Lương cơ bản của công chức viên chức từ 01/7/2024 (dự kiến)

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh
13/10/2023 15:33 PM

Dự kiến từ ngày 01/7/2024 sẽ thực hiện cải cách tiền lương, vậy lương cơ bản của công chức là bao nhiêu?

Dự kiến mức lương cơ bản của công chức viên chức từ 01/7/2024

Mức lương cơ bản của công chức viên chức dự kiến áp dụng từ 01/7/2024 (Hình từ internet)

Dự kiến mức lương cơ bản của công chức viên chức từ 01/7/2024

Chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế-xã hội; là nguồn lực, là động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

Theo Nghị quyết 27, một trong những điểm chính khi cải cách tiền lương là bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay.

Thay vào đó, xây dựng chế độ tiền lương mới với cơ cấu như sau:

Lương cơ bản chiếm khoảng 70% và các khoản phụ cấp chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương; bổ sung thêm quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm (không bao gồm phụ cấp).

Như vậy, lương cơ bản của công chức viên chức từ ngày 01/7/2024 (thời điểm dự kiến thực hiện cải cách tiền lương) sẽ chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương.

Cũng tại thời điểm thực hiện cải cách tiền lương, thì tiền lương thấp nhất công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

Giai đoạn sau năm 2024, Chính phủ sẽ tiếp tục điều chỉnh các mức lương trong các bảng lương tăng thêm để bù trượt giá và có phần cải thiện theo mức tăng trưởng GDP cho đến khi đạt mục tiêu của Nghị quyết 27. Đó là tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.

Như vậy, sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.

Sau 2024, tiền lương công chức sẽ tăng 5 - 7% mỗi năm (dự kiến)

Xem chi tiết tại đây

Tăng lương hưu khi cải cách tiền lương từ 1/7/2024: Ai được tăng?

Xem chi tiết tại đây

Mục tiêu thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27

Theo Nghị quyết 27, mục tiêu thực hiện cải cách tiền lương được đặt ra như sau:

Mục tiêu tổng quát: Xây dựng hệ thống chính sách tiền lương quốc gia một cách khoa học, minh bạch, phù hợp với tình hình thực tiễn đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập quốc tế, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ; tạo động lực giải phóng sức sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực; góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; bảo đảm đời sống của người hưởng lương và gia đình người hưởng lương, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

Mục tiêu cụ thể từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030

(1) Đối với khu vực công

- Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị. (Thời điểm này đã thay đổi, dự kiến thực hiện từ ngày 01/7/2024)

- Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

- Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.

- Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

- Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.

(2) Đối với khu vực doanh nghiệp

- Từ năm 2021, Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia. Các doanh nghiệp được thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động và đại diện tập thể người lao động; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.

- Thực hiện quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo phương thức khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến năm 2025 và tiến tới giao khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào năm 2030.

>> Thu nhập công chức có giảm khi bỏ nhiều phụ cấp sau cải cách tiền lương?

06 nội dung cải cách tiền lương dự kiến thực hiện từ 01/7/2024

Xem chi tiết tại đây

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 191,431

Bài viết về

Cải cách tiền lương

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn