Loài hươu sao được phép chăn nuôi theo quy định này

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
21/06/2024 17:00 PM

Nội dung quy định hươu sao được phép chăn nuôi theo được quy định tại Luật Chăn nuôi 2018.

 Loài hươu sao được phép quản lý chăn nuôi theo quy định này

 Loài hươu sao được phép quản lý chăn nuôi theo quy định này (Hình từ internet)

Quy định hươu sao được phép chăn nuôi

Theo Điều 67 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về quản lý nuôi hươu sao như sau:

- Tổ chức, cá nhân chỉ được phép nuôi hươu sao đã được thuần hóa, có nguồn gốc hợp pháp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nguồn gốc của hươu sao được nuôi.

- Tổ chức, cá nhân nuôi hươu sao phải có chuồng nuôi phù hợp với đặc tính sinh học của hươu sao, bảo đảm an toàn cho người và vật nuôi khác, bảo đảm vệ sinh môi trường, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, phòng ngừa dịch bệnh và an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

-Chính phủ quy định chi tiết Điều 67 Luật Chăn nuôi 2018.

Ngoài ra, tại Điều 26 Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn quy định về quản lý nuôi hươu sao như sau:

- Căn cứ quy mô chăn nuôi, cơ sở nuôi hươu sao phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 55 hoặc Điều 56 của Luật Chăn nuôi 2018 và các yêu cầu sau:

+ Trại chăn nuôi phải bảo đảm hươu sao được sống gần gũi với điều kiện tự nhiên;

+ Con giống hươu sao phải có nguồn gốc từ cơ sở nuôi hươu sao hợp pháp;

+ Cơ sở sản xuất giống phải có hồ sơ theo dõi cá thể và hệ phả hươu sao.

- Tổ chức, cá nhân khai thác, bảo quản nhung hươu phải thực hiện yêu cầu sau:

+ Sử dụng biện pháp để giảm đau cho hươu khi thực hiện thủ thuật cắt nhung;

+ Bảo quản nhung hươu sau khi cắt trong điều kiện bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm;

+ Ghi chép, lưu trữ thông tin về khai thác, bảo quản nhung hươu bảo đảm truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.

Như vậy, pháp luật Việt Nam cho phép chăn nuôi loài hươu sao nhưng phải đáp ứng các điều kiện quy định đã nêu bên trên.

Những quy định về điều kiện của cơ sở chăn nuôi

Căn cứ các Điều tại Mục 1 Chương IV Luật Chăn nuôi 2018 như sau:

* Quy mô chăn nuôi

- Quy mô chăn nuôi bao gồm các loại sau đây:

+ Chăn nuôi trang trại bao gồm chăn nuôi trang trại quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ;

+ Chăn nuôi nông hộ.

- Chính phủ quy định chi tiết Điều 52 Luật Chăn nuôi 2018.

* Đơn vị vật nuôi và mật độ chăn nuôi

- Đơn vị vật nuôi là đơn vị quy đổi của gia súc, gia cầm theo khối lượng sống, không phụ thuộc vào giống, tuổi và giới tính. Mỗi đơn vị vật nuôi tương đương với 500 kg khối lượng vật nuôi sống.

- Mật độ chăn nuôi được tính bằng tổng số đơn vị vật nuôi trên 01 ha đất nông nghiệp.

- Việc xác định quy mô chăn nuôi phải căn cứ vào mật độ chăn nuôi.

- Chính phủ quy định mật độ chăn nuôi cho từng vùng căn cứ vào chiến lược phát triển chăn nuôi, công nghệ chăn nuôi, môi trường sinh thái.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào mật độ chăn nuôi của vùng quy định mật độ chăn nuôi của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

(Điều 53 Luật Chăn nuôi 2018)

* Kê khai hoạt động chăn nuôi

- Tổ chức, cá nhân chăn nuôi phải kê khai hoạt động chăn nuôi với Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định loại, số lượng vật nuôi phải thực hiện kê khai, thời điểm kê khai và mẫu kê khai hoạt động chăn nuôi.

* Chăn nuôi trang trại

- Chăn nuôi trang trại phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Vị trí xây dựng trang trại phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng, chiến lược phát triển chăn nuôi; đáp ứng yêu cầu về mật độ chăn nuôi quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 53 Luật Chăn nuôi 2018.;

+ Có đủ nguồn nước bảo đảm chất lượng cho hoạt động chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi;

+ Có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

+ Có chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi phù hợp với từng loại vật nuôi;

+ Có hồ sơ ghi chép quá trình hoạt động chăn nuôi, sử dụng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vắc-xin và thông tin khác để bảo đảm truy xuất nguồn gốc; lưu giữ hồ sơ trong thời gian tối thiểu là 01 năm sau khi kết thúc chu kỳ chăn nuôi;

+ Có khoảng cách an toàn từ khu vực chăn nuôi trang trại đến đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi và từ nguồn gây ô nhiễm đến khu vực chăn nuôi trang trại.

- Tổ chức, cá nhân chăn nuôi trang trại quy mô lớn phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi.

- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định khoảng cách an toàn trong chăn nuôi trang trại bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường.

(Điều 54 Luật Chăn nuôi 2018)

* Chăn nuôi nông hộ

Chăn nuôi nông hộ phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

- Chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người;

- Định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi;

- Có các biện pháp phù hợp để vệ sinh phòng dịch; thu gom, xử lý phân, nước thải chăn nuôi, xác vật nuôi và chất thải chăn nuôi khác theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.

(Điều 55 Luật Chăn nuôi 2018)

* Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân chăn nuôi

- Tổ chức, cá nhân chăn nuôi có quyền sau đây:

+ Tổ chức, cá nhân đã thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Điều 54 của Luật Chăn nuôi 2018 được hỗ trợ thiệt hại, khôi phục sản xuất khi bị thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật;

+ Được hưởng chính sách của Nhà nước có liên quan đến hoạt động chăn nuôi;

+ Được tập huấn, đào tạo về chăn nuôi;

+ Quảng bá sản phẩm theo quy định của pháp luật;

+ Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến chăn nuôi theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức, cá nhân chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:

+ Thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Điều 54 Luật Chăn nuôi 2018;

+ Thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi;

+ Xử lý chất thải chăn nuôi theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

+ Bảo đảm đối xử nhân đạo với vật nuôi theo quy định của pháp luật.

* Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi.

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi được cấp lại trong trường hợp sau đây:

+ Bị mất, bị hỏng;

+ Thay đổi thông tin về tổ chức, cá nhân trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi.

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi bị thu hồi trong trường hợp sau đây:

+ Bị tẩy, xóa, sửa chữa nội dung trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi;

+ Cơ sở chăn nuôi trang trại không còn đủ điều kiện quy định tại Điều 55 Luật Chăn nuôi 2018;

+ Cơ sở chăn nuôi trang trại có hành vi vi phạm khác mà pháp luật quy định phải thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi.

- Chính phủ quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi.

Lê Nguyễn Anh Hào

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 160

Bài viết về

lĩnh vực khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn