Chủ Đề Văn Bản

Tra cứu Văn bản, Tiêu Chuẩn VN, Công văn Chủ đề văn bản

Toàn bộ văn bản hướng dẫn về Trợ giúp pháp lý

Chính sách trợ giúp pháp lý Nhà nước giúp giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo và các đối tượng chính sách, yếu thế trong xã hội

1. Trợ giúp pháp lý là gì?

Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý 2017, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật (Điều 2 Luật Trợ giúp pháp lý 2017).

Theo đó, căn cứ khoản 1 Điều 11 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định: "Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tư pháp, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở và tài khoản riêng."

Ngoài ra, khoản 2 Điều 11 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 và Điều 5 Nghị định 144/2017/NĐ-CP quy định về Chi nhánh Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước như sau: "Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, được thành lập tại các huyện ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, giao thông không thuận tiện đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và chưa có tổ chức hành nghề luật sư hoặc tổ chức tư vấn pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Chi nhánh. Căn cứ nhu cầu và điều kiện thực tế tại địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước."

Toàn bộ văn bản hướng dẫn về Trợ giúp pháp lý (Nguồn ảnh: Internet)

2. Những ai có thể được trợ giúp pháp lý?

Căn cứ theo Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định người được trợ giúp pháp lý bao gồm:

- Người có công với cách mạng.

- Người thuộc hộ nghèo.

- Trẻ em.

- Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

- Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.

- Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính:

+ Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ;

+ Người nhiễm chất độc da cam;

+ Người cao tuổi;

+ Người khuyết tật;

+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự;

+ Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình;

+ Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người;

+ Người nhiễm HIV.

3. Người thực hiện trợ giúp pháp lý

Căn cứ Điều 17 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định người thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm:

- Trợ giúp viên pháp lý;

- Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo phân công của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;

- Tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên làm việc tại tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;

- Cộng tác viên trợ giúp pháp lý.

4. Tiêu chuẩn trợ giúp viên pháp lý

Trợ giúp viên pháp lý là viên chức nhà nước, làm việc tại Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bổ nhiệm và cấp thẻ Trợ giúp viên pháp lý theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp.

Căn cứ Điều 19 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định, công dân Việt Nam là viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể trở thành trợ giúp viên pháp lý:

- Có phẩm chất đạo đức tốt;

- Có trình độ cử nhân luật trở lên;

- Đã được đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư; đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư hoặc tập sự trợ giúp pháp lý;

- Có sức khỏe bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý;

- Không đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật.

5. Tổng hợp văn bản hướng dẫn về trợ giúp pháp lý

1

Luật Trợ giúp pháp lý 2017

Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 quy định về người được trợ giúp pháp lý; tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý; người thực hiện trợ giúp pháp lý; hoạt động trợ giúp pháp lý; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động trợ giúp pháp lý. Trong đó:

- Người được trợ giúp pháp lý được quy định tại Chương II;

- Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý được quy định tại Chương III;

- Người thực hiện trợ giúp pháp lý và tiêu chuẩn; tập sự; bổ nhiệm; cấp thẻ; miễn nhiệm; thu hồi thể đối với trợ giúp viên pháp lý; các trường hợp không được tiếp tục thực hiện hoặc phải từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý được quy định tại Chương IV;

- Hoạt động trợ giúp pháp lý lý được quy định tại Chương V;

- Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động trợ giúp pháp lý được  quy định tại Chương VI.

2

Nghị định 144/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Trợ giúp pháp lý

Nghị định 144/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý về điều kiện khó khăn về tài chính của người được trợ giúp pháp lý; tổ chức và hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước. Trong đó, cần lưu ý các quy định sau:

- Tổ chức và hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước quy định tại Điều 3;

- Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước quy định tại Điều 4.

3

Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã

Nghị định 82/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/09/2020 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã

4

Thông tư 03/2021/TT-BTP sửa đổi Thông tư 08/2017/TT-BTP hướng dẫn Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý; Thông tư 12/2018/TT-BTP hướng dẫn hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành

Thông tư 03/2021/TT-BTP có hiệu lực từ ngày 15/07/2021 sửa đổi Thông tư 08/2017/TT-BTP và Thông tư 12/2018/TT-BTP hướng dẫn về giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý và hướng dẫn về hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý. Trong đó cần lưu ý các quy định đã được sửa đổi sau:

- Sửa đổi, bổ sung khoản 3 thành khoản 2 Điều 16 Thông tư số 08/2017/TT-BTP  quy định về thực hiện hợp đồng trợ giúp pháp lý

- Bổ sung Điều 12a Thông tư số 12/2018/TT-BTP quy định về quản lý, cấp, cấp lại phôi thẻ trợ giúp viên pháp lý và phôi thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý

5

Thông tư 08/2017/TT-BTP về hướng dẫn Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành

Thông tư 08/2017/TT-BTP có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 quy định chi tiết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý; đăng ký tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý; tập sự, kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý. Trong đó, cần lưu ý các quy định sau

- Hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 14;

- Đăng ký tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 19;

- Các mẫu giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 34.

6

Thông tư 12/2018/TT-BTP hướng dẫn hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành

Thông tư 12/2018/TT-BTP có hiệu lực từ ngày 12/10/2018 hướng dẫn về một số hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý tại Chương II và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý tại Chương III

7

Thông tư 09/2018/TT-BTP quy định về Tiêu chí xác định vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp, điển hình do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành

Thông tư 09/2018/TT-BTP có hiệu lực từ ngày 21/08/2018 quy định tiêu chí xác định các vụ việc tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, tư vấn pháp luật trong hoạt động trợ giúp pháp lý là vụ việc trợ giúp pháp lý phức tạp, điển hình

8

Thông tư 05/2022/TT-BTP về quy định mã số, tiêu chuẩn và xếp lương đối với chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành

Thông tư 05/2022/TT-BTP có hiệu lực từ ngày 01/09/2018 quy định về mã số, tiêu chuẩn và xếp lương đối với chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý

9

Thông tư 10/2023/TT-BTP sửa đổi Thông tư 08/2017/TT-BTP hướng dẫn Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý và Thông tư 12/2018/TT-BTP hướng dẫn hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành

Thông tư 10/2023/TT-BTP có hiệu lực từ ngày 15/02/2024 sửa đổi Thông tư 08/2017/TT-BTP và Thông tư 12/2018/TT-BTP hướng dẫn về giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý và hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý. Trong đó, cần lưu ý các quy định đã được sửa đổi sau:
- Sửa đổi khoản 1 Điều 20 Thông tư số 08/2017/TT-BTP quy định về thay đổi nội dung Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý
- Sửa đổi khoản 1 Điều 22 Thông tư số 08/2017/TT-BTP quy định về chấm dứt tham gia trợ giúp pháp lý
- Thay thế một số biểu mẫu Thông tư số 12/2018/TT-BTP: Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý (Mẫu số 02-TP-TGPL); Đơn khiếu nại (Mẫu số 03-TP-TGPL); Đơn đề nghị thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý (Mẫu số 04-TP- TGPL).

10

Thông tư 09/2024/TT-BTP quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành

Thông tư 09/2024/TT-BTP có hiệu lực từ ngày 01/11/2024 quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý

11

Quyết định 172/QĐ-BTP năm 2024 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp

Quyết định 172/QĐ-BTP năm 2024 có hiệu lực từ ngày 16/02/2024 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1540/QĐ-BTP; Quyết định số 2434/QĐ-BTP; Quyết định số 228/QĐ-BTP; Quyết định số 1017/QĐ-BTP quy định về thủ tục hành chính (thủ tục cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý; thủ tục cấp lại thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý; thủ tục thay đổi nội dung Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý; thủ tục chấm dứt tham gia trợ giúp pháp lý; thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý thủ tục rút yêu cầu trợ giúp pháp lý của người được trợ giúp pháp lý; thủ tục thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý; thủ tục giải quyết khiếu nại về trợ giúp pháp lý)

12

Quyết định 228/QĐ-BTP năm 2023 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp

Quyết định 228/QĐ-BTP năm 2023 có hiệu lực từ ngày 27/02/2023 công bố các thủ tục hành chính (thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý; thủ tục rút yêu cầu trợ giúp pháp lý và thủ tục thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý) 

13

Quyết định 1017/QĐ-BTP năm 2023 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp

Quyết định 1017/QĐ-BTP năm 2023 có hiệu lực từ ngày 13/06/2023 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1170/QĐ-BTP công bố về thủ tục “cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý”

14

Quyết định 1170/QĐ-BTP năm 2021 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp

Quyết định 1170/QĐ-BTP năm 2021 có hiệu lực từ ngày 15/07/2021 công bố các thủ tục hành chính (thủ tục lựa chọn, ký hợp đồng với luật sư; thủ tục lựa chọn, ký hợp đồng với tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật và thủ tục cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý)

15

Thông tư liên tịch 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành

Thông tư liên tịch 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTCA có hiệu lực từ ngày  01/09/2018 quy định về phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng nhằm bảo đảm quyền của người được trợ giúp pháp lý; đăng ký, từ chối, hủy bỏ việc đăng ký bào chữa. Trong đó, cần lưu ý việc đăng ký bào chữa, đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự quy định tại Điều 12

Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 44.220.251.236
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!