Những khoản phụ cấp của công chức được tính theo lương cơ sở mới nhất năm 2024

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Ngọc Quế Anh
25/06/2024 14:00 PM

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về những khoản phụ cấp của công chức được tính theo lương cơ sở mới nhất năm 2024.

Những khoản phụ cấp của công chức được tính theo lương cơ sở mới nhất năm 2024 (Hình từ internet)

1. Công thức tính phụ cấp theo mức lương cơ sở mới nhất năm 2024

Theo Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV nêu rõ công thức tính mức phụ cấp, đối với các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở như sau: 

Mức phụ cấp = Lương cơ sở x Hệ số phụ cấp 

Trong đó, căn cứ theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP thì mức lương cơ sở đang là 1.800.000 đồng/tháng. Và hệ số phụ cấp sẽ căn cứ theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

Tuy nhiên, theo Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 thì từ 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Theo đó, Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 nêu rõ thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).

Bên cạnh đó, một trong những yếu tố để thiết kế bảng lương mới là bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có văn bản cụ thể nào về bảng lương mới khi cải cách tiền lương cũng như các văn bản liên quan về mức tăng lương của từng đối tượng.

Do đó, cách tính lương, các khoản phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức vẫn được tính theo quy định hiện hành (dựa trên lương cơ sở và hệ số lương, hệ số phụ cấp).

2. Những khoản phụ cấp của công chức được tính theo lương cơ sở mới nhất năm 2024

(1) Phụ cấp độc hại

Theo khoản 7 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định phụ cấp độc hại, nguy hiểm áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm những nghề hoặc công việc có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại, nguy hiểm chưa được xác định trong mức lương.

Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung.

Do đó, hiện nay, số tiền phụ cấp độc hại, nguy hiểm mà cán bộ, công chức, viên chức được hưởng cụ thể như sau:

STT

Đối tượng hưởng

Hệ số

Mức phụ cấp (đồng/tháng)

1

- Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc, làm việc ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc bệnh truyền nhiễm

- Làm việc trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh

- Những công việc phát sinh tiếng ồn lớn hoặc làm việc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép

- Làm việc ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép

0,1

180.000

2

Làm việc ở nơi có 02 trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm ở trên

0,2

360.000

3

Làm việc ở nơi có 03 trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm ở trên

0,3

540.000

4

Làm việc ở nơi có tất cả các yếu tố độc hại, nguy hiểm ở trên

0,4

720.000

(2) Phụ cấp chức vụ lãnh đạo

Căn cứ bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong cơ quan Nhà nước; đơn vị sự nghiệp của Nhà nước… ban hành kèm Nghị định 204/2004/NĐ-CP, một số loại phụ cấp chức vụ lãnh đạo gồm:

Phụ cấp của chức danh lãnh đạo UBND cấp tỉnh:

* Với đô thị loại đặc biệt, TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh

STT

Chức danh

Hệ số

Mức phụ cấp (đồng/tháng)

 
 

1

Phó Chủ tịch UBND

1,2

2.160.000

 

2

Chánh văn phòng UBND, Giám đốc Sở và tương đương

1,0

1.800.000

 

3

Phó chánh văn phòng UBND, Phó Giám đốc Sở và tương đương

0,8

1.440.000

 

4

Trưởng phòng Sở và tương đương

0,6

1.080.000

 

5

Phó trưởng phòng Sở và tương đương

0,4

720.000

 

* Với đô thị loại I, các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương còn lại

STT

Chức danh

Hệ số

Mức phụ cấp (đồng/tháng)

1

Chủ tịch UBND

1,25

2.925.000

2

Phó Chủ tịch UBND

1,05

1.890.000

3

Chánh văn phòng UBND, Giám đốc Sở và tương đương

0,9

2.106.000

4

Phó chánh văn phòng UBND, Phó Giám đốc Sở và tương đương

0,7

1.260.000

5

Trưởng phòng Sở và tương đương

0,5

900.000

6

Phó trưởng phòng Sở và tương đương

0,3

540.000

(Lưu ý: Một số chức danh khác của công chức được hưởng phụ cấp lãnh đạo được tính như công thức nêu trên)

2.3 Phụ cấp khu vực

Theo Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT, cán bộ, công chức, viên chức được hưởng phụ cấp khu vực với 07 loại hệ số là 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0. Do đó, mức phụ cấp khu vực hiện nay là:

STT

Hệ số

Mức phụ cấp (đồng/tháng)

1

0,1

180.000

2

0,2

360.000

3

0,3

540.000

4

0,4

720.000

5

0,5

900.000

6

0,7

1.260.000

7

1,0

1.800.000

(4) Phụ cấp trách nhiệm công việc

Theo khoản 1 mục II Thông tư 05/2005/TT-BNV, phụ cấp trách nhiệm công việc gồm 04 mức: 0,5; 0,3; 0,2 và 0,1. Theo đó, mức phụ cấp này cụ thể gồm:

STT

Hệ số

Mức phụ cấp (đồng/tháng)

1

0,1

180.000

2

0,2

360.000

3

0,3

540.000

4

0,5

900.000

(5) Phụ cấp lưu động

Căn cứ quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CPThông tư 06/2005/TT-BNV, phụ cấp lưu động gồm 03 hệ số 0,2; 0,4; 0,6 áp dụng cho công chức, viên chức làm việc ở một số nghề hoặc công việc phải thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở.

Cụ thể, mức phụ cấp đó hiện nay gồm:

STT

Hệ số

Mức phụ cấp (đồng/tháng)

1

0,2

360.000

2

0,4

720.000

3

0,6

1.080.000

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,976

Bài viết về

lĩnh vực Lao động - Tiền lương

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]