Lưu ý thời hạn trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN tháng 2 năm 2025 (hình từ internet)
Theo khoản 1 Điều 7 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, nếu doanh nghiệp đóng BHXH, BHYT, BHYT theo tháng thì hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
Như vậy, nếu doanh nghiệp đóng BHXH, BHYT, BHYT theo tháng thì thời hạn trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN tháng 2 năm 2025 là ngày cuối cùng của tháng (Tức ngày 28/02/2025).
Căn cứ Điều 85 và Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và hướng dẫn tại Nghị định 58/2020/NĐ-CP, Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì:
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Trong đó bao gồm mức đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất; quỹ ốm đau, thai sản; quỹ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp.
Theo đó, tỷ lệ trích đóng các loại bảo hiểm hiện nay như sau:
Trách nhiệm đóng |
Mức trích đóng |
|||
BHXH (bao gồm 0.5% Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp) |
BHYT |
BHTN |
Tổng cộng |
|
Doanh nghiệp |
17.5% |
3% |
1% |
21.5% |
Người lao động |
8% |
1.5% |
1% |
10.5% |
Như vậy, tổng các khoản đóng BHXH bắt buộc là 32%. Trong đó:
- Tỷ lệ trích từ chi phí của doanh nghiệp là 21.5%.
- Tỷ lệ trích trừ từ lương của người lao động là 10.5%.
Cụ thể tại Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc như sau:
- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.
- Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
- Trường hợp tiền lương tháng theo quy định nêu trên cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Trường hợp doanh nghiệp chậm đóng, đóng không đủ hoặc không đóng các loại bảo hiểm thì tuỳ vào từng hành vi và mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính như sau:
Lĩnh vực |
Hành vi |
Mức xử phạt |
BHXH, BHTN |
- Chậm đóng; - Đóng không đúng mức quy định; - Đóng không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng. |
Phạt tiền từ 24% đến 30% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 150 triệu đồng |
Không đóng |
Phạt tiền với mức từ 36% đến 40% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 150 triệu đồng |
|
Trốn đóng |
Phạt tiền từ 100 - 150 triệu đồng |
|
Biện pháp khắc phục hậu quả: - Buộc truy nộp số tiền BHXH bắt buộc, BHTN phải đóng đối với các hành vi chậm đóng, đóng không đúng mức quy định, đóng không đủ số người; không đóng với toàn bộ người lao động thuộc diện đóng; trốn đóng. - Buộc nộp số tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng. Nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội đối với những hành vi chậm đóng, đóng không đúng mức quy định, đóng không đủ số người; không đóng với toàn bộ người lao động thuộc diện đóng; trốn đóng từ 30 ngày trở lên. |
||
BHYT |
Không đóng BHYT của đối tượng bắt bauộc tham gia |
Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 600 nghìn đồng - 01 triệu đồng |
- Không đóng cho toàn bộ số người lao động bắt buộc tham gia; - Đóng không đủ số người bắt buộc tham gia; - Chậm đóng; - Trốn đóng BHYT theo một trong các mức được quy định, tùy theo số tiền đóng còn thiếu. |
Từ 02 - 80 triệu đồng tùy theo số lượng người lao động và mức độ vi phạm |
|
Đóng không đủ số tiền phải đóng, tùy theo số tiền đóng còn thiếu |
Từ 02 - 80 triệu đồng |
|
Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế. |
Từ 20 - 30 triệu đồng |
|
Biện pháp khắc phục hậu quả: - Buộc hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia BHYT bị thiệt hại (nếu có) đối với hành vi không đóng BHYT cho toàn bộ số người lao động bắt buộc tham gia BHYT; đóng BHYT không đủ số người bắt buộc tham gia BHYT; chậm đóng BHYT, trốn đóng BHYT. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; - Buộc nộp số lợi bất hợp pháp có được vào tài khoản thu của quỹ BHYT đối với hành vi không đóng BHYT cho toàn bộ số người lao động bắt buộc tham gia BHYT; đóng BHYT không đủ số người bắt buộc tham gia BHYT; chậm đóng BHYT, trốn đóng BHYT. |
(Điều 6, Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP và Điều 4, Điều 80 Nghị định 117/2020/NĐ-CP)