Từ năm 2025, tăng lương công chức viên chức bình quân 7%/năm?

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh
23/10/2023 21:21 PM

Có phải sau khi thực hiện cải cách tiền lương dự kiến từ 01/7/2024 thì từ năm 2025 sẽ tăng lương công chức bình quân 7% mỗi năm?

Từ năm 2025, tăng lương công chức viên chức bình quân 7%/năm

Ngày 23/10/2023, Thủ tướng đã báo cáo Quốc hội về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, trong đó có vấn đề về cải cách tiền lương.

Theo đó, Chính phủ sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với khu vực công theo Nghị quyết 27 từ ngày 01/7/2024.

Đồng thời, Chính phủ cũng tiếp tục điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng, chính sách tiền lương đối với khu vực doanh nghiệp theo quy định.

Từ năm 2025 trở đi, tiếp tục tăng lương bình quân 7%/năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang cho đến khi mức lương thấp nhất bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất vùng I của khu vực doanh nghiệp.

Như vậy, từ năm 2025, tăng lương công chức viên chức bình quân 7%/năm.

Sau 2024, tiền lương công chức sẽ tăng 5 - 7% mỗi năm (dự kiến)

Dự kiến sau 2024, tiền lương sẽ tăng 5 - 7% mỗi năm (Hình từ internet)

Sau 2024, tiền lương công chức sẽ tăng 5 - 7% mỗi năm (d kiến)

Tại buổi tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khoá XV, Chủ tịch Quốc hội cho biết, dự kiến, sau năm 2024, tiền lương sẽ tăng 5 - 7% mỗi năm.

Việc tiếp tục tăng lương sau cải cách tiền lương nhằm để bù trượt giá và có phần cải thiện theo mức tăng trưởng GDP cho đến khi mức lương thấp nhất đạt bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng I (vùng cao nhất) của khu vực doanh nghiệp như mục tiêu đã đề ra tại Nghị quyết 27-NQ/TW.

Được biết, dự kiến thời gian thực hiện cải cách tiền lương là từ ngày 01/7/2024.

Từ nay đến thời điểm dự kiến thực hiện cải cách tiền lương (vào ngày 01/7/2024), các cơ quan có liên quan đang tập trung để hoàn thiện dự thảo chính sách, hệ thống thang bảng lương…

>> Xem thêm: Nghị quyết 164/NQ-CP: Lên phương án triển khai chế độ tiền lương mới khi được thông qua

Trong thời gian chờ thực hiện lộ trình cải cách tiền lương, thì tiền lương công chức thế nào?

Trong khi chờ tiếp tục thực hiện lộ trình cải cách chính sách tiền lương, Quốc hội đã quyết định tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng từ ngày 01/7/2023 để góp phần giúp cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tiền lương công chức hiện nay được tính theo công thức: Mức lương = Lương cơ sở x Hệ số lương

>> Xem thêm: Lương cơ sở 2023 là 1,8 triệu đồng (áp dụng từ 01/7/2023)

Tại Nghị quyết 101/2023/QH15, Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ phối hợp với các cơ quan có liên quan tiếp tục triển khai đồng bộ, kịp thời, toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ đề ra, trong đó nêu rõ:

“Tập trung nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương, báo cáo Quốc hội lộ trình cải cách chính sách tiền lương tại Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội khóa XV”.

Đề xuất thực hiện chính sách tiền lương mới đối với giáo viên Mầm non, Tiểu học

Nội dung đề cập tại Báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4 thuộc lĩnh vực Nội vụ.

Trong báo cáo, về tiền lương và phụ cấp đối với giáo viên Mầm non, Tiểu học, giáo viên mầm non, tiểu học được hưởng lương và các chế độ phụ cấp lương theo địa bàn hoặc theo công việc đảm nhiệm như đối với viên chức nói chung và còn được hưởng các chế độ ưu đãi như: Phụ cấp ưu đãi nhà giáo; phụ cấp thâm niên nghề (dùng để tính đóng, hưởng BHXH).

Nhà giáo công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn còn được hưởng: Phụ cấp thu hút; phụ cấp ưu đãi theo nghề (70%); phụ cấp công tác lâu năm ở vùng đặc biệt khó khăn; trợ cấp (lần đầu; tiền mua và vận chuyển nước ngọt và sạch; một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu; thanh toán tiền tàu xe; trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ); phụ cấp lưu động; phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số.

Theo báo cáo, mặc dù được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi, đặc thù để có tổng thu nhập (tiền lương và phụ cấp) cao hơn so với ngành, nghề khác, nhưng đời sống của giáo viên Mầm non, Tiểu học vẫn còn nhiều khó khăn.

Nghị quyết 75/2022/QH15 có nêu: Trong năm 2023, trình cấp có thẩm quyền lộ trình thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo yêu cầu tại Nghị quyết 27-NQ/TW, trong đó, đặc biệt quan tâm vấn đề lương, phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học.

Thực hiện Nghị quyết 75/2022/QH15, Thủ tướng đã giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính đề xuất xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.

Tuy nhiên, đến nay, Bộ Nội vụ đã tham mưu Chính phủ trình cấp có thẩm quyền xem xét, cho thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW.

Xem thêm: 6 nội dung cải cách tiền lương dự kiến thực hiện từ 01/7/2024

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 21,204

Bài viết về

Cải cách tiền lương

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn