Thế nào là chi thường xuyên? Các lĩnh vực chi thường xuyên theo Luật Ngân sách nhà nước

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
23/09/2022 10:02 AM

Tôi muốn biết ngân sách nhà nước thực hiện việc chi thường xuyên cho các lĩnh vực theo Luật Ngân sách nhà nước? - Gia Bảo (Bình Thuận)

Thế nào là chi thường xuyên? Các lĩnh vực chi thường xuyên theo Luật Ngân sách nhà nước

Thế nào là chi thường xuyên? Các lĩnh vực chi thường xuyên theo Luật Ngân sách nhà nước

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Thế nào là chi thường xuyên?

Theo khoản 6 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015, chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

2. Các lĩnh vực được chi thường xuyên trong ngân sách nhà nước

Cụ thể tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 163/2016/NĐ-CP, ngân sách nhà nước thực hiện việc chi thường xuyên cho các lĩnh vực sau đây:

- Quốc phòng;

- An ninh và trật tự, an toàn xã hội;

- Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề;

- Sự nghiệp khoa học và công nghệ;

- Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình;

- Sự nghiệp văn hóa thông tin;

- Sự nghiệp phát thanh, truyền hình, thông tấn;

- Sự nghiệp thể dục thể thao;

- Sự nghiệp bảo vệ môi trường;

- Các hoạt động kinh tế;

- Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội bao gồm:

+ Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam

+ Liên đoàn lao động Việt Nam

+ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

+ Hội Cựu chiến binh Việt Nam

+ Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam

+ Hội Nông dân Việt Nam

+ Hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;

- Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi hỗ trợ thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật;

- Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.

3. Các lĩnh vực chi thường xuyên trong ngân sách trung ương và ngân sách địa phương

3.1. Lĩnh vực chi thường xuyên trong ngân sách trung ương

Chi thường xuyên của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương được phân cấp trong các lĩnh vực:

- Quốc phòng;

- An ninh và trật tự an toàn xã hội;

- Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề;

- Sự nghiệp khoa học và công nghệ;

- Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình;

- Sự nghiệp văn hóa thông tin;

- Sự nghiệp phát thanh, truyền hình, thông tấn;

- Sự nghiệp thể dục thể thao;

- Sự nghiệp bảo vệ môi trường;

- Các hoạt động kinh tế: Lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản; giao thông; tài nguyên; phân giới cắm mốc biên giới; quy hoạch thương mại, du lịch; chi hoạt động nhập, xuất, bảo quản, bảo vệ, bảo hiểm hàng dự trữ quốc gia do nhà nước thực hiện; các hoạt động kinh tế khác;

- Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam; Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam;

- Hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở trung ương theo quy định của pháp luật;

- Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi hỗ trợ thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật;

- Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.

(Khoản 3 Điều 14 Nghị định 163/2016/NĐ-CP)

3.2. Lĩnh vực chi thường xuyên trong ngân sách địa phương

Chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị ở địa phương được phân cấp trong các lĩnh vực:

- Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề;

- Sự nghiệp khoa học và công nghệ;

- Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phần giao cho địa phương quản lý;

- Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình;

- Sự nghiệp văn hóa thông tin;

- Sự nghiệp phát thanh, truyền hình;

- Sự nghiệp thể dục thể thao;

- Sự nghiệp bảo vệ môi trường;

- Các hoạt động kinh tế: Lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản; giao thông; tài nguyên; quy hoạch; thương mại, du lịch; hoạt động kiến thiết thị chính; các hoạt động kinh tế khác;

- Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam; Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam ở địa phương;

- Hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở địa phương theo quy định của pháp luật;

- Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi thực hiện các chính sách xã hội theo quy định của pháp luật;

- Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.

(Khoản 2 Điều 16 Nghị định 163/2016/NĐ-CP)

>> Xem thêm:

Các khoản thu ngân sách nhà nước theo Luật Ngân sách nhà nước

Hệ thống mục lục ngân sách mới nhất 2022

Cách xác định mức hỗ trợ chi thường xuyên dành cho đơn vị sự nghiệp y tế công lập bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19?

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 52,985

Bài viết về

lĩnh vực Tài chính nhà nước

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn