Chủ Đề Văn Bản

Tra cứu Văn bản, Tiêu Chuẩn VN, Công văn Chủ đề văn bản

Tổng hợp Quy hoạch vùng được Thủ tướng phê duyệt 2024

Dưới đây là danh sách các Quyết định do Thủ tướng Chính phủ ban hành phê duyệt quy hoạch vùng do THƯ VIỆN PHÁP LUẬT tổng hợp.

1. Quy hoạch vùng là gì?

Theo khoản 7 Điều 3 Luật Quy hoạch 2017 thì:

Quy hoạch vùng là quy hoạch cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia ở cấp vùng về không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, xây dựng vùng liên tỉnh, kết cấu hạ tầng, nguồn nước lưu vực sông, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối các tỉnh.

Tổng hợp văn bản do Thủ tướng Chính phủ ban hành về quy hoạch vùng (Hình từ Internet)

2. Việt Nam có bao nhiêu vùng kinh tế - xã hội, gồm những vùng nào?

Theo điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 81/2023/QH15, định hướng phân vùng kinh tế - xã hội theo quy hoạch tổng thể quốc gia thành 06 vùng như sau:

Tổ chức không gian phát triển đất nước thành 06 vùng kinh tế - xã hội; xây dựng mô hình tổ chức, cơ chế điều phối vùng để thực hiện liên kết nội vùng và thúc đẩy liên kết giữa các vùng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực.

- Vùng trung du và miền núi phía Bắc, gồm 14 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên và Hoà Bình.

- Vùng đồng bằng sông Hồng, gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh.

- Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, gồm 14 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận.

- Vùng Tây Nguyên, gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.

- Vùng Đông Nam Bộ, gồm 6 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh.

- Vùng đồng bằng sông Cửu Long, gồm 13 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.

3.  Tổng hợp văn bản do Thủ tướng Chính phủ ban hành về quy hoạch vùng.

1

Quyết định 368/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Ngày 04/5/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 368/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với nội dung nổi bật là tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng thành 02 tiểu vùng bao gồm vùng phía Bắc sông Hồng và vùng phía Nam sông Hồng với 01 vùng động lực quốc gia, 04 cực tăng trưởng và 05 hành lang kinh tế gồm 02 hành lang kết nối quốc tế và 03 hành lang kết nối vùng.

2

Quyết định 370/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Ngày 04/5/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 370/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo quy hoạch sẽ xây dựng các tuyến metro TPHCM, đồng thời kéo dài metro đến các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, nghiên cứu kéo dài metro đến Bà Rịa - Vũng Tàu khi điều kiện phù hợp, cụ thể Quyết định 370/QĐ-TTg quy định: “Xây dựng các tuyến đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh và kéo dài đến các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai; nghiên cứu kéo dài đến Bà Rịa - Vũng Tàu khi điều kiện phù hợp”.

3

Quyết định 369/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn vùng (GRDP) bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt 8,5 - 9,0%/năm; Tỷ trọng trong GRDP của khu vực nông, lâm, thủy sản chiếm khoảng 12 - 13%, công nghiệp, xây dựng chiếm 45 – 46% và dịch vụ chiếm 37 - 38% là mục tiêu nổi bật được quy định tại Quyết định 369/QĐ-TTg ngày 04/5/2024.

4

Quyết định 376/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Phát triển mạnh một số ngành công nghiệp như công nghệ bán dẫn, sản xuất chip; dịch vụ tài chính, thương mại, logistic. Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; hình thành các trung tâm nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao công nghệ mới như chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI), năng lượng sạch. Là những nhiệm vụ trọng tâm được phê duyệt tại Quyết định 376/QĐ-TTg ngày 04/5/2024.

5

Quyết định 377/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Ngày 04/5/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 377/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó đặt ra nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện chuyển đổi cơ cấu, mô hình phát triển kinh tế vùng theo hướng hiện đại, ưu tiên các ngành công nghiệp khai thác, chế biến bauxite, alumin, nhôm và công nghiệp chế biến gắn với phát triển nông nghiệp hiệu quả cao.

6

Quyết định 287/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Ngày 28/02/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 287/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các nhóm mục tiêu cụ thể về môi trường, sinh thái; văn hóa - xã hội; lao động; y tế; văn hóa; phát triển kinh tế; phát triển kết cấu hạ tầng; quốc phòng, an ninh được quy định tại Mục II Quyết định 287/QĐ-TTg.

Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 3.142.198.51
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!