Quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng trong công tác bảo vệ rừng

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
24/07/2024 17:45 PM

Bài viết sau có nội dung về phòng cháy và chữa cháy rừng trong công tác bảo vệ rừng được quy định tại Luật Lâm nghiệp 2017.

Quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng trong công tác bảo vệ rừng

Quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng trong công tác bảo vệ rừng (Hình từ Internet)

1. Quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng trong công tác bảo vệ rừng

Theo quy định tại Điều 39 Luật Lâm nghiệp 2017 thì việc phòng cháy và chữa cháy rừng trong công tác bảo vệ rừng như sau:

- Chủ rừng phải lập và thực hiện phương án phòng cháy và chữa cháy rừng; chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Mọi trường hợp sử dụng lửa trong rừng, gần rừng để dọn nương rẫy, dọn đồng ruộng, chuẩn bị đất trồng rừng, đốt trước mùa khô hanh hoặc dùng lửa vì mục đích khác, người sử dụng lửa phải thực hiện các biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng.

- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tiến hành hoạt động trong rừng, xây dựng công trình ở trong rừng, ven rừng phải chấp hành quy định về phòng cháy và chữa cháy; thực hiện biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng của chủ rừng.

- Khi xảy ra cháy rừng, chủ rừng phải kịp thời chữa cháy rừng, thông báo ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan; khắc phục hậu quả sau cháy rừng và báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm phối hợp chữa cháy rừng kịp thời.

- Trường hợp cháy rừng xảy ra trên diện rộng có nguy cơ gây thảm họa dẫn đến tình trạng khẩn cấp, việc chữa cháy rừng phải thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

- Kiểm lâm chủ trì, phối hợp với lực lượng cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn hướng dẫn chủ rừng xây dựng phương án phòng cháy và chữa cháy rừng.

2. Hướng dẫn phòng, trừ sinh vật gây hại rừng trong công tác bảo vệ rừng

Việc phòng, trừ sinh vật gây hại rừng trong công tác bảo vệ rừng được quy định cụ thể tại Điều 40 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau:

- Việc phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; nuôi hoặc chăn, thả động vật vào rừng phải thực hiện theo quy định của Luật Lâm nghiệp 2017, pháp luật về đa dạng sinh học, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y.

- Chủ rừng phải thực hiện các biện pháp phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; khi phát hiện có sinh vật gây hại rừng trên diện tích rừng được giao, được thuê thì phải báo ngay cho cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y gần nhất để được hướng dẫn và hỗ trợ biện pháp phòng, trừ; tăng cường áp dụng biện pháp lâm sinh, sinh học trong phòng, trừ sinh vật gây hại rừng.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức dự báo tình hình dịch bệnh; chỉ đạo biện pháp phòng, trừ sinh vật gây hại rừng.

- Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức, chỉ đạo việc phòng, trừ sinh vật gây hại rừng tại địa phương, không để sinh vật gây hại rừng lây lan sang địa phương khác.

3. Quy định về lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng

Theo Điều 41 Luật Lâm nghiệp 2017 thì lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng được quy định như sau:

- Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ nơi không thành lập Kiểm lâm; doanh nghiệp nhà nước, tổ chức không thuộc lực lượng vũ trang được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng và đất rừng được tổ chức lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.

- Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

+ Tuần tra, kiểm tra về bảo vệ rừng, đất rừng quy hoạch cho lâm nghiệp;

+ Thực hiện biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng;

+ Thực hiện biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng; được sử dụng công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

- Chủ rừng có trách nhiệm trực tiếp quản lý, chỉ đạo hoạt động của lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng; bảo đảm chế độ cho lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng theo quy định của pháp luật.

Võ Tấn Đại

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5

Bài viết về

lĩnh vực khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn