Tăng hệ số trượt giá BHXH 2025 ảnh hưởng đến những khoản tiền nào?

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Ngọc Quế Anh
22/01/2025 09:45 AM

Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc về tăng hệ số trượt giá BHXH 2025 ảnh hưởng đến những khoản tiền nào?

Tăng hệ số trượt giá BHXH 2025 ảnh hưởng đến những khoản tiền nào? (Hình từ internet)

Ngày 10/01/2025, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

Hệ số trượt giá BHXH 2025 là bao nhiêu?

Hệ số trượt giá BHXH 2025 được quy định cụ thể tại Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH như sau: 

Bảng 1: Đối với người tham gia BHXH bắt buộc

Năm

Trước 1995

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

Mức điều chỉnh

5,63

4,78

4,51

4,37

4,06

3,89

3,95

3,97

3,82

3,70

3,43

Năm

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Mức điều chỉnh

3,17

2,95

2,72

2,21

2,07

1,90

1,60

1,47

1,37

1,32

1,31

Năm

2016

2017

2018

2019

2020

2021

2022

2023

2024

2025

 

Mức điều chỉnh

1,28

1,23

1,19

1,16

1,12

1,10

1,07

1,04

1,00

1,00

 

Bảng 2: Đối với người tham gia BHXH tự nguyện

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Mức điều chỉnh

2,21

2,07

1,90

1,60

1,47

1,37

1,32

1,31

1,28

Năm

2017

2018

2019

2020

2021

2022

2023

2024

2025

Mức điều chỉnh

1,23

1,19

1,16

1,12

1,10

1,07

1,04

1,00

1,00

Tăng hệ số trượt giá BHXH 2025 ảnh hưởng đến những khoản tiền nào?

Có thể thấy, so với năm 2024, hệ số trượt giá BHXH năm 2025 trong các giai đoạn đều tăng, có giai đoạn tăng mạnh đến 0,11 (giai đoạn đóng BHXH bắt buộc năm 2005).

Mà theo quy định thì hệ số trượt giá BHXH là một trong các căn cứ để tính tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH của người lao động. Cụ thể:

Tiền lương/thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm

=

Tổng tiền lương/thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm

x

Mức điều chỉnh tiền lương/thu nhập đã đóng bảo hiểm xã hội của từng năm tương ứng

Đồng thời, mức bình quân tiền lương/thu nhập bình quân tháng đóng BHXH (Mbqtl) được tính như sau:

Mbqtl

=

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH sau điều chỉnh

Tổng số tháng đóng BHXH

Trên cơ sở đó, những khoản tiền BHXH sau được tính theo mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH sẽ bị thay đổi khi hệ số trượt giá thay đổi:

(1) Lương hưu hàng tháng:

Tại Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP nêu rõ cách tính lương hưu như sau:

Lương hưu

=

Tỷ lệ hưởng

x

Mbqtl

(2) Trợ cấp 01 lần khi về hưu:

Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH.

(3) BHXH 01 lần:

Mức hưởng BHXH 1 lần

=

(1,5 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014)

+

(2 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH sau năm 2014)

(4) Trợ cấp tuất 01 lần:

- Người đang hưởng lương hưu chết:

Mức hưởng

=

48 x Lương hưu

-

0,5

x

(Số tháng đã hưởng lương hưu - 2)

x

Lương hưu

- Người lao động đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng chết:

Mức hưởng

=

1,5 x Mbqtl

x

Số năm đóng BHXH trước năm 2014

+

2 x Mbqtl

x

Số năm đóng BHXH từ năm 2014 trở đi

Như vậy, năm 2025, khi hệ số trượt giá tăng, các khoản tiền BHXH trên cũng sẽ tăng theo.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5

Bài viết về

lĩnh vực Bảo hiểm

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]