1. Ban hành 11 biểu mẫu sử dụng trong xử lý VPHC lĩnh vực Quốc phòng
Nội dung đề cập tại Thông tư 79/2022/TT-BQP ngày 04/11/2022 quy định về việc ban hành quản lý và sử dụng biểu mẫu trong xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
Theo đó, 11 biểu mẫu sử dụng trong xử lý VPHC của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng gồm:
- Biên bản ghi nhận vụ việc (MBBGNVV);
- Quyết định gia hạn thời hạn giải trình (MQĐGHGT);
- Thông báo về việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính (MTBTG);
- Đề nghị khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là chỗ ở (MĐNK);
- Phiếu khảo sát giá hàng hóa (MPKSG);
- Biên bản giao nhận hồ sơ vụ vi phạm để xử lý vi phạm hành chính (MBBGN);
- Quyết định thành lập Hội đồng xác định giá trị tang vật bị tạm giữ do vi phạm hành chính (MQĐTLHĐ);
- Biên bản họp Hội đồng xác định giá trị tang vật bị tạm giữ do vi phạm hành chính (MBBHHĐ);
- Quyết định bán tang vật bị tạm giữ do vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng (MQĐBTS);
- Biên bản bán tang vật bị tạm giữ do vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng (MBBBH);
- Sổ theo dõi xử phạt vi phạm hành chính (MSTDXP).
Thông tư 79/2022/TT-BQP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/12/2022.
2. Bổ sung trường hợp không áp dụng mua sắm sử dụng nguồn vốn nhà nước
Ngày 11/11/2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 68/2022/TT-BTC sửa đổi Thông tư 58/2016/TT-BTC quy định về việc sử dụng nguồn vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị trực thuộc.
Theo đó, bổ sung thêm các trường hợp không áp dụng mua sắm sử dụng nguồn vốn nhà nước ngoài các trường hợp theo quy định hiện hành tại Thông tư 58/2016/TT-BTC , bao gồm:
- Mua các loại thuốc áp dụng theo quy định của Luật Dược 2016 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Các nội dung quy định khác về mua sắm trang thiết bị y tế tại Nghị định 98/2021/NĐ-CP ngày 08/11/2021;
- Mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc dự án có sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) phát sinh từ điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế áp dụng theo quy định của Luật đấu thầu , Nghị định 63/2014/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn;
- Mua sắm tài sản để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ áp dụng theo quy định tại Nghị định 70/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018;
- Đối với các lĩnh vực đã có quy định pháp luật chuyên ngành về mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thì áp dụng theo quy định chuyên ngành đối với từng lĩnh vực.
Thông tư 68/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 14/11/2022.
3. Cơ cấu tổ chức mới của Bộ Y tế
Ngày 15/11/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 95/2022/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế.
Theo đó, cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế sẽ có 21 cơ quan, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ, bao gồm:
(1) Vụ Bảo hiểm y tế.
(2) Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em.
(3) Vụ Tổ chức cán bộ.
(4) Vụ Kế hoạch - Tài chính.
(5) Vụ Pháp chế.
(6) Vụ Hợp tác quốc tế.
(7) Văn phòng Bộ.
(8) Thanh tra Bộ.
(9) Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo.
(10) Cục Y tế dự phòng.
(11) Cục Phòng, chống HIV/AIDS.
(12) Cục Quản lý Môi trường y tế.
(13) Cục Quản lý Khám, chữa bệnh.
(14) Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền.
(15) Cục Quản lý Dược.
(16) Cục An toàn thực phẩm.
(17) Cục Cơ sở hạ tầng và Thiết bị y tế.
(18) Cục Dân số.
(19) Viện Chiến lược và Chính sách y tế.
(20) Trung tâm Thông tin y tế Quốc gia.
(21) Báo Sức khỏe và Đời sống.
So với Nghị định 75/2017/NĐ-CP , cơ cấu của Bộ Y tế đã bổ sung 02 cơ quan, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ là Cục Cơ sở hạ tầng và Thiết bị y tế, Trung tâm Thông tin y tế Quốc gia.
Ngoài ra, giải thể Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng.
Nghị định 95/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2022 và thay thế cho Nghị định 75/2017/NĐ-CP .
4. Quy định về tiêu chuẩn thời gian thực tế hoạt động chuyên môn với giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần
Đây là nội dung được quy định tại Thông tư 11/2022/TT-BYT về tiêu chuẩn, hồ sơ, thủ tục bổ nhiệm, cấp thẻ, miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần.
Theo đó, thời gian thực tế hoạt động chuyên môn với giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần như sau:
- Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y:
Phải có thời gian thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo theo quy định từ đủ 05 năm trở lên.
Trường hợp đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 03 năm trở lên.
- Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần:
Phải có thời gian thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Thông tư 11/2022/TT-BYT tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ đủ 05 năm trở lên.
Trường hợp đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y tâm thần thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 03 năm trở lên.
Thông tư 11/2022/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 15/12/2022 và thay thế Thông tư 02/2014/TT-BYT.