Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Công văn 1091/C07-P3,P4,P7 2023 tháo gỡ khó khăn vướng mắc công tác phòng cháy chữa cháy

Số hiệu: 1091/C07-P3,P4,P7 Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Cục Cảnh sát PCCC và CNCH Người ký: Bùi Quang Việt
Ngày ban hành: 11/04/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác bảo đảm an toàn PCCC

Ngày 11/4/2023, Cục Cảnh sát PCCC và CNCH ban hành Công văn 1091/C07-P3,P4,P7 về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác bảo đảm an toàn PCCC.

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác bảo đảm an toàn PCCC

Theo đó, hướng dẫn Công an các địa phương một số nội dung tháo gỡ vướng mắc trong công tác bảo đảm an toàn PCCC, đơn cử trong hoạt động thẩm duyệt thiết kế về PCCC cần chú ý một số vấn đề quan trọng như:

(i) Về yêu cầu đối với các thành phần hồ sơ thẩm duyệt thiết kế về PCCC:

Đối với thành phần pháp lý của dự án, công trình tại hồ sơ đề nghị thẩm duyệt chỉ phục vụ kiểm tra thành phần hồ sơ và pháp lý của chủ đầu tư, nội dung để thẩm duyệt thiết kế về PCCC chỉ bao gồm các nội dung về kỹ thuật quy định tại Khoản 5 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, không yêu cầu xem xét các nội dung khác.

Tuy nhiên, khi phát hiện có sự sai khác cần kịp thời trao đổi, thông tin đến cơ quan có thẩm quyền (UBND các cấp, Sở Tài nguyên môi trường, Sở Xây dựng,...) để có biện pháp xử lý theo quy định về quản lý đất đai, quy hoạch và cấp phép xây dựng.

(ii) Về áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn trong thời điểm chuyển tiếp:

- Đối với các công trình đã được góp ý thiết kế cơ sở, thẩm duyệt theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn phiên bản trước thì được tiếp tục áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn đó khi thực hiện thẩm duyệt thiết kế kỹ thuật hoặc thẩm duyệt điều chỉnh; không kiến nghị, yêu cầu phải thiết kế theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn mới.

- Đối với công trình đã thực hiện chỉnh sửa thiết kế PCCC theo yêu cầu của cơ quan Cảnh sát PCCC và CNCH theo phiên bản quy chuẩn QCVN trước thì tiếp tục được áp dụng theo phiên bản quy chuẩn đó. Khuyến khích áp dụng phiên bản QCVN 06 hiện hành.

- Công trình đã được thẩm duyệt theo QCVN 06, TCVN 3890, TCVN 7336, TCVN 5738 phiên bản trước, nay thẩm duyệt điều chỉnh hoặc cải tạo mà thiết kế điều chỉnh, cải tạo không làm thay đổi quy mô, công năng chính của nhà thì:

+ Cho phép lựa chọn áp dụng phiên bản QCVN 06, TCVN 3890, TCVN 7336, TCVN 5738 tại thời điểm cấp giấy thẩm duyệt để thẩm duyệt điều chỉnh;

+ Không phải sử dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn mới để không làm thay đổi giải pháp an toàn cháy tổng thể của công trình, ngoại trừ các trường hợp chuyển tiếp đã được quy định cụ thể trong từng quy chuẩn, tiêu chuẩn.

- Trường hợp chủ đầu tư, đơn vị thiết kế đề xuất áp dụng một số quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn mới ban hành có yêu cầu thấp hơn so với quy chuẩn, tiêu chuẩn cũ trước đây thì có thể nghiên cứu để thẩm duyệt theo nội dung của quy chuẩn, tiêu chuẩn mới.

(iii) Về giải pháp ngăn cháy:

Đối với công trình theo quy định tại 3.4.16 QCVN 06:2022/BXD đã bố trí đủ thang thoát nạn bảo đảm theo quy định, cho phép bố trí cầu thang bộ loại 2 không dùng để thoát nạn nối từ tầng sảnh tầng 1 lên các tầng trên khi bảo đảm các yêu cầu sau:

- Sảnh tầng 1 được ngăn cách với các hành lang và các gian phòng liền kề bằng vách ngăn cháy loại 1; các sảnh trên không được bố trí chất cháy.

- Tại các tầng phía trên, cầu thang bộ loại 2 phải được ngăn cách bằng các vách ngăn cháy loại 1 hoặc bộ phận bao che hành lang nối với cầu thang bộ loại 2 là vách ngăn cháy loại 1.

(iv) Về trang bị phương tiện PCCC:

TCVN 3890:2023 đã có một số nội dung giảm bớt so với 3890:2009 như:

- Bỏ bớt đối tượng phải làm cấp nước ngoài nhà;

- Không yêu cầu trang bị hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động cho các gia 1 phòng có hạng nguy hiểm cháy D, E;

- Diện tích yêu cầu trang bị chữa cháy tự động cho các gian phòng sản xuất có hạng nguy hiểm cháy C tăng lên 1.000 m2.

Đối với gian phòng trong nhà sản xuất, nhà kho đã trang bị hệ thống chữa cháy tự động có kết nối liên động với trung tâm báo cháy thì cho phép không trang bị đầu báo cháy tự động.

Do đó có thể hướng dẫn áp dụng quy định của TCVN 3890:2023 để thẩm duyệt điều chỉnh giảm bớt việc trang bị cho chủ đầu tư.

Xem chi tiết nội dung tại Công văn 1091/C07-P3,P4,P7 ngày 11/4/2023.

BỘ CÔNG AN
CỤC CẢNH SÁT PCCC VÀ CNCH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1091/C07-P3,P4,P7
V/v tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy

Hà Nội, ngày 11 tháng 4 năm 2023

 

Kính gửi: Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ tại Điện số 23/ĐK-HT ngày 09/4/2023 về việc triển khai thực hiện Công điện số 220/CĐ-TTg ngày 05/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng cháy, chữa cháy, để kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho cơ sở, dự án, công trình trong công tác bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy (PCCC), sau khi thống nhất với Bộ Xây dựng về một số nội dung áp dụng QCVN 06:2022/BXD tại Công văn số 1397/BXD-KHCN ngày 11/4/2023 của Bộ Xây dựng, C07 hướng dẫn Công an các địa phương một số nội dung tháo gỡ vướng mắc trong công tác bảo đảm an toàn PCCC tại Phụ lục kèm theo văn bản này.

C07 đề nghị Công an các địa phương nghiên cứu, vận dụng các nội dung hướng dẫn nêu trên để xem xét tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các cơ sở, dự án, công trình; khẩn trương làm việc, hướng dẫn cho các chủ đầu tư, chủ cơ sở còn gặp vướng mắc để sớm khắc phục các tồn tại và thực hiện việc thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC bảo đảm theo quy định. Quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phải tập hợp, báo cáo về C07 để được hướng dẫn, thống nhất thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- TK9 (để báo cáo lãnh đạo Bộ);
- Đồng chí Cục trưởng (để báo cáo);
- Các đ/c Phó Cục trưởng (để chỉ đạo thực hiện);
- Các đơn vị thuộc C07 (để thực hiện);
- Lưu: VT, P3, P4, P7.

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Đại tá Bùi Quang Việt

 

PHỤ LỤC

NỘI DUNG THÁO GỠ KHÓ KHĂN VƯỚNG MẮC TRONG CÔNG TÁC BẢO ĐẢM AN TOÀN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
(Kèm theo Công văn số 1091/C07-P3,P4,P7 ngày 11/4/2023 của Cục Cảnh sát PCCC và CNCH)

1. Đối với thẩm duyệt thiết kế về PCCC

1.1. Về yêu cầu đối với các thành phần hồ sơ thẩm duyệt thiết kế về PCCC

Đối với thành phần pháp lý của dự án, công trình (chứng nhận quyền sử dụng đất, văn bản chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp, quyết định chủ trương đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản thẩm định thiết kế của cơ quan chuyên môn về xây dựng,...) tại hồ sơ đề nghị thẩm duyệt chỉ phục vụ kiểm tra thành phần hồ sơ và pháp lý của chủ đầu tư, nội dung để thẩm duyệt thiết kế về PCCC chỉ bao gồm các nội dung về kỹ thuật quy định tại khoản 5 Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, không yêu cầu xem xét các nội dung khác. Tuy nhiên, khi phát hiện có sự sai khác cần kịp thời trao đổi, thông tin đến cơ quan có thẩm quyền (UBND các cấp, Sở Tài nguyên môi trường, Sở Xây dựng,...) để có biện pháp xử lý theo quy định về quản lý đất đai, quy hoạch và cấp phép xây dựng.

1.2. Về áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn trong thời điểm chuyển tiếp

- Đối với các công trình đã được góp ý thiết kế cơ sở, thẩm duyệt theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn phiên bản trước thì được tiếp tục áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn đó khi thực hiện thẩm duyệt thiết kế kỹ thuật hoặc thẩm duyệt điều chỉnh; không kiến nghị, yêu cầu phải thiết kế theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn mới.

Ví dụ: Công trình đã được góp ý thiết kế cơ sở theo QCVN 06:2021/BXD, chủ đầu tư được lựa chọn tiếp tục sử dụng QCVN 06:2021/BXD để thiết kế kỹ thuật. Do đó, mặc dù QCVN 06:2022/BXD không quy định giải pháp bọc bảo vệ kết cấu bằng thạch cao, chủ đầu tư vẫn được lựa chọn để áp dụng giải pháp bọc bảo vệ theo phụ lục F của QCVN 06:2021/BXD; khi nghiệm thu về PCCC đối với nội dung này không yêu cầu giấy chứng nhận kiểm định phương tiện PCCC cho mẫu kết cấu được bọc bảo vệ.

- Đối với công trình đã thực hiện chỉnh sửa thiết kế PCCC theo yêu cầu của cơ quan Cảnh sát PCCC và CNCH theo phiên bản quy chuẩn QCVN trước thì tiếp tục được áp dụng theo phiên bản quy chuẩn đó. Khuyến khích áp dụng phiên bản QCVN 06 hiện hành.

- Công trình đã được thẩm duyệt theo QCVN 06, TCVN 3890, TCVN 7336, TCVN 5738 phiên bản trước, nay thẩm duyệt điều chỉnh hoặc cải tạo mà thiết kế điều chỉnh, cải tạo không làm thay đổi quy mô, công năng chính của nhà thì cho phép lựa chọn áp dụng phiên bản QCVN 06, TCVN 3890, TCVN 7336, TCVN 5738 tại thời điểm cấp giấy thẩm duyệt để thẩm duyệt điều chỉnh mà không phải sử dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn mới để không làm thay đổi giải pháp an toàn cháy tổng thể của công trình, ngoại trừ các trường hợp chuyển tiếp đã được quy định cụ thể trong từng quy chuẩn, tiêu chuẩn.

- Trường hợp chủ đầu tư, đơn vị thiết kế đề xuất áp dụng một số quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn mới ban hành có yêu cầu thấp hơn so với quy chuẩn, tiêu chuẩn cũ trước đây thì có thể nghiên cứu để thẩm duyệt theo nội dung của quy chuẩn, tiêu chuẩn mới. Một số trường hợp cụ thể của QCVN 06:2022/BXD như:

+ Mở rộng diện tích khoang cháy: Theo quy định của QCVN 06:2021/BXD, nhà sản xuất có kết cấu khung thép mái tôn, bậc chịu lửa IV có diện tích khoang cháy không quá 2.600 m2 (không quá 5.200 m2 khi có chữa cháy tự động), trường hợp chủ đầu tư muốn nâng bậc chịu lửa của công trình để mở rộng diện tích khoang cháy thì phải sử dụng các biện pháp bọc bảo vệ cấu kiện bằng các vật liệu ngăn cháy. Hiện nay có thể hướng dẫn lập hồ sơ thiết kế điều chỉnh áp dụng theo QCVN 06:2022/BXD để được tăng diện tích khoang cháy đến 25.000 m2 và không cần nâng bậc chịu lửa của công trình.

Trường hợp đã kiểm định sơn chống cháy theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP cho từng công trình cụ thể thì tiếp tục thi công và tổ chức nghiệm thu theo giấy chứng nhận kiểm định đã có cho sơn chống cháy. Trường hợp đã thi công sơn chống cháy nhưng chưa kiểm định thì có thể kiểm định bổ sung cho mẫu kết cấu được sơn chống cháy theo quy định của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP. Trường hợp đã thi công sơn chống cháy nhưng kiểm định không đạt yêu cầu, nếu không thẩm duyệt điều chỉnh thì có thể lựa chọn 1 số loại sơn chống cháy khác đạt chất lượng để thay thế sơn chống cháy đã thi công hoặc sử dụng các biện pháp bọc bảo vệ khác.

+ Khoảng cách an toàn PCCC: Theo quy định của QCVN 06:2021/BXD, khoảng cách an toàn PCCC giữa 02 nhà xưởng bậc chịu lửa IV, V yêu cầu không nhỏ hơn 18 m, có thể hướng dẫn thẩm duyệt điều chỉnh áp dụng theo quy định tại Bảng E.3 QCVN 06:2022/BXD để khoảng cách này được giảm xuống, chỉ yêu cầu hơn 6 m khi xác định theo đường giới hoặc đường quy ước.

Cách xác định khoảng cách an toàn PCCC quy định tại Điều 4.33 và Điều E.1, E.2, E.3 Phụ lục E QCVN 06:2022/BXD: có thể xác định khoảng cách an toàn PCCC giữa các công trình theo quy định tại E.1, E.2 hoặc xác định khoảng cách an toàn đến đường ranh giới theo quy định tại E.3.

+ Giới hạn chịu lửa của tường ngoài không chịu lực: Theo quy định của QCVN 06:2021/BXD, tường ngoài không chịu lực của các nhà có bậc chịu lửa I yêu cầu có giới hạn chịu lửa E30, có thể hướng dẫn áp dụng quy định tại E.3 Phụ lục E QCVN 06:2022/BXD và chú thích 6 Bảng 4 QCVN 06:2022/BXD để điều chỉnh thiết kế, không yêu cầu giới hạn chịu lửa tường ngoài. Ví dụ: nhà cao tầng, nhà xưởng khi đã bảo đảm khoảng cách an toàn PCCC và nhà đã trang bị hệ thống chữa cháy tự động thì không cần thiết kế lắp đặt hệ tường, kính mặt ngoài bằng tường, kính chống cháy; các nhà xưởng hạng D, E, công trình thấp tầng (từ 3 tầng trở xuống, chiều cao PCCC dưới 15m) không có hệ thống chữa cháy tự động khi bảo đảm khoảng cách PCCC theo bảng E.3 thì không yêu cầu giới hạn chịu lửa tường mặt ngoài E15.

+ Lối thoát nạn:

Theo quy định của QCVN 06:2021/BXD, các khoang cháy phải có các lối ra thoát nạn độc lập, có thể hướng dẫn áp dụng quy định tại Điều 3.2.4 QCVN 06:2022/BXD để thiết kế, cho phép không quá 50% lối thoát nạn dẫn vào khoang cháy lân cận, qua đó giảm số lối thoát nạn của nhà.

Theo quy định của QCVN 06:2021/BXD, các căn hộ bố trí ở 2 cao trình (căn hộ thông tầng), khi chiều cao của tầng phía trên lớn hơn 18 m thì phải có lối ra thoát nạn từ mỗi tầng, có thể hướng dẫn áp dụng quy định của QCVN 06:2022/BXD để không yêu cầu bố trí lối thoát nạn từ mỗi tầng.

Theo quy định của QCVN 06:2021/BXD, số lối thoát nạn của tầng nhà phải không ít hơn 2 lối trong hầu hết các trường hợp, có thể hướng dẫn áp dụng quy định tại Điều 3.6.2.2 QCVN 06:2022/BXD để chỉ bố trí 01 lối thoát nạn cho các trường hợp công trình có quy mô nhỏ (chiều cao PCCC đến 15 m, diện tích không quá 300 m2 hoặc chiều cao PCCC đến 21 m, diện tích không quá 200 m2), có trang bị hệ thống Sprinkler, số người mỗi tầng không quá 20 người. Ngoài ra tại các khu du lịch có các nhà biệt thự, villa nghỉ dưỡng từ 3 tầng trở xuống cho phép 1 lối ra thoát nạn qua cầu thang hở loại 2 và 1 lối ra khẩn cấp qua ban công.

+ Giao thông phục vụ chữa cháy:

Tại một số địa phương có các cơ sở đặc thù nằm ở vùng đồi núi, sông nước (như biệt thự nghỉ dưỡng ở đồi núi, đảo, cồn cát...), Công an địa phương có thể căn cứ trên đặc điểm hiện trạng của từng khu vực, trang thiết bị phương tiện PCCC hiện có của địa phương mình để phối hợp với cơ quan về xây dựng tại địa phương ban hành các quy định riêng về đường và bãi đỗ cho xe chữa cháy phù hợp với điều kiện phương tiện chữa cháy tại địa phương để tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các công trình này theo quy định tại Điều 7.4 QCVN 06:2022/BXD.

Các công trình dân dụng có chiều cao PCCC không quá 15 m không yêu cầu có bãi đỗ xe chữa cháy, chỉ yêu cầu có đường cho xe chữa cháy tiếp cận đến điểm bất kỳ trên hình chiếu bằng của nhà không lớn hơn 60 m. Đối với công trình nhà chung cư có chiều cao PCCC lớn hơn 15 m chỉ yêu cầu bãi đỗ xe chữa cháy để tiếp cận đến ít nhất toàn bộ một mặt ngoài của mỗi khối nhà.

+ Ngăn cháy lan: Theo quy định của QCVN 06:2021/BXD, các phần nhà và gian phòng có công năng khác nhau phải được ngăn cháy bằng các kết cấu ngăn cháy, có thể hướng dẫn áp dụng quy định tại Điều 4.5 QCVN 06:2022/BXD để không yêu cầu phải ngăn cháy giữa công năng chính và công năng phụ trợ khi công năng chính chiếm tối thiểu 90% diện tích sàn. Ví dụ: trường hợp nhà xưởng có phần công năng văn phòng phụ trợ chiếm không quá 10% diện tích nhà xưởng thì không yêu cầu phải ngăn cháy giữa khu vực sản xuất và khu vực văn phòng.

+ Cấp nước chữa cháy ngoài nhà: Theo quy định của QCVN 06:2021/BXDQCVN 01:2021/BXD về quy hoạch xây dựng, khoảng cách tối thiểu giữa trụ nước chữa cháy ngoài nhà đến công trình là 5 m, có thể hướng dẫn điều chỉnh khoảng cách giữa trụ nước chữa cháy ngoài nhà đến công trình xuống không nhỏ hơn 1 m theo quy định tại Điều 5.1.4.6 QCVN 06:2022/BXD.

1.3. Về tính toán, thiết kế kết cấu chịu lửa

Đối với các công trình có kết cấu cột bê tông cốt thép, sàn từng tầng bằng bê tông cốt thép (đối với nhà nhiều tầng), bộ phận mái gồm dầm, giàn, xà gồ bằng thép không được bảo vệ, khi trong hồ sơ thiết kế tính toán chỉ rõ bộ phận này không tham gia vào độ bền tổng thể và sự ổn định không gian cho nhà khi có cháy thì có thể xem xét giới hạn chịu lửa các bộ phận này là kết cấu mái (không phải cột chịu lực và các bộ phận chịu lực khác của nhà); khi đó tùy vào giới hạn chịu lửa của các bộ phận này đạt R15, RE115, R30, RE30 thì xác định bậc chịu lửa của nhà là bậc I hoặc bậc II.

Về xác định hệ số tiết diện Am/V hoặc tính toán R8 với kết cấu thép không bọc bảo vệ khi giới hạn chịu lửa tối thiểu của cấu kiện yêu cầu là R/REI 15 thì chỉ cần yêu cầu chủ đầu tư, tư vấn thiết kế thể hiện tính toán trên hồ sơ thiết kế và kết luận về giới hạn chịu lửa của kết cấu, cán bộ thẩm duyệt không cần thiết phải kiểm tra, đối chiếu lại.

Tường ngoài làm bằng tôn được xác định có giới hạn chịu lửa E15, RE15 khi hồ sơ thiết kế có thuyết minh. Đồng thời không yêu cầu phải thử nghiệm để chứng minh giới hạn chịu lửa cho các bộ phận này khi kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

Các tấm lợp mái công trình khi không tham gia vào chịu lực của bộ phận mái thì không yêu cầu về R. Những trường hợp như nhà xưởng nằm độc lập, cách xa nhau, xa khu dân cư, nhà và các công trình khác mà có thể đánh giá loại trừ được khả năng cháy lan thì có thể xem xét giảm tiêu chí E đối với mái.

1.4. Về giải pháp ngăn cháy

Đối với công trình theo quy định tại 3.4.16 QCVN 06:2022/BXD đã bố trí đủ thang thoát nạn bảo đảm theo quy định, cho phép bố trí cầu thang bộ loại 2 không dùng để thoát nạn nối từ tầng sảnh tầng 1 lên các tầng trên khi bảo đảm các yêu cầu sau:

- Sảnh tầng 1 được ngăn cách với các hành lang và các gian phòng liền kề bằng vách ngăn cháy loại 1; các sảnh trên không được bố trí chất cháy.

- Tại các tầng phía trên, cầu thang bộ loại 2 phải được ngăn cách bằng các vách ngăn cháy loại 1 hoặc bộ phận bao che hành lang nối với cầu thang bộ loại 2 là vách ngăn cháy loại 1.

1.5. Về giải pháp thoát nạn

Bộ phận bao che đường thoát nạn của các hành lang bên cho phép không yêu cầu giới hạn chịu lửa và cơ cấu tự đóng cho các cửa mở ra hành lang này theo quy định tại Điều 3.3.5, 3.2.11 QCVN 06:2022/BXD; không yêu cầu phân chia các hành lang bên có chiều dài trên 60 m bằng các vách ngăn cháy loại 2.

1.6. Về trang bị phương tiện PCCC

TCVN 3890:2023 đã có một số nội dung giảm bớt so với 3890:2009 như bỏ bớt đối tượng phải làm cấp nước ngoài nhà; không yêu cầu trang bị hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động cho các gia 1 phòng có hạng nguy hiểm cháy D, E; diện tích yêu cầu trang bị chữa cháy tự động cho các gian phòng sản xuất có hạng nguy hiểm cháy C tăng lên 1.000 m2. Đối với gian phòng trong nhà sản xuất, nhà kho đã trang bị hệ thống chữa cháy tự động có kết nối liên động với trung tâm báo cháy thì cho phép không trang bị đầu báo cháy tự động. Do đó có thể hướng dẫn áp dụng quy định của TCVN 3890:2023 để thẩm duyệt điều chỉnh giảm bớt việc trang bị cho chủ đầu tư.

1.7. Về giải pháp chống tụ khói

- Yêu cầu đối với hệ thống cấp không khí bù theo Phụ lục D QCVN 06:2022/BXD: Các yêu cầu về kỹ thuật của hệ thống đã quy định tại Phụ lục D QCVN 06:2022/BXD. Để thiết kế chi tiết hệ thống, cần hướng dẫn chủ đầu tư, đơn vị thiết kế nghiên cứu, áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài theo quy định tại Điều 8 Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021, không yêu cầu phải được Bộ Công an chấp thuận theo quy định tại khoản 5 Điều 8 Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2013 do đây không phải là hệ thống PCCC.

Một số quy định cụ thể của hệ thống cấp khí bù quy định tại QCVN 06:2022/BXD:

+ Không khí bù theo cơ chế tự nhiên có thể cấp vào qua các lỗ mở trên tường bao che ngoài hoặc qua các giếng cấp không khí với van được dẫn động tự động và dẫn động từ xa. Các lỗ mở phải được bố trí ở phần dưới của gian phòng được bảo vệ. Để bù không khí cho các sảnh thông tầng và hành lang bao quanh sảnh thông tầng có thể sử dụng các lỗ cửa đi của lối thoát nạn trực tiếp ra ngoài trời, khi đó các cửa này phải được điều khiển tự động từ xa. Tổng diện tích thông khí của các lỗ cửa mở phải được xác định phù hợp với D.4 và đáp ứng yêu cầu vận tốc dòng khí đi qua các lỗ cửa không vượt quá 6 m/s;

+ Hệ thống cấp không khí chống khói theo cơ chế cưỡng bức có thể được thiết kế độc lập hoặc sử dụng chính các hệ thống cấp không khí vào khoang đệm ngăn cháy hoặc các giếng thang máy (trừ các giếng thang máy chữa cháy và buồng thang bộ N2);

+ Phải cấp khí bù vào phần dưới của các gian phòng và hành lang được bảo vệ bằng hệ thống hút xả khói, nhằm bù lại khối tích khói đã bị hút xả ra ngoài (phần dưới của các gian phòng hoặc hành lang là phần của gian phòng hoặc hành lang nằm dưới lớp khói khi có cháy, được bảo vệ bởi hệ thống hút xả khói và cấp không khí chống khói);

+ Khoảng cách tối thiểu giữa cửa thu khói của hệ thống hút xả khói và cửa cấp không khí của hệ thống cấp không khí chống khói nêu trong đoạn i) của D.10 không nhỏ hơn 1,5 m theo phương đứng;

+ Giới hạn chịu lửa của đường ống cấp quy định tại điểm b) Mục D.13 QCVN 06:2022/BXD (EI 30 trong phạm vi khoang cháy phục vụ và EI 120 đối với khu vực ngoài khoang cháy);

+ Hệ thống cấp khí bù phải được kích hoạt hoạt động đồng thời hoặc ngay sau khi hệ thống hút khói hoạt động.

Nội dung chi tiết về tính toán thiết kế hệ thống đã được quy định cụ thể tại một số tiêu chuẩn như NFPA 92:2021 của Mỹ, tiêu chuẩn SP 7.13130.2020, SP 60.13330.2020 của Nga, các địa phương có thể hướng dẫn chủ đầu tư, nhà thầu nghiên cứu để lựa chọn, tính toán. Căn cứ trên kết quả tính toán thể hiện tại hồ sơ để chấp thuận thẩm duyệt.

Trường hợp thiết kế sử dụng hệ thống tăng áp của thang bộ, thang máy để cấp khí bù cho công trình thì cần phải tính toán quạt bảo đảm tổng công suất yêu cầu để cấp cho thang bộ, thang máy (bảo đảm duy trì áp suất 20 đến 50 Pa khi có cháy) và cấp đủ lượng khí bù.

- Yêu cầu đối với thông gió tự nhiên: Chú thích 3 D.2 Phụ lục D QCVN 06:2022/BXD có quy định khoảng cách giữa 2 kết cấu không lớn hơn 40 m với trường hợp bố trí các ô cửa mở nằm ở hai kết cấu xây dựng ngoài đối diện nhau. Quy định về khoảng cách giữa hai kết cấu nêu trên là quy định đối với gian phòng. Do đó, đối với công trình không có quy định về khoảng cách tối đa cho phép giữa hai kết cấu bên ngoài. Để thông gió tự nhiên được phép áp dụng cho các công trình có chiều rộng trên 40 m, trên cơ sở tính toán phù hợp.

Trong các nhà nhiều tầng, được phép áp dụng giải pháp thông gió tự nhiên cho hành lang, gian phòng khi thiết kế bảo đảm theo quy định tại các chú thích nêu tại D.2

1.8. Về cấp nước chữa cháy ngoài nhà cho một số loại hình công trình đặc thù

- Đối với hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà cho cơ sở sản xuất, kinh doanh, bảo quản, vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt áp dụng theo các quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành như QCVN 01:2019/BCT (về vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ), TCVN 5307:2009 (về kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ) để yêu cầu lưu lượng và khối tích nước chữa cháy.

- Đối với hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà cho cửa hàng xăng dầu, cửa hàng kinh doanh khí đốt áp dụng Bảng 8 QCVN 06:2022/BXD để xác định lưu lượng cho đối tượng nhà bán hàng của các cơ sở này (5 l/s khi ở vùng nông thôn, 10 l/s khi ở thành thị), trong đó được phép sử dụng cấp nước chữa cháy ngoài nhà từ trụ nước chữa cháy, ao hồ tự nhiên hoặc các bể nước trong bán kính 200 m.

2. Đối với nghiệm thu về PCCC

2.1. Nghiệm thu từng phần

Để hỗ trợ, tạo điều kiện cho chủ đầu tư sớm nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng phù hợp với tiến độ, giai đoạn đầu tư, cần hướng dẫn chủ đầu tư các giải pháp, yêu cầu để được nghiệm thu từng phần theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP theo nguyên tắc hạng mục công trình nghiệm thu phải bảo đảm đầy đủ các yêu cầu về PCCC theo nội dung đã được thẩm duyệt thiết kế và có thể hoạt động độc lập, không bị ảnh hưởng bởi các hạng mục công trình đang tiếp tục thi công, đảm bảo trên cơ sở phù hợp với quy định về nghiệm thu hạng mục công trình theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

Việc bảo đảm tính độc lập của nhà (dân dụng, công nghiệp) cần đánh giá đầy đủ các giải pháp an toàn PCCC bao gồm giao thông cho xe chữa cháy, khoảng cách an toàn PCCC, giải pháp về kết cấu, lối thoát nạn, giải pháp ngăn cháy, các hệ thống PCCC và các hệ thống kỹ thuật khác có liên quan và không bị ảnh hưởng bởi việc thi công, hoàn thiện của hạng mục khác, khu vực chưa nghiệm thu và khu vực đang thi công phải ngăn cách, tách biệt bảo đảm khả năng hoạt động bằng các giải pháp ngăn cháy lan, đường ống cấp nước chữa cháy, loop báo cháy, lối thoát nạn... Ví dụ với nhà cao tầng có thể nghiệm thu trừ khu vực khối để khi xác định được khu vực này bảo đảm được ngăn cháy với khu vực xung quanh, cách ly được hệ thống báo cháy, chữa cháy, hút khói giữa khu vực được nghiệm thu và khu vực khối đế, các hệ thống bảo vệ chống cháy (phòng trực điều khiển chống cháy, sảnh tòa nhà, lối ra thoát nạn trực tiếp ra bên ngoài tại tầng 1, trạm bơm, trạm biến áp, máy phát điện bảo đảm khả năng hoạt động tách biệt với khu vực nghiệm thu); Trong 1 nhà xưởng 3 tầng kết cấu cột, sàn bê tông, tầng trên cùng mái thép có thể nghiệm thu tầng 1, tầng 2 trừ tầng 3 khi bảo đảm tính độc lập về kết cấu (tầng 1, 2 vẫn bảo đảm bậc chịu lửa bậc I, II), thang bộ thoát nạn có thể lên mái, hệ thống bảo vệ chống cháy độc lập tương tự như nhà cao tầng...

Đối với hạ tầng khu công nghiệp có thể nghiệm thu từng phần khi bảo đảm khu vực hạ tầng được nghiệm thu hoạt động độc lập (đường giao thông cho xe chữa cháy tiếp cận, hệ thống cấp nước ngoài nhà bảo đảm lưu lượng, đấu nối mạch vòng, trang bị xe chữa cháy đối với khu có quy mô từ 50 ha trở lên).

2.2 Về việc nghiệm thu đối với kết cấu được bọc bảo vệ

- Các công trình đã được thẩm duyệt thiết kế về PCCC với giải pháp bọc bảo vệ kết cấu theo Phụ lục F QCVN 06:2021/BXD mà trong QCVN 06:2022/BXD không còn quy định thì khi nghiệm thu không yêu cầu phải kiểm định cho các kết cấu bọc bảo vệ này mà chỉ kiểm tra việc thi công phù hợp với thiết kế được duyệt và quy định tại Phụ lục F QCVN 06:2021/BXD.

- Đối với các dự án, công trình đã thi công sơn chống cháy: hướng dẫn chủ đầu tư bổ sung tính toán thiết kế kết cấu chịu lực công trình trong điều kiện làm việc chịu lửa, thực hiện bởi đơn vị tư vấn cá nhân tư vấn bảo đảm điều kiện, năng lực theo quy định và chịu trách nhiệm về kết quả tính toán; sau đó căn cứ điều kiện thực tế đã thiết kế, thi công của từng dự án, công trình (kết quả tính toán thiết kế chịu lửa, loại sơn chống cháy đã sử dụng, hiện trạng thi công công trình) để có phương án tháo gỡ như: thay thế lớp sơn chống cháy đã thi công bằng lớp sơn chống cháy khác bảo đảm chất lượng hoặc sử dụng các giải pháp bọc bảo vệ khác cho kết cấu.

2.3. Về yêu cầu đối với vật liệu hoàn thiện trên đường thoát nạn, gian phòng sử dụng chung

Hướng dẫn chủ đầu tư sử dụng các vật liệu đã được nhà sản xuất công bố hợp chuẩn hoặc thử nghiệm đạt yêu cầu để sử dụng chung cho nhiều công trình, không yêu cầu phải có thử nghiệm tính nguy hiểm cháy cho vật liệu hoàn thiện riêng cho từng công trình.

Tài liệu thử nghiệm chứng minh vật liệu của các gian phòng hát đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke cần tương ứng với thời điểm cơ sở thẩm duyệt, đưa vào sử dụng, ví dụ cơ sở đã thẩm duyệt, hoạt động trước thời điểm QCVN 06:2022/BXD có hiệu lực thì chỉ yêu cầu chứng minh là vật liệu khó cháy, không yêu cầu chứng minh cấp nguy hiểm cháy CV1 (tính cháy, tính bắt cháy, khả năng sinh khói, độc tính) theo QCVN 06:2022- BXD.

2.4. Về giấy chứng nhận kiểm định phương tiện PCCC

Theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP quy định mẫu kết cấu được bọc bảo vệ bằng các chất hoặc vật liệu chống cháy; mẫu cấu kiện ngăn cháy phải được kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy “trước khi đưa vào lưu thông”; theo quy định tại mục b, khoản 3.1.1 QCVN 03:2021/BXD “Mẫu kết cấu, cấu kiện sau khi được cấp giấy chứng nhận kiểm định được sử dụng làm mẫu để sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm đưa ra lưu thông trên thị trường”. Do đó, không yêu cầu cấp giấy chứng nhận kiểm định mẫu kết cấu được bọc bảo vệ bằng các chất hoặc vật liệu chống cháy; mẫu cấu kiện ngăn cháy theo từng dự án, công trình. Các chủ đầu tư có thể tự do lựa chọn các phương tiện PCCC được nhà sản xuất công bố đã được thử nghiệm, kiểm định mẫu đạt chất lượng theo quy định.

3. Đối với các cơ sở còn tồn tại, vi phạm đã được cơ quan quản lý nhà nước về PCCC kiến nghị khắc phục theo Kế hoạch số 513/KH-BCA-C07.

3.1. Việc cơ sở sửa chữa, khắc phục các tồn tại, vi phạm về PCCC và CNCH để phù hợp với thiết kế và bảo đảm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn tại thời điểm cơ sở được đưa vào hoạt động (đối với cơ sở thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về PCCC phải phù hợp với bản vẽ thiết kế đã được thẩm duyệt; đối với cơ sở không thuộc diện thẩm duyệt về PCCC phải đảm bảo theo tiêu chuẩn, quy chuẩn về PCCC tương ứng) thì không xem xét là cải tạo để thực hiện thẩm duyệt theo Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và không yêu cầu áp dụng QCVN 06:2022/BXD (trừ trường hợp nêu tại 3.2). Cụ thể:

a) Về các cơ sở còn tồn tại, vi phạm không thuộc diện phải tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động:

- Hướng dẫn phương án, giải pháp và thống nhất thời gian khắc phục các tồn tại, vi phạm về PCCC. Yêu cầu cơ sở có văn bản cam kết thời hạn hoàn thành và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn PCCC và CNCH khi hoạt động trong suốt thời gian khắc phục. Lưu ý:

+ Đối với những tồn tại, vi phạm về trang bị phương tiện, thiết bị PCCC: Có phương án trang bị bổ sung các phương tiện, thiết bị chữa cháy di động; tăng cường lực lượng thường trực 24/24 giờ và thường xuyên tự kiểm tra an toàn về PCCC và CNCH, thực hiện nghiêm túc công tác quản lý, sử dụng hệ thống, thiết bị điện, nguồn lửa, nguồn nhiệt thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt để loại trừ nguy cơ xảy ra cháy, nổ.

+ Đối với tồn tại, vi phạm liên quan đến ngăn cháy lan: Có phương án bố trí, sắp xếp dây chuyền công nghệ, phương tiện, thiết bị, vật tư, hàng hóa nhằm tăng khoảng cách PCCC giữa các khu vực, công năng khác nhau.

+ Đối với tồn tại, vi phạm liên quan đến thoát nạn: Có phương án điều chỉnh về số lượng người thường xuyên làm việc tại các khu vực trên để đáp ứng về số lượng người tối đa trên 1m chiều rộng của lối thoát nạn theo quy định. Tổ chức tập huấn về kiến thức, kỹ năng sử dụng phương tiện chữa cháy, thoát nạn cho CBCNV làm việc tại cơ sở

- Sau khi cơ sở khắc phục xong, chủ cơ sở có văn bản báo cáo (kèm hồ sơ, bản vẽ thiết kế, bản vẽ hoàn công, tài liệu liên quan đến việc sửa chữa, khắc phục các tồn tại, vi phạm) gửi đến cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở để kiểm tra xác nhận kết quả khắc phục của cơ sở.

b) Về các cơ sở đang bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động:

- Đối với trường hợp thuộc điểm a, điểm b Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP: Hướng dẫn cơ sở thực liên các biện pháp, phương án nhằm loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ, khắc phục vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy.

- Đối với trường hợp thuộc điểm c Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP: Hướng dẫn cơ sở hoàn trả lại mặt bằng theo đúng thiết kế đã được thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC hoặc thực hiện thủ tục thẩm duyệt thiết kế đối với nội dung cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng và nghiệm thu về PCCC theo quy định của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP .

3.2. Một số trường hợp cải tạo, thay đổi tính chất sử dụng của cơ sở, hạng mục trong cơ sở (thuộc diện thẩm duyệt theo quy định tại Phụ lục V của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP) ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn PCCC quy định tại điểm b khoản 5 Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP thì phải thẩm duyệt về PCCC theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và phải áp dụng QCVN 06:2022/BXD trong phạm vi các cải tạo đó, cụ thể:

- Khi thay đổi tính chất sử dụng, chuyển đổi công năng của gian phòng, khoang cháy hoặc nhà (bao gồm cả trường hợp cơ sở trước đây không thuộc diện thẩm duyệt và đến nay thuộc diện thẩm duyệt theo quy định tại Phụ lục V của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP);

- Khi cải tạo trong các trường hợp:

+ Làm tăng quy mô của khoang cháy hoặc nhà (như tăng số tầng (bao gồm cả tầng hầm), chiều cao PCCC, diện tích, khối tích,...);

+ Làm giảm giới hạn chịu lửa hoặc tăng mức nguy hiểm cháy đối với cấu kiện của khoang cháy hoặc nhà (như giảm giới hạn chịu lửa của vách và cửa trên vách ngăn hành lang từ EI 30 thành EI 15 hoặc kính thường; giảm giới hạn chịu lửa tường ngoài không chịu lực...);

+ Làm thay đổi giải pháp thoát nạn của khoang cháy hoặc nhà (như thay đổi vị trí, số lượng, chủng loại lối ra thoát nạn, cầu thang và buồng thang bộ trên đường thoát nạn...);

+ Làm thay đổi hệ thống bảo vệ chống cháy (hệ thống báo cháy và âm thanh công cộng; các hệ thống chữa cháy; hệ thống chống tụ khói; phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn; thang máy chữa cháy; giải pháp cấp điện cho hệ thống PCCC và các hệ thống kỹ thuật liên quan đến PCCC) như thay đổi thông số kỹ thuật thiết bị chính của hệ thống (thông số tủ trung tâm báo cháy, máy bơm cấp nước chữa cháy, bình chứa khí trong hệ thống chữa cháy tự động, quạt tăng áp, hút khói,...) hoặc nguyên lý hoạt động chung (bổ sung thêm hệ thống mới cho gian phòng, khoang cháy hoặc nhà; thay đổi phân vùng hệ thống báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy, hệ thống hút khói; thay đổi nguyên lý kích hoạt các van của hệ thống chữa cháy...). Việc dịch chuyển vị trí thiết bị của hệ thống (vị trí đầu báo cháy, đầu phun Sprinkler, đầu phun khí chữa cháy, đường ống, miệng tăng áp, hút khói,...) không làm thay đổi thông số kỹ thuật của thiết bị hoặc nguyên lý hoạt động chung của hệ thống thì không bắt buộc thẩm duyệt thiết kế về PCCC.

- Cơ sở trước đây thuộc đối tượng thẩm duyệt nhưng chưa thực hiện thẩm duyệt và đến nay thuộc đối tượng thẩm duyệt theo quy định tại Phụ lục V của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP thì lập hồ sơ cải tạo để thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC theo quy định của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP .

3.3. Cơ sở đã được thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC và đến nay không thuộc đối tượng thẩm duyệt theo quy định tại Phụ lục V của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP khi sửa chữa, khắc phục các tồn tại theo kiến nghị của cơ quan Công an để duy trì bảo đảm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn tương ứng tại thời điểm cơ sở được thẩm duyệt, đưa vào hoạt động thì chủ cơ sở tổ chức khắc phục ngay và không yêu cầu thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC. Sau khi khắc phục xong cần báo cáo cơ quan Công an để kiểm tra kết quả khắc phục của cơ sở.

3.4. Cơ sở không thuộc đối tượng thẩm duyệt của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP , Nghị định số 46/2012/NĐ-CP , Nghị định số 79/2014/NĐ-CP và Nghị định số 136/2020/NĐ-CP thì chủ cơ sở sửa chữa, khắc phục các tồn tại theo kiến nghị của cơ quan Công an để duy trì bảo đảm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn tương ứng tại thời điểm cơ sở đưa vào hoạt động. Sau khi khắc phục xong cần báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về PCCC theo thẩm quyền để kiểm tra kết quả khắc phục của cơ sở.

3.5. Cơ sở có tồn tại, vi phạm khó có khả năng khắc phục được theo tiêu chuẩn, quy chuẩn tại thời điểm cơ sở được thẩm duyệt thiết kế về PCCC, đưa vào hoạt động thì hướng dẫn cơ sở áp dụng các quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo hướng có lợi cho cơ sở để sửa chữa, khắc phục các tồn tại, vi phạm về PCCC và CNCH (trừ trường hợp nêu tại 3.2). Sau khi cơ sở khắc phục xong, chủ cơ sở có văn bản báo cáo (kèm hồ sơ, bản vẽ thiết kế, bản vẽ hoàn công, tài liệu liên quan đến việc sửa chữa, khắc phục các tồn tại, vi phạm) gửi đến cơ quan quản lý trực tiếp cơ sở để kiểm tra xác nhận kết quả khắc phục của cơ sở.

4. Về thực hiện tạm đình chỉ hoạt động

4.1. Trường hợp thuộc điểm a, điểm c Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP: Thực hiện thủ tục tạm đình chỉ hoạt động trong phạm vi nhỏ nhất theo quy định. Đồng thời, hướng dẫn cơ sở thực hiện các biện pháp, phương án khắc phục và thống nhất với cơ sở về thời hạn khắc phục; có văn bản kiến nghị cơ sở thực hiện.

4.2. Trường hợp thuộc điểm b Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP: Hướng dẫn cơ sở khắc phục tồn tại, vi phạm và thống nhất với cơ sở về thời hạn khắc phục; có văn bản kiến nghị cơ sở thực hiện.

MINISTRY OF PUBLIC SECURITY OF VIETNAM
VIETNAM FIRE AND RESCUE POLICE DEPARTMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 1091/C07-P3,P4,P7
Resolving difficulties in fire safety and firefighting operations

Hanoi, April 11, 2023

 

To: Police departments of provinces and central-affiliated cities

Implementing order of the Ministry under Telegram No. 23/DK-HT dated April 9, 2023 on implementing Official Telegram No. 220/CD-TTg dated April 5, 2023 of the Prime Minister on resolving difficulties in fire prevention and firefighting, in order to promptly resolve difficulties of facilities, projects, and constructions relating to fire safety and firefighting operations, the C07 has reached an agreement with the Ministry of Construction regarding the application of QCVN 06:2022/BXD under Official Dispatch No. 1397/BXD-KHCN dated April 11, 2023 of the Ministry of Construction and hereby provides guidelines for police departments as to how to resolve difficulties relating to fire safety and firefighting operations under Appendix hereof.

C07 hereby requests local police departments to study and apply guidelines above in order to resolve difficulties of facilities, projects, constructions; immediately process and instruct project developers, facility owners faced with difficulties in order to promptly rectify all issues; appraise fire safety and firefighting design and conduct fire safety and firefighting commissioning as per the law. Difficulties that arise during implementation must be consolidated and reported to the C07./.

 

 

PP. DIRECTOR
VICE DIRECTOR




Colonel Bui Quang Viet

 

APPENDIX

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Regarding appraisal of fire safety and firefighting design

1.1. Regarding requirements of compositions of application for appraisal of fire safety and firefighting design

With respect to legal parts under application for appraisal of projects and constructions (certificate of land use right, documents proving legitimate land use right, decision on investment guidelines, documents approving investment guidelines, investment registration certificate, written design appraisal of construction authorities, etc.) that only serve inspection of application composition and legitimacy of project developers, the appraisal of fire safety and firefighting design shall only deal with technical matters under Clause 5 Article 13 of Decree No. 136/2020/ND-CP and not deal with any other matter. However, any discrepancy must be promptly discussed and communicated with competent authority (People’s Committees of all levels, Departments of Natural Resources and Environment, Departments of Construction, etc.) in order to be promptly dealt with in accordance with regulations on land management, planning, and construction permit issuance.

1.2. Regarding application of standards and regulations during the transition.

- With respect to constructions that have been advised and appraised in accordance with previous standard and/or regulation editions, these constructions shall be appraised for technical design or appraised for revision in accordance with said standard and/or regulation editions without complying with newer editions.

For example: If a construction has its fundamental design advised in accordance with the QCVN 06:2021/BXD, the project developers are allow to comply with the QCVN 06:2021/BXD for technical design. As a result, although the QCVN 06:2022/BXD does not prescribe protective coating of structures in form of plaster, project developers are still allowed to do so in accordance with Appendix F of the QCVN 06:2021/BXD; certificate of firefighting apparatus inspection is not required for structures coated with protective layers during fire safety and firefighting commissioning of this feature.

- With respect to constructions whose fire safety and firefighting design has been revised at request of the Fire and Rescue Police Department on the basis of previous National Technical Regulations editions, said editions are still applicable. The current QCVN 06 edition is recommended for application.

- If a construction is appraised in accordance with previous editions of the QCVN 06, TCVN 3890, TCVN 7336, TCVN 5738 and then appraised for revision or renovation where the scale and primary occupancy of the construction are not changed, the construction shall be appraised for revision in accordance with the QCVN 06, TCVN 3890, TCVN 7336, TCVN 5738 so as to not alter overall fire safety solutions of the construction, except for specific cases elaborated in each regulation and standard.

- If project developers, design entities propose application of provisions under newer regulations, standards which have lower requirements than those of previous regulations, standards, it is feasible to study in order to appraise in accordance with newer regulations, standards. Some specific cases of the QCVN 06:2022/BXD such as:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



If fire-resistant paint has been inspected in accordance with Decree No. 79/2014/ND-CP for each specific construction, proceed with construction process and conduct commissioning in accordance with certificate of inspection issued to fire-resistant paint. If fire-resistant paint has been applied but not inspected, it is now permissible to conduct additional inspection for structures coated with fire-resistant paint in accordance with Decree No. 136/2020/ND-CP. In case fire-resistant paint has been applied but not qualified through inspection, it is permissible to select a different qualified fire-resistant paint to replace the applied fire-resistant paint or adopt other protective coating solutions if revision is not implemented.

+ Fire separation distance: According to the QCVN 06:2021/BXD, fire separation distance between 2 factories with fire resistance categories of IV and V must not be less than 18 m, it is permissible to appraise revision that applies Schedule E.3 of QCVN 06:2022/BXD so that the fire separation distance is lowered and only requires more than 6 m if it is determined by boundary or line of reference.

Method of determining fire separation distance under Article 4.33 and Articles E.1, E.2, and E.3 of Appendix E of QCVN 06:2022/BXD: it is permissible to determine fire separation distance between constructions in accordance with E.1, E.2 or determine fire separation distance to the boundary in accordance with E.3.

+ Fire-resistance rating of non-load bearing exterior walls: According to the QCVN 06:2021/BXD, non-load bearing exterior walls of buildings with fire resistance category I are required to have fire-resistance rating of E30, it is permissible to apply E.3 of the QCVN 06:2022/BXD and Note 6 Schedule 4 of the QCVN 06:2022/BXD in order to revise design and disregard fire-resistance rating of exterior walls. For example: high-rise buildings and factories that have satisfied fire separation distance and buildings that have equipped automatic extinguishing system are not required to be fitted with exterior walls and glass façade made of fire-resistance-rated walls and glass; class D and class E factories and low-rise buildings (3 storeys or less and less than 15 m of fire service height) that are not equipped with automatic extinguishing system and have satisfied fire separation distance according to Schedule E.3 are not required to have exterior walls with fire-resistance rating of E15.

+ Means of egress:

According to the QCVN 06:2021/BXD, fire compartments must have independent means of egress, it is permissible to apply Article 3.2.4 of the QCVN 06:2022/BXD and design so that up to 50 % means of egress lead to adjacent fire compartments, thereby reducing the number of means of egress of the buildings.

According to QCVN 06:2021/BXD, flats located on 2 storeys (maisonette), if height of the upper storey exceeds 18 m, each storey must have its own means of egress, it is possible to apply the QCVN 06:2022/BXD in order to optionally not situate means of egress from each storey.

According to the QCVN 06:2021/BXD, number of means of egress on a storey must not be less than 2 in most cases, it is permissible to apply Article 3.6.2.2 of the QCVN 06:2022/BXD in order to situate only 1 means of egress in case of constructions with small scale (up to 15 m in fire service height, up to 300 m2 in area, or up to 21 m in fire service height, up to 200 m2 in area), sprinkler system, and up to 20 people of occupant load. In addition, tourist resorts where mansions and villas of up to three storeys are located can have 1 means of egress that travels through type 2 open staircase and 1 fire exit through the balcony.

+ Traffic serving firefighting:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Civil structures whose fire service height does not exceed 15 m are not required to situate fire engine parking spaces but are required to situate fire lanes which are capable of reaching any point on the ground projection of the buildings within 60 m. With respect to apartment buildings whose fire service height exceeds 15 m, fire engine parking spaces must be able to access at least one whole side of each building block.

+ Flame spread prevention: According to the QCVN 06:2021/BXD, building sections and rooms with different occupancies must be physically separated by fire protection assemblies to prevent flame spread, it is permissible to apply Article 4.5 of the QCVN 06:2022/BXD in order to not physically separate primary occupancy from secondary occupancy if primary occupancy takes at least 90% of floor area. For example: if office occupancy of a factory takes no more than 10% of factory area, manufacturing section and office section are not required to be physically separated.

+ Water supply for outdoor firefighting: According to the QCVN 06:2021/BXD and QCVN 01:2021/BXD on construction planning, minimum distance between outdoor hydrants to a construction is 5 m, it is permissible to reduce this distance to a minimum of 1 m in accordance with Article 5.1.4.6 of the QCVN 06:2022/BXD.

1.3. Regarding calculation and design of fire-resistant structures

With respect to constructions whose reinforced concrete columns, reinforced concrete floor on each storey (in case of multi-storey constructions), and roof components consisting of girders and struts are made of unprotected steel, if calculation and design dossiers indicate that these structures do not contribute towards overall integrity and spatial stability of the constructions in case of fire, it is permissible to consider fire-resistance rating of these structures as that of roof structures (other than load bearing pillars and other load bearing structures of the constructions); in this case, fire resistance category of the constructions can be either category I or category II depending on whether fire-resistance rating of these components is R15, RE115, R30, or RE30.

Regarding calculation of Am/V section factor or calculation of R8 of unprotected steel structures when minimum fire-resistance rating of the structural elements is R/REI 15, project developers and consulting, design entities are required to depict the calculation in design dossiers and conclude fire-resistance rating of the structures, appraising officials are not required to reexamined and cross-checked.

Fire-resistance rating of exterior walls made of sheet metal can be E15, RE15 if design dossiers provide explanation. At the same time, these structures are not required to be tested for fire-resistance rating when inspecting fire safety and firefighting commissioning results.

Roof tiles that do not contribute towards load-bearing capacity of roof structures are not required for R. In case of factories that are detached, distant from one another, or far from residential areas, houses, and other structures where risk of flame spread is eliminated through evaluation, E of roof structures can be considered for reduction.

1.4. Regarding fire-stop solutions

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- First-storey lobby is physically separated from adjacent corridors and rooms by type 1 fire-resistance-rated partitions; upper lobbies do not contain flammable substances.

- In upper storeys, type 2 staircases must be physically separated by type 1 fire-resistance-rated partitions or corridor enclosing structures connecting to type 2 staircases are type 1 fire-resistance-rated partitions.

1.5. Regarding exit solutions

Enclosing structures of means of egress of single-loaded corridors are not required to have sufficient fire-resistance rating and door closers for doors that open to these corridors in accordance with Article 3.3.5, 3.2.11 of QCVN 06:2022/BXD; single-loaded corridors longer than 60 m are not required to be physically separated by type 2 fire-resistance-rated corridors.

1.6. Regarding provision of firefighting apparatus

The TCVN 3890:2023 has removed certain provisions compared to the 3890:2009 such as lowering conditions for water supply for outdoor firefighting; no longer requiring fire alarm and detection, automatic extinguishing system for rooms with fire class D and E; increasing the area requirement for automatic extinguishing system in production rooms with fire risk class C to 1.000 m2. With respect to rooms manufacturing facilities and storage facilities that have been equipped with automatic extinguishing system connected to fire control units, automatic fire detectors are not required. It is permissible to apply the TCVN 3890:2023 in order to reduce equipment load for project developers.

1.7. Regarding smoke build-up prevention solutions

- Requirements of make-up air supply system according to Appendix D of the QCVN 06:2022/BXD: Technical requirements of the system have been specified under Appendix D of the QCVN 06:2022/BXD. For detail design of the system, it is necessary to guide project developers and design entities to study, apply foreign standards in accordance with Article 8 of Decree No. 15/2021/ND-CP dated March 3, 2021 with or without approval of the Ministry of Public Security according to Clause 5 Article 8 of the Law on Fire Prevention and Firefighting 2013 since this is not a fire prevention and firefighting system.

Specific requirements of make-up air supply system under the QCVN 06:2022/BXD:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ Mechanical air supply system for smoke control can be designed as a stand-alone system or as air supply system that supplies air into fire protection vestibules or elevator shafts (other than fire service elevator shafts and N2 stairwells);

+ Make-up air must be provided through lower section of rooms and corridors protected by smoke extraction system in order to make up for the extracted smoke volume (lower section of rooms or corridors means the section of rooms and corridors that are lower than the smoke layer in case of smoke, protected by smoke extraction system and air supply system for smoke control);

+ Minimum clearance between smoke inlets of smoke extraction system and air outlet of air supply system for smoke control mentioned under i) of D.10 must not be lower than 1,5 vertically;

+ Fire-resistance rating of supply pipelines are specified under b) of D.13 of the QCVN 06:2022/BXD (EI 30 within the protected fire compartments and EI 120 for areas outside of the protected fire compartments);

+ Make-up air supply system must be activated simultaneously or immediately after activation of smoke extraction system.

Detail calculation and design of the system has been elaborated under standards such as the NFPA 92:2021 of the U.S., the SP 7.13130.2020, SP 60.13330.2020 of Russian, provinces shall guide project developers and contractors to study and choose appropriately. Rely on calculation results in dossiers to approve.

If the design utilizes turbocharger system of stairs and/or elevators to supply make-up air to constructions, the number of fans must be calculated in order to maintain the capacity required for supplying air to stairs and elevators (maintain pressure of 20 to 50 Pa in case of fire) and provide sufficient make-up air.

- Requirements of natural ventilation: Note 3 of D.2 of Appendix D QCVN 06:2022/BXD prescribes maximum distance of 40 m between 2 structures if openings are located on exterior structures that face the other. Regulations above on distance between 2 structures shall apply to rooms. For this reason, if there is no regulation on maximum distance between 2 exterior structures of a construction, for the purpose of natural ventilation, it is permissible to apply this to structures wider than 40 m on the basis of appropriate calculation.

In multi-storey buildings, natural ventilation solutions are allowed in corridors and rooms if the design satisfies the notes under D.2.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Regarding water supply system for outdoor firefighting of manufacturing facilities, sale facilities, and storage facilities of industrial explosive ordnance and explosive precursors; storage facilities of petroleum and petroleum products, or storage facilities of gas, flow rate and volume of water for firefighting shall be determined in accordance with specialized regulations and standards such as the QCVN 01:2019/BCT and TCVN 5307:2009.

- With respect to water supply system for outdoor firefighting of petroleum refill stations and gas retailers, apply Schedule 8 of the QCVN 06:2022/BXD in order to determine flow rate for these locations (5 l/s in rural areas, 10 l/s in urban areas), where water supply for outdoor firefighting provided by hydrants, natural lakes, ponds, or water reservoirs within a 200 m radius is allowed.

2. Regarding fire prevention and firefighting commissioning

2.1. Part commissioning

In order to assist and enable project developers to conduct commissioning and bring constructions into use at a pace appropriate to progress and investment stage, it is necessary to provide project developers with guidelines regarding solutions and requirements for part commissioning in accordance with Clause 1 Article 15 of Decree No. 136/2020/ND-CP following the principle that work items for commissioning must meet fire prevention and firefighting requirements according to appraised design, be capable of operating independently, not be affected by work items under construction in a manner that conforms to regulations on work item commissioning under Decree No. 06/2021/ND-CP.

Assuring of independence of buildings (civil or industrial) requires full assessment of fire safety solutions, including traffic for fire engines, fire separation distance, structural solutions, means of egress, fire prevention solutions, fire prevention and firefighting systems, other relevant technical systems, immunity from the effect of construction and completion of other work items, separation between non-commissioned areas and areas under construction in form of flame spread prevention, water supply pipelines for firefighting, fire alarm loops, exit accesses, etc. For example, in a high-rise building, it is permissible to conduct commissioning of sections other than the podium block if these sections are physically separated from neighboring sections by fire protection assemblies, fire detection and fire alarm, extinguishing, smoke extraction systems of commissioned sections are isolated from those of the podium block, fire protection systems are isolated (fire command centers, lobbies, exit discharges on the first storey, pump stations, electrical substations, and generators must be able to operate separately from commissioned sections); in a three-storey factory with concrete columns and floors and steel roof on the topmost storey, it is permissible to conduct commissioning for the first and second storey except for the third storey if structural independence is guaranteed (the first and second storey still maintain fire resistance category I and II), exit staircases lead to the roof, and independent fire protection system is in place similar to high-rise building, etc.

With respect to industrial park infrastructures, it is permissible to conduct part commissioning if the infrastructures for commissioning operate independently (fire lanes are in place, outdoor water supply system has sufficient flow rate and connects in loop, fire engines are ready for industrial parks with minimum scale of 50 ha).

2.2 Regarding commissioning of structures coated with protective layers

- In case constructions have approved fire prevention and firefighting design that uses structure coating solutions according to Appendix F of the QCVN 06:2021/BXD where the QCVN 06:2022/BXD no longer prescribes so, the commissioning process shall no longer require inspection of these coated structures and shall only require inspection for compliance if the construction process with approved design and Appendix F of the QCVN 06:2021/BXD.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.3. Regarding requirements of finish materials for means of egress and common rooms

Guide project developers to use materials declared for conformity by manufacturers or tested and qualified in multiple constructions without testing fire risk for each finish materials of every construction.

Documents on testing of materials used in singing rooms of karaoke establishments must correspond to the time in which the establishments are appraised, brought into use, for example, an establishment that has been appraised and operated before the effective date of QCVN 06:2022/BXD is only required to be proved that it uses barely combustible materials and is not required to be proved for fire risk level CV1 (combustibility, ignitability, smoke production, toxic potency) according to the QCVN 06:2022/BXD.

2.4. Regarding certificate of inspection of firefighting apparatus

According to Clause 2 Article 38 of Decree No. 136/2020/ND-CP, structures coated by fire-resistant materials or substances and fire protection elements must be inspected and issued with certificate of inspection of firefighting apparatus “trước khi đưa vào lưu thông” (before entering circulation); according to Section b Clause 3.1.1 of the QCVN 03:2021/BXD “Mẫu kết cấu, cấu kiện sau khi được cấp giấy chứng nhận kiểm định được sử dụng làm mẫu để sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm đưa ra lưu thông trên thị trường” (Structures and structural elements issued with certificate of inspection are eligible for use as samples for manufacturing and importing products for market circulation). As a result, certificate of inspection for structures coated by fire-resistant substances or materials and fire protection elements is not required to be issued for every project and construction. Project developers may freely choose firefighting apparatus declared, tested, and inspected by manufacturers.

3. Regarding facilities with issues and violations receiving recommendations from fire prevention and firefighting authority for remediation following Plan No. 513/KH-BCA-C07.

3.1. Establishments that remediate and rectify issues, violations pertaining to fire prevention, firefighting, and rescue in order to conform to design and adhere to standards, regulations applicable at the time which the establishments enter into operation (establishments that require appraisal of fire prevention and firefighting design must adhere to appraised design drawing; establishments that do not require appraisal of fire prevention and firefighting design must adhere to respective regulations, standards on fire prevention and firefighting) shall not be considered to be doing so in order to be appraised in accordance with Article 13 of Decree No. 136/2020/ND-CP and thus shall not be required to apply the QCVN 06:2022/BXD (except for cases under 3.2). To be specific:

a) Regarding establishments with exiting issues and violations that do not warrant temporary or permanent suspension of operation:

- Provide guidelines pertaining to solutions, methods and agree on deadline for rectifying fire prevention and firefighting issues and violations. Require the establishments to make written commitment for completion deadline and assume responsibility for ensuring fire prevention, firefighting, and rescue safety during operation throughout rectification process. Note:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ Regarding issues and violations pertaining to flame spread prevention: Take measures to arrange production line, equipment, materials, and goods in order to increase fire separation distance between areas with different occupancies.

+ Regarding issues and violations pertaining to evacuation: Adjust the number of people regularly attending areas above in order to meet maximum number of people per 1 m in width of means of egress as per the law. Organize training for knowledge and skills in using firefighting apparatus and evacuation for public employees and public officials working in the establishments.

- Once rectification process is complete, establishment owners shall submit written reports (including design drawings, design documents, as-built drawings, and dossiers relating to the remediation and rectification of issues, violations) to their direct authorities for examination.

b) Regarding temporarily and permanently suspended establishments:

- With respect to cases under Point a and Point b Clause 1 Article 17 of Decree No. 136/2020/ND-CP: Guide establishments to take measures in order to negate the risk of fire and explosion, rectify fire prevention and firefighting violations.

- With respect to cases under Point c Clause 1 Article 17 of Decree No. 136/2020/ND-CP: Guide establishments to restore the premise to design that has been appraised, commissioned for fire prevention and firefighting or adopt procedures for appraising design depending on renovation and repurposing and conducting fire prevention and firefighting commissioning in accordance with Decree No. 136/2020/ND-CP.

3.2. Cases of renovating, repurposing establishments or work items therein (that require appraisal in accordance with Appendix V of Decree No. 136/2020/ND-CP) that affect any of fire safety requirements under Point b Clause 5 Article 13 of Decree No. 136/2020/ND-CP shall require appraisal pertaining to fire prevention and firefighting in accordance with Point b Clause 3 Article 13 of Decree No. 136/2020/ND-CP and apply the QCVN 06:2022/BXD in the renovation works, to be specific:

- When repurposing rooms, fire compartments, or buildings (including the case where the establishments do not require appraisal previously and now require appraisal in accordance with Appendix V of Decree No. 136/2020/ND-CP);

- When renovating that:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ Reduces fire-resistance rating or raises fire risk classes of structural elements of fire compartments or buildings (by reducing fire-resistance rating of partitions and doors separating corridors from EI 30 to EI 15 or regular glass; reducing fire-resistance rating of non-load bearing exterior walls, etc.);

+ Changes evacuation solutions of fire compartments or buildings (by changing location, quantity, or type of means of egress, stairs, stairwells on exit accesses, etc.);

+ Changes fire protection system (fire alarm and detection system and audible warning system; fire extinguishing systems; anti-smoke build-up system; emergency and exit lighting system; fire service elevators; power supply solutions for fire prevention and firefighting system and technical systems relating to fire prevention and firefighting) such as changing primary technical parameters of the system (central fire control units, fire pumps, gas cylinders in automatic extinguishing systems, fans, smoke extraction fans, etc.) or general operating principles (adding new system to rooms, fire compartments, or buildings; changing operating zones of automatic fire alarm and detection system, fire extinguishing system, smoke extraction system; activation principles of valves of fire extinguishing system, etc.). If relocation of equipment of the system (fire detectors, sprinklers, extinguishant gas dispensers, pipelines, pressure outlets, smoke inlets, etc.) does not change technical parameters of the equipment or general operating principles of the system, fire prevention and firefighting design is not required to be appraised.

- With respect to establishments that require to be appraised but have not been appraised and now require to be appraised in accordance with Appendix V of Decree No. 136/2020/ND-CP, documents on renovation must be produced in order to appraise design and conduct fire prevention and firefighting commissioning in accordance with Decree No. 136/2020/ND-CP.

3.3. If owners of establishments that have had their design appraised and commissioned pertaining to fire prevention and firefighting and no longer require appraisal in accordance with Appendix V of Decree No. 136/2020/ND-CP remediate and/or rectify issues at request of police authorities in order to maintain adherence to standards and regulations applicable at the time in which the establishments are appraised or enter into operation, the owners shall immediately rectify without having to request design appraisal and fire prevention, firefighting commissioning. Upon completion of rectification process, notify and enable police authority to examine rectification results.

3.4. In case of establishments that do not require to be appraised in accordance with Decree No. 35/2003/ND-CP, Decree No. 46/2012/ND-CP, Decree No. 79/2014/ND-CP, and Decree No. 136/2020/ND-CP, owners of said establishments shall remediate and rectify issues at request of police authority in order to maintain adherence to standards and regulations applicable at the time in which the establishments enter into operation. Upon completion of rectification process, the owners shall report and enable competent fire authority to examine rectification results.

3.5. In case of establishments with issues or violations which cannot be rectified easily to conform to standards and regulations applicable at the time in which fire prevention and firefighting design is approved or the establishments enter into operation, guide owners of said establishments to adopt the standards and regulations in a way that is favorable for the establishments to enable the owners to remediate and rectify issues and violations pertaining to fire prevention, firefighting and rescue (except for cases under 3.2). Once the rectification process is complete, the owners of these establishments shall submit written reports (including design drawings, design documents, as-built drawings, and dossiers relating to the remediation and rectification of issues, violations) to their superior authorities for verification.

4. Regarding temporary suspension of operation

4.1. For cases under Point a and Point c Clause 1 Article 17 of Decree No. 136/2020/ND-CP: Temporarily suspend operation on the smallest scale as per the law. At the same time, guide owners of establishments to take rectifying solutions and communicate with the owners about deadline for rectification; issue written request for rectification.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 1091/C07-P3,P4,P7 ngày 11/04/2023 về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy do Cục Cảnh sát PCCC và CNCH ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


18.745

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.175.10
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!