Hướng dẫn xây dựng phiếu an toàn hóa chất

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Lê Trương Quốc Đạt
31/01/2023 17:29 PM

Xin hỏi về đối tượng phải lập phiếu an toàn hóa chất và hướng dẫn xây dựng phiếu an toàn hóa chất thế nào? - Tiến Dũng (Long An)

Hướng dẫn xây dựng phiếu an toàn hóa chất

Hướng dẫn xây dựng phiếu an toàn hóa chất

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Đối tượng phải lập phiếu an toàn hóa chất

Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 29 Luật Hóa chất 2007 quy định về lập phiếu an toàn hóa chất như sau:

- Hoá chất nguy hiểm bao gồm chất nguy hiểm, hỗn hợp chất có hàm lượng chất nguy hiểm trên mức quy định. Hoá chất nguy hiểm phải được lập phiếu an toàn hóa chất.

- Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất nguy hiểm trước khi đưa vào sử dụng, lưu thông trên thị trường phải lập phiếu an toàn hóa chất.

Như vậy, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất nguy hiểm trước khi đưa vào sử dụng, lưu thông trên thị trường phải lập phiếu an toàn hóa chất

2. Nội dung của phiếu an toàn hóa chất

Nội dung của phiếu an toàn hóa chất theo khoản 3 Điều 29 Luật Hóa chất 2007 gồm:

- Nhận dạng hóa chất;

- Nhận dạng đặc tính nguy hiểm của hóa chất;

- Thông tin về thành phần các chất;

- Đặc tính lý, hóa của hóa chất;

- Mức độ ổn định và khả năng hoạt động của hóa chất;

- Thông tin về độc tính;

- Thông tin về sinh thái;

- Biện pháp sơ cứu về y tế;

- Biện pháp xử lý khi có hoả hoạn;

- Biện pháp phòng ngừa, ứng phó khi có sự cố;

- Yêu cầu về cất giữ;

- Tác động lên người và yêu cầu về thiết bị bảo vệ cá nhân;

- Yêu cầu trong việc thải bỏ;

- Yêu cầu trong vận chuyển;

- Quy chuẩn kỹ thuật và quy định pháp luật phải tuân thủ;

- Các thông tin cần thiết khác.

3. Quy định về xây dựng phiếu an toàn hóa chất

Theo Điều 24 Nghị định 113/2017/NĐ-CP (sửa đổi Nghị định 82/2022/NĐ-CP) quy định hóa chất nguy hiểm và hỗn hợp chất chứa một hoặc một số chất nguy hiểm có hàm lượng lớn hơn hoặc bằng mức quy định sau phải xây dựng phiếu an toàn hóa chất:

TT

Phân loại hóa chất

Hàm lượng

1

Độc cấp tính

≥ 1,0%

2

Ăn mòn/Kích ứng da

≥ 1,0%

3

Tổn thương mắt nghiêm trọng/Kích ứng mắt

≥ 1,0%

4

Tác nhân nhạy da/hô hấp

≥ 1,0%

5

Đột biến tế bào mầm (cấp 1)

≥ 0,1%

6

Đột biến tế bào mầm (cấp 2)

≥ 1,0%

7

Tác nhân gây ung thư

≥ 0,1%

8

Độc tính sinh sản

≥ 0,1%

9

Độc tính đến cơ quan cụ thể sau phơi nhiễm đơn

≥ 1,0%

10

Độc tính đến cơ quan cụ thể sau phơi nhiễm lặp lại

≥ 1,0%

11

Nguy hại hô hấp (cấp 1)

≥ 1,0%

12

Nguy hại hô hấp (cấp 2)

≥ 1,0%

13

Nguy hại đối với môi trường thủy sinh

≥ 1,0%

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất nguy hiểm phải cung cấp Phiếu an toàn hóa chất cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động hóa chất.

Phiếu an toàn hóa chất phải được xây dựng bằng tiếng Việt. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn cụ thể việc thực hiện xây dựng phiếu an toàn hóa chất.

