Chủ Đề Văn Bản

Tra cứu Văn bản, Tiêu Chuẩn VN, Công văn Chủ đề văn bản

Danh mục văn bản quan trọng về phát triển Trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam

Trí tuệ nhân tạo (AI) là công nghệ cho phép máy móc, đặc biệt là máy tính, "học hỏi" và "suy nghĩ" như con người.

1. Mục tiêu phát triển Trí tuệ nhân tạo (AI) ở Việt Nam đến năm 2025

Đây là nội dung được để cập tại Khoản 1 Mục II Quyết định 127/QĐ-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể:

- Việt Nam nằm trong nhóm 5 nước dẫn đầu trong khu vực ASEAN và nhóm 60 nước dẫn đầu trên thế giới về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (TTNT);

- Xây dựng được 05 thương hiệu TTNT có uy tín trong khu vực;

- Phát triển được 01 trung tâm quốc gia về lưu trữ dữ liệu lớn và tính toán hiệu năng cao.

- Hình thành được 02 trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia về TTNT; gia tăng số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo về TTNT và tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực TTNT ở Việt Nam;

- Nâng cấp, hình thành mới được 10 cơ sở nghiên cứu và đào tạo trọng điểm về TTNT.

- TTNT được ứng dụng rộng rãi trong hành chính công, dịch vụ công trực tuyến giúp giảm thời gian xử lý công việc, nhân lực bộ máy, giảm thời gian chờ đợi và chi phí của người dân;

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý hành chính nhà nước trong phân phối, sử dụng nguồn lực xã hội, quản lý xã hội và quản lý đô thị, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

2. Mục tiêu phát triển Trí tuệ nhân tạo (AI) ở Việt Nam đến năm 2030

Theo  Khoản 1 Mục II Quyết định 127/QĐ-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ thì mục tiêu phát triển trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam đến năm 2030 như sau:

- Việt Nam nằm trong nhóm 4 nước dẫn đầu trong khu vực ASEAN và nhóm 50 nước dẫn đầu trên thế giới về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT;

- Xây dựng được 10 thương hiệu TTNT có uy tín trong khu vực;

- Phát triển được 03 trung tâm quốc gia về lưu trữ dữ liệu lớn và tính toán hiệu năng cao; kết nối được các hệ thống trung tâm dữ liệu, trung tâm tính toán hiệu năng cao trong nước tạo thành mạng lưới chia sẻ năng lực dữ liệu lớn và tính toán phục vụ TTNT;

- Hình thành được 50 bộ dữ liệu mở, liên thông và kết nối trong các ngành kinh tế, lĩnh vực kinh tế - xã hội phục vụ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT.

- Hình thành được 03 trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia về TTNT;

- Xây dựng được đội ngũ nhân lực chất lượng cao làm về TTNT bao gồm đội ngũ các chuyên gia và các kỹ sư triển khai ứng dụng TTNT. Tăng nhanh số lượng các công trình khoa học, đơn đăng ký sáng chế về TTNT của Việt Nam;

- Có ít nhất 01 đại diện nằm trong bảng xếp hạng nhóm 20 cơ sở nghiên cứu và đào tạo về TTNT dẫn đầu trong khu vực ASEAN.

- Phổ cập được kỹ năng cơ bản về ứng dụng TTNT cho đội ngũ lao động trực tiếp, phục vụ thúc đẩy đổi mới sáng tạo, giảm chi phí, nâng cao năng suất lao động và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân;

- Ứng dụng TTNT phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng an ninh, các hoạt động cứu hộ, cứu nạn, phòng chống thiên tai và ứng phó sự cố, dịch bệnh;

- Cùng với chuyển đổi số, ứng dụng TTNT góp phần thúc đẩy tăng trưởng một số ngành kinh tế.

3. Danh mục văn bản hướng dẫn phát triển Trí tuệ nhân tạo 

4

Quyết định 127/QĐ-TTg năm 2021 về Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Quyết định 127/QĐ-TTg năm 2021 có hiệu lực từ ngày 26/01/2021 quy định về Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030

Định hướng chiến lược phát triển Trí tuệ nhân tạo:

- Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và hành lang pháp lý liên quan đến Trí tuệ nhân tạo;

- Xây dựng hạ tầng dữ liệu và tính toán cho nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT;

- Phát triển hệ sinh thái TTNT;

- Thúc đẩy ứng dụng TTNT;

- Thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực TTNT.

6

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13902:2023 (ISO/IEC 22989:2022) về Công nghệ thông tin - Trí tuệ nhân tạo - Các khái niệm và thuật ngữ trí tuệ nhân tạo

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13902:2023 đưa ra các thuật ngữ và mô tả các khái niệm trong lĩnh vực AI sử dụng đề tham chiếu trong việc xây dựng và công bố các tiêu chuẩn khác và trong việc hỗ trợ trao đổi thông tin giữa các bên hoặc các đối tác liên quan.

7

Công điện 83/CĐ-TTg năm 2024 tăng cường đào tạo nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây do Thủ tướng Chính phủ điện

Công điện 83/CĐ-TTg năm 2024 có hiệu lực từ ngày 23/08/2024 tăng cường đào tạo nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trực tiếp quản lý các cơ sở giáo dục đại học chỉ đạo, hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học phát triển đào tạo nhân lực chất lượng cao các lĩnh vực công nghệ cao, nhất là vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây...

8

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13903:2023 (ISO/IEC TR 24028:2020) về Công nghệ thông tin - Trí tuệ nhân tạo - Tổng quan về tính đáng tin cậy trong trí tuệ nhân tạo

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13903:2023 xem xét các vấn đề dưới đây liên quan đến tính đáng tin cậy trong các hệ thống AI:

- Các phương pháp tiếp cận để tạo lập sự tin cậy vào các hệ thống AI thông qua tính minh bạch, tính diễn giải, khả năng điều khiển v.v..;

- Các bẫy kỹ thuật và các mối đe dọa và rủi ro điển hình liên quan đến các hệ thống AI, các kỹ thuật và phương pháp giảm thiểu có thể;

- Các phương pháp tiếp cận để tạo lập sự tin cậy vào các hệ thống AI thông qua tính minh bạch, tính diễn giải, khả năng điều khiển.

Đặc tả về các mức độ đáng tin cậy đối với các hệ thống AI nằm ngoài phạm vi của tiêu chuẩn này.

 

Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.202.126
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!