UỶ
BAN DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
145/UBDTMN-CSMN
|
Hà
Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2001
|
CÔNG VĂN
CỦA
UỶ BAN DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI SỐ 145/UBDTMN-CSMN NGÀY 12 THÁNG 3 NĂM 2001 VỀ VIỆC
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÁ, TRỢ CƯỚC VẬN CHUYỂN NĂM 2001
Kính
gửi: - Uỷ ban nhân dân các tỉnh miền núi, các tỉnh có miền núi và các tỉnh
vùng đồng bào dân tộc Nam Bộ
Căn cứ Nghị định số 20/1998/NĐ-CP
ngày 31/3/1998 của Chính phủ; Thông tư Liên tịch số 11/1998/TTLT-BTM-UBDTMN-BKHĐT-BTC
ngày 31/7/1998 của Bộ Thương mại, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, Bộ Tài chính; Thông tư số 06/1998/TT-BVGCP ngày 22/8/1998 của Ban Vật giá
Chính phủ hướng dẫn thi hành Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ; Văn bản số 1067/CP-KTTH
ngày 21/11/2000 và 1196/CP-KTTH ngày 28/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ về trợ
giá máy thu thanh đơn giản, trợ giá và trợ cước vận chuyển hàng hóa phục vụ đồng
bào dân tộc, miền núi; Văn bản số 919/CP-KTTH ngày 05/10/2000 của Thủ tướng
Chính phủ về việc điều hành trợ cước, trợ giá đối với miền núi vùng đồng bào
dân tộc; thông báo số 304/BKH-TMDV ngày 16/01/2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về
việc giao chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước năm 2001, Văn bản 735/NPCP-KTTH ngày 27/2/2001
của Văn phòng Chính phủ về việc cung ứng muối iốt có trợ giá, trợ cước cho các
tỉnh không có cơ sở trộn muối iốt, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi thống nhất với Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn, Ban Vật giá Chính phủ hướng dẫn thực hiện Chính sách trợ giá, trợ cước
năm 2001 như sau:
I. TRỢ GIÁ, TRỢ CƯỚC CÁC MẶT
HÀNG CHÍNH SÁCH:
1. Về địa bàn:
Tập trung thực hiện trợ giá, trợ
cước ở khu vực II, khu vục III thuộc 36 tỉnh miền núi, có miền núi và
vùng đồng bào dân tộc bằng ngân sách Trung ương. (Thông báo số 304/BKH-TMDV
ngày 16/01/2001 về việc giao chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước năm 2001 của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư)
Đối với địa bàn khu vực II và
III của các tỉnh có địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc không được
phân bổ kinh phí từ ngân sách Trung ương, thực hiện trợ giá, trợ cước vận chuyển
thì sử dụng nguồn ngân sách địa phương theo hướng dẫn của Uỷ ban Dân tộc và Miền
núi để thực hiện (theo văn bản số 1196/CP-KTTH ngày 28/12/2000 của Thủ tướng
Chính phủ).
2. Về mặt hàng:
- Trợ giá, trợ cước giống cây trồng;
Trợ cước vận chuyển phân bón hóa học và dầu hỏa thắp sáng đối với vùng chưa có
điện thắp sáng.
- Thuốc chữa bệnh, giấy viết học
sinh được quản lý tập trung vào một đầu mối để cấp không thu tiền thống nhất
theo Chính sách quy định tại Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của
Thủ tướng Chính phủ về chương trình phát triển KT-XH các xã đặc biệt khó khăn
miền núi, vùng sâu, vùng xa (Văn bản 1196/CP-KTTH ngày 28/12/2000). Trong khi
chờ đợi nguồn kinh phí, trước mắt năm 2001 tỉnh thực hiện từ ngân sách địa
phương; Nếu ngân sách địa phương có khó khăn thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ
xem xét.
- Thuốc trừ sâu: Khi phát sinh dịch
bệnh đối với cây trồng ở vùng dân tộc, miền núi thì UBND tỉnh sử dụng nguồn
ngân sách địa phương cấp không thu tiền để chống dịch bệnh (Điểm 1 Văn bản số
1196/CP-KTTH ngày 28/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ).
- Phát hành sách: Trợ cước vận
chuyển sách và văn hóa phẩm thực hiện qua Tổng công ty Phát hành sách Việt Nam
- Bộ Văn hóa Thông tin.
+ Kinh phí trợ cước vận
chuyển sách, văn hóa phẩm (xuất bản phẩm) Bộ Tài chính cấp trực tiếp cho Tổng
công ty Phát hành sách Trung ương trên cơ sở dự toán kinh phí thông báo và xác
nhận của địa phương về số lượng xuất bản phẩm đã cung cấp cho các huyện miền
núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc.
+ Tổng công ty phát hành
sách hướng dẫn cụ thể khối lượng, chủng loại ấn phẩm được trợ cước vận chuyển,
công bố công khai giá bán các ấn phẩm có trợ cước vận chuyển cho các địa
phương.
+ Bộ Văn hóa thông tin chịu
trách nhiệm giám sát, kiểm tra hướng dẫn Tổng công ty phát hành sách đưa các loại
xuất bản phẩm có nội dung giáo dục chính trị, đường lối chính sách của Đảng,
tuyên truyền các kiến thức khoa học kỹ thuật phổ thông áp dụng trong sản xuất
và đời sống, đưa lên miền núi trong khuôn khổ số kinh phí được ngân sách phân bổ
trong năm. Không sử dụng nguồn kinh phí này vào mục đích khác.
- Không thực hiện trợ cước vận
chuyển than mỏ.
3. Muối iốt:
Thực hiện trợ giá công trộn, bao
PE để đựng muối iốt thành từng túi nhỏ và trợ cước vận chuyển muối iốt, đối với
các tỉnh không có cơ sở trộn muối iốt, kinh phí trợ giá, trợ cước muối iốt hàng
năm Bộ Tài chính thông báo cho tỉnh đồng thời chuyển trực tiếp khoản kinh phí
này cho Tổng công ty muối Việt Nam. Tổng công ty muối Việt Nam chịu trách nhiệm
cung ứng đủ muối iốt theo hợp đồng với tỉnh (Văn bản 735/VPCP-KTTH ngày 27/2/2001
của Văn phòng Chính phủ). Đối với các tỉnh có cơ sở tự trộn muối iốt, công trộn
và bao PE tỉnh giao cho các cơ sở trộn muối iốt theo quy định tại Quyết định số
89/VGCP-CNTDDV.
- Đối với một số hộ đồng bào đặc
biệt khó khăn ở khu vực III không có khả năng mua hàng, UBND tỉnh căn cứ kinh
phí "ủy quyền" của Trung ương và nguồn kinh phí địa phương, có thể
xem xét quyết định cấp không thu tiền muối iốt theo nguyên tắc:
+ Chỉ cấp cho những hộ thật
sự nghèo (không được cấp không thu tiền muối iốt theo địa bàn toàn xã, hoặc
toàn bản).
+ Cấp không thu tiền muối
iốt bằng hiện vật, không được cấp bằng tiền mặt.
+ Giá thanh toán muối iốt
cấp không thu tiền không được cao hơn giá bán lẻ có trợ cước vận chuyển.
+ Thông báo công khai giá
giao muối cấp không thu tiền để nhân dân và UBND xã biết.
Năm 2001 thực hiện cơ chế quản
lý muối iốt theo Văn bản 919/CP-KTTH ngày 5/10/2000 của Chính phủ về việc điều
hành trợ giá, trợ cước đối với miền núi vùng đồng bào dân tộc. Muối iốt được
ghi thành mục riêng. Căn cứ vào nhu cầu thực tế của địa phương UBND tỉnh có thể
bố trí ngân sách địa phương hoặc điều hòa từ nguồn kinh phí ủy quyền của Trung
ương để sản xuất, cung ứng đủ muối iốt cho nhân dân.
- Các doanh nghiệp được giao nhiệm
vụ sản xuất muối iốt phải đảm bảo chất lượng, đảm bảo quy cách bao bì để tiện lợi
cho việc kiểm tra, giám sát, cụ thể phải ghi rõ: Đơn vị sản xuất, ngày sản xuất,
hàm lượng iốt.
4. Về cự ly trợ giá, trợ cước vận
chuyển:
- Đối với 4 mặt hàng muối iốt,
giống cây trồng, phân bón và dầu hỏa thắp sáng: Trợ cước vận chuyển từ chân
hàng Trung uơng đến trung tâm cụm xã (đối với các tỉnh miền núi); từ trung tâm
tỉnh đến trung tâm cụm xã (đối với các tỉnh có huyện miền núi, hải đảo, vùng đồng
bào dân tộc).
- Đối với mặt hàng sách (xuất bản
phẩm): Trợ cước vận chuyển từ Tổng công ty Phát hành sách Trung ương đối với
các tỉnh miền núi; từ trung tâm tỉnh đối với các tỉnh có miền núi hải đảo, vùng
đồng bào dân tộc (kể cả với xuất bản phẩm do địa phương tự in và phát hành qua
Tổng công ty sách Việt Nam) đến trung tâm huyện.
5. Kinh phí và điều hòa kinh phí
a/ Căn cứ tổng kinh phí trợ giá,
trợ cước muối iốt, giống cây trồng, dầu hỏa thắp sáng và phân bón hóa học giao
cho các tỉnh năm 2001 và tình hình thực tế của địa phương, UBND tỉnh bố trí
kinh phí cho tùng mặt hàng cụ thể theo hướng:
- Ưu tiên cho các mặt hàng thiết
yếu.
- Cung ứng đủ định lượng cho khu
vực III.
b/ Kinh phí trợ cước vận chuyển
tiêu thụ sản phẩm và trợ giá máy thu thanh không được đều hòa với các mặt hàng
khác.
II. TRỢ CƯỚC VẬN CHUYỂN TIÊU
THỤ SẢN PHẨM:
1. Về địa bàn:
Các tỉnh được giao chỉ tiêu kinh
phí trợ cước vận chuyển tiêu thụ sản phẩm năm 2001, ưu tiên mua sản phẩm hàng
hóa sản xuất ở khu vực III, sau đó nếu còn kinh phí thì thực hiện ở các xã khu
vực II liền kề khu vục III.
2. Về mặt hàng:
Căn cứ danh mục mặt hàng do Thủ
tướng Chính phủ quy định, Uỷ ban nhân dân tỉnh lựa chọn 1 đến 3 mặt hàng (Điều 24 Nghị định 20/1998/NĐ-CP), để lập phương án triển khai
thực hiện trong khuôn khổ kinh phí trợ cước vận chuyển tiêu thụ sản phẩm được
giao.
3.Về cự ly trợ cước vận chuyển
tiêu thụ sản phẩm:
Thực hiện theo điểm
2 Điều 25 Nghị định 20/1998/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể như sau: Điểm đầu cự
ly trợ cước vận chuyển quy định là "Trung tâm cụm xã". Điềm cuối cự
ly trợ cước vận chuyển do UBND tỉnh quyết định theo thực tế nhưng không được vượt
quá điểm cuối quy định tại Văn bản số 3866/TM-MN ngày 30/8/1999 của Bộ Thương mại.
4. Về mức trợ cước vận chuyển:
Thực hiện theo điểm
2 Điều 26 Nghị định 20/1998/NĐ-CP của Chính phủ, điểm 1-1 mục
I khoản II Thông tư số 06/1998/TT-BVGCP ngày 22/8/1998 của Ban Vật giá
Chính phủ và Quyết định số 89/2000/QĐ-BVGCP ngày 13/11/2000 của Ban Vật giá
Chính phủ về cước vận tải hàng hóa bằng ôtô, UBND tỉnh căn cứ cự ly trợ cước do
tỉnh quy định, xây dựng phương án tính mức trợ cước vận chuyển trình Ban Vật
giá Chính phủ quyết định mức trợ cước vận chuyển cho từng sản phẩm của từng địa
phương (Phương án gửi về Ban Vật giá Chính phủ để quy định trước khi thực hiện).
5. Tổ chức thực hiện:
- Căn cứ vào thực tế địa phương
UBND tỉnh lựa chọn doanh nghiệp thực hiện trợ cước vận chuyển tiêu thụ sản phẩm
thực hiện có hiệu quả và chi phí thấp.
- Các doanh nghiệp trước khi mua
sản phẩm được trợ cước vận chuyển phải lập phương án kinh doanh cụ thể trình
UBND tỉnh hoặc cơ quan được UBND tỉnh chỉ định, xem xét phê duyệt.
III. TRỢ GIÁ MÁY THU THANH
ĐƠN GIẢN, BÁN CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC, MIỀN NÚI, VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN:
1. Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch
kinh phí trợ giá máy thu thanh năm 2001 được giao, UBND tỉnh chịu trách nhiệm
chỉ đạo việc lựa chọn chủng loại, quyết định việc ký hợp đồng sản xuất để cung
cấp cho đồng bào vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh (văn bản số 1067/CP-KTTH ngày
21/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ).
2. Doanh nghiệp sản xuất, lắp
ráp máy thu thanh được UBND tỉnh ký hợp đồng sản xuất phải có đủ các điều kiện
cơ bản sau:
- Có tư cách pháp nhân, có giấy
phép kinh doanh hành nghề.
- Có dây chuyền sản xuất, lắp
ráp tự động, bán tự động, công suất sản xuất đáp ứng yêu cầu đặt hàng của địa
phương, được cơ quan quản lý tiêu chuẩn chất lượng giám định đạt tiêu chuẩn lắp
ráp sản phẩm điện tử.
- Có đủ điều kiện thực hiện dịch
vụ bảo hành sản phẩm trong thời gian quy định cho đồng bào tại các xã được thụ
hưởng Chính sách trợ giá máy thu thanh.
- Về chất lượng: Máy thu thanh
đơn giản phải được cơ quan đo lường chất lượng cấp Trung ương giám định đạt
tiêu chuẩn Việt Nam 4463-87 (Quyết định số 600/QĐ ngày 18/11/1987 của Uỷ ban
Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước nay là Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường), được
thể hiện cụ thể theo phụ lục đính kèm bản hướng dẫn này, phải qua thử nghiệm,
phù hợp với điều kiện địa lý, khí hậu của từng địa phương, được đồng bào chấp
nhận.
3. Để giảm giá thành máy thu
thanh đơn giản bán cho đồng bào vùng đặc biệt khó khăn, kể từ năm 2001 những
máy thu thanh đơn giản bán trợ giá đã có tay xách cứng thì không trang bị bao
đeo.
4. Đối tượng thụ hưởng, cơ chế
quản lý thực hiện theo văn bản số 430/UBDTMN-TH ngày 26/9/1998 của Uỷ ban Dân tộc
và Miền núi hướng dẫn thực hiện văn bản số 424/CP-KTTH ngày 17/4/1998 của Thủ
tướng Chính phủ.
5. Về giá: Ban Vật giá Chính phủ
chủ trì, phối hợp với Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư và các cơ quan liên quan khác quy định giá bán và mức trợ giá cho từng
loại máy thu thanh đơn giản bán cho đồng bào dân tộc ở từng địa phương (văn bản
1067/CP-KTTH ngày 21/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ).
6. Báo cáo phương án thực hiện,
kể cả việc lựa chọn loại máy, hợp đồng sản xuất về UBDT&MN, xem xét trước
khi thực hiện.
IV. CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỈ ĐẠO,
TUYÊN TRUYỀN, KIỂM TRA VÀ BÁO CÁO:
1. UBND tỉnh chỉ đạo, gửi các
phương án triển khai kinh phí trợ giá, trợ cước năm 2001 đối với các mặt hàng
chính sách xã hội; trợ cước vận chuyển tiêu thụ sản phẩm gửi Uỷ ban Dân tộc và
Miền núi, và các Bộ ngành có liên quan trước ngày 30/3/2001.
2. Kinh phí tuyên truyền, quản
lý, kiểm tra thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước: Đề nghị UBND tỉnh bố trí từ
nguồn ngân sách địa phương theo tinh thần văn bản 674/UBDTMN-CSMN ngày 21/8/2000
của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi.
3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
thông báo công khai đến xã, bản được thụ hưởng chính sách. Các điểm bán hàng phải
có biển hiệu, có niêm yết giá bán để nhân dân trên địa bàn thụ hưởng biết, tham
gia giám sát thực hiện chính sách.
4. UBND tỉnh chịu trách nhiệm chỉ
đạo thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước vận chuyển, trợ giá máy thu thanh, tổ
chức kiểm tra định kỳ việc thực hiện Chính sách trợ giá, trợ cước, việc cấp, sử
dụng kinh phí trợ giá, trợ cước đến từng điểm bán theo đúng quy định, đảm bảo
cho đồng bào các dân tộc sống trên từng địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng
bào dân tộc mua được các mặt hàng thuộc diện chính sách đúng số lượng, địa điểm,
giá quy định, đảm bảo chất lượng, chống lãng phí thất thoát ngân sách nhà nước
và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện. (Điều 27 Nghị định 20/1998/NĐ-CP)
5. Giao cho Ban Dân tộc và Miền
núi của tỉnh chủ trì phối hợp với các ngành liên quan xây dụng kế hoạch, tổ chức
và giám sát thực hiện. Đối với những tỉnh không có Ban Dân tộc và Miền núi,
UBND tỉnh giao cho một cơ quan đầu mối chủ trì phối hợp với các ngành liên quan
tổ chức thực hiện.
Thực hiện chế độ báo cáo thường
xuyên, định kỳ 6 tháng, 9 tháng và cả năm theo quy định tại văn bản số 827/UB-TH
ngày 30/11/1995 của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi.
Trên đây là nội dung cơ bản hướng
dẫn thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước năm 2001, quá trình chỉ đạo thực hiện
nếu có vấn đề gì vướng mắc, UBND tỉnh phản ảnh kịp thời về Uỷ ban Dân tộc và Miền
núi và các Bộ, ngành liên quan để xem xét, giải quyết.