Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Công văn 17115/UBND-VP 2021 phòng chống dịch COVID19 tại các cơ sở sản xuất Bà Rịa Vũng Tàu

Số hiệu: 17115/UBND-VP Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Người ký: Trần Văn Tuấn
Ngày ban hành: 11/11/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 17115/UBND-VP
V/v hướng dẫn tạm thời phương án phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 11 tháng 11 năm 2021

 

Kính gửi:

- Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành;
- Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Căn cứ Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về việc Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”; Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế;

Thực hiện Công điện số 8149/CĐ-VPCP ngày 07/11/2021 của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19; Công văn số 9472/BYT-MT ngày 08/11/2021 của Bộ Y tế.

Thực hiện quan điểm chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 12/10/2021: “Trong phòng, chống dịch phải ly phòng dịch là cơ bản, lâu dài; y tế là lực lượng nòng cốt cùng với các lực lượng quân đội, công an,... nhưng phải huy động sự tham gia của tất c các lực lượng, các tầng lớp trong xã hội. Phát huy vai trò của người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ th trong phòng, chng dịch, trong sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt an toàn”; và quan điểm chỉ đạo “Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi phát triển kinh tế với tinh thần chủ động, sáng tạo, bám sát thực tiễn, không chủ quan khi dịch đi qua; đảm bảo phương châm “bốn tại chỗ”.

Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn tạm thời phương án phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, công trường xây dựng... (sau đây gọi là cơ sở sản xuất, kinh doanh) như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Chủ động phòng chống dịch tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh theo nguyên tắc: kiểm soát nguy cơ lây nhiễm, phát hiện sớm ca nhiễm, cách ly, khoanh vùng kịp thời, xét nghiệm nhanh không để dịch lây lan trong cơ sở;

2. Thực hiện mục tiêu vừa chống dịch, đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho người lao động, vừa đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

3. Căn cứ hướng dẫn, quy định chung của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, các văn bản hướng dẫn của Ban Chỉ đạo tỉnh về biện pháp phòng chống dịch COVID-19 tương ứng từng cấp độ dịch, doanh nghiệp chủ động xây dựng phương án tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp tình hình dịch bệnh, điều kiện tài chính và đặc thù sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

4. Phương án sản xuất, kinh doanh phải đáp ng các yêu cầu của phòng chống dịch, theo nguyên tắc “an toàn mới sản xuất, sản xuất phải an toàn”;

5. Yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh và người lao động chấp hành nghiêm, đầy đủ các hướng dẫn về phòng, chống dịch COVID-19.

II. CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN PHÒNG CHNG DỊCH COVID-19

Cơ sở sản xuất, kinh doanh phân công Tổ y tế của đơn vị hoặc hợp đồng với đơn vị y tế (công lập, tư nhân) để tổ chức thực hiện và giám sát sự tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toàn phòng chống dịch trong hoạt động tại cơ sở, doanh nghiệp:

1. Đối với người lao động, phải đảm bảo 01 trong các điều kiện sau (trừ trường hợp đặc biệt)

- Người lao động đã tiêm vắc xin đủ liều.

- Người lao động đã được tiêm vắc xin nhưng chưa đủ liều đang chờ tiêm đủ liều.

- Người lao động nhiễm SARS-CoV-2 khỏi bệnh, đã hoàn thành thời gian cách ly, giám sát y tế theo quy định.

2. Đối với việc di chuyển

- Phương tiện vận chuyển người lao động:

+ Phương tiện phải được khử khun sau mi lần đưa đón người lao động;

+ Lái xe và phụ xe phải tiêm đủ liều vắc xin và phải ghi nhật ký tiếp xúc hàng ngày;

+ Tổ chức kiểm tra thân nhiệt và yêu cầu người lao động rửa tay trước khi lên xe;

+ Số người trên xe thực hiện theo yêu cầu cụ thể về giãn cách phòng chống dịch của từng giai đoạn dịch bệnh; nếu người lao động đã tiêm đủ 2 mũi thì được chở theo công suất của xe;

- Người lao động tự di chuyển: cam kết nghiêm túc tuân thủ 5K theo quy định.

3. Đối với nơi làm việc

3.1. Kiểm soát nguồn lây từ bên ngoài xâm nhập

- Tổ chức khai báo y tế trung thực (bắt buộc thực hiện đối với người lao động, đối tác, nhà thầu cung cấp dịch vụ, hàng hóa cho doanh nghiệp) trước khi vào trong cơ sở, doanh nghiệp làm việc;

- Đo thân nhiệt trước khi vào làm việc;

- Đối với người đến liên hệ công việc: quy định rõ ràng phạm vi di chuyn bên trong trụ sở làm việc;

- Khi phát hiện người có triệu chứng nghi ngờ nhiễm COVID-19 hoặc có yếu tố dịch tễ, bộ phận đang thực hiện giao dịch/làm việc của doanh nghiệp đó cần phải sàng lọc và thông tin ngay cho Tổ y tế hoặc báo cáo lãnh đạo doanh nghiệp liên hệ với đơn vị y tế để tổ chức xét nghiệm kiểm tra SARS-CoV-2 theo quy định.

3.2. Kiểm soát nguồn lây tại nơi làm việc

- Tổ chức nơi làm việc thông thoáng, bố trí các phương tiện đảm bảo thông khí cho môi trường làm việc;

- Người lao động tuân thủ 5K và giữ khoảng cách tối thiểu 01 mét trong suốt quá trình làm việc;

- Bố trí đủ xà phòng/dung dịch sát khuẩn tay tại các khu vực thuận lợi cho người lao động rửa tay thường xuyên;

- Tổ chức cho người lao động ăn theo ca; sắp xếp cho người ăn ngồi theo vị trí cố định, giữ khoảng cách 01 mét, không hoặc hạn chế ngồi đối diện, bàn ăn có vách ngăn, phân luồng ra vào nhà ăn;

- Thực hiện vệ sinh khử khuẩn định kỳ:

+ Tại khu vực công cộng: 1 lần/ngày;

+ Khu vực sản xuất: sau mi ca làm việc;

+ Khu vực nhà vệ sinh: 3 - 4 lần/ngày, sau giờ nghỉ giải lao của công nhân.

- Trang bị camera giám sát việc chấp hành quy định phòng chống dịch tại các khu vực công cộng, khu vực sản xuất;

- Bố trí quy trình làm việc theo hướng giảm giao lưu tiếp xúc giữa các bộ phận trong doanh nghiệp;

- Trong cơ sở làm việc, phải phân ra các vùng hoặc khu vực từ nguy cơ đến an toàn đề phòng khi có xuất hiện hoặc nghi ngờ ca F0 thì chỉ tạm dừng hoặc dừng một bộ phận, các khu vực khác vẫn tiếp tục hoạt động và hạn chế gián đoạn dây chuyền sản xuất, làm việc;

- Tổ chức giám sát phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ bệnh thông qua khai báo y tế, tìm hiểu nguyên nhân người lao động vắng mặt, theo dõi sức khỏe của người lao động trong thời gian làm việc tại cơ sở;

- Tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên, có trọng điểm và chọn lọc cho người có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao theo các hướng dẫn cụ thể của ngành y tế;

- Khi phát hiện người có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 tại cơ sở, doanh nghiệp, Tổ y tế thuộc cơ sở, doanh nghiệp hoặc liên hệ đơn vị y tế đã hợp đồng hỗ trợ chuyên môn để triển khai nhanh quy trình cách ly tạm thời trước khi xử lý F0 theo hướng dẫn của ngành y tế.

4. Đối với nơi lưu trú

- Bản thân người lao động và gia đình thực hiện đầy đủ hướng dẫn 5K của Bộ Y tế; khi bản thân hoặc người trong gia đình có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh phải chủ động khai báo y tế trung thực ngay, tuyệt đối không được dấu bệnh;

- Thực hiện đầy đủ các biện pháp, hướng dẫn phòng chống dịch COVID-19 tại nơi cư trú theo quy định chung và yêu cầu của chính quyền địa phương;

- Không đến thăm người ốm tại các cơ sở y tế trừ trường hợp phải vào chăm nuôi người bệnh và phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch;

- Không đi đến vùng có dịch; không đến nhng nơi có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh (khu cách ly, bệnh viện điều trị F0), nếu trường hợp bất khả kháng thì sau khi quay về phải khai báo y tế ngay cho y tế cơ sở nơi cư trú, tạm trú. Hạn chế tối đa tiếp xúc với người đến từ vùng dịch, người có nguy cơ lây nhiễm cao.

III. T Y T CỦA DOANH NGHIỆP

1. Vị trí của T y tế trong bộ máy phòng, chống dịch tại doanh nghiệp

- Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tại doanh nghiệp theo quy định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 như sau:

- Phòng Tổ chức nhân sự phải nắm đầy đủ và cụ thể danh sách người lao động của cơ sở làm việc (đầy đủ thông tin về nhân thân, nơi ở/lưu trú...) đ khi xuất hiện ca F0 thuận tiện, nhanh chóng phục vụ cho công tác khoanh vùng dập dịch, truy vết và xét nghiệm.

- Số lượng nhân viên y tế theo quy mô lao động: thực hiện theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động. Cụ thể:

“…

Điều 37. Tổ chức bộ phận y tế

Việc tổ chức bộ phận y tế quy định tại Khoản 1 Điều 73 Luật An toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:

1. Đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực, ngành nghề chế biến, bảo quản thủy sn và các sản phẩm từ thủy sản, khai khoáng, sản xuất sản phm dệt, may, da, giày, sản xuất than cốc, sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic, tái chế phế liệu, vệ sinh môi trường, sản xuất kim loại, đóng và sa chữa tàu bin, sản xuất vật liệu xây dựng, người sử dụng lao động phải tổ chức bộ phận y tế tại cơ sở bảo đảm các yêu cầu ti thiu sau đây:

a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 300 người lao động phải có ít nhất 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp;

b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 300 đến dưới 500 người lao động phải có ít nhất 01 bác sĩ/y sĩ và 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp;

c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao động phải có ít nhất 01 bác sĩ và mi ca làm việc phải có 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp;

d) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 1.000 lao động trở lên phải thành lập cơ sở y tế theo hình thức tổ chức phù hợp quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

2. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khác với lĩnh vực, ngành nghề quy định tại Khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải tổ chức bộ phận y tế tại cơ sở bảo đảm các yêu cầu tối thiu sau đây:

a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 500 người lao động ít nhất phi có 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp;

b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao động ít nhất phải có 01 y sỹ và 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp;

c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng trên 1.000 người lao động phải có 01 bác sỹ và 1 người làm công tác y tế khác.

3. Người làm công tác y tế ở cơ sở quy định tại các Khoản 1 và 2 Điều này phải đáp ứng đủ các Điều kiện sau đây:

a) Có trình độ chuyên môn y tế bao gồm: bác sỹ, bác sỹ y tế dự phòng, cử nhân Điều dưỡng, y sỹ, Điều dưỡng trung học, hộ sinh viên;

b) Có chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động.

4. Người sử dụng lao động phải thông báo thông tin của người làm công tác y tế cơ sở theo mẫu tại Phụ lục XXI ban hành kèm theo Nghị định này với Sở Y tế cấp tỉnh, nơi cơ sở có trụ sở chính.

5. Trường hợp cơ sở không b trí được người làm công tác y tế hoặc không thành lập được bộ phận y tế theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện theo quy định sau đây:

a) Ký hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ năng lực theo quy định sau đây: cung cấp đủ s lượng người làm công tác y tế theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này; có mặt kịp thời tại cơ sở sản xuất, kinh doanh khi xảy ra các trường hợp khn cấp trong thời hạn 30 phút đối với vùng đng bằng, thị xã, thành phố và 60 phút đối vùng núi, vùng sâu, vùng xa;

b) Thông báo thông tin cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên theo mu tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định này với Sở Y tế cấp tỉnh, nơi cơ sở có trụ sở chính.

…”

2. Nhiệm vụ của Tổ y tế

- Liên hệ với Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố để được hướng dẫn, phối hợp xây dựng kế hoạch và hỗ trợ triển khai công tác phòng, chống dịch;

- Tham mưu lãnh đạo doanh nghiệp ban hành kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19, phân công và công khai thông tin liên lạc (tên, số điện thoại) của cán bộ đầu mối phụ trách về công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi làm việc;

- Tham mưu lãnh đạo doanh nghiệp thông báo, hướng dẫn các nhà thầu, nhà thu phụ, đối tác và đơn vị cung cấp nguyên vật liệu sản xuất, dịch vụ (thực phẩm, suất ăn, vệ sinh môi trường, khử khuẩn,..) ký cam kết đảm bảo thực hiện các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 và cơ chế thực hiện giám sát;

- Tổ chức tập huấn, tuyên truyền các biện pháp vệ sinh cá nhân và phòng, chống dịch cho người lao động và khách hàng;

- Đề xuất việc bố trí và bổ sung trang thiết bị, khẩu trang, xà phòng, dung dịch sát khuẩn tay, dung dịch khử khuẩn bề mặt, vật tư và trang thiết bị y tế... cho bộ phận y tế tại cơ sở lao động; bố trí khu vực riêng và bố trí phân luồng chăm sóc đ xử lý khi có trường hợp có biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở;

- Phối hợp với công đoàn/tổ chức đại diện người lao động, tổ trưởng, người phụ trách các phòng ban, phân xưởng để theo dõi sức khỏe người lao động, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở. Tiến hành lập danh sách và theo dõi sức khỏe của các trường hợp tiếp xúc gần với người có một trong các biểu hiện sốt, ho, khó thở;

- Khi phát hiện người lao động có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau, rát họng, khó thở tại nơi làm việc hoặc là ca bệnh hoặc người tiếp xúc gần thì thực hiện xử lý theo quy định. Đối với cơ sở lao động có phòng, trạm y tế tại nơi làm việc cần rà soát sắp xếp và thông báo lối đi riêng dành cho người lao động có một trong các biểu hiện mệt mỏi, ho, sốt, đau rát họng, khó thở đến khám và tư vấn;

- Đề xuất lãnh đạo doanh nghiệp phân công/thành lập tổ kiểm tra, giám sát việc triển khai các nội dung phòng, chống dịch của người lao động và các bộ phận tại cơ sở lao động;

- Thường xuyên cập nhật tình hình dịch bệnh COVID-19, tổng hợp báo cáo thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh tại nơi làm việc hằng ngày, tuần, tháng cho người sử dụng lao động/Ban chỉ đạo phòng, chống dịch của cơ sở lao động;

- Tổ chức xét nghiệm tầm soát định kỳ theo quy định cho người lao động;

- Thực hiện sàng lọc, cách ly, chăm sóc sức khỏe F0, F1;

- Tổ chức vệ sinh khử khuẩn;

- Tuyên truyền, phổ biến thông tin về vệ sinh lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc; kiểm tra việc chấp hành điều lệ vệ sinh, tổ chức phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm cho người lao động tại cơ sở;

- Lập và quản lý thông tin hồ sơ sức khỏe người lao động;

- Phối hợp với bộ phận an toàn, vệ sinh lao động thực hiện các nhiệm vụ có liên quan quy định tại khoản 2 Điều 72 của Luật An toàn, vệ sinh lao động.

IV. QUY TRÌNH XỬ LÝ KHI CÓ NGƯỜI NHIỄM COVID-19

Người có kết quả xét nghiệm realtime RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh phát hiện kháng nguyên dương tính được xem là người nhiễm COVID-19 (gọi tắt là F0).

Bước 1:

- Kích hoạt ngay phương án phòng, chống dịch khi có trường hợp mắc COVID-19 tại đơn vị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Tạm thời cách ly F0 ở buồng cách ly hoặc khu vực cách ly tạm thời của đơn vị, thực hiện nghiêm ngặt khuyến cáo 5K, không được để tự do đi lại, tuyệt đối không cho tiếp xúc với những người khác, đồng thời thông báo đến 2 nơi: Trung tâm y tế cấp huyện và Trạm y tế cấp xã hoặc Trạm y tế lưu động trong Khu Công nghiệp nơi doanh nghiệp có trụ sở hoạt động; cụ thể như sau:

+ Đối với khu, cụm công nghiệp: liên hệ Trạm y tế lưu động đặt tại khu, cụm công nghiệp hoặc Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố nơi đơn vị hoạt động.

+ Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh khác: liên hệ trạm y tế phường, xã, thị trấn nơi đơn vị hoạt động.

- Phân công thực hiện:

+ Tổ y tế của đơn vị thực hiện cách ly tạm thời F0, cung cấp khu trang y tế, đồ bảo hộ, găng tay, dung dịch sát khuẩn...

+ Trạm Y tế, Trung tâm Y tế báo cáo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch cấp xã, cấp huyện, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và Tổ công tác theo Quyết định 3084/QĐ-UBND khi nhận thông báo có F0 tại doanh nghiệp.

Bước 2:

- Thông báo cho người lao động đang có mặt tại cơ sở sản xuất, kinh doanh biết; ai ở đâu ở yên đó, không để xảy ra hoang mang, lo lắng.

- Rà soát toàn bộ người lao động theo danh sách quản lý trong cơ sở sản xuất, kinh doanh.

- Khẩn trương truy vết tất cả trường hợp tiếp xúc gần F1, F2 theo hướng dẫn tại Quyết định 3638/QĐ-BYT ngày 30/7/2021.

- Lập danh sách các trường hợp F1, F2 không có mặt tại thời điểm phát sinh dịch và thông báo cho các đối tượng này ở yên tại nhà/nơi lưu trú; thông báo cho Trạm Y tế, trung tâm Y tế nơi F1, F2 lưu trú/tạm trú.

- Phân công thực hiện: Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của doanh nghiệp đáp ứng khẩn cấp.

Bước 3:

- Đánh giá tình trạng sức khỏe của F0:

+ Nếu phát hiện F0 có dấu hiệu suy hô hấp (thở nhanh hoặc khó thở hoặc SpO2 dưới 96%): cho thở oxy và liên hệ chuyển F0 đến bệnh viện có khoa/đơn vị điều trị COVID-19 trên cùng địa bàn, hoặc chuyn đến bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 gần nhất bằng xe cấp cứu.

+ Nếu F0 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ: liên hệ và chuyển F0 đến bệnh viện điều trị tầng một theo hướng dẫn của Sở Y tế.

- Phân công thực hiện: Tổ y tế của đơn vị phối hợp với Trạm y tế lưu động tại khu, cụm công nghiệp hoặc Trạm Y tế phường, xã, thị trấn nơi đơn vị hoạt động.

Bước 4:

- Tạm ngưng hoạt động khu vực xảy ra F0 để vệ sinh khử khuẩn, xét nghiệm cho tất cả F1 (tùy theo quy mô dịch), điều tra xác định quy mô, tính chất dịch:

+ F0 ở 1 dây chuyền sản xuất: xử lý trên quy mô dây chuyền.

+ F0 ở từ 2 dây chuyền sản xuất trở lên trong cùng 1 phân xưởng: xử lý trên quy mô toàn phân xưởng.

+ F0 ở từ 2 dây chuyền trở lên nhưng ở các phân xưởng khác nhau và không có mối liên quan dịch tễ với nhau: chỉ xử lý trên quy mô từng dây chuyền.

+ F0 ở từ 2 dây chuyền trở lên ở các phân xưởng khác nhau và có mối liên hệ dịch tễ về chuỗi lây nhiễm: xử lý trên quy mô toàn cơ sở sản xuất.

- Phải điều tra dịch tễ đầy đủ, xác định rõ quy mô, phạm vi dịch đến đâu mới quyết định phong tỏa, dừng hoạt động một hay nhiều dây chuyền sản xuất, phân xưởng hay toàn nhà máy. Công tác điều tra dịch tễ phải tiến hành nhanh, cần lưu ý vào yếu tố như vị trí và các mối quan hệ của F0 trong doanh nghiệp và dựa vào thông tin quản lý nhân sự của doanh nghiệp.

- Xác định F1 (tiếp xúc gần với F0 ở khoảng cách dưới 2 mét như làm việc cạnh F0 trong dây chuyền sản xuất, ngồi cùng bàn ăn, ngồi cùng bàn trong cùng phòng làm việc...) và tiến hành xét nghiệm nhanh phát hiện kháng nguyên.

- Theo dõi F1:

+ Trường hợp cơ sở sản xuất có > 80% người lao động tiêm vắc xin đầy đủ: tất cả F1 được cách ly tại nhà theo hướng dẫn tại văn bản số 16859/UBND-VP ngày 08/11/2021 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; nếu không đảm bảo đủ điều kiện thì cách ly tập trung.

+ Trường hợp cơ sở sản xuất có < 80% người lao động tiêm vắc xin đầy đủ:

* Đối với F1 chưa được tiêm vắc xin đầy đủ: cách ly 14 ngày tại nhà (nếu có đủ điều kiện) hoặc tại cơ sở cách ly tập trung;

* Đối với F1 đã tiêm vắc xin đầy đủ: xử lý như trường hợp F1 của cơ sở sản xuất có > 80% người lao động đã tiêm đủ vắc xin.

+ Trường hợp cơ sở sản xuất có > 95% người lao động tiêm vắc xin đầy đủ: xem xét thí điểm (theo điều kiện, khả năng của từng doanh nghiệp) tất cả F1 được cách ly tại cơ sở sản xuất và tiếp tục lao động, xét nghiệm lại vào ngày 3, 7 và tiếp tục mỗi 7 ngày cho đến khi không còn phát hiện F0; khai báo sức khỏe mỗi ngày và xét nghiệm ngay khi có triệu chứng nghi ngờ COVID-19; thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho người lao động cùng dây chuyền sản xuất; hạn chế tối đa giao tiếp với người lao động trong cùng dây chuyền sản xuất cho đến khi kết thúc thời gian theo dõi.

- Đối với F2:

+ Trường hợp cơ sở sản xuất có > 80% người lao động tiêm vắc xin đầy đủ: tất cả F2 được tiếp tục lao động, khai báo sức khỏe mỗi ngày và xét nghiệm ngay khi có triệu chứng.

+ Trường hợp cơ sở sản xuất có < 80% người lao động tiêm chủng đầy đủ:

* Đối với F2 chưa được tiêm vắc xin đầy đủ: cách ly y tế theo quy định;

* Đối với F2 đã tiêm vắc xin đầy đủ: xử lý như trường hợp F2 của cơ sở sản xuất có > 80% người lao động đã tiêm đủ vắc xin.

- Phân công thực hiện:

+ Tổ y tế, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của cơ sở, doanh nghiệp chủ động tổ chức xử lý.

+ Trạm Y tế, Trung tâm Y tế hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện; khi cần thiết do ổ dịch phức tạp thì doanh nghiệp đề nghị sự hỗ trợ của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch huyện, thị xã, thành phố, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh.

V. T CHỨC THC HIỆN

1. Ban Quản lý các Khu Công nghiệp; các Sở: Công thương, Xây dựng, Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Giao thông Vận tải, Du lịch...; UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao chịu trách nhiệm triển khai văn bản này đến từng cơ sở sản xuất, kinh doanh chậm nhất trong ngày 15/11/2021. Đồng thời theo dõi, đôn đốc các cơ sở sản xuất, kinh doanh xây dựng phương án phòng chống dịch của đơn vị và phương án xử lý tình huống khi có trường hợp mc COVID-19; thẩm định, phê duyệt phương án của từng cơ sở sản xuất, kinh doanh;

- Chủ động làm việc với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp quản lý khai thác hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cảng bin rà soát các điều kiện cơ sở vật chất tại ch của doanh nghiệp để triển khai các Khu cách ly tập trung F1;

- Tổ chức tiêm vắc xin cho người lao động chưa được tiêm đầy đủ;

- Giám sát, hỗ trợ việc xử lý phòng chống dịch của các doanh nghiệp theo quy định.

2. Ban Chỉ đạo và các Tổ công tác theo Quyết định số 3084/QĐ-UBND ngày 07/10/2021 của UBND tỉnh

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Quyết định số 3084/QĐ-UBND ngày 07/10/2021;

- Thường xuyên liên hệ, nắm bắt thông tin, kịp thời phối hợp với các đơn vị có liên quan đ nhanh chóng hỗ trợ doanh nghiệp khi có phát sinh ổ dịch tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.

3. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các huyện, thị xã, thành phố

- Phối hợp, hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức nơi lưu trú an toàn cho người lao động trên địa bàn quản lý;

- Tổ chức kiểm soát tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn, đảm bảo điều kiện sản xuất an toàn;

- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về phòng chống dịch của doanh nghiệp; theo dõi sát tình hình dịch bệnh trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp đóng trên địa bàn để can thiệp phòng chống bệnh kịp thời hoặc rút kinh nghiệm;

- Chỉ đạo Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn triển khai thực hiện Phương án đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19 và Quy trình xử lý khi phát hiện người nhiễm COVID-19 tại cơ sở, doanh nghiệp; hỗ trợ xử lý các ca F0, F1 phát sinh trong doanh nghiệp theo quy định trong thời gian ngn nhất có thể.

4. Cơ sở sản xuất, kinh doanh

- Xây dựng phương án tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp tình hình dịch bệnh, điều kiện tài chính và đặc thù sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời phải đáp ứng các yêu cầu của phòng chống dịch COVID-19, theo nguyên tắc “an toàn mới sản xuất, sản xuất phải an toàn”;

- Xây dựng Kế hoạch, phương án phòng chống dịch COVID-19 tại doanh nghiệp theo các quy định, hướng dẫn hiện hành và thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm;

- Trên cơ sở điều kiện thực tế của doanh nghiệp, xây dựng phương án cụ thể xử lý tình huống phát hiện người nhiễm COVID-19 tại doanh nghiệp đúng theo quy trình hướng dẫn; phổ biến cho toàn doanh nghiệp nắm vững để áp dụng khi xảy ra trên thực tế; tổ chức diễn tập phòng chống dịch COVID-19 tại doanh nghiệp;

- Chịu trách nhiệm xử lý ổ dịch khi có phát sinh tại doanh nghiệp;

- Chủ đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp nghiên cứu thiết lập các trạm y tế lưu động theo hướng dẫn của Bộ Y tế để kịp thời xử lý các ca F0, F1 tại Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp.

- Tổ chức bộ phận chịu trách nhiệm phòng chống dịch là Tổ y tế của đơn vị hoặc hợp đồng với cơ sở y tế để tư vấn về các giải pháp phòng chống dịch, cung cấp các dịch vụ xét nghiệm, vệ sinh môi trường... theo nhu cầu của đơn vị; Bố trí khu vực cách ly tạm thời đảm bảo theo quy định của Bộ Y tế. Nếu doanh nghiệp có hợp đồng với cơ sở y tế thì quy mô khu cách ly tạm thời không cần giường bệnh mà chỉ là khu vực chờ đưa đi cách ly;

- Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động, và tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại doanh nghiệp theo quy định tại Quyết định 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 của BCĐQG ban hành “Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động”. Doanh nghiệp phải dừng hoạt động nếu kết quả đánh giá là nguy cơ cao hoặc nguy cơ rất cao;

- Rà soát các điều kiện cơ sở vật chất tại ch của doanh nghiệp để triển khai Khu cách ly tập trung F1, có th lựa chọn các ký túc xá của người lao động, hoặc thuê nhà nghỉ, khách sạn. Không ỷ lại, trông chờ vào các khu cách ly tập trung do Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của tỉnh thành lập;

- Thực hiện xét nghiệm tại doanh nghiệp:

+ Xây dựng kế hoạch tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 định kỳ, có trọng tâm và chọn lọc cho người có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao theo hướng dẫn chuyên môn cụ thể của ngành y tế. Cụ thể: (i) xét nghiệm khi có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở... hoặc có yếu tố dịch tễ; (ii) xét nghiệm khi bắt đầu tổ chức lại sản xuất; (iii) xét nghiệm ngẫu nhiên người lao động có nguy cơ cao lây nhiễm COVID-19;

+ Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp, thông báo kế hoạch xét nghiệm cho Ban Quản lý khu Công nghiệp, các Sở: Công thương, Xây dựng, Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Giao thông Vận tải, Du lịch..., Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố đ các đơn vị giám sát; tổ chức xét nghiệm cho người lao động theo kế hoạch;

+ Trong quá trình xét nghiệm, nếu phát hiện trường hợp có kết quả dương tính thì xử lý theo quy trình đã được đơn vị ban hành;

+ Doanh nghiệp gửi báo cáo kết quả xét nghiệm về Ban Quản lý khu công nghiệp, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố (trong vòng 02 giờ sau khi kết thúc ngày xét nghiệm);

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng xét nghiệm nhanh phát hiện kháng nguyên, quy trình và kết quả xét nghiệm;

5. Người lao động

- Khai báo y tế trung thực, đầy đủ;

- Có bản cam kết thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định với cơ sở, doanh nghiệp mình làm việc;

- Tiêm chủng vắc xin COVID-19 đầy đủ theo lịch;

- Chấp hành các quy định về phòng chống dịch tại nơi làm việc và nơi lưu trú.

6. Sở Y tế

- Chủ trì cập nhật các quy định, hướng dẫn mới của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, của Bộ Y tế và tham mưu cho Ban Chỉ đạo tỉnh, UBND tỉnh văn bản triển khai thực hiện;

- Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng phương án cụ thể về xử lý tình huống phát hiện người nhiễm COVID-19 tại doanh nghiệp; hỗ trợ chuyên môn y tế khi có yêu cầu;

- Chỉ đạo Trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố bố trí các T công tác để tiếp cận nhanh các doanh nghiệp có F0 khi nhận được thông tin từ doanh nghiệp. Đối với các ổ dịch lớn, phức tạp chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh hỗ trợ đ xử lý ổ dịch trong thời gian ngắn nhất có thể.

- Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp, Sở Công thương và các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp thành lập Trạm Y tế lưu động tại các khu công nghiệp và cụm công nghiệp trước ngày 15/11/2021;

- Nghiên cứu, hướng dẫn các điều kiện để thí đim cho phép F1 cách ly tại cơ sở sản xuất, kinh doanh và được tiếp tục lao động; thời hạn thực hiện trước 20/11/2021;

- Trên cơ sở tình hình thực tế của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, Sở Y tế tham mưu cho UBND tỉnh quyết định cụ thể theo từng cấp độ dịch về: tần suất, tỷ lệ xét nghiệm ngẫu nhiên cho người lao động có nguy cơ lây nhiễm cao; phương án tổ chức lưu trú tập trung, cách ly và tổ chức sản xuất, kinh doanh khi có dịch tại cơ sở; ban hành văn bản dừng áp dụng các nội dung có liên quan đến tần suất, tỷ lệ xét nghiệm, phương án lưu trú tập trung, cách ly, tổ chức sản xuất, kinh doanh khi có dịch tại cơ sở sản xuất, kinh doanh tại các văn bản số: 2787/QĐ-BYT ngày 05/6/2021, 6565/BYT-MT ngày 12/8/2021, 6666/BYT-MT ngày 16/8/2021, 8228/BYT-MT ngày 30/9/2021 của Bộ Y tế;

- Hướng dẫn, chỉ đạo các Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố thực hiện xét nghiệm tầm soát ngu nhiên, định kỳ có trọng tâm, trọng điểm và chọn lọc tại các khu vực cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp có nguy cơ cao nhằm giám sát thường xuyên nguy cơ dịch bệnh, phát hiện kịp thời ổ dịch tiềm ẩn để sớm kiểm soát, hạn chế lây lan.

Trong quá trình thực hiện, các sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp báo cáo, đề xuất, thường xuyên cập nhật quy định từ các Bộ, ngành Trung ương có liên quan, UBND tỉnh sẽ xem xét điều chỉnh, bổ sung, hướng dn các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp cho phù hợp với quy định và tình hình thực tế./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Ban Thường vụ Tnh y (b/c);
- TTr. TU; TTr HĐND tỉnh (b/c);
- BCĐ PCD Covid-19 t
nh;
- Ch
tịch, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQ t
nh và các Tổ chức CT-XH tỉnh;
-
CVP UBND tnh;
- Lưu: VT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH




Trần Văn Tuấn

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 17115/UBND-VP ngày 11/11/2021 hướng dẫn tạm thời phương án phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.120

DMCA.com Protection Status
IP: 3.137.219.68
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!