Kiến nghị nghiên cứu quy định lễ phục quốc gia đối với nam giới

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Lê Trương Quốc Đạt
16/01/2025 09:45 AM

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản trả lời kiến nghị nghiên cứu quy định lễ phục quốc gia đối với nam giới như áo dài truyền thống,...

Kiến nghị nghiên cứu quy định lễ phục quốc gia đối với nam giới

Kiến nghị nghiên cứu quy định lễ phục quốc gia đối với nam giới (Hình từ Internet)

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Công văn 5799/BVHTTDL-VP ngày 31/12/2024 về việc trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Công văn 5799/BVHTTDL-VP

Kiến nghị nghiên cứu quy định lễ phục quốc gia đối với nam giới

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận được kiến nghị của cử tri Thành phố Hà Nội gửi tới trước kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn 942/BDN ngày 06/11/2024 với nội dung kiến nghị như sau:

“Cử tri đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu quy định lễ phục quốc gia đối với nam giới không chỉ là comple, áo sơ mi, cravat mà còn có áo dài truyền thống.”

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xin trả lời như sau:

Ngày 31/7/2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 2641/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt Đề án Lễ phục Nhà nước; đồng thời triển khai tổ chức cuộc thi, đặt hàng thiết kế cũng như các hội thảo lấy ý kiến của các nhà nghiên cứu, nhà chuyên môn và xin ý kiến rộng rãi trên toàn quốc. Tuy nhiên, vấn đề Quốc phục chưa nhận được sự đồng thuận, còn nhiều ý kiến trái chiều. Mặt khác, chưa có căn cứ pháp lý cho việc ban hành quy định về Lễ phục Nhà nước.

Vì vậy, đối với đề xuất của cử tri Thành phố Hà Nội quy định về lễ phục quốc gia, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xin ghi nhận và sẽ tiếp tục nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền cho chủ trương xây dựng, bổ sung, hoàn thiện căn cứ pháp lý cho việc ban hành các quyết định liên quan đến trang phục, lễ phục nói riêng, biểu tượng văn hóa quốc gia nói chung.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trân trọng gửi tới Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội để trả lời cử tri.

Xem thêm tại Công văn 5799/BVHTTDL-VP ban hành ngày 31/12/2024.

Nhiệm vụ, quyền hạn về di sản văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Theo khoản 6 Điều 2 Nghị định 01/2023/NĐ-CP thì nhiệm vụ, quyền hạn về di sản văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch gồm:

- Trình cấp có thẩm quyền thành lập bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Trình Thủ tướng Chính phủ việc xếp hạng và điều chỉnh khu vực bảo vệ đối với di tích quốc gia đặc biệt; việc đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO): Công nhận di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh tiêu biểu của Việt Nam là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, ghi danh di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của Việt Nam vào các danh sách di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO; việc công nhận bảo vật quốc gia và cho phép đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản và phương án xử lý đối với tài sản là di sản văn hóa theo quy định của pháp luật;

- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích và quy hoạch khảo cổ sau khi được phê duyệt;

- Thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia đặc biệt;

- Thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch di tích quốc gia; thẩm định dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích đối với di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia; thẩm định dự án cải tạo, xây dựng công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ di tích mà có khả năng ảnh hưởng xấu đến di tích đối với di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt; thẩm định kế hoạch quản lý di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới phân bố trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thẩm định và phê duyệt kế hoạch quản lý di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới phân bố trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; phê duyệt quy chế bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới phân bố trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên;

- Xếp hạng di tích quốc gia, bảo tàng hạng I, điều chỉnh khu vực bảo vệ đối với di tích quốc gia; ghi danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; giao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cho bảo tàng công lập theo quy định của pháp luật; xác nhận điều kiện đối với việc thành lập bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành; thỏa thuận xếp hạng bảo tàng hạng II, hạng III theo quy định của pháp luật;

- Cấp phép thăm dò, khai quật khảo cổ; cấp phép đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản; cấp phép cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam theo quy định của pháp luật;

- Hướng dẫn thủ tục đăng ký di vật, cổ vật và hoạt động của cơ sở giám định cổ vật;

- Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về di sản tư liệu;

- Xây dựng cơ chế, chính sách huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;

- Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5

Bài viết về

lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]