Những màu sắc và biểu tượng may mắn năm Ất Tỵ 2025 (Hình từ internet)
Năm 2025 là năm Ất Tỵ, tức là năm con Rắn trong hệ thống 12 con giáp. Theo quan niệm phong thủy và văn hóa Á Đông, màu sắc và biểu tượng may mắn của từng năm thường được dựa trên các yếu tố trong Ngũ hành và đặc điểm của con giáp.
Ngoài ra, việc chọn màu sắc hợp phong thủy có thể giúp gia tăng năng lượng tích cực, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp, sức khỏe, tình duyên.
Năm Ất Tỵ 2025 được xác định là năm thuộc mệnh Hỏa, và đối với mệnh Hỏa thì những màu sắc tương sinh và tương hợp cùng với một số biểu tượng dưới đây được cho là mang lại may mắn, tích cực:
* Màu sắc may mắn
- Màu tương sinh: Xanh lá cây
- Màu hòa hợp: Đỏ, cam, tím
- Màu tương khắc (màu kỵ): Đen, xanh dương
Như vậy thì các màu xanh lá cây, đỏ, cam, tím chính là những màu may mắn cho năm Ất Tỵ 2025 này. Đối với màu đen và xanh dương thì được xem những màu kỵ, tức những màu nên hạn chế sử dụng trong năm Năm Ất Tỵ 2025.
* Biểu tượng may mắn
- Con Rắn (biểu tượng trí tuệ và linh hoạt): Rắn được coi là biểu tượng của sự thông thái, quyết đoán, và khả năng vượt qua khó khăn. Đặt tượng hoặc tranh vẽ hình con rắn trong nhà có thể thu hút tài lộc và thịnh vượng.
- Hình ảnh mặt trời, ngọn lửa: Biểu tượng ánh sáng, ấm áp và năng lượng tích cực.
- Cây xanh: Cây cối tượng trưng cho sự sinh sôi và phát triển, mang lại sự thịnh vượng và cân bằng.
Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Theo Điều 5 Nghị định 110/2018/NĐ-CP thì nguyên tắc tổ chức lễ hội được quy định như sau:
(1) Việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước; tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.
(2) Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa.
(3) Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.
(4) Giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đẹp; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân.
(5) Phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
(6) Không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.
(7) Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
(i) Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
(ii) Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
(iii) Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
(iv) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
(v) Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
(vi) Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm thực hiện các quyền quy định tại (v).
(Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2006)