Hướng dẫn nâng bậc lương và phụ cấp thâm niên vượt khung đối với chuyên viên cao cấp

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Võ Tấn Đại
20/09/2024 15:15 PM

Bài viết sau có nội dung về việc nâng bậc lương và phụ cấp thâm niên vượt khung đối với chuyên viên cao cấp được quy định trong Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

Hướng dẫn nâng bậc lương và phụ cấp thâm niên vượt khung đối với chuyên viên cao cấp

Hướng dẫn nâng bậc lương và phụ cấp thâm niên vượt khung đối với chuyên viên cao cấp (Hình từ Internet)

1. Hướng dẫn nâng bậc lương và phụ cấp thâm niên vượt khung đối với chuyên viên cao cấp

Theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 204/2004/NĐ-CP thì đối với chức danh chuyên gia cao cấp, chuyên viên cao cấp và tương đư­ơng, thực hiện phân cấp việc quyết định xếp lư­ơng, nâng bậc lương và phụ cấp thâm niên vượt khung như sau:

- Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Việc quyết định xếp l­ương, nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc l­ương trư­ớc thời hạn, thực hiện theo phân cấp hiện hành.

- Đối với ngạch chuyên viên cao cấp và t­ương đư­ơng (loại A3):

+ Việc quyết định xếp l­ương vào loại A3 khi được phê chuẩn kết quả bầu cử, khi được bổ nhiệm vào ngạch (hoặc chức danh), nâng ngạch, chuyển ngạch, thực hiện theo phân cấp hiện hành.

+ Việc quyết định nâng bậc l­ương th­ường xuyên và phụ cấp thâm niên vượt khung trong ngạch hoặc trong chức danh loại A3 do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trư­ởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trư­ởng, Thủ tr­ưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trư­ởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ư­ơng trực tiếp sử dụng và quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó ra quyết định thực hiện và có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Nội vụ.

+ Việc quyết định nâng bậc l­ương trư­ớc thời hạn (khi lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ và khi có thông báo nghỉ h­ưu) trong ngạch hoặc trong chức danh loại A3 do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trư­ởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trư­ởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trư­ởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ư­ơng trực tiếp sử dụng và quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó ra quyết định thực hiện sau khi có thỏa thuận của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Nội vụ.

2. Quy định về nguồn kinh phí để thực hiện chế độ tiền lương đối với đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang

nguồn kinh phí để thực hiện chế độ tiền lương đối với đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được quy định cụ thể tại Điều 9 Nghị định 204/2004/NĐ-CP như sau:

- Tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ tiền lương và các khoản có tính chất lương) đối với từng cơ quan hành chính, từng đơn vị sự nghiệp thuộc các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ của các đơn vị sự nghiệp có thu (kể cả các đơn vị đã thực hiện cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu). Riêng các đơn vị sự nghiệp thuộc ngành y tế sử dụng tối thiểu 35%.

- Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ của các cơ quan hành chính có thu.

- Ngân sách địa phương sử dụng 50% số tăng thu giữa dự toán năm kế hoạch so với dự toán năm trước liền kề do Thủ tướng Chính phủ giao và 50% số tăng thu giữa thực hiện so với dự toán năm kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ giao.

- Ngân sách Trung ương bổ sung nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương cho các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong trường hợp đã thực hiện đúng các quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 9 Nghị định 204/2004/NĐ-CP mà vẫn còn thiếu.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 482

Bài viết về

lĩnh vực Lao động - Tiền lương

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]