4. Hướng dẫn xây dựng phiếu an toàn hóa chất

Hướng dẫn xây dựng phiếu an toàn hóa chất theo Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư 32/2017/TT-BCT như sau:

STT

Yêu cầu bắt buộc

Giải thích

1

Nhận dạng hóa chất và thông tin về nhà cung cấp         

a) Mã phân loại sản phẩm theo GHS hoặc các nhận dạng khác của sản phẩm/hóa chất {Số CAS; số UN (nếu có); Số đăng ký EC (nếu có); Tên thương mại}

b) Mục đích sử dụng và hạn chế khi sử dụng:  Ghi ngắn gọn mục đích sử dụng- ví dụ: làm dung môi hòa tan nhựa PVC

c) Thông tin nhà cung cấp (nhập khẩu; sản xuất; phân phối): Tên; địa chỉ; số điện thoại...

d) Số điện thoại liên hệ trong trường hợp khẩn cấp

2

Nhận dạng đặc tính nguy hiểm của hóa chất

a) Phân loại theo GHS và thông tin phân loại theo theo số liệu hợp lệ có sẵn của các quốc gia, khu vực, tổ chức thử nghiệm. (Ví dụ: EU, Mỹ, OSHA…)

b) Các yếu tố nhãn theo GHS (Cảnh báo nguy hiểm, hướng dẫn bảo quản, sử dụng..)

c) Các thông tin nguy hại khác (nếu có, ví dụ: bụi nổ…)

3

Thông tin về thành phần các chất

 

Phải thể hiện được một hoặc nhiều hơn một các thông tin sau:

Đơn chất

a) Nhận dạng hóa chất:Tên thông thường

b) Các nhận dạng khác của sản phẩm/hóa chất {Số CAS; số UN (nếu có); Số đăng ký EC (nếu có) };

c) Tên thương mại;

d) Tạp chất và chất ổn định có ảnh hưởng đến việc phân loại hóa chất.

Hỗn hợp chất

Nhận dạng hóa chất, nồng độ, phần trăm nồng độ trong khoảng xác định của tất cả các chất độc hại trên ngưỡng quy định

Ghi chú: Các quy định pháp lý về thông tin bí mật thương mại (CBI) sẽ được ưu tiên khi liệt kê thành phần các chất

4

Biện pháp sơ cứu về y tế

a) Mô tả các biện pháp tương ứng với các đường phơi nhiễm (Trường hợp tai nạn khi tiếp xúc với mắt (bị văng, dây vào mắt): Trường hợp tai nạn tiếp xúc trên da (bị dây vào da); Trường hợp tai nạn tiếp xúc theo đường hô hấp (hít thở phải hóa chất nguy hiểm dạng hơi, khí)

b) Các triệu chứng/tác hại nghiêm trọng tức thời và ảnh hưởng sau này

c) Các chỉ thị và hướng dẫn cấp cứu đặc biệt cần thiết

5

Biện pháp xử lý khi có hỏa hoạn

a) Các phương tiện chữa cháy thích hợp

b) Các chất độc được sinh ra khi bị cháy (khí độc….)

c) Phương tiện, trang phục bảo hộ và cảnh báo cần thiết khi chữa cháy

6

Biện pháp phòng ngừa, ứng phó khi có sự cố

a) Trang thiết bị bảo hộ và quy trình ứng phó sự cố

b) Các cảnh báo về môi trường

c) Biện pháp, vật liệu vệ sinh sau khi xảy ra sự cố

7

Yêu cầu về sử dụng, bảo quản

 

a) Biện pháp, điều kiện cần áp dụng khi sử dụng, thao tác với hóa chất nguy hiểm (ví dụ: thông gió, chỉ dùng trong hệ thống kín, sử dụng thiết bị điện phòng nổ, vận chuyển nội bộ…)

b) Biện pháp, điều kiện cần áp dụng khi bảo quản (ví dụ: nhiệt độ, cách sắp xếp, các hạn chế về nguồn gây cháy, nổ, các chất cần tránh bảo quản chung…)

8

Kiểm soát phơi nhiễm/yêu cầu về thiết bị bảo vệ cá nhân

a) Các thông số kiểm soát (ví dụ: ngưỡng giới hạn tiếp xúc nghề nghiệp, ngưỡng giới hạn các chỉ số sinh học)

b) Các biện pháp kiểm soát thiết bị phù hợp

c) Biện pháp và thiết bị bảo hộ cá nhân

9

Đặc tính lý, hóa của hóa chất

a) Trạng thái vật lý

b) Điểm sôi (oC)

c) Màu sắc

d) Điểm nóng chảy (oC)

đ) Mùi đặc trưng

e) Điểm cháy (oC) (Flash point) theo phương pháp xác định

g) Áp suất hóa hơi (mm Hg) ở nhiệt độ, áp suất tiêu chuẩn

h) Nhiệt độ tự cháy (oC)

i) Tỷ trọng hơi (Không khí = 1) ở nhiệt độ, áp suất tiêu chuẩn

k) Giới hạn nồng độ cháy, nổ trên (% hỗn hợp với không khí)

l) Độ hòa tan trong nước

m) Giới hạn nồng độ cháy, nổ dưới (% hỗn hợp với không khí)

n) Độ pH

o) Tỷ lệ hóa hơi

p) Khối lượng riêng (kg/m3)

q) Các tính chất khác nếu có

10

Mức ổn định và phản ứng  của hóa chất

a) Khả năng phản ứng.

b) Tính ổn định

c) Phản ứng nguy hiểm (ví dụ: ăn mòn, cháy nổ…)

d) Các điều kiện cần tránh (ví dụ: tĩnh điện, rung, lắc…)

đ) Vật liệu không tương thích

e) Phản ứng phân hủy và các sản phẩm độc của phản ứng phân hủy.

11

Thông tin về độc tính

Mô tả chính xác, đầy đủ các tác hại đến sinh thái khác nhau và cơ sở dữ liệu sẵn có sử dụng để nhận biết các tác hại đó, bao gồm:

a) Thông tin về các đường phơi nhiễm khác nhau (ví dụ: đường thở, tiêu hóa, tiếp xúc mắt/da)

b) Các triệu chứng liên quan đến tính độc hại của hóa chất và độc sinh thái

c) Tác hại tức thì, tác hại lâu dài và những ảnh hưởng mãn tính do phơi nhiễm ngắn hạn và dài hạn.

d) Liệt kê những thông số về độc tính (ước tính mức độ độc cấp tính)

12

Thông tin về sinh thái

a) Độc môi trường (nước và trên cạn)

b) Tính bền vững, khó phân hủy và khả năng phân hủy

c) Khả năng tích lũy sinh học

d) Độ linh động trong đất

đ) Các tác hại khác

13

Thông tin về thải bỏ

Mô tả các loại chất thải và các thông tin xử lý an toàn, các biện pháp thải bỏ, có tính đến bao bì nhiễm độc

14

Thông tin khi vận chuyển

Phải thể hiện được một hoặc nhiều hơn một các thông tin liên quan sau:

a) Số hiệu UN

b) Tên phương tiện vận chuyển đường biển

c) Loại nhóm hàng nguy hiểm trong vận chuyển

d) Quy cách đóng gói (nếu có)

đ) Độc môi trường (chất ô nhiễm đại dương)

e) Vận chuyển trong tàu lớn

g) Những cảnh báo đặc biệt mà người sử dụng cần lưu ý, cần tuân thủ trong vận chuyển.

15

Thông tin về pháp luật

Các thông tin pháp luật về an toàn, sức khỏe và môi trường đối với hóa chất

16

Các thông tin cần thiết khác, bao gồm các thông tin khi xây dựng và hiệu đính Phiếu an toàn hóa chất

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 10,638

Bài viết về

lĩnh vực khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn