Đất của đường bộ gồm những gì? Phạm vi đất dành cho đường bộ

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Lê Trương Quốc Đạt
20/03/2023 09:28 AM

Đất của đường bộ gồm những gì? Phạm vi đất dành cho đường bộ hiện nay được quy định như thế nào? - Hoài Thu (TPHCM)

Đất của đường bộ gồm những gì? Phạm vi đất dành cho đường bộ

Đất của đường bộ gồm những gì? Phạm vi đất dành cho đường bộ (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Đất của đường bộ gồm những gì?

Theo khoản 2 Điều 14 Nghị định 11/2010/NĐ-CP và Điều 3 Thông tư 50/2015/TT-BGTVT thì đất của đường bộ gồm phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ (dưới đây gọi tắt phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ là phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ).

Trong đó:

* Công trình đường bộ gồm:

- Đường bộ

+ Đường (nền đường, mặt đường, lề đường, hè phố);

+ Cầu đường bộ (cầu vượt sông, cầu vượt khe núi, cầu vượt trong đô thị, cầu vượt đường bộ, cầu vượt đường sắt, cầu vượt biển), kể cả cầu dành cho người đi bộ;

+ Hầm đường bộ (hầm qua núi, hầm ngầm qua sông, hàm chui qua đường bộ, hầm chui qua đường sắt, hầm chui qua đô thị), kể cả hầm dành cho người đi bộ;

+ Bến phà, cầu phao đường bộ, đường ngầm, đường tràn.

- Điểm dừng, đỗ xe trên đường bộ, trạm điều khiển giao thông, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí cầu, đường.

- Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm: đèn tín hiệu; biển báo hiệu; giá treo biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu; khung, giá hạn chế tĩnh không; cọc tiêu, cột cây số, vạch kẻ đường và các thiết bị khác.

- Đảo giao thông, dải phân cách, rào chắn, tường hộ lan.

- Các mốc đo đạc, mốc lộ giới, cột mốc giải phóng mặt bằng xây dựng công trình đường bộ.

- Hệ thống chiếu sáng đường bộ.

- Hệ thống thoát nước, hầm kỹ thuật, kè đường bộ.

- Công trình chống va trôi, chỉnh trị dòng nước, chống sạt lở đường bộ.

- Đường cứu nạn, nơi cất giữ phương tiện vượt sông, nhà hạt, nơi cất giữ vật tư, thiết bị dự phòng bảo đảm giao thông.

- Các công trình phụ trợ bảo đảm môi trường, bảo đảm an toàn giao thông.

* Phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ dùng để giữ vật tư sử dụng cho bảo trì, để di chuyển hoặc đặt các thiết bị thực hiện việc bảo trì, để chất bẩn từ mặt đường ra hai bên đường, chống xâm hại công trình đường bộ.

Phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ có bề rộng theo cấp đường, được xác định từ mép ngoài cùng của nền đường bộ (chân mái đường đắp hoặc mép ngoài của rãnh dọc tại các vị trí không đào không đắp hoặc mép đỉnh mái đường đào) ra mỗi bên như sau:

- 03 mét đối với đường cao tốc, đường cấp I, đường cấp II;

- 02 mét đối với đường cấp III;

- 01 mét đối với đường từ cấp IV trở xuống.

2. Phạm vi đất dành cho đường bộ

Theo Điều 14 Nghị định 11/2010/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 100/2013/NĐ-CP) quy định về phạm vi đất dành cho đường bộ như sau:

- Phạm vi đất dành cho đường bộ gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ.

- Đất của đường bộ bao gồm phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ (dưới đây gọi tắt phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ là phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ).

Phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ dùng để giữ vật tư sử dụng cho bảo trì, để di chuyển hoặc đặt các thiết bị thực hiện việc bảo trì, để chất bẩn từ mặt đường ra hai bên đường, chống xâm hại công trình đường bộ.

Phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ có bề rộng theo cấp đường, được xác định từ mép ngoài cùng của nền đường bộ (chân mái đường đắp hoặc mép ngoài của rãnh dọc tại các vị trí không đào không đắp hoặc mép đỉnh mái đường đào) ra mỗi bên như sau:

+ 03 mét đối với đường cao tốc, đường cấp I, đường cấp II;

+ 02 mét đối với đường cấp III;

+ 01 mét đối với đường từ cấp IV trở xuống.

- Đối với đường bộ xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo, chủ đầu tư phải xác định giới hạn đất dành cho đường bộ và thực hiện như sau:

+ Đối với đất của đường bộ, lập thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất, thực hiện bồi thường theo quy định của pháp luật về đất đai.

+ Đối với đất hành lang an toàn đường bộ: Chủ đầu tư tiến hành cắm mốc giới hạn để bàn giao cho địa phương và cơ quan quản lý đường bộ quản lý theo quy định như đối với hành lang đường bộ đang khai thác. 

Trường hợp công trình và các tài sản khác nằm trong hành lang an toàn đường bộ ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ thì chủ đầu tư tiến hành xác định mức độ ảnh hưởng, phối hợp cùng cơ quan quản lý đất đai của địa phương lập thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền bồi thường, hỗ trợ thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

- Đối với đường bộ đang khai thác, cơ quan quản lý đường bộ chủ trì, phối hợp cùng cơ quan quản lý đất đai của địa phương xác định giới hạn đất dành cho đường bộ, đất hành lang an toàn đường bộ và lập kế hoạch thực hiện các công việc dưới đây:

+ Rà soát, xác định giới hạn phần đất của đường bộ; lập thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất, thực hiện bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật về đất đai;

+ Rà soát, xác định giới hạn phần đất hành lang an toàn đường bộ; tiến hành cắm mốc giới hạn để bàn giao cho địa phương và cơ quan quản lý đường bộ quản lý theo quy hoạch; lập thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền bồi thường, hỗ trợ thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 13,042

Bài viết về

lĩnh vực Giao thông - Vận tải

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn