NLĐ có 2 HĐLĐ trở lên: Kế toán, nhân sự, NLĐ cần biết điều này

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Mai Thanh Lợi
10/10/2023 08:15 AM

Xin hỏi trường hợp NLĐ có 2 HĐLĐ trở lên cùng thời điểm thì đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như thế nào? - Văn Khánh (Bình Định)

NLĐ có 2 HĐLĐ trở lên thì đóng BHXH thế nào?

Căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên; mức đóng hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Đối với hợp đồng lao động mà không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

NLĐ có 2 HĐLĐ trở lên: Kế toán, nhân sự, NLĐ cần biết điều này

NLĐ có 2 HĐLĐ trở lên đóng bảo hiểm, khấu trừ thuế TNCN như thế nào? (Hình từ internet)

NLĐ có 2 HĐLĐ trở lên thì khấu trừ thuế TNCN như thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì trường hợp người lao động ký hợp đồng lao động với nhiều doanh nghiệp khác nhau thì sẽ bị khấu trừ thuế thu nhập cá nhân tương ứng với tiền lương, tiền công của từng hợp đồng lao động đã giao kết, cụ thể như sau:

(1) Đối với các hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên: Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, cụ thể như sau:

(2) Đối với các hợp đồng lao động có thời hạn từ dưới 3 tháng: Khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập nếu có tổng mức trả thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên.

Đến kỳ quyết toán thuế thu nhập cá nhân, người lao động trong trường hợp này có trách nhiệm thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo quy định.

NLĐ có 2 HĐLĐ trở lên thì đóng BHYT như thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) thì trường hợp người lao động có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.

Đối với hợp đồng lao động mà không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

NLĐ có 2 HĐLĐ trở lên thì đóng bảo hiểm thất nghiệp thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 43 Luật Việc làm 2013 thì trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Đối với hợp đồng lao động mà không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.

NLĐ có 2 HĐLĐ trở lên thì đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ra sao?

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 43 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thì trường hợp người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng hợp đồng lao động đã giao kết nếu người lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người lao động được giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo nguyên tắc đóng, hưởng do Chính phủ.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 9,301

Bài viết về

Hợp đồng lao động

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]