Đề xuất nâng mức bồi dưỡng 350.000 đồng/ngày với người rà phá bom mìn

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
20/06/2024 17:30 PM

Thủ tướng Chính phủ đề xuất nâng mức bồi dưỡng 350.000 đồng/ngày đối với người thực hiện nhiệm vụ rà phá bom mìn.

Đề xuất nâng mức bồi dưỡng 350.000 đồng/ngày với người rà phá bom mìn

Đề xuất nâng mức bồi dưỡng 350.000 đồng/ngày đối với người rà phá bom mìn (Hình từ Internet)

Đề xuất nâng mức bồi dưỡng 350.000 đồng/ngày với người rà phá bom mìn

Khảo sát, rà phá bom mìn, vật nổ sau chiến tranh là những nội dung thuộc quy định về quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh tại Điều 4 Nghị định 18/2019/NĐ-CP bao gồm:

- Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, đánh giá mức độ tồn lưu bom mìn vật nổ sau chiến tranh;

- Rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh;

- Tuyên truyền, giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ sau chiến tranh cho nhân dân;

- Hỗ trợ nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh;

- Đào tạo, nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và công nghệ liên quan đến khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh.

Bản Dự thảo Quyết định về chế độ bồi dưỡng đối với các đối tượng đang hưởng lương, phụ cấp từ nguồn ngân sách nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ khảo sát, rà phá bom, mìn, vật nổ sau chiến tranh (sau đây gọi là Dự thảo Quyết định) căn cứ theo quy định tại Nghị định 18/2019/NĐ-CP về quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom, mìn, vật nổ sau chiến tranh.

Theo đó, đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Dự thảo Quyết định ngoài chế độ tiền lương, phụ cấp (nếu có) theo quy định của pháp luật, được hưởng chế độ bồi dưỡng mức 350.000 đồng/người/ngày, tính theo ngày thực tế thực hiện nhiệm vụ tại khu vực khảo sát, rà phá bom, mìn, vật nổ.

Các đối tượng được áp dụng chế độ bồi dưỡng quy định tại khoản 1 Điều 2 Dự thảo Quyết định bao gồm: Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng; cán bộ, công chức, viên chức đang hưởng lương, phụ cấp từ nguồn ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khảo sát, rà phá bom, mìn, vật nổ.

Trong ngày thực tế làm việc, nếu thời gian trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tại khu vực khảo sát, rà phá bom, mìn, vật nổ dưới 04 giờ thì được tính bằng ½ ngày; từ đủ 04 giờ trở lên được tính 01 ngày.

- Khi trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khảo sát, rà phá bom, mìn, vật nổ, nếu bị thương, bị bệnh hoặc hy sinh được xem xét công nhận là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, liệt sĩ theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và các chế độ, chính sách khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

Giải thích một số thuật ngữ:

- Bom mìn vật nổ sau chiến tranh là tên gọi chung cho các loại bom, mìn, lựu đạn, quả nổ, ngư lôi, thủy lôi, vật liệu nổ, đầu đạn tên lửa, đạn pháo và đầu đạn pháo, các loại đạn, ngòi nổ, thuốc nổ, phương tiện gây nổ còn tồn lưu sau chiến tranh.

- Khảo sát bom mìn vật nổ là hoạt động can thiệp cụ thể bằng các trang thiết bị nhằm kiểm tra tình trạng ô nhiễm bom mìn vật nổ trên một khu vực được xác nhận có khả năng ô nhiễm bom mìn vật nổ sau khi điều tra.

- Rà phá bom mìn vật nổ là hoạt động dò tìm, thu gom, tiêu hủy hoặc vô hiệu hóa bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh tại các khu vực được xác định là bị ô nhiễm bom mìn vật nổ nhằm giải phóng đất đai, khôi phục sản xuất, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân.

(theo khoản 1, 3, 5 Điều 3 Nghị định 18/2019/NĐ-CP)

Trần Trọng Tín

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 790

Bài viết về

lĩnh vực khác

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]