đồng thời tiến hành cấp phát cho các xã.

Tuyến xã nhận vắc xin từ tuyến huyện, bảo quản và vận chuyển vắc xin cho các điểm tiêm chủng. Các xã/phường nhận vắc xin từ 1 - 2 ngày trước khi tiêm.

Cấp phát vận chuyển vắc xin tới các điểm tiêm chủng: Mỗi một điểm tiêm chủng phải có 1 đến 2 phích vắc xin để bảo quản đủ vắc xin, nước pha cho buổi tiêm chủng.

Các vật tư tiêm chủng khác (bơm kim tiêm, hộp an toàn.v.v.) phải có đầy đủ và sẵn sàng ở tuyến xã trước chiến dịch ít nhất 5 - 7 ngày.

1.2. Bảo quản vắc xin, nước pha

Vắc xin được bảo quản ở nhiệt độ +2°C đến +8°C tại các tuyến tỉnh, huyện, xã, điểm tiêm chủng. Ghi lại ngày bắt đầu bảo quản ở nhiệt độ +2°C đến +8°C.

Lưu ý:

- Vắc xin đã bảo quản ở nhiệt độ +2°C đến +8°C, thời gian bảo quản, vận chuyển, tiêm chủng: KHÔNG QUÁ 31 NGÀY.

- Vắc xin đã rã đông, KHÔNG làm đông băng trở lại

Dung dịch dùng pha loãng vắc xin phải được giao nhận cùng với vắc xin. Dung dịch pha loãng có thể để chỗ mát ngoài dây chuyền lạnh.

1.3. Những tài liệu khác liên quan phải chuẩn bị trước chiến dịch

- Các biểu mẫu thống kê danh sách đối tượng.

- Giấy mời, phiếu đồng ý tham gia tiêm chủng vắc xin COVID-19 (cha/mẹ hoặc người giám hộ ký), phiếu khám sàng lọc trước tiêm chủng, giấy xác nhận đã tiêm vắc xin.

- Các tài liệu truyền thông khác (nếu có)

2. Bố trí các điểm tiêm chủng

Tùy theo từng địa phương có thể tổ chức tiêm tại những địa điểm tương ứng như sau:

Việc bố trí tổ chức các điểm tiêm chủng tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương. Nên tổ chức hoạt động tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em riêng để tránh nhầm lẫn.

2.1. Điểm tiêm chủng tại trạm y tế

Bố trí điểm tiêm chủng phải đảm bảo 1 chiều, bố trí bàn đón tiếp, bàn khám phân loại, bàn tiêm, khu vực chờ và khu vực theo dõi trẻ 30 phút sau tiêm chủng.

Có sơ đồ hướng dẫn quy trình 1 chiều để người đến tiêm chủng dễ dàng thực hiện theo các bước trong quy trình.

Cán bộ y tế được tập huấn về triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 và khám sàng lọc tiêm chủng trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đối với trẻ em.

Huy động thêm người hỗ trợ cho buổi tiêm chủng: hướng dẫn đối tượng, sắp xếp tại điểm tiêm, ghi chép vào danh sách đối tượng, ghi Giấy xác nhận đã tiêm vắc xin phòng COVID-19, nhập liệu.

2.2 Điểm tiêm tại trường học:

Cần phối hợp với ban giám hiệu nhà trường trong bố trí, sắp xếp khu vực điểm tiêm chủng đủ rộng, theo nguyên tắc một chiều.

Đề nghị có sự tham gia, hỗ trợ của thầy/cô giáo/ cán bộ y tế nhà trường để đảm bảo sự tham gia đầy đủ của học sinh và phối hợp giải quyết các trường hợp cần thiết, phối hợp theo dõi sức khỏe của học sinh ở trường sau tiêm chủng. Hướng dẫn học sinh, sắp xếp học sinh tại điểm tiêm chủng (đặc biệt khu vực chờ), đối chiếu danh sách học sinh và Giấy chứng nhận đã tiêm vắc xin COVID-19.

Lưu ý: lứa tuổi này rất dễ có phản ứng lan truyền do sợ tiêm, vì vậy cần tổ chức cuốn chiếu theo lớp, theo từng tổ để tránh gây mất trật tự, hay lẫn lộn giữa trẻ đã tiêm và chưa được tiêm

2.2.1. Điểm tiêm chủng lưu động:

Việc bố trí điểm tiêm chủng lưu động tùy thuộc vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của từng địa phương nhưng phải dựa trên kế hoạch chi tiết của xã/phường về:

Địa bàn: cho từng thôn bản xa hoặc vài thôn bản gần nhau vào cùng 1 điểm tiêm chủng, tuy nhiên không nên bố trí 1 điểm tiêm chủng chịu trách nhiệm cho quá nhiều thôn (có thể áp dụng 2 thôn/1 điểm cho những thôn không quá xa, đi lại không quá khó khăn, 4- 5 thôn/điểm cho những thôn vùng thuận lợi hơn).

Thời gian duy trì điểm tiêm chủng lưu động cần được xác định rõ ràng và thông báo trước cho địa bàn phục vụ, trong đó thời lượng để rà soát huy động đối tượng sẽ do cán bộ tại cơ sở phối hợp khớp với thời gian điểm tiêm hoạt động.

Phương thức thực hiện: cuốn chiếu bằng cách thực hiện ở các thôn bản xa trạm y tế trước rồi đến những thôn bản gần sau. Không nên để khoảng cách từ nhà người dân đến điểm tiêm chủng quá 5 km hoặc trên 1 giờ đi bộ.

Kế hoạch tổ chức tiêm vét

Vào cuối mỗi buổi tiêm, đánh dấu và xác định các đối tượng chưa tiêm trong danh sách. Kịp thời thông báo trên loa truyền thanh hoặc tìm cách thông báo cho đối tượng chưa được tiêm để tiêm vét.

Tổng hợp số lượng những đối tượng chưa tiêm hoặc hoãn tiêm để có kế hoạch cụ thể tổ chức tiêm vét.

Cần tổ chức tiêm vét vắc xin COVID-19 tại trạm y tế xã/ phường để đảm bảo độ bao phủ vắc xin COVID-19 cho trẻ em trên 90%. Có thể tổ chức tiêm vét vào ngày cuối của chiến dịch tiêm chủng.

3. Thực hiện tiêm chủng an toàn:

Quy trình tổ chức buổi tiêm chủng thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ, Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ tế và Quyết định số 3588/QĐ-BYT ngày 26/07/2021 của Bộ Y tế về Hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng phòng COVID-19.

Bước 1: Tiếp nhận và phân loại đối tượng đến tiêm chủng tại nơi tiếp đón:

- Phát khẩu trang cho đối tượng tiêm chủng (nếu đối tượng không mang).

- Thực hiện đo thân nhiệt cho đối tượng tiêm chủng.

- Hướng dẫn, kiểm tra đối tượng tiêm chủng và người nhà đi cùng thực hiện khai báo y tế điện tử hoặc khai báo y tế bản giấy.

Đối với đối tượng chưa thực hiện đăng ký trước khi đến tiêm chủng, cơ sở tiêm chủng hướng dân người dân đăng ký trên hệ thống và theo dõi hướng dân từ hệ thống.

Bước 2: Hoàn thành phiếu đồng ý tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19:

Nhân viên y tế cung cấp phiếu đồng ý tiêm chủng vắc xin COVID-19 theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo văn bản Số 8688/BYT-DP ngày 10 tháng 10 năm 2021. Phiếu này cần được phát trước đó cùng với khi gửi thông báo/thư mời. Cha/mẹ/người giám hộ của trẻ điền thông tin và ký vào phiếu đồng ý tiêm chủng trước khi sàng lọc.

Bước 3: Khám sàng lọc và tư vấn trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19

Thực hiện khám sàng lọc, sử dụng bảng kiểm khám sàng lọc theo Quyết định Số 5002/QĐ-BYT ngày 29/10/2021 về Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn Khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đối với trẻ em (phụ lục 3)

Nhân viên y tế thực hiện khám sàng lọc phải có trình độ từ Y sĩ trở lên và đã được tập huấn chuyên môn về về khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em.

- Xác định tên, tuổi địa chỉ đối tượng tiêm chủng. Họ tên người giám hộ và số điện thoại liên hệ khi cần thiết

- Hỏi tiền sử và các thông tin có liên quan: vì đối tượng tiêm chủng là trẻ em nên các nội dung này có thể hỏi cha mẹ/phụ huynh học sinh/người giám hộ hoặc thầy cô giáo.

- Đo thân nhiệt, đếm mạch, nghe tim, phổi…

- Kết luận sau khi khám sàng lọc

+ Chỉ định tiêm chủng ngay cho những trường hợp đủ điều kiện nếu trẻ không thuộc nhóm đối tượng hoãn tiêm và chống chỉ định.

+ Trì hoãn tiêm chủng khi có 1 trong các yếu tố sau đây: đang mắc bệnh cấp tính, mãn tính tiến triển.

+ Chuyển tiêm đến khám sàng lọc, tiêm chủng tại bệnh viện đối với trường hợp: mắc bệnh bẩm sinh, bệnh mãn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, máu...; nghe tim phổi bất thường; có tiền sử phản vệ độ 3 với bất kỳ nguyên nhân gì;

+ Chống chỉ định tiêm chủng đối với trường hợp:

○ Có tiền sử phản ứng dị ứng (phản vệ) với bất cứ thành phần nào của vắc xin Comminaty Pfizer - BioNTech COVID-19. Đặc biệt, không nên sử dụng cho những người có tiền sử phản ứng dị ứng nghiêm trọng với polyethylene glycol (PEG) hoặc các phân tử liên quan.

○ Những người có phản ứng dị ứng ngay lập tức (ví dụ: phản vệ, nổi mày đay, phù mạch, suy hô hấp) với liều đầu tiên của vắc xin này sẽ không tiêm liều tiếp theo.

+ Thận trọng khi tiêm chủng trong một số trường hợp: có tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; rối loạn tri giác, rối loạn hành vi.

- Tư vấn trước tiêm chủng các nội dung sau:

+ Thông báo về loại vắc xin phòng COVID-19 được tiêm chủng lần này, tác dụng và lợi ích của việc sử dụng vắc xin và những sự cố bất lợi có thể gặp sau tiêm chủng.

+ Hướng dẫn cách theo dõi sức khỏe sau khi tiêm chủng theo các nội dung trong Hướng dẫn người được tiêm chủng tự theo dõi sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 (phụ lục Ban hành kèm theo Quyết định số 3588/QĐ-BYT ngày 26 tháng 07 năm 2021 của Bộ tế)

+ Hướng dẫn các đối tượng tiêm chủng sau khi tiêm vắc xin vẫn phải thực hiện thông điệp 5K.

+ Nhắc đối tượng tiêm chủng giữ phiếu xác nhận đã tiêm chủng, tải ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử và đăng ký tài khoản trên ứng dụng để theo dõi lịch sử tiêm chủng vắc xin COVID-19 và chủ động khai báo về sự cố bất lợi sau tiêm chủng.

Bước 4: Thực hiện tiêm chủng

Thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho đối tượng theo đúng chỉ định, bảo đảm an toàn theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 34/2018/TT-B T ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế.

Vắc xin của Pfizer-BioNTech COVID-19 PHẢI được pha loãng trước khi tiêm. Chỉ tiến hành pha loãng khi có đối tượng đến tiêm chủng.

Dung dịch pha loãng là nước muối sinh lý NaCl 0,9% được cấp phát kèm theo vắc xin. KHÔNG sử dụng nước muối thông thường hoặc các chất pha loãng khác để pha vắc xin. Tại buổi tiêm chủng, bảo quản dung dịch pha loãng cùng với vắc xin ở nhiệt độ +2°C đến 8°C trong phích vắc xin.

Sử dụng một lọ dung dịch pha loãng để pha cho một lọ vắc xin. Sử dụng một bơm kim tiêm (5ml hoặc 3ml) vô trùng để pha vắc xin.

Kiểm tra vắc xin trước khi sử dụng

- Kiểm tra nhãn lọ vắc xin. Nếu không có nhãn phải hủy bỏ

- Kiểm tra hạn sử dụng lọ vắc xin và dung dịch pha loãng. Nếu quá hạn sử dụng phải hủy bỏ.

- Kiểm tra lọ vắc xin và dung dịch pha loãng, hủy vắc xin và dung dịch pha loãng nếu có thay đổi về màu sắc hoặc bất kỳ sự thay đổi bất thường nào khác. KHÔNG sử dụng nếu vắc xin bị vẩn đục.

- Kiểm tra lọ vắc xin đã được rã đông trước khi pha loãng. Ở nhiệt độ +2°C đến +8°C, vắc xin được rã đông trong thời gian 3 giờ.

- Nhẹ nhàng đảo ngược lọ vắc xin theo chiều thẳng đứng 10 lần. Không lắc lọ vắc xin. Vắc xin có màu từ trắng đến trắng nhạt và có thể chứa các hạt đục. Không sử dụng nếu chất lỏng trong lọ vắc xin bị đổi màu.

Pha loãng vắc xin

- Sử dụng một miếng bông cồn mới, vô trùng cho mỗi lọ, lau sạch các nút của lọ nước pha và lọ vắc xin. Sử dụng bơm kim tiêm (5ml hoặc 3ml), rút 1,8 ml nước pha vào bơm tiêm. Bỏ đi số nước pha còn lại trong lọ. Bơm chậm 1,8 ml nước pha vào lọ vắc xin. Lọ vắc xin sau khi pha tương đương với 6 liều vắc xin.

- Cân bằng áp suất trong lọ vắc xin trước khi rút kim ra khỏi lọ bằng cách hút ngược lại 1,8 ml không khí từ lọ vắc xin vào bơm kim tiêm để loại bỏ không khí khỏi lọ vắc xin.

- Nhẹ nhàng đảo ngược theo chiều thẳng đứng lọ vắc xin đã pha loãng khoảng 10 lần. Vắc xin sẽ có màu trắng nhạt. Không lắc lọ vắc xin.

- Lọ vắc xin đã pha loãng bảo quản trên miếng xốp trong phích vắc xin, chỉ sử dụng trong vòng 6 giờ.

Tiêm vắc xin:

- Sát trùng nút lọ vắc xin đã pha bằng một miếng bông cồn mới, vô trùng. Rút 0,3 ml vắc xin đã pha loãng vào bơm tiêm.

- Nếu lượng vắc xin còn lại trong lọ không đủ liều 0,3 ml, hãy hủy bỏ luôn bơm kim tiêm và vắc xin có trong bơm kim tiêm. KHÔNG dồn vắc xin từ nhiều lọ lại với nhau để có được một liều 0,3ml.

- Loại bỏ bọt khí có trong bơm tiêm ngay khi kim tiêm vẫn còn trong lọ để tránh thất thoát vắc xin.

- Liều lượng, đường tiêm: 0,3ml, tiêm bắp.

Ghi chép thông tin sau khi tiêm vắc xin:

- Ghi các thông tin (số liều, ngày tiêm) vào danh sách/phần mềm quản lý đối tượng được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

- “Giấy xác nhận tiêm đã tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ” theo mẫu quy định tại phụ lục 4.

Bước 5: Theo dõi sự cố bất lợi sau tiêm chủng:

- Tại các điểm tiêm chủng cần phân công nhân viên y tế chịu trách nhiệm theo dõi, xử trí các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng.

- Chuẩn bị hộp thuốc cấp cứu phản vệ tại mỗi bàn tiêm, trang thiết bị y tế và cấp cứu phản vệ tại điểm tiêm chủng. Lưu ý kiểm tra thường xuyên hạn sử dụng của thuốc.

- Mỗi bàn tiêm: Chuẩn bị sẵn 01 Bơm tiêm có chứa dung dịch Adrenalin 1mg/1ml (rút sẵn 1ml thuốc Adrenalin 1mg/1ml vào bơm tiêm gắn sẵn kim, đậy kín kim tiêm bằng nắp). Kết thúc buổi tiêm chủng nếu không sử dụng đến cần phải hủy bỏ bơm tiêm có chứa dung dịch Adrenalin 1mg/1ml.

- Có sẵn phương án phân công cụ thể người hỗ trợ cấp cứu, đội cấp cứu lưu động, phương tiện vận chuyển bệnh nhân khi cần thiết.

- Theo dõi người được tiêm chủng ít nhất 30 phút sau tiêm chủng tại điểm tiêm chủng. Sau khi kết thúc thời gian theo dõi sau tiêm chủng, cơ sở tiêm chủng cung cấp giấy xác nhận đã tiêm vắc xin cho đối tượng tiêm chủng và hẹn ngày tiêm chủng lần sau.

4. Kết thúc buổi tiêm chủng:

Bảo quản những lọ vắc xin chưa mở trong hộp riêng trong dây chuyền lạnh ở nhiệt độ từ +2°C đến +8°C, ưu tiên sử dụng trước trong buổi tiêm chủng sau.

Quản lý chất thải y tế trong tiêm phòng vắc xin phòng COVID-19 theo qui định tại Văn bản số 102/MT-YT ngày 04/3/2021 của Cục Quản lý Môi trường Y tế.

5. Ghi chép, báo cáo

Dữ liệu tiêm chủng cá nhân được cập nhật trên nền tảng quản lý tiêm chủng vắc xin COVID-19.

Báo cáo kết quả triển khai hàng ngày tại các tuyến:

Các cơ sở tiêm chủng báo cáo số mũi tiêm đã thực hiện, trường hợp phản ứng thông thường và danh sách tai biến nặng sau tiêm chủng (Phụ lục 7) và gửi báo cáo Trung tâm tế huyện trước 16 giờ 30 hàng ngày.

Trung tâm tế huyện rà soát và gửi tuyến tỉnh trước 17 giờ 00. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh hoàn thành rà soát số liệu và gửi báo cáo các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur trước 17 giờ 30.

Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur hoàn thành rà soát số liệu và gửi Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) trước 18 giờ 00.

Báo cáo kết thúc đợt tiêm:

Gửi báo cáo bằng văn bản lên tuyến trên trong vòng 5 ngày sau khi kết thúc triển khai mỗi đợt tiêm chủng (Phụ lục 8).

PHỤ LỤC

STT

Nội dung

Phụ lục 1

Danh sách đối tượng tiêm vắc xin phòng COVID-19

Phụ lục 2

Phiếu đồng ý tham gia tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19

Phụ lục 3

Bảng kiểm trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đối với trẻ em

Phụ lục 4

Hướng dẫn người được tiêm chủng tự theo dõi sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19

Phụ lục 5

Giấy xác nhận đã tiêm vắc xin phòng COVID-19

Phụ lục 6

Báo cáo kết quả triển khai vắc xin phòng COVID-19 hàng ngày

Phụ lục 7

Tổng hợp báo cáo hàng ngày trường hợp tai biến nặng sau tiêm vắc xin phòng COVID-19

Phụ lục 8a & 8b

Báo cáo kết thúc đợt tiêm vắc xin phòng COVID-19


PHỤ LỤC 1:

DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG TRẺ EM TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG COVID-19

ĐƠN VỊ
......................................

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG TRẺ DƯỚI 18 TUỔI TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19

TT

HỌ VÀ TÊN (*)

Ngày tháng năm sinh (dd/mm/yyyy ) (*)

Giới tính (Nam; Nữ ) (*)

Mã nhóm danh mục đối tượng ưu tiêm (*), (**)

Đơn vị (Trường)

Số điện thoại (Tối thiểu 10 số)

Số CMT/ CCCD/ Hộ chiếu (nếu có)

Số thẻ BHYT (Nếu có)

Họ tên người giám hộ (*)

Quan hệ với đối tượng tiêm (1:Mẹ; 2: bố: 3: người giám hộ) (*)

Số Điện thoại người giám hộ (*) (Tối thiểu 10 số)

ĐỊA CHỈ NƠI Ở HIỆN TẠI

Mũi 1

Mũi 2

Ghi chú

Tên Tỉnh/TP (*)

Tên Quận/ huyện (*)

Tên Phường/ xã (*)

Địa chỉ chi tiết

Tên vắc xin (*)

Ngày tiêm dạng dd/mm/yyyy (*)

Lô vắc xin(*)

Địa điểm tiêm (*)

Tên vắc xin (*)

Ngày tiêm dạng dd/mm/yyyy (*)

Lô vắc xin(*)

Địa điểm tiêm (*)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

*: Yêu cầu bắt buộc

**: Mã đối tượng trẻ em: Hệ thống đang ghi số 17.

Người làm báo cáo

Ngày........tháng ....năm 20…
Lãnh đạo đơn vị


PHỤ LỤC 2:

PHIẾU ĐỒNG Ý THAM GIA TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19
(Ban hành kèm theo Công văn số 8688/BYT-DP ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Bộ Y tế)

PHIẾU ĐỒNG Ý THAM GIA TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19

1. Tiêm chủng vắc xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả, tuy nhiên vắc xin phòng COVID-19 có thể không phòng được bệnh hoàn toàn. Người được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đủ liều có thể phòng được bệnh hoặc giảm mức độ nặng nếu mắc COVID-19. Sau khi được tiêm vắc xin phòng COVID- 19 cần thực hiện đầy đủ Thông điệp 5K phòng, chống dịch COVID-19.

2. Tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 có thể gây ra một số biểu hiện tại chỗ tiêm hoặc toàn thân như sưng, đau chỗ tiêm, nhức đầu, buồn nôn, sốt, đau cơ...hoặc tai biến nặng sau tiêm chủng.

3. Khi có triệu chứng bất thường về sức khỏe, người được tiêm chủng cần liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

Sau khi đã đọc các thông tin nêu trên, tôi đã hiểu về các nguy cơ và:

Đồng ý cho trẻ tiêm chủng □                                    Không đồng ý cho trẻ tiêm chủng □

Họ tên cha/mẹ hoặc người giám hộ: .................................................................

Số điện thoại: ....................................................................................................

Họ tên trẻ được tiêm chủng: .............................................................................

......, ngày....... tháng .... năm 202….
Cha/mẹ hoặc người giám hộ
(Ký, ghi rõ họ tên)

PHỤ LỤC 3:

BẢNG KIỂM TRƯỚC TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG COVID-19 ĐỐI VỚI TRẺ EM
(Ban hành kèm theo Quyết định Số 5002/QĐ-BYT ngày 29 tháng 10 năm 2021)

CƠ SỞ TIÊM CHỦNG
..............

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN KIỂM TRƯỚC TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG COVID-19 ĐỐI VỚI TRẺ EM

Họ và tên trẻ: ……………………………………..…… Ngày sinh: ……/……/..…Nam Nữ

CCCD/CMT/Hộ chiếu (nếu có):...……………………………Số điện thoại:…………………..

Địa chỉ liên hệ: ……………………………………………………………..………………………

Họ tên bố/mẹ/người giám hộ: ...……………………………Số điện thoại:……………………

Đã tiêm mũi 1 vắc xin phòng COVID-19:

Chưa tiêm

Đã tiêm, loại vắc xin:………………………Ngày tiêm:………………………………………

I. Sàng lọc

Thân nhiệt: ……..…… ° C                                             Mạch: ……..…… lần/phút

1. Tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc xin phòng COVID-19 lần trước hoặc các thành phần của vắc xin phòng COVID-19

Không 

Có 

2. Đang mắc bệnh cấp tính, mạn tính tiến triển

Không 

Có 

3. Tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào

Không 

Có 

4. Rối loạn tri giác, rối loạn hành vi

Không 

Có 

5. Mắc các bệnh bẩm sinh, bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, máu…

Không 

Có 

6. Nghe tim, phổi bất thườngi

Không 

Có 

7. Phản vệ độ 3 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào (ghi rõ tác nhân dị ứng:........................ ................................)

Không 

Có 

8. Các chống chỉ định/trì hoãn khácii (nếu có, ghi rõ)

.........................................................................................................................................

Không 

Có 

II. Kết luận

- Đủ điều kiện tiêm chủng ngay: Đủ điều kiện tiêm chủng ngay: Tất cả đều KHÔNG có điểm bất thường và KHÔNG có chống chỉ định tiêm vắc xin theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất

- Chống chỉ định tiêm chủng vắc xin cùng loại: Khi bất thường tại mục 1

- Trì hoãn tiêm chủng: Khi bất kỳ một điểm bất thường tại mục 2

- Nhóm thận trọng khi tiêm chủng: Khi bất kỳ một điểm bất thường tại các mục 3, 4

- Chuyển khám sàng lọc, tiêm chủng tại bệnh viện: Khi bất thường tại mục 5, 6, 7

Lý do:……………………………………………………………………………………………………......

Thời gian: ….. giờ ….. phút, ngày …..tháng….. năm …..
Người thực hiện sàng lọc
(ký, ghi rõ họ và tên)

___________________

i Chỉ định tiêm tại bệnh viện nếu đánh giá tình trạng hiện tại không có chỉ định cấp cứu.

ii Các trường hợp chống chỉ định/trì hoãn theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với loại vắc xin COVID-19 sử dụng hoặc phát hiện có các yếu tố bất thường khác.

PHỤ LỤC 4

HƯỚNG DẪN
NGƯỜI ĐƯỢC TIÊM CHỦNG TỰ THEO DÕI SAU TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG COVID-19
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3588/QĐ-BYT ngày 26 tháng 07 năm 2021 của Bộ Y tế)

(Thời gian tự theo dõi 28 ngày sau tiêm chủng, đặc biệt trong vòng 7 ngày đầu)

I. KHI THẤY MỘT TRONG CÁC DẤU HIỆU SAU:

1. Ở miệng thấy có cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi;

2. Ở da thấy có phát ban hoặc nổi mẩn đỏ hoặc tím tái hoặc đỏ da hoặc chảy máu, xuất huyết dưới da;

3. Ở họng có cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó;

4. Về thần kinh có triệu chứng đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, li bì; ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật;

5. Về tim mạch có dấu hiệu đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực kéo dài, ngất;

6. Đường tiêu hóa dấu hiệu nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy;

7. Đường hô hấp có dấu hiệu khó thở, thở rít, khò khè, tím tái;

8) Toàn thân:

9. Chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường

10. Đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn.

11. Sốt cao liên tục trên 39 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt

HÃY LIÊN HỆ VỚI:

- ĐỘI CẤP CỨU LƯU ĐỘNG ........................................................................

- HOẶC ĐẾN THẲNG BỆNH VIỆN ................................................................

II. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

1. Luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ, ít nhất là trong 03 ngày đầu sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

2. Không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất là trong 03 ngày đầu sau tiêm chủng.

3. Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ.

4. Nếu thấy sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm: Tiếp tục theo dõi, nếu sưng to nhanh thì đi khám ngay, không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau.

5. Thường xuyên đo thân nhiệt, nếu có:

a. Sốt dưới 38,5 độ C: Cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước. Không để nhiễm lạnh. Đo lại nhiệt độ sau 30 phút.

b. Sốt từ 38,5 độ C trở lên: Sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 tiếng cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.

PHỤ LỤC 5

MẪU GIẤY XÁC NHẬN ĐÃ TIÊM VẮC XIN COVID-19
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3588/QĐ-BYT ngày 26 tháng 07 năm 2021 của Bộ Y tế)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

GIẤY XÁC NHẬN ĐÃ TIÊM VẮC XIN COVID-19
(CERTIFICATE OF COVID-19 VACCINATION)

Họ và tên/Name: .......................................................................................................................

Ngày sinh/Date of birth (day/month/year): ................................................................................

Số CCCD/CMT/hộ chiếu/ID: .....................................................................................................

Số điện thoại/Tel: ......................................................................................................................

Địa chỉ (Address): .......................................................................................................................

Đã được tiêm vắc xin phòng bệnh COVID-19/Has been vaccinated with COVID-19 vaccine:

……………………………………………………………………………………

Mũi 1/First dose

Ngày/date ..............................

Loại vắc xin/Vaccine:

Mũi 2/Second dose

Ngày/date ............................

Loại vắc xin/Vaccine:

Cơ sở tiêm chủng/Immunization unit
Ký tên, đóng dấu
(Sign and Stamp)

Cơ sở tiêm chủng/Immunization unit
Ký tên, đóng dấu
(Sign and Stamp)


PHỤ LỤC 6

BÁO CÁO KẾT QUẢ TRIỂN KHAI VẮC XIN PHÒNG COVID-19 HÀNG NGÀY
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3588/QĐ-BYT ngày 26 tháng 07 năm 2021 của Bộ Y tế)

Đơn vị
..................................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TỔNG HỢP BÁO CÁO HÀNG NGÀY KẾT QUẢ TRIỂN KHAI TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG COVID-19

Ngày ......../....../2021

TT

Địa phương/ Cơ sở y tế / Ngày triển khai

Đợt tiêm *

Loại vắc xin

Số đối tượng trong ngày

Số chuyển BV tiêm

Số không đồng ý tiêm chủng

Số hoãn tiêm

Số chống chỉ định

Số đã tiêm

Vắc xin Covid-19

Số phản ứng thông thường sau tiêm chủng

Số tai biến nặng ****

Ghi chú

Mũi 1

Mũi 2

Số sử dụng (liều)**

Số hủy (liều)

Số trường hợp có phản ứng nhẹ***

Đau, sưng tại chỗ tiêm

Nôn/ buồn nôn

Tiêu chảy, đau bụng

Sốt <39 độ

Sốt ≥39 độ

Đau họng/ chảy nước mũi

Ớn lạnh

Đau đầu

Phát ban

Triệu chứng khác

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Cộng trong ngày

Cộng dồn

*: Đợt tiêm: Căn cứ Quyết định của Bộ Y tế

**: Số vắc xin sử dụng nguyên lọ (liều) (VD1: lọ vắc xin 10 liều đã mở, sử dụng để tiêm chủng cho 9 người, còn 1 liều trong lọ sau buổi tiêm chủng thì số sử dụng báo cáo là 10 liều. VD2: lọ vắc xin 10 liều đã mở, sử dụng để tiêm chủng cho 11 người thì số sử dụng báo cáo là 10 liều)

***: Số ca phản ứng nhẹ được ghi nhận trong ngày nhưng có thể bao gồm các ca được tiêm chủng trước ngày báo cáo. Một người có nhiều triệu chứng chỉ ghi nhận 1 trường hợp ở cột này

****: Trường hợp xác định là phản ứng nặng thì bắt buộc phải có thông tin báo cáo để nhập vào danh sách "Báo cáo hàng ngày trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19".

Người làm báo cáo

Ngày........tháng ....năm 2021
Lãnh đạo đơn vị

Báo cáo hàng ngày được nhập trên Google form do Chương trình TCQG cung cấp; Bản Excel gửi về e-mail của Chương trình TCQG và khu vực

PHỤ LỤC 7

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3588/QĐ-BYT ngày 26 tháng 07 năm 2021 của Bộ Y tế)

ĐƠN VỊ
...................................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TỔNG HỢP BÁO CÁO HÀNG NGÀY TRƯỜNG HỢP TAI BIẾN NẶNG SAU TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG COVID-19

Thời gian bắt đầu triển khai: Ngày ……../…….../202…

Ngày báo cáo: …....../…......./202…

TT

Cơ sở tiêm chủng

Tỉnh/ Thành phố

Ngày tiêm

Ngày nhận được báo cáo

Họ tên bệnh nhân

Năm sinh

Tuổi

Giới (Nam/ Nữ)

Thời gian xuất hiện phản ứng sau tiêm

Lô vắc xin

Mũi tiêm vắc xin

Mô tả diễn biến, xử trí và kết quả

Chẩn đoán sơ bộ

Kết quả

1

…/...../…..

…/...../…..

2

…/...../…..

…/...../…..

3

…/...../…..

…/...../…..

4

…/...../…..

…/...../…..

5

…/...../…..

…/...../…..

6

…/...../…..

…/...../…..

7

…/...../…..

…/...../…..

8

…/...../…..

…/...../…..

9

…/...../…..

…/...../…..

10

…/...../…..

…/...../…..

Người làm báo cáo

Ngày........tháng ....năm 2021
Lãnh đạo đơn vị

Báo cáo hàng ngày được nhập trên Google form do Chương trình TCQG cung cấp; Bản Excel gửi về e-mail của Chương trình TCQG và khu vực

PHỤ LỤC 8a

BÁO CÁO KẾT THÚC ĐỢT TRIỂN KHAI VẮC XIN PHÒNG COVID-19

Đơn vị
..........................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO KẾT QUẢ TRIỂN KHAI TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG COVID-19
Đợt triển khai*: …......... (QĐ số …....../…................. ngày … tháng … năm 2021)

Thời gian triển khai: Từ ngày …./…./2021; Đến ngày …./…./2021

Loại vắc xin triển khai:…............................................

Tổng số vắc xin được phân bổ trong đợt này:…............................................ (liều)

I. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI TIÊM COVID-19

TT

Tên đơn vị triển khai **

Tổng số đối tượng

Số tiêm được

Vắc xin Covid-19 (liều)

Số phản ứng thông thường sau tiêm chủng

Ghi chú

Mũi 1

Mũi 2

Tổng số mũi tiêm

Tỷ lệ (%)

Số sử dụng

Số hủy

Số trường hợp phản ứng nhẹ***

Đau sưng tại chỗ tiêm

Nôn/ buồn nôn

Tiêu chảy/ đau bụng

Sốt <39 độ C

Sốt >= 39 độ C

Đau họng, chảy nước mũi

Ớn lạnh

Đau đầu

Phát ban

Triệu chứng khác

Số tai biến nặng ****

a

b

c

d

e

f =d+e

g=f*100/h

h

i

j

k

l

m

n

o

p

q

r

s

t

u

v

1

0

#DIV/0!

2

0

#DIV/0!

3

0

#DIV/0!

4

0

#DIV/0!

5

0

#DIV/0!

6

0

#DIV/0!

7

0

#DIV/0!

8

0

#DIV/0!

9

0

#DIV/0!

10

0

#DIV/0!

Tổng cộng

0

0

0

#DIV/0!

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

*: Đợt tiêm: Căn cứ Quyết định của Bộ Y tế hoặc Viện VSDT Trung ương

**: Đơn vị triển khai: Ghi rõ đơn vị quận/huyện, bệnh viện, công an, bộ đội (Đối với Bệnh viện/Viện/Trường có thể ghi theo ngày hoặc tổng)

***: Số ca phản ứng nhẹ được ghi nhận trong ngày nhưng có thể bao gồm các ca được tiêm chủng trước ngày báo cáo. Một người có nhiều triệu chứng chỉ ghi nhận 1 trường hợp ở cột này

****: Trường hợp xác định là phản ứng nặng (cột u) thì bắt buộc phải nhập thông tin ca tai biến nặng tại phụ lục 2.

II. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN:

III. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT

Người làm báo cáo

Ngày........tháng ....năm 2021
Lãnh đạo đơn vị

Gửi báo cáo bằng văn bản lên tuyến trên trong vòng 5 ngày sau khi kết thúc triển khai mỗi đợt tiêm chủng

PHỤ LỤC 8b

BÁO CÁO KẾT THÚC ĐỢT TRIỂN KHAI VẮC XIN PHÒNG COVID-19

ĐƠN VỊ
..........................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TỔNG HỢP BÁO CÁO TRƯỜNG HỢP TAI BIẾN NẶNG SAU TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG COVID-19

Đợt triển khai*: …......... (QĐ số …....../….............................. ngày … tháng … năm 2021)

Thời gian triển khai tại địa phương/đơn vị: Từ ngày …./…./2021; Đến ngày …./…./2021

TT

Cơ sở tiêm chủng

Tỉnh/ Thành phố

Đợt tiêm

Giờ tiêm

Ngày tiêm

Ngày nhận được báo cáo

Họ tên bệnh nhân

Ngày tháng năm sinh

Giới (Nam / Nữ)

Mũi tiêm vắc xin

Loại vắc xin

Lô vắc xin

Thời điểm xuất hiện phản ứng

Ngày xuất hiện phản ứng

Chẩn đoán sơ bộ

Mô tả diễn biến, xử trí và kết quả

Kết quả

1

….giờ…..

…/...../…..

…/...../…..

….giờ…..

…/...../…..

2

….giờ…..

…/...../…..

…/...../…..

….giờ…..

…/...../…..

3

….giờ…..

…/...../…..

…/...../…..

….giờ…..

…/...../…..

4

….giờ…..

…/...../…..

…/...../…..

….giờ…..

…/...../…..

5

….giờ…..

…/...../…..

…/...../…..

….giờ…..

…/...../…..

Người làm báo cáo

Ngày........tháng ....năm 2021
Lãnh đạo đơn vị

Gửi báo cáo bằng văn bản lên tuyến trên trong vòng 5 ngày sau khi kết thúc triển khai mỗi đợt tiêm chủng


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ Việt Nam (2021) Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19.

2. Chính phủ Việt Nam (2017) Nghị định số 104/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ qui định về hoạt động tiêm chủng.

3. Chính phủ Việt Nam (2018) Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 sửa đổi bổ sung một số qui định của Nghị định 104/NĐ-CP ngày 1/7/2016.

4. Bộ Y tế (2017), Thông tư 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 qui định một số điều của Nghị định 104/NĐ-CP ngày 1/7/2016.

5. Bộ Y tế (2017), Thông tư 51/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 Hướng dẫn phòng, chẩn đoán, xử trí phản vệ.

6. Bộ Y tế (2021), Quyết định số 1966/QĐ-BYT ngày 22/4/2021 về Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau tiêm vắc xin phòng COVID-19.

7. Bộ Y tế (2021), Quyết định số 3348/QĐ-BYT ngày 08/7/2021 về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm cơ tim sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

8. Bộ Y tế (2021), Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 08 tháng 7 năm 2021 về việc ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021-2022.

9. Bộ Y tế (2021), Quyết định số 3518/QĐ-BYT ngày 20/7/2021 về việc ban hành Tiêu chí cơ sở an toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

10. Bộ Y tế (2021), Quyết định số 3588/QĐ-BYT ngày 26 tháng 7 năm 2021 về việc ban hành Hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

11. Bộ Y tế (2021), Quyết định số 5002/QĐ-BYT ngày 29/10/2021 về việc ban hành Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đối với trẻ em.

12. Văn bản số 102/MT-YT ngày 04/3/2021 về việc “Hướng dẫn quản lý chất thải y tế trong tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19”

13. Văn bản số 3886/BYT-DP ngày 11/05/2021 về việc “Hướng dẫn giám sát sự cố bất lợi sau tiêm vắc xin phòng COVID-19”

14. Văn bản số 4198/BYT-KCB ngày 22/05/2021 về việc Triển khai công tác an toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19”

15. Văn bản số 5488/BYT-KCB ngày 09/7/2021 về việc “Hướng dẫn đảm bảo an toàn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19”

16. Văn bản số 5798/BYT-DP ngày 20/7/2021 về việc tổ chức tiêm chủng trong tình hình dịch bệnh COVID-19

17. Văn bản số 8688/BYT-DP ngày 14/10/2021 về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi.

18. Văn bản số 937/DP-TC ngày 19/10/2021 về việc tổ chức tập huấn tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em.

19. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (2018), Sổ tay Hướng dẫn thực hành tiêm chủng.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 2385/VSDTTƯ-TCQG ngày 02/11/2021 về Tài liệu Hướng dẫn triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi do Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


654

DMCA.com Protection Status
IP: 18.227.79.64
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